Ngứa toàn thân như kiến bò là bệnh gì? Làm sao hết?

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt đơn giản hiệu quả

Dị ứng nước: Biểu hiện, Cách điều trị và phòng ngừa

Dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả

Dị ứng thời tiết mùa hè nắng nóng: Xử lý và phòng ngừa

Ngủ dậy bị sưng môi trên là do đâu? Nguy hiểm không?

Dị ứng bột ngọt: Triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Dị ứng mật ong: Cách nhận biết, xử lý và phòng ngừa

Dị ứng thời tiết: Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa

Dị ứng thịt bò: Dấu hiệu và cách xử lý ngay tại nhà

Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ: Biểu hiện và cách điều trị đúng

Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ xảy ra khá phổ biến, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Khi khởi phát sẽ đi kèm với các dấu hiệu phát ban, nổi mẩn đỏ, nôn mửa, tiêu chảy, sưng mí mắt,… khiến trẻ khó chịu và quấy khóc cả đêm.

Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ là gì?

Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ là tình trạng cơ thể trẻ phản ứng quá mức trước thành phần đạm (protein) có trong sữa bò vì nhầm tưởng nó là tác nhân gây hại. Lúc này, hệ miễn dịch sẽ tiết ra các kháng thể Ige để trung hòa đạm, sinh ra hiện tượng dị ứng trên da và đường hô hấp.

Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ
Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ là tình trạng cơ thể trẻ phản ứng quá mức trước thành phần đạm (protein) có trong sữa bò vì nhầm tưởng nó là tác nhân gây hại

Dị ứng đạm sữa bò diễn ra khá nhanh, thường chỉ trong vài giờ sau khi trẻ dung nạp sữa bò hoặc sản phẩm có nguồn gốc từ sữa bò. Khi khởi phát sẽ đi kèm với các triệu chứng như: nổi mề đay, phát ban, tiêu chảy, táo bón, sung mí mắt,…

Theo số liệu thống kê, có khoảng 2-7,5% trẻ trong độ tuổi từ 0-3 tuổi bị dị ứng đạm sữa bò, chiếm tỉ lệ cao nhất trong các trường hợp dị ứng thức ăn thường gặp ở trẻ và sẽ kéo dài đến khi trẻ lên 3 tuổi thì hết.

Về cơ bản, dị ứng đạm sữa bò không quá nguy hiểm với trẻ nhỏ. Nhưng nếu để tình trạng dị ứng kéo dài và không chữa trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị sốc phản vệ, có nguy cơ tử vong nếu không can thiệp y tế sớm.

Nguyên nhân gây dị ứng đạm sữa bò ở trẻ

Nguyên nhân gây dị ứng đạm sữa bò ở trẻ đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhưng theo một số nghiên cứu, hiện tượng này có thể xảy ra do yếu tố di truyền, dị ứng đạm trong sữa bò hoặc trùng thời điểm xảy ra các bệnh lý khác.

Yếu tố di truyền

Nếu gia đình có ông bà, cha mẹ có tiền sử bị dị ứng thực phẩm thì trẻ nhỏ sinh ra có nguy cơ bị dị ứng đạm sữa bò cao hơn những đứa trẻ khác. Nếu rơi vào nguyên nhân này, phụ huynh không nên cho trẻ sử dụng sữa bò hoặc các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa bò để đảm bảo an toàn cho con trẻ.

Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ
Nếu gia đình có ông bà, cha mẹ có tiền sử bị dị ứng thực phẩm thì trẻ nhỏ sinh ra có nguy cơ bị dị ứng đạm sữa bò cao hơn những đứa trẻ khác

Dị ứng đạm (protein) trong sữa bò

Khi hệ miễn dịch của trẻ xác nhận đạm (protein) là chất gây hại thì cơ thể sẽ tự sản sinh các kháng thể Ige để trung hòa chúng. Từ đó, cơ thể trẻ nảy sinh các phản ứng dị ứng như nổi mẩn đỏ, tiêu chảy, sưng môi, quấy khóc,…

Có 2 loại đạm (protein) chính gây ra dị ứng đạm sữa bò ở trẻ là:

  • Casein (trong sữa bò đông vón lại)
  • Whey (trong phần sữa bò lỏng còn lại sau khi đông vón)

Trùng thời điểm xảy ra các bệnh lý khác

Ngoài hai nguyên nhân trên, thì trẻ xảy ra các triệu chứng dị ứng đạm sữa bò còn có thể là do sự trùng hợp ngẫu nhiên với thời điểm xảy ra các bệnh lý khác. Cụ thể:

  • Các bệnh lý da liễu: mề đay, nổi mẫn ngứa, viêm da cơ địa,…
  • Dị ứng thức ăn khác: hải sản, thịt gà, đậu phộng,trừng,…
  • Các bệnh về tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón,…

Những biểu hiện khi trẻ bị dị ứng đạm sữa bò

Thông thường, các biểu hiện dị ứng đạm sữa bò ở trẻ sẽ xuất hiện trong 1-2 giờ, một số trường hợp khác thì sau khoảng 48 giờ kể từ lúc dung nạp sữa bò. Tùy theo thời điểm, tình trạng và mức độ mắc phải mà trẻ sẽ có những biểu hiện dị ứng khác nhau.

Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ
Tùy theo thời điểm, tình trạng và mức độ mắc phải mà trẻ sẽ có những biểu hiện dị ứng đạm sữa bò khác nhau

Biểu hiện sớm

  • Sưng ở mặt, môi, lưỡi.
  • Có dấu hiệu khó thở.
  • Nôn ói sau khi uống sữa bò.
  • Phát ban, nổi mẩn ngứa, mề đay hoặc chàm ở nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể trẻ.
  • Có vấn đề về đường tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy.

Biểu hiện muộn

  • Trẻ quấy khóc nhiều, có khi khóc cả đêm.
  • Bị táo bón hoặc đi cầu nhiều lần, phân lỏng có máu.
  • Bụng đau quằn quại, nôn ói, trào ngược.
  • Thở khò khè, ho thường xuyên hoặc bị sổ mũi.
  • Bụng đau quằn quại, khó chịu.

Cách điều trị đúng khi trẻ bị dị ứng đạm sữa bò

Đối với trường hợp trẻ bị dị ứng đạm sữa bò nhẹ, phụ huynh có thể xử lý nhanh tại nhà. Nhưng nếu tình trạng kéo dài và có dấu hiệu chuyển biến xấu, nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phác đồ điều trị thích hợp.

Xử lý nhanh tại nhà

Khi trẻ có những biểu hiện dị ứng đạm sữa bò, cha mẹ có thể áp dụng các xử lý nhanh dưới đây:

  • Dừng ngay lập tức loại sữa bò đang cho trẻ uống. Thay vào đó có thể cho trẻ uống một ít nước lọc.
  • Nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu phát ban, nổi mẩn đỏ, mề đay, ngứa ngáy hãy dùng khăn mát chườm lên bị tổn thương để kiểm soát tình trạng dị ứng.
  • Tuyệt đối không tắm hoặc dùng khăn nóng chườm lên vùng da bị dị ứng vì nhiệt độ cao có thể khiến các triệu chứng bùng phát dữ dội hơn.
  • Không tự ý cho trẻ dùng thuốc hay kem bôi khi xảy ra dị ứng để tránh các tác dụng phụ không đáng có và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bé.

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ

Khi trẻ có các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, nôn ói hoặc khó thở, phụ huynh nên đưa trẻ đến ngay bác sĩ để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu chậm trễ, tình trạng dị ứng sẽ ngày càng trầm trọng, gây khó khăn cho công tác điều trị và kéo dài thời gian hồi phục sức khỏe của trẻ.

Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ
Khi trẻ có các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, nôn ói hoặc khó thở, phụ huynh nên đưa trẻ đến ngay bác sĩ để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời

Các phương pháp chuẩn đoán dị ứng đạm sữa bò thường được bác sĩ áp dụng là:

  • Khai thác tiền sử bệnh lý: Kiểm tra tiền sử dị ứng của gia đình, tiền sử dị ứng của trẻ, loại sữa bò đã sử dụng,… để xác định triệu chứng lâm sàn và nguyên nhân gây dị ứng. Cha mẹ cần khai báo thông tin chính xác để giúp quá trình điều trị dị ứng sữa bò ở trẻ diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.
  • Xét nghiệm chích lấy da: Đây là phương pháp chuẩn đoán phố biến nhất. Các bác sĩ sẽ tiến hành chích lấy da để test nhanh phản ứng của cơ thể với sữa bò để đưa ra kết luận chuẩn xác.
  • Xét nghiệm phân: Thông thường, phân của trẻ bị dị ứng đạm sữa bò thường có máu và chất nhầy. Các bác sĩ sẽ thực hiện lấy phân để chuẩn đoán chính xác tình trạng dị ứng.
  • Xét nghiệm máu: Khi áp dụng các phương pháp trên không ra kết quả, bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm máu cho trẻ để xác định các kháng thể Ige trong máu. Từ đó, phán đoán được chính xác trẻ có bị dị ứng đạm sữa bò hay không.

Sau khi làm chuẩn đoán và đưa ra các kết luận, bác sĩ thường sẽ cho sử dụng thuốc kháng Histamine để làm giảm nhanh các triệu chứng dị ứng đạm sữa bò ở trẻ. Trong trường nặng, có thể cần đến sự can thiệp của thuốc tiêm Adrenalin để điều trị dị ứng khẩn cấp, giảm nguy cơ bị sốc phản vệ.

Cách phòng tránh dị ứng đạm sữa bò ở trẻ

Để phòng tránh tình trạng dị ứng đạm sữa bò ở trẻ hiệu quả, các bậc cha mẹ cần lưu ý những điều sau đây:

  • Nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên để bảo vệ tốt hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ, hạn chế được tối đa nguy cơ dị ứng đạm sữa bò.
  • Không nên cho trẻ ăn/uống sữa bò hoặc các chế phẩm từ sữa bò. Thay vào đó, hãy cho trẻ dùng sữa thủy phân, sữa dê,… Nếu vẫn bị dị ứng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Không dùng sữa bò để chế biến các món ăn cho trẻ vì cơ thể chúng rất mẩn cảm, chỉ cần một lượng sữa bò nhỏ cũng có thể gây dị ứng.
  • Ghi nhớ các loại thực phẩm mà con dùng hàng ngày để khi trẻ chẳng may bị dị ứng có thể dễ dàng tìm ra nguyên nhân, hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả hơn.
  • Tình trạng dị ứng đạm sữa bò thường sẽ hết khi con lên 3 tuổi. Sau đó, trẻ có thể sử dụng lại sữa bò nhưng với sự theo dõi của bác sĩ để tránh những phản ứng phụ không đáng có.

Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Các bậc phụ huynh cần thận trọng trong quá trình chăm sóc con tại nhà, nếu phát hiện có dấu hiệu dị ứng nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được hỗ trợ kịp thời.

Cùng chuyên mục

Dị ứng da mặt: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Dị ứng da mặt là bệnh lý phổ biến, xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng nhiều nhất vẫn là nữ giới. Bệnh bắt nguồn từ nhiều nguyên...

Dị ứng thời tiết khi mang thai: Phòng ngừa và xử lý an toàn

Dị ứng thời tiết khi mang thai: Phòng ngừa và xử lý an toàn

Dị ứng thời tiết khi mang thai là tình trạng phổ biến, vì trong giai đoạn mang thai sức đề kháng và hệ miễn dịch ở người mẹ thường nhạy...

Dị ứng Paracetamol: Biểu hiện và cách xử lý kịp thời

Dị ứng Paracetamol: Biểu hiện và cách xử lý kịp thời

Dị ứng Paracetamol có thể làm khởi phát các phản ứng dị ứng ngoài da nghiêm trọng như ban mụn mủ cấp vô khuẩn toàn thân (AGEP), hội chứng Stevens...

Dị ứng bao cao su bao lâu khỏi? Cách xử lý hiệu quả

Dị ứng bao cao su bao lâu thì khỏi là câu hỏi chung của rất nhiều người. Bởi khi khởi phát nó gây ra các triệu chứng ngứa ngáy, phát...

Dị ứng thời tiết ở trẻ em: Biểu hiện, hướng điều trị và lưu ý

Dị ứng thời tiết ở trẻ em: Biểu hiện, hướng điều trị và lưu ý

Dị ứng thời tiết ở trẻ em là tình trạng phổ biến, bệnh có thể gây ra hiện tượng nổi mề đay và một số biểu hiện như sốt, đau...

Người bị dị ứng thời tiết nên kiêng những gì?

Người bị dị ứng thời tiết nên kiêng những gì để phòng bệnh?

Bên cạnh điều trị các triệu chứng của dị ứng thời tiết thì việc kiêng cữ để bệnh không trở nên nghiêm trọng là rất cần thiết. Vậy người bị...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn