Ngứa toàn thân như kiến bò là bệnh gì? Làm sao hết?

Danh y chia sẻ bài thuốc đặc trị bệnh dị ứng, mề đay mẩn ngứa hiệu quả

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt đơn giản hiệu quả

Dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả

Dị ứng thời tiết mùa hè nắng nóng: Xử lý và phòng ngừa

Dị ứng nước: Biểu hiện, Cách điều trị và phòng ngừa

Ngủ dậy bị sưng môi trên là do đâu? Nguy hiểm không?

Dị ứng bột ngọt: Triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Dị ứng mật ong: Cách nhận biết, xử lý và phòng ngừa

Dị ứng thịt bò: Dấu hiệu và cách xử lý ngay tại nhà

Dị ứng da mặt: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Dị ứng da mặt là bệnh lý phổ biến, xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng nhiều nhất vẫn là nữ giới. Bệnh bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như dị ứng mỹ phẩm, thay đổi thời tiết, tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bẩn hoặc do ăn phải thức ăn có tính kích ứng cao. Các triệu chứng dị ứng sẽ giảm dần theo thời gian nếu như được điều trị kịp thời và đúng cách.

Dị ứng da mặt là gì?

Dị ứng da mặt là tình trạng da phản ứng lại khi bị ảnh hưởng từ các yếu tố gây hại bên ngoài. Lúc này, da sẽ tạo ra các kháng thể ở biểu bì để chống lại các tác nhân gây bệnh và gây nên tình trạng da nổi mẫn đỏ, da sần sùi hoặc ngứa rát liên tục… khiến da ngày càng bị tổn thương sâu.

Những vùng da mặt bị dị ứng có nhiều hình dạng, kích thước không đồng đều, tùy theo cơ địa của người mắc phải. Những biểu hiện dị ứng thường tập trung nhiều ở vùng má, trán và cầm. Một số trường hợp nặng sẽ lan rộng ra cổ, tay chân.

Dị ứng da mặt
Da mặt bị dị ứng nổi nhiều mẩn đỏ và sần sùi

Đâu là nguyên nhân gây dị ứng da mặt?

Theo các chuyên gia da liễu, da mặt bị dị ứng xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau tùy thuộc từng cơ địa. Nhưng đa số đều bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt, môi trường sống, chế độ dinh dưỡng,….

Dị ứng do thời tiết

Đây là nguyên nhân dị ứng da mặt mà nhiều người mắc phải nhất. Chúng thường xảy ra khi nhiệt độ thay đổi thất thường, khi giao mùa từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại.

Vì da mặt là vùng nhạy cảm nên khi da không thích nghi kịp nhiệt độ vừa thay đổi và không có sự bảo vệ tốt sẽ sinh ra phản ứng tiêu cực như nổi sần ngứa và sẽ nhanh chóng lan rộng nếu không can thiệp sớm.

Dị ứng do mỹ phẩm

Phụ nữ thường có thói quen sử dụng rất nhiều sản phẩm chăm sóc da như sữa rửa mặt, toner, kem dưỡng, serum, … cùng nhiều loại đồ trang điểm như kem nền, phấn cùng một lúc khiến cho da bị tắt nghẽn, không hấp thu kịp gây dị ứng trên da. Đồng thời chọn sai thành phần của mỹ phẩm khi chăm sóc da cũng là nguyên nhân khiến da dị ứng.

Việc sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc, chứa nhiều corticoid như kem trộn, hàng giả cũng khiến da bị mỏng, tổn thương và dễ dị ứng hơn.

Dị ứng do thực phẩm

Số người bị dị ứng da mặt do thực phẩm chiếm đến 25% các ca dị ứng da mặt. Sở dĩ con số này cao như vậy là do ăn phải những thức ăn chứa chất gây dị ứng với hệ miễn dịch của cơ thể nên sinh ra phản ứng bộc phát trên da như ngứa, phù mạch ngoài da.

Một số loại thức ăn cần lưu ý để tránh bị dị ứng là hải sản (tôm, cua, ghẹ, cá,…), các loại rau củ như măng, nấm, các loại thực phẩm giàu protein như trứng, thịt đỏ, và các loại thức ăn nhiều dầu mỡ.

Dị ứng da mặt
Một số loại thủy sản, thịt đỏ gây dị ứng da mặt

Dị ứng do các yếu tố dị nguyên

Dị nguyên là yếu tố gây ra dị ứng da trên cơ thể người, ở đây có thể kể đến bụi, phấn hoa, lông thú cưng. Chúng bám vào da mặt gây bít tắt lỗ chân lông, tích tụ vi khuẩn trên da khiến da bị viêm nhiễm gây ra dị ứng.

Dị ứng do các yếu tố dị nguyên không quá nguy hiểm, chúng ta chỉ cần chú ý là có thể phòng tránh được.

Dị ứng do yếu tố cơ địa

Một số người có cơ địa nhạy cảm từ nhỏ hoặc được di truyền bới bố mẹ sẽ dễ bị dị ứng da mặt hơn người bình thường. Vì cơ địa da những người này thường yếu, hệ miễn dịch của da không được tốt nên chỉ cần một tác nhân nhỏ từ bên ngoài cũng có thể dị ứng.

Những người có làn da cơ địa cần đặc biệt cẩn trọng trong quá trình chăm sóc da, chọn lựa thực phẩm và phải bảo vệ da đúng cách để hạn chế dị ứng tốt nhất có thể.

Dấu hiệu nhận biết khi dị ứng da mặt

Dị ứng da mặt rất dễ nhầm lẫn với các bệnh chàm, mề đay,… nên cần biết rõ dấu hiệu nhận biết để tránh nhầm lẫn dẫn đến điều trị sai cách.

  • Khi bị dị ứng da bắt đầu xuất hiện những nốt sần đỏ, khi sờ vào da có cảm sần sùi
  • Xuất hiện nhiều mụn đỏ với các kích thước nhỏ, to khác nhau
  • Da ngứa liên tục, đôi khi cảm thấy đau rát khó chịu
  • Những vùng da bị tổn thương có dấu hiệu ngày càng lan rộng ra
  • Da bị khô hơn, có dấu hiệu bong tróc
  • Tình trạng dị ứng nặng còn xuất hiện ban đỏ, bọng nước
Dị ứng da mặt
Người bị dị ứng da mặt thường có những biểu hiện khác nhau

Nếu bạn đang có những dấu hiệu này rất có thể đã bị ứng da mặt, nên kiểm tra ngay lại chế độ sinh hoạt và tìm cách điều trị phù hợp.

Dị ứng da mặt có nguy hiểm không?

Dấu hiệu chung của dị ứng da mặt là nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khiến da mặt luôn trong trạng thái khó chịu và phải liên tục gãi để giảm cơn ngứa làm cho da xuất hiện nhiều vết trầy xước ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Ngoài ra, dị ứng da mặt còn ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người bệnh, khiến người bệnh luôn trong trạng thái buồn bực, lo lắng, mặc cảm và tự ti, ảnh hưởng nhiều đến công việc và cuộc sống.

Một số trường hợp dị ứng da mặt nặng nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Khi da  xuất hiện nhiều dịch mủ, sưng phù mà chăm sóc da không đúng cách sẽ gây viêm nhiễm da nặng, dẫn đến nhiễm trùng. Các trường hợp dị ứng da mặt kéo dài còn có nguy cơ tổn thương thần kinh như đau đầu, hoa mắt, mệt mỏi,… Thậm chí có những trường hợp dị ứng da mặt bị sốc phản vệ với các biểu hiện tuột huyết áp, da tái lạnh,… nếu không cứu chữa kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Trong quá trình bị dị ứng da mặt nên theo sát những dấu hiệu biến đổi của da, nếu da chuyển biến nặng hơn phải nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để được hỗ trợ.

Cách chữa dị ứng da mặt hiệu quả nhanh

Nếu bạn chẳng may đang trong tình trạng dị ứng da mặt nhưng chưa biết xử lý như thế nào thì hãy áp dụng ngay 3 cách dưới đây để “cấp cứu” ngay làn da bị tổn thương tại nhà một cách hiệu quả.

1. Chăm sóc, phục hồi lại làn da

Khi da bị dị ứng, tức là bề mặt da đã bị tổn thương và đang rất yếu, chỉ cần một tác nhân gây hại nhỏ cũng khiến làn da trở nên nghiêm trọng hơn, lúc này hãy cho làn da được “thư giãn”.

  • Tạm nói “không” với các loại mỹ phẩm làm đẹp, đây là lúc da cần nghỉ ngơi hơn là sống chung với hóa chất. Việc giữ cho da luôn thông thoáng sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng mẩn đỏ, sưng tấy.
  • Vệ sinh sạch da mặt ngày 2 lần bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Cách này sẽ giúp lấy đi những bụi bẩn và vi khuẩn trên da mặt một cách hiệu quả, nước muối sinh lý cũng giúp kháng viêm, bảo vệ da mặt tốt hơn.
  • Xông da mặt bằng các loại thảo dược có tính kháng viêm tốt như gừng, xả, lá chanh để làm sạch lỗ chân lông, ngăn ngừa tổn thương lan rộng.
  • Uống nhiều nước và bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cho da như rau xanh, trái cây để tăng cường hệ miễn dịch cho da, bảo vệ da khỏe hơn.

2. Đắp mặt nạ thiên nhiên khắc phục dị ứng da mặt

Đắp mặt nạ thiên nhiên được xem là giải pháp làm đẹp hữu hiệu nhất khi da bị dị ứng. Ít ai biết rằng, trong nha đam, khổ qua hay mật ong,… chứa hàm lượng lớn vitamin và khoáng chất lớn, giúp giảm nhanh các triệu chứng dị ứng trên da và cung cấp thêm dưỡng chất để nuôi dưỡng làn da thêm mịn màng.

Đắp mặt nạ nha đam

Nha đam chứa glycoprotein ức chế các phản ứng histamine và giải dị ứng nhanh chóng. Đồng thời nha đam cũng có tính kháng viêm, kháng khuẩn và phục hồi lại làn da sau khi bị tổn thương.

Dị ứng da mặt
Dùng nha đam để đắp mặt giúp giảm nhanh triệu chứng dị ứng da mặt

Cách thực hiện:

  • Nha đam rửa sạch, gọt vỏ và cách thành từng lớp mỏng
  • Đắp lên vùng da bị dị ứng, nằm thư giãn trong 15 phút
  • Rửa mặt lại bằng nước sạch

Áp dụng cách này mỗi tuần 2 lần sẽ giảm nhanh các triệu chứng dị ứng trên da, không những vậy còn dưỡng da mịn màng hơn.

Đắp mặt nạ khổ qua

Khổ qua có tác dụng làm mát da, giảm viêm, phục hồi lại làn da khỏe mạnh nên rất thích hợp để chữa dị ứng da mặt. Chỉ cần nấu nước khổ qua để rửa sạch da mặt đều đặn sẽ nhanh chóng cải thiện làn da bị dị ứng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 trái khổ qua rửa sạch, thái nhỏ
  • Cho khổ qua vào nấu sôi trong 15 phút, sau đó lọc lấy nước
  • Chờ cho nước khổ qua nguội thì lấy rửa nhẹ vùng da bị dị ứng
  • Đợi 10 phút rồi rửa sạch lại với nước

Đắp mặt nạ bột yến mạch

Bột yến mạch giúp làm dịu nhanh cơn ngứa, kháng viêm và chống oxy hóa cao nên được khuyên dùng để trị dị ứng da mặt.

Cách thực hiện:

  • Trộn hỗn hợp yến mạch và nước theo tỉ lệ 1:1 (1 chén yến mạch, 1 lít nước)
  • Thoa hỗn hợp lên da và massage trong 5 phút
  • Sau đó, vệ sinh da mặt sạch với nước ấm

Sử dụng mỗi tuần/2 lần vừa giúp da mặt giảm tình trạng dị ứng, vừa dưỡng da mặt sáng mịn hơn.

3. Sử dụng thuốc điều trị

Chăm sóc da mặt hay đắp mạ tự nhiên tại nhà rất an toàn nhưng chỉ phù hợp đối với những trường hợp dị ứng da mặt nhẹ. Trong một số trường hợp khác buộc phải sử dụng thuốc điều trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Thuốc mỡ kháng sinh: loại này được dùng khá phổ biến, thích hợp với các trường hợp dị ứng có mụn trứng cá, vừa giúp giảm viêm lại ức chế vi khuẩn P. acnes.
  • Thuốc kháng sinh Histamine H1: Thuốc có tác dụng ức chế histamine ở dạng thụ thể H1 giúp giảm các triệu chứng dị ứng trên da mặt.
  • Thuốc chứa Corticoid: Thuốc có tác dụng chống dị ứng và giảm viêm nhanh, chỉ dùng trong trường hợp da bị viêm sưng nặng. Loại thuốc bôi này có thể gây mỏng da nên không nên lạm dụng để tránh hậu quả đáng tiếc.
  • Thuốc ức chế Calcineurin (Pimecrolimus, Tacrolimus): hoạt động bằng cách tác động lên tế bào lympho T để ngăn chặn quá trình phóng thích kháng nguyên giúp giảm nhanh các triệu chứng dị ứng trên da như viêm, sưng và ngứa. Tuy nhiên, loại thuốc này khá nguy hiểm vì có khả năng gây ung thư da nên chỉ dùng khi bị dị ứng nặng.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng sử dụng được thuốc điều trị, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất.

Bí quyết giữ cho da mặt hạn chế bị dị ứng

Biết và hiểu được làn da cần gì để luôn khỏe mạnh là câu hỏi chung của nhiều người. Dưới đây là một số bí quyết giữ cho da luôn sáng đẹp, hạn chế dị ứng hiệu quả.

  • Xác định được loại da của mình và xem kĩ thành phần mỹ phẩm trước khi sử dụng. Nên chọn những loại mỹ phẩm có thành phần lành tính, tự nhiên, ít chất hóa học và đặc biệt là không chứa corticoid.
  • Giữ cho da luôn sạch sẽ, khô thoáng. Tránh những nơi bụi bẩn, ẩm ướt. Khi tiếp xúc với những nơi độc hại cần có dụng cụ che chắn, bảo vệ.
  • Tăng sức đề kháng cho làn da bằng cách bổ sung khoáng chất và vitamin cho da từ rau xanh và trái cây.
  • Vệ sinh tay sạch trước khi sờ lên da giúp hạn chế được vi khuẩn khi tiếp xúc trên bề mặt da.
  • Đặc biệt lưu ý những loại thức ăn có thể làm da mặt dị ứng và tránh xa chúng.

Hi vọng bài viết trên sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về dị ứng da mặt mà mọi người đang tìm kiếm. Và nhớ là phải chăm sóc và bảo vệ làn da của mình mỗi ngày để da luôn khỏe mạnh, rạng ngời!

Tham khảo thêm:

Cùng chuyên mục

Dị ứng thời tiết khi mang thai: Phòng ngừa và xử lý an toàn

Dị ứng thời tiết khi mang thai: Phòng ngừa và xử lý an toàn

Dị ứng thời tiết khi mang thai là tình trạng phổ biến, vì trong giai đoạn mang thai sức đề kháng và hệ miễn dịch ở người mẹ thường nhạy...

Dị ứng Paracetamol: Biểu hiện và cách xử lý kịp thời

Dị ứng Paracetamol: Biểu hiện và cách xử lý kịp thời

Dị ứng Paracetamol có thể làm khởi phát các phản ứng dị ứng ngoài da nghiêm trọng như ban mụn mủ cấp vô khuẩn toàn thân (AGEP), hội chứng Stevens...

Dị ứng thời tiết nổi mề đay, mẩn đỏ

Dị ứng thời tiết nổi mề đay, mẩn đỏ và cách xử lý hiệu quả nhanh

Dị ứng thời tiết nổi mề đay, mẩn đỏ là triệu chứng phổ biến thường gặp, tuy không quá nguy hiểm nhưng khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu....

Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ: Biểu hiện và cách điều trị đúng

Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ xảy ra khá phổ biến, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Khi khởi phát sẽ đi kèm...

Dị ứng bao cao su bao lâu khỏi? Cách xử lý hiệu quả

Dị ứng bao cao su bao lâu thì khỏi là câu hỏi chung của rất nhiều người. Bởi khi khởi phát nó gây ra các triệu chứng ngứa ngáy, phát...

Dị ứng thời tiết ở trẻ em: Biểu hiện, hướng điều trị và lưu ý

Dị ứng thời tiết ở trẻ em: Biểu hiện, hướng điều trị và lưu ý

Dị ứng thời tiết ở trẻ em là tình trạng phổ biến, bệnh có thể gây ra hiện tượng nổi mề đay và một số biểu hiện như sốt, đau...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn