Ngứa toàn thân như kiến bò là bệnh gì? Làm sao hết?

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt đơn giản hiệu quả

Dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả

Dị ứng thời tiết mùa hè nắng nóng: Xử lý và phòng ngừa

Dị ứng nước: Biểu hiện, Cách điều trị và phòng ngừa

Ngủ dậy bị sưng môi trên là do đâu? Nguy hiểm không?

Dị ứng bột ngọt: Triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Dị ứng mật ong: Cách nhận biết, xử lý và phòng ngừa

Dị ứng thịt bò: Dấu hiệu và cách xử lý ngay tại nhà

Dị ứng thời tiết: Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa

Dị ứng cơ địa là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị

Các khảo sát đều cho thấy có đến 25% số người mắc các bệnh liên quan đến dị ứng cơ địa, và con số này đang có chiều hướng tăng lên. Vậy dị ứng cơ địa là gì, nguyên nhân do đâu và làm sao để điều trị cũng như cách phòng ngừa bệnh. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Dị ứng cơ địa là gì?

Dị ứng cơ địa là hiện tượng các kháng thể trong cơ thể được sản sinh ra để chống lại các yếu tố gây bệnh. Tuy nhiên, bên trong các kháng thể ấy sẽ chứa các yếu tố dị ứng, các yếu tố này khi gặp các dị nguyên gây bệnh sẽ gây ra dị ứng cơ địa.

Nói một cách khác, dị ứng cơ địa chính là sự phản ứng thái quá của hệ miễn dịch khi gặp các tác nhân gây bệnh.

Người bị dị ứng cơ địa sẽ dễ phát bệnh khi tiếp xúc với các tác nhân từ môi trường như: Khói bụi ô nhiễm, thời tiết, các loại thực phẩm, động vật,…Quá trình phát bệnh có thể ngay lúc tiếp xúc hoặc vài tuần sau tùy vào mỗi người.

Dị ứng cơ địa là gì?
Dị ứng cơ địa là gì?

Dị ứng cơ địa gây ảnh hưởng trực tiếp trên da, làm nhiễm trùng da. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm trùng máu, viêm màng phổi, bị suy hô hấp,…

Người bị dị ứng cơ địa thường tái phát lại nhiều lần, bệnh rất khó điều trị dứt điểm tác động ảnh hưởng sức khỏe, tâm lý, cũng như thẩm mỹ. Lưu ý, dị ứng cơ địa ở trẻ em, trẻ em chưa đủ nhận biết, các kiến thức về sức khỏe nên bệnh sẽ gây ra các tổn thương nghiêm trọng đến da, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Dấu hiệu của dị ứng cơ địa

Dị ứng cơ thể có thể bị nhầm lẫn với một số các bệnh về da thông thường cũng như không biết rõ nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu dưới đây hãy đến gặp bác sĩ để được theo dõi và điều trị tốt nhất.

  • Những người bị viêm da dị ứng đều có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, bứt rứt. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà biểu hiện nặng nhẹ khác nhau.
  • Da nổi các mẩn đỏ nổi sần lên, các mụn nước và bắt đầu tiết dịch
  • Sưng phù ở các vị trí hoặc toàn thân và kèm theo triệu chứng ngứa rát
  • Ở trường hợp nặng hơn, có thể gây tổn thương da, trầy xước dẫn đến nhiễm trùng da và kèm theo các biến chứng nguy hiểm.
  • Một số các triệu chứng khác như: Bị ngứa mũi, buồn nôn, nghẹt mũi, rối loạn tiêu hóa,…

Dị ứng cơ địa tuy xảy ra trên da của người bệnh nhưng không bị lây lan từ người bệnh. Theo các nghiên cứu, nếu trong gia đình có nhiều người mắc phải bệnh dị ứng cơ địa là do tính duy truyền, không liên quan đến việc lây lan từ người bệnh dù là trực tiếp hay gián tiếp.

Nguyên nhân gây dị ứng cơ địa

Các nguyên nhân gây ra dị ứng cơ địa rất khó để xác định vì bệnh liên quan đến các yếu tố di truyền, hệ miễn dịch, cơ địa,…Nên việc tìm ra căn nguyên và điều trị bệnh dứt điểm là việc khó, bệnh rất dễ tái phát.

Nguyên nhân gây dị ứng cơ địa
Nguyên nhân gây dị ứng cơ địa

Một số nguyên nhân chính gây ra bệnh như:

Yếu tố di truyền

Dị ứng cơ địa thường do yếu tố duy truyền, nếu bố và mẹ bị dị ứng cơ địa thì có khả năng cao di truyền sang con cái. Nếu bố mẹ không mắc bệnh này thì tỉ lệ gặp phải là khoảng 15%. Đối với anh chị em sinh đôi cùng trứng thì tỉ lệ mắc bệnh là 70%, sinh đôi khác trứng là 40%.

Yếu tố bên ngoài

Các tác nhân bên ngoài môi trường cũng gây ra bệnh dị ứng cơ địa

  • Dị ứng thời tiết
  • Dị ứng với các loại thuốc uống điều trị bệnh khác
  • Dị ứng với các loại thực phẩm
  • Dị ứng khi dùng mỹ phẩm hay tiếp xúc với các hóa chất, động vật,…

Theo quan niệm của Đông y, bệnh dị ứng cơ địa là do huyết độc, nhiệt độc, phong hàn, phong nhiệt mà ra. Ngoài ra, bệnh còn do khí huyết tích tụ lâu ngày, gan hư nên sinh ra bệnh.

Điều trị dị ứng cơ địa

Dị ứng cơ địa rất khó điều trị tận gốc vì bệnh có thể tái lại nhiều lần. Tuy nhiên, tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ tìm ra cách chữa trị tốt nhất. Vì vậy khi có các triệu chứng của dị ứng cơ địa, người bệnh nên bệnh viện để các y bác sĩ làm các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân của bệnh.

Dựa vào tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ có hướng điều trị cho người bệnh để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Dùng thuốc Tây để chữa dị ứng cơ địa

Thuốc kháng Histamin: Đây là thuốc được dùng nhiều trong điều trị các bệnh về dị ứng. Thuốc kháng Histamin có nhiều dạng như thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt, thuốc xịt mũi, dạng viên nén. Thuốc có công dụng làm ức chế các Histamin trú ẩn dưới da. Từ đó, làm giảm các triệu chứng dị ứng cơ địa trên da.

Thuốc chứa thành phần corticoid: Các thuốc có chứa corticoid giúp kháng khuẩn, kháng viêm, giảm tình trạng sưng phù khi bị dị ứng cơ địa.

Thuốc chống tình trạng xung huyết: Thuốc thường áp dụng cho người bệnh dị ứng cơ địa kèm theo các triệu chứng liên quan về đường hô hấp như hen suyễn, hay người đã từng bị bệnh về đường hô hấp.

Dùng thuốc Tây để chữa dị ứng cơ địa
Dùng thuốc Tây để chữa dị ứng cơ địa

Thuốc giảm mẫn cảm: Nhóm thuốc này có tác dụng chống lại IgE trong phản ứng gây nên dị ứng, cải thiện tình trạng dị ứng. Các loại thuốc thường dùng để điều trị như:

  • Các thuốc kháng IgE, nhóm tổng hợp omalizumab
  • Các thuốc kháng lại thromboxan A2: Seratrodast, ozagrel, ramatroban,…

Các loại thuốc bôi ngoài da: Được dùng nếu tình trạng bệnh nhẹ, thuốc bôi có tác dụng giảm ngứa, làm giảm các triệu chứng của dị ứng cơ địa

Lưu ý khi dùng thuốc Tây chữa dị ứng cơ địa:

  • Điều trị thuốc Tây không thể khỏi bệnh hoàn toàn, thuốc chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh.
  • Không được tự ý mua thuốc về điều trị, người bệnh chỉ được dùng thuốc sau khi đã được các bác sĩ chuyên khoa làm các xét nghiệm và kê thuốc. Nếu tự ý điều trị bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị cũng như dẫn đến các biến chứng do dùng thuốc không đúng cách.
  • Các thuốc chữa dị ứng cơ địa sẽ gây ra một số biểu hiện như khô môi, khó ngủ nên người bệnh cần cung cấp đủ nước để thanh lọc cơ thể.

Chữa dị ứng cơ địa từ các bài thuốc dân gian

Áp dụng các bài thuốc dân gian được lưu truyền để điều trị dị ứng cơ địa cũng là một phương pháp để điều trị. Các bài thuốc nam từ các dược liệu từ thiên nhiên, lành tính, ít gây ra các tác dụng phụ. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa mỗi người mà thuốc phát huy hiệu quả nhiều hay ít. Dưới đây là một số bài thuốc chữa dị ứng cơ địa.

Bài thuốc 1: Chữa dị ứng cơ địa từ lá hẹ

Lá hẹ có vị ngọt, hơi the, tính ấm, có công dụng giảm ngứa, giảm tình trạng sưng đỏ trên da của người ị viêm da do dị ứng cơ địa, hay các bệnh mề đay, phát ban,…

Chuẩn bị:

  • 100gr lá hẹ tươi
  • 1 muỗng muối hạt

Cách thực hiện:

  • Hẹ sau khi ngâm với nước muối rửa sạch thì để ráo.
  • Cắt lá hẹ ra từng khúc từ 2 đến 3cm, rồi bỏ vào nồi và cho 0.5 lít nước vào nấu.
  • Đun đến khi nước hẹ sôi lên thì tắt bếp, lọc lấy nước hẹ pha với nước để tắm. Có thể dùng lá hẹ để vệ sinh ngoài da để giảm các triệu chứng ngứa ngáy.

Bài thuốc 2: Chữa dị ứng cơ địa từ lá khế

Theo y học, lá khế có chứa các thành phần kháng viêm, kháng khuẩn. Lá thế thường được dùng để điều trị các bệnh như phát ban, viêm da dị ứng cơ địa. Lá khế dùng được cho cả trẻ em, người lớn và phụ nữ mang thai.

Chữa dị ứng cơ địa từ các bài thuốc dân gian
Chữa dị ứng cơ địa từ các bài thuốc dân gian

Chuẩn bị:

  • 1 nắm tay lá khế tươi

Cách thực hiện:

  • Lá khế ngâm nước muối rửa sạch rồi để ráo
  • Trước khi bỏ lá khế vào nấu thì hãy dùng tay vò nhẹ lá khế, nấu lá khế với 1.5 lít nước.
  • Đợi tới khi nước khế sôi thì tắt bếp và lấy nước đó pha với nước tắm, người bệnh có thể lấy lá khế cahf nhẹ lên da để giảm ngứa, giảm sưng.
  • Thực hiện thường xuyên sẽ giúp cải thiện các triệu chứng dị ứng cơ địa.

Bài thuốc 3: Đu đủ, gừng và giấm 

Chuẩn bị:

  • Giấm gạo 100gr
  • Củ gừng tươi 6gr
  • Đu đủ xanh 150gr

Cách thực hiện:

  • Gừng gọt vỏ và thái nhuyễn thành từng sợi mỏng
  • Đu đủ sau khi gọt vỏ, rửa sạch, thái thành từng miếng, không lấy hạt.
  • Giấm đun sôi sau đó bỏ đu đủ và gừng vào nấu, đổ thêm khoảng 100ml nước lọc vào nấu tiếp.
  • Nấu khoảng 10- 15 phút thì tắt bếp.
  • Ăn đều đặn mỗi ngày 2 lần, liên tục trong 7 ngày sẽ giảm các triệu chứng của bệnh dị ứng cơ địa.

Chữa dị ứng cơ địa bằng các bài thuốc Đông y

Các bài thuốc Đông y có tác dụng hỗ trợ điều trị từ căn nguyên của bệnh, dùng các bài thuốc này sẽ tăng cường kháng thể, lưu thông khí huyết, giải độc,…Với các thảo dược Đông y đa phần là lành tính, khi dùng sẽ hạn chế tối thiểu gây ra các tác dụng phụ.

Tuy nhiên, điều trị dị ứng cơ địa bằng thuốc Đông y sẽ lâu có tác dụng nên người bệnh phải kiên trì cũng như tìm hiểu rõ nguyên nhân để điều trị bệnh, không làm mất thời gian, công sức.

Chữa dị ứng cơ địa bằng các bài thuốc Đông y
Chữa dị ứng cơ địa bằng các bài thuốc Đông y

Bài thuốc 1: Chữa mẩn ngứa, dị ứng

Chuẩn bị dược liệu:

  • Mã đề, cam thảo, rau má, kim ngân hoa mỗi vị thuốc 10gr, đơn lá đỏ, đơn răng cưa mỗi vị 12gr.

Cách sắc thuốc:

  • Các dược liệu sau khi rửa sạch bỏ vào sắc với 200ml nước lọc.
  • Đun lửa vừa đủ, đến khi còn khoảng nửa chén nước thuốc thì tắt bếp.
  • Mỗi ngày uống 1 thang, sắc uống sáng và chiều. Dùng thuốc đều đặn để có hiệu quả.

Bài thuốc 2: Chữa dị ứng cơ địa nặng

Chuẩn bị dược liệu:

  • Hoàng bá, đại hoàng mỗi vị thuốc 8gr, cam thảo 6gr, kim ngân hoa 10gr, rễ chàm mèo 12gr

Cách sắc thuốc:

  • Các dược liệu sau khi rửa sạch bỏ vào sắc với 200ml nước lọc.
  • Đun lửa vừa đủ, đến khi còn khoảng nửa chén nước thuốc thì tắt bếp.
  • Mỗi ngày uống 1 thang, sắc uống sáng và chiều. Dùng thuốc đều đặn để cải thiện tình trạng dị ứng.

Lưu ý đối với người dị ứng cơ địa

Đối với những người có cơ địa dị ứng cần lưu ý một số vấn đề như sau để đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều trị

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Người bị dị ứng cơ địa cần cung cấp các thực phẩm có hàm lượng vitamin và chất khoáng cao như: Các loại rau củ (cà chua, súp lơ, rau cải,…), một số loại trái cây chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường kháng thể (cam, bưởi, quýt,..). Uống nhiều nước để giúp thanh lọc và trao đổi chất tốt hơn.

Lưu ý đối với người dị ứng cơ địa
Lưu ý đối với người dị ứng cơ địa

Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Người bệnh không tự ý mua thuốc về điều trị mà phải điều trị đúng theo trị liệu của bác sĩ. Uống thuốc đúng giờ, không tự ý thêm bớt thuốc ngay cả khi bệnh giảm. Đi tái khám đúng lịch để bác sĩ theo dõi và đưa ra các biện pháp điều trị tốt nhất.

Vệ sinh cá nhân: Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với những nơi khói bụi, các hóa chất độc hại hay các thành phần gây kích ứng da. Bảo vệ tốt cơ thể khi thay đổi thời tiết, chuyển mùa.

Kiêng các loại thực phẩm sau: Các hải sản dễ gây kích ứng (tôm, mực, nghêu, sò,..) hay các loại dưa chua dễ gây dị ứng. Người bị viêm da dị ứng cũng nên hạn chế ăn các thực phẩm (thịt bò, thịt gà, đồ ăn nhanh,..).

Trên đây là các thông tin cơ bản về bệnh dị ứng cơ địa. Bệnh dị ứng cơ địa gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy, khi có các dấu hiệu về bệnh, bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị đúng cách.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Da mặt bị dị ứng nổi sẩn ngứa có nguy hiểm không?

Da mặt bị dị ứng nổi sẩn ngứa và mẹo xử lý cực đơn giản

Da mặt bị dị ứng nổi sẩn ngứa gây tổn thương da, khiến người bệnh mất tự tin. Nếu không xử lý kịp thời và chăm sóc da đúng cách...

Dị ứng tôm cua: Cách nhận biết và xử lý nhanh chóng

Dị ứng tôm cua: Cách nhận biết và xử lý nhanh chóng

Dị ứng tôm cua là hiện tượng cơ thể phản ứng với thành phần protein có trong các thực phẩm này. Từ đó dẫn đến tình trạng ngứa ngáy dữ...

dị ứng sữa rửa mặt

Dị ứng sữa rửa mặt và cách xử lý nhanh tại chỗ

So với các sản phẩm chăm sóc và làm sạch da khác thì sữa rửa mặt ít có khả năng gây dị ứng hơn. Tuy nhiên nếu bị dị ứng...

Dị ứng thịt bò: Dấu hiệu và cách xử lý ngay tại nhà

Dị ứng thịt bò không chỉ gây tổn thương da mà còn đi kèm với một số triệu chứng ở cơ quan hô hấp và tiêu hóa. Đối với các...

Dị ứng bột ngọt: Triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Dị ứng bột ngọt xảy ra không phổ biến nhưng có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Khi mắc phải, người dùng...

Ngủ dậy bị sưng môi trên là do đâu?

Ngủ dậy bị sưng môi trên là do đâu? Nguy hiểm không?

Ngủ dậy bị sưng môi trên nhưng không rõ nguyên nhân là dấu hiệu nguy hiểm vì trong trường hợp này, môi cũng không có bất kỳ vết thương nào...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn