Ngứa toàn thân như kiến bò là bệnh gì? Làm sao hết?

Danh y chia sẻ bài thuốc đặc trị bệnh dị ứng, mề đay mẩn ngứa hiệu quả

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt đơn giản hiệu quả

Dị ứng nước: Biểu hiện, Cách điều trị và phòng ngừa

Dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả

Dị ứng thời tiết mùa hè nắng nóng: Xử lý và phòng ngừa

Ngủ dậy bị sưng môi trên là do đâu? Nguy hiểm không?

Dị ứng bột ngọt: Triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Dị ứng mật ong: Cách nhận biết, xử lý và phòng ngừa

Dị ứng thời tiết: Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa

Dị Ứng Hải Sản: Cách Nhận Biết Và Xử Lý Tại Chỗ Hiệu Quả

Dị ứng hải sản là phản ứng bất lợi của cơ thể sau khi dung nạp tôm, cua, mực, nghêu, sò,… Ngoài tổn thương da, tình trạng này còn gây ho khan, chảy nước mũi, ngứa cổ họng, đau bụng và tiêu chảy. Ở một số trường hợp, dị ứng có thể tiến triển thành sốc phản vệ và đe dọa trực tiếp đến tính mạng. 

Dị ứng hải sản
Dị ứng hải sản là gì? Dấu hiệu nhận biết

Dị ứng hải sản là gì?

Dị ứng hải sản là tình trạng tương đối phổ biến. Tình trạng này xảy ra khi hệ miễn dịch “nhầm lẫn” protein trong hải sản là dị nguyên, sau đó có xu hướng đối kháng bằng cách tăng kháng nguyên (IgE) trong huyết tương và phóng thích histamine vào da, niêm mạc đường tiêu hóa và hô hấp.

Hải sản là một trong những nhóm thực phẩm có khả năng dị ứng cao, đặc biệt là các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, hàu, nghêu, sò, bào ngư,… Phản ứng dị ứng thường bùng phát ngay sau khi dung nạp các loại hải sản trong khoảng vài phút.

Mức độ dị ứng hải sản có sự khác biệt rõ rệt ở từng cá thể. Ở một số người, dị ứng hải sản chỉ gây ngứa cổ họng nhẹ, đau bụng và đầy hơi. Tuy nhiên hệ miễn dịch cũng có thể phản ứng quá mức với protein trong thực phẩm và phóng thích một lượng lớn histamine vào niêm mạc và da.

Dị ứng hải sản thường biểu hiện qua da, cơ quan hô hấp và tiêu hóa. Nếu kiểm soát kịp thời, các triệu chứng này có thể thuyên giảm sau khoảng vài ngày.

Nhận biết dị ứng do hải sản

Sau khi dung nạp hải sản, phản ứng dị ứng có thể bùng phát chỉ sau một vài phút. Triệu chứng thường khởi phát đột ngột nhưng cũng có thể tiến triển chậm và âm thầm.

1. Nhận biết dị ứng hải sản qua triệu chứng ngoài da

Tổn thương da là dấu hiệu thường gặp nhất của dị ứng hải sản. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết dị ứng tôm, cua, ghẹ,… qua hình thái lâm sàng của da.

dị ứng hải sản nhẹ
Sau khi ăn hải sản, da có xu hướng nổi ban/ sẩn đỏ kèm nóng rát và ngứa ngáy
  • Da nổi ban đỏ, mề đay kèm theo ngứa ngáy và nóng rát
  • Đám tổn thương bằng phẳng hoặc nổi cộm so với các vùng da xung quanh
  • Tổn thương da thường khởi phát ở vùng da mặt, cổ, sau đó lan tỏa ra ngực, lưng và tay
  • Sang thương do dị ứng hải sản không đi kèm với mụn nước, mụn mủ hay vết thương hở
  • Khi gãi cào, tổn thương da có xu hướng phù nề và ngứa ngáy dữ dội hơn
  • Trong trường hợp dị ứng nặng, mặt có thể bị phù nề và mí mắt sưng húp

Đối với người mắc các bệnh da liễu mãn tính như viêm da cơ địa, viêm da dầu,… dị ứng hải sản có thể kích thích triệu chứng của các bệnh lý này bùng phát.

2. Nhận biết dị ứng hải sản qua một số triệu chứng khác

Ngoài tổn thương da, dị ứng hải sản còn có thể gây ra các triệu chứng như:

Cách chữa dị ứng hải sản nhanh nhất
Dị ứng hải sản còn gây đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy
  • Cổ họng ngứa, phù nề, sưng lưỡi
  • Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi và thở khò khè
  • Ho khan hoặc khàn giọng
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Đau bụng, đầy hơi, khó tiêu và tiêu chảy
  • Chóng mặt, ù tai
  • Một số trường hợp nặng có thể gây khó thở và ngất xỉu

Thực tế cho thấy, một số trường hợp bị dị ứng hải sản có thể dẫn đến sốc phản vệ. Vì vậy khi nhận thấy các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, nghẹn cổ họng, choáng đầu, hạ huyết áp, tay chân lạnh,… cần đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất. Nếu không kịp thời khắc phục, sốc phản vệ có thể gây suy hô hấp và tử vong.

Nguyên nhân gây dị ứng hải sản

Dị ứng hải sản là phản ứng bất thường của hệ miễn dịch. Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này vẫn chưa được xác định. Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy cơ chế bệnh sinh có mối liên hệ đến vai trò của kháng nguyên (IgE), tế bào miễn dịch và các thành phần trung gian.

Khi dung nạp hải sản và một số loại thực phẩm, hệ miễn dịch có thể xác định “nhầm” protein là “dị nguyên” và có xu hướng đối kháng với cách tăng nồng độ kháng nguyên trong máu.

Nồng độ kháng nguyên trong huyết tương tăng có thể kích thích tế bào bạch cầu hạt, tế bào mast và thúc đẩy hoạt động giải phóng histamine vào da, niêm mạc. Histamine chính là thành phần trung gian gây viêm và làm bùng phát các triệu chứng ngoài da, cơ quan hô hấp, tiêu hóa,…

Tuy nhiên, dị ứng hải sản chỉ xảy ra ở một số cá thể nhất định. Hơn nữa, mức độ dị ứng còn có thể tăng lên ở các lần dị ứng tiếp theo.

Nguyên nhân gây dị ứng hải sản
Trẻ nhỏ là nhóm đối tượng có nguy cơ dị ứng thức ăn nói chung và dị ứng hải sản nói riêng

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ dị ứng hải sản:

  • Yếu tố di truyền: Thực tế, người bị dị ứng hải sản có tiền sử cá nhân hoặc gia đình mắc các vấn đề sức khỏe liên quan đến dị ứng như chàm, hen suyễn, viêm mũi dị ứng và viêm kết mạc dị ứng.
  • Chức năng nội tạng suy giảm: Khi dung nạp thức ăn, hàm lượng dinh dưỡng sẽ được hấp thu ở ruột non, chuyển hóa qua gan và bài tiết ở đại tràng. Tuy nhiên nếu chức năng của các cơ quan này suy giảm, hàm lượng dinh dưỡng không được chuyển hóa hoàn toàn có xu hướng tích tụ trong cơ thể, kích thích phản ứng bất thường của hệ miễn dịch và gây bùng phát dị ứng.
  • Độ tuổi: Trẻ nhỏ và người cao tuổi có nguy cơ bị dị ứng cao hơn so với người trưởng thành. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch và cơ quan tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh/ suy yếu. Điều này khiến protein trong hải sản không được dung nạp hoàn toàn và tích tụ trong cơ thể.

Dị ứng hải sản thường không có mối liên hệ với khối lượng thức ăn được dung nạp. Các triệu chứng xảy ra khi ăn quá nhiều hải sản thường là do rối loạn tiêu hóa, không phải phản ứng bất thường của hệ miễn dịch.

Dị ứng hải sản có nguy hiểm không?

Phần lớn các trường hợp dị ứng hải sản đều không quá nghiêm trọng, hầu hết đều có thể tự biến mất sau thời gian ngắn hoặc thuyên giảm nếu điều trị đúng cách. Tuy nhiên ở một số ít trường hợp, tình trạng này có thể dẫn đến sốc phản vệ (một phản ứng dị ứng nghiêm trọng).

Sốc phản vệ biểu hiện bởi tình trạng nổi mề đay trên diện rộng, mặt sưng phù, mí mắt sưng, cổ họng nghẹn, khó thở và choáng đầu. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến ngất xỉu, suy hô hấp và tử vong.

tại sao bị dị ứng hải sản
Dị ứng có thể kích thích cơn hen cấp, viêm mũi dị ứng, sốt cỏ khô và các bệnh da liễu mãn tính

Bên cạnh đó, dị ứng hải sản còn kích thích các bệnh lý liên quan đến cơ địa bùng phát như viêm mũi dị ứng, sốt cỏ khô, hen suyễn, viêm da cơ địa, viêm da tiết bã nhờn,…

Nghiên cứu cho thấy, mức độ dị ứng có xu hướng nghiêm trọng hơn ở những lần dị ứng tiếp theo. Nếu không chủ động phòng ngừa, dị ứng hải sản có thể gây ra các triệu chứng khó chịu và làm tăng nguy cơ sốc phản vệ.

Cách xử lý dị ứng hải sản nhanh chóng tại nhà

Phần lớn các trường hợp bị dị ứng hải sản đều có mức độ nhẹ và thuyên giảm khi chăm sóc và xử lý tại nhà. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể áp dụng để làm giảm triệu chứng do dị ứng gây ra:

1. Loại bỏ dị nguyên

Nếu dị ứng bùng phát ngay sau khi dung nạp hải sản, bạn nên gây nôn bằng cách kích thích cổ họng. Biện pháp này giúp loại bỏ thức ăn trong dạ dày và khoang miệng, từ đó làm giảm mức độ dị ứng và hạn chế nguy cơ sốc phản vệ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể loại bỏ dị nguyên trong cổ họng và đường tiêu hóa với một số mẹo sau:

  • Sau khi nôn mửa, nên súc miệng với nước muối để làm sạch thức ăn có trong khoang miệng.
  • Hoặc có thể chải răng để chắc chắn hải sản đã được làm sạch hoàn toàn.
  • Sau đó, nên uống 1 ly nước ấm để làm sạch cổ họng và làm dịu niêm mạc tiêu hóa. Ngoài ra, uống nhiều nước còn thúc đẩy cơ thể bài tiết dị nguyên và độc tố ra bên ngoài.

Áp dụng các biện pháp này kịp thời giúp làm giảm mức độ dị ứng, cải thiện tình trạng ngứa cổ họng và hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị.

2. Mẹo giảm ngứa da do dị ứng hải sản

Tổn thương da do dị ứng hải sản thường gây ngứa ngáy, viêm đỏ và phù nề. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng các triệu chứng này có thể gây ra cảm giác khó chịu, bứt rứt và ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình.

cách điều trị dị ứng hải sản
Thoa kem dưỡng ẩm giúp làm dịu da, giảm viêm đỏ và cải thiện mức độ ngứa ngáy

Để làm giảm các triệu chứng ngoài da do dị ứng hải sản gây ra, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Chườm lạnh: Chườm lạnh có tác dụng giảm viêm đỏ, làm dịu vùng da kích ứng và cải thiện mức độ ngứa ngáy. Ngoài ra, biện pháp này còn làm giảm cảm giác sưng nóng và khó chịu do dị ứng gây ra.
  • Sử dụng kem dưỡng: Thoa kem dưỡng lên vùng da bị tổn thương 2 – 3 lần/ ngày có thể giảm viêm đỏ và làm dịu hiện tượng kích ứng. Ngoài ra một số loại kem dưỡng còn có tác dụng tiêu viêm, cải thiện ngứa ngáy và phục hồi các mô da bị hư tổn.
  • Tắm bột yến mạch: Avenanthramides trong bột yến mạch có hiệu quả chống ngứa, giảm viêm và phục hồi các tế bào thoái hóa. Bạn có thể thêm 1 ít bột yến mạch vào nước tắm để giảm ngứa ngáy, viêm đỏ và phù nề da. Ngoài ra, yến mạch còn chứa một số thành phần sát trùng và chống oxy hóa như Zinc, Acid ferulic, vitamin B3,…
  • Tắm lá chè xanh: Tắm lá chè xanh là mẹo giảm ngứa, viêm đỏ và sưng nóng da có nguồn gốc từ dân gian. Tuy nhiên hiệu quả của lá chè cũng được chứng minh trên phương diện khoa học. Y học hiện đại nhận thấy, EGCG, polyphenol và quercetin trong thảo dược này có tác dụng phục hồi da, tiêu viêm, sát trùng, chống ngứa và kháng khuẩn.

Khi da bị ngứa, nổi mề đay và phát ban, cần hạn chế chà xát và gãi cào mạnh. Các tác động này có thể khiến da xây xước, chảy máu và tăng nguy cơ viêm nhiễm. Bên cạnh đó, cần mặc trang phục có chất liệu mềm, thấm hút và kích cỡ phù hợp với cân nặng nhằm giảm ma sát và tránh kích ứng lên vùng da thương tổn.

3. Xử lý các triệu chứng đi kèm

Nếu dị ứng hải sản gây ra một số triệu chứng khác như ngứa cổ họng, đau bụng, tiêu chảy, chảy nước mũi, hắt hơi,… bạn có thể xử lý với một số biện pháp sau:

Nguyên nhân gây dị ứng hải sản
Uống trà gừng/ mật ong ấm có thể giảm ngứa cổ họng, ho khan, đau bụng và tiêu chảy
  • Sử dụng tinh dầu tràm: Thêm tinh dầu tràm trà vào nước tắm hoặc máy tạo độ ẩm có tác dụng thông mũi, giảm ngứa cổ họng và ho khan do dị ứng gây ra. Bên cạnh đó, tinh dầu tràm còn giúp thư giãn, giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi.
  • Uống mật ong/ trà gừng ấm: Mật ong và gừng có đặc tính kháng khuẩn, chống dị ứng và giảm viêm. Uống 1 tách trà gừng/ mật ong ấm giúp làm dịu cổ họng, giảm ho khan, khó chịu và điều hòa hoạt động tiêu hóa. Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể ăn 1 thìa mật ong hoặc ngậm vài lát gừng để giảm các triệu chứng do dị ứng hải sản gây ra.
  • Chú ý chế độ dinh dưỡng: Nếu bị đau bụng và tiêu chảy, bạn nên ăn cháo trắng, cháo trứng hoặc cháo thịt bằm trong 1 – 2 ngày để làm giảm áp lực lên hệ tiêu hóa. Tránh sử dụng thực phẩm gây dị ứng, thức ăn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, rượu bia và cà phê trong thời gian điều trị.

Bị dị ứng hải sản nên uống thuốc gì?

Trong trường hợp dị ứng hải sản gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hoặc triệu chứng không thuyên giảm khi điều trị tại nhà, nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định thuốc điều trị.

Hiện nay, không có thuốc đặc hiệu đối với tình trạng dị ứng. Hầu hết, các loại thuốc được sử dụng chỉ giúp làm giảm triệu chứng lâm sàng, hạn chế co thắt phế quản và ngăn ngừa biến chứng.

dị ứng hải sản nên uống thuốc gì
Bị dị ứng hải sản nên uống thuốc gì?

Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị dị ứng hải sản, bao gồm:

  • Thuốc Epinephrine: Thuốc Epinephrine được sử dụng khi dị ứng hải sản gây sốc phản vệ hoặc kích thích cơn hen cấp bùng phát. Thuốc được sử dụng ở dạng tiêm hoặc khí dung nhằm chống co thắt phế quản và đảm bảo chức năng hô hấp.
  • Thuốc kháng histamine tổng hợp: Thuốc kháng histamine được sử dụng trong hầu hết các trường hợp bị dị ứng. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế histamine ở thụ thể H1, từ đó ngăn chặn quá trình phóng thích chất trung gian vào da và niêm mạc. Thuốc có tác dụng giảm ngứa, cải thiện tổn thương da và một số triệu chứng do dị ứng gây ra.
  • Thuốc chống xung huyết: Thuốc chống xung huyết (Pseudoephedrine, Phenylephrine) được sử dụng khi dị ứng hải sản gây bùng phát các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như niêm mạc mũi xung huyết, chảy nước mũi và hắt hơi thường xuyên.

Ở từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc làm giảm triệu chứng như kem bôi chứa menthol, thuốc corticoid dạng khí dung/ dạng bôi, thuốc ổn định dưỡng bào (Cromolyn),…

Phòng ngừa dị ứng hải sản bằng cách nào?

Như đã đề cập, mức độ dị ứng thức ăn thường nghiêm trọng hơn ở những lần dị ứng tiếp theo. Vì vậy sau khi điều trị, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa như:

dị ứng hải sản nên uống thuốc gì
Tuyệt đối không dung nạp các loại hải sản và thực phẩm có tiền sử dị ứng
  • Không dung nạp các loại hải sản và thực phẩm có khả năng dị ứng. Ngoài ra cần cân nhắc nguy cơ dị ứng chéo ở các loại hải sản cùng nhóm như hải sản có vỏ, hải sản thân mềm,…
  • Nên thông báo với nhân viên nhà hàng về tình trạng dị ứng để hạn chế nguy cơ sử dụng món ăn hoặc nước sốt có chứa hải sản.
  • Khi chọn mua các sản phẩm đóng hộp, nên đọc kỹ bảng thành phần và trao đổi với nhân viên bán hàng để tránh mua phải sản phẩm chứa nguyên liệu gây dị ứng.
  • Hải sản không chỉ có khả năng dị ứng mà còn gây khó tiêu và rối loạn tiêu hóa. Đối với những người không bị dị ứng, cần sử dụng hải sản đã được làm chín hoàn toàn và chỉ dung nạp một lượng vừa đủ. Ăn hải sản sống hoặc bổ sung quá nhiều hải sản có thể gây đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy.
  • Thận trọng khi sử dụng một số loại thực phẩm có nguồn gốc từ biển như tảo, sứa, rong nho,…

Dị ứng hải sản là tình trạng khá phổ biến và thường có mức độ nhẹ. Nếu chăm sóc và điều trị đúng cách, các triệu chứng có thể thuyên giảm hoàn toàn chỉ sau vài ngày. Tuy nhiên mức độ dị ứng có nguy cơ nghiêm trọng hơn ở những lần dị ứng tiếp theo, vì vậy bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Tham khảo thêm: 

Cùng chuyên mục

Dị ứng son môi: Biểu hiện và cách khắc phục hiệu quả

Dị ứng son môi điển hình bởi tình trạng da môi viêm đỏ, nổi mụn nước, khô ráp và ngứa ngáy. Ở một số trường hợp dị ứng nặng, môi...

Dị ứng thuốc kháng sinh và cách điều trị cần biết

Dị ứng thuốc kháng sinh là một phản ứng gây hại cho cơ thể, thường xảy ra trong quá trình điều trị bệnh. Những biểu hiện của dị ứng có...

Dị ứng da: Nguyên nhân và cách điều trị

Dị ứng da: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách chữa nhanh khỏi

Dị ứng da là triệu chứng da liễu phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Trung bình có đến 70% người Việt Nam có cơ địa...

dị ứng sữa rửa mặt

Dị ứng sữa rửa mặt và cách xử lý nhanh tại chỗ

So với các sản phẩm chăm sóc và làm sạch da khác thì sữa rửa mặt ít có khả năng gây dị ứng hơn. Tuy nhiên nếu bị dị ứng...

Dị ứng tôm cua: Cách nhận biết và xử lý nhanh chóng

Dị ứng tôm cua: Cách nhận biết và xử lý nhanh chóng

Dị ứng tôm cua là hiện tượng cơ thể phản ứng với thành phần protein có trong các thực phẩm này. Từ đó dẫn đến tình trạng ngứa ngáy dữ...

Da mặt bị dị ứng nổi sẩn ngứa có nguy hiểm không?

Da mặt bị dị ứng nổi sẩn ngứa và mẹo xử lý cực đơn giản

Da mặt bị dị ứng nổi sẩn ngứa gây tổn thương da, khiến người bệnh mất tự tin. Nếu không xử lý kịp thời và chăm sóc da đúng cách...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn