Ngứa toàn thân như kiến bò là bệnh gì? Làm sao hết?

Danh y chia sẻ bài thuốc đặc trị bệnh dị ứng, mề đay mẩn ngứa hiệu quả

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt đơn giản hiệu quả

Dị ứng nước: Biểu hiện, Cách điều trị và phòng ngừa

Dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả

Dị ứng thời tiết mùa hè nắng nóng: Xử lý và phòng ngừa

Ngủ dậy bị sưng môi trên là do đâu? Nguy hiểm không?

Dị ứng bột ngọt: Triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Dị ứng mật ong: Cách nhận biết, xử lý và phòng ngừa

Dị ứng thời tiết: Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa

Dị ứng chỉ tự tiêu: Biểu hiện và cách xử lý đúng

Dị ứng chỉ tự tiêu là tình trạng vô cùng nguy hiểm có thể gây nhiễm trùng, chảy mủ và gây sốt cao cho bệnh nhân. Đây là tình trạng khá hiếm gặp trong y khoa, tuy nhiên nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể khiến người bệnh gặp một số biến chứng nguy hiểm cũng như để lại sẹo lồi gây mất thẩm mỹ. 

Chỉ tự tiêu là gì?

Chỉ tự tiêu là một loại chỉ dùng trong y khoa để khâu các vết mổ sau phẫu thuật và có khả năng tự tiêu hủy trong vòng từ 7 – 10 ngày. Loại chỉ này tự tiêu hủy được nhờ vào cơ chế sử dụng các enzyme trong mô của cơ thể phân giải một cách tự nhiên và có thể tự phân hủy. Nhờ đó người bệnh sau phẫu thuật không phải hẹn đi cắt chỉ giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc và có tính thẩm mĩ hơn rất nhiều. Vì vậy loại chỉ này rất được sử dụng ngày càng rộng rãi.

dị ứng chỉ tự tiêu
Chỉ tự tiêu là loại chỉ dùng trong phẫu thuật và có khả năng tự phân hủy

Chỉ tự tiêu cũng có khá nhiều màu sắc tùy theo từng loại khác nhau. Hiện có 5 loại chỉ tự tiêu chính sau đây

  • Chỉ catgut: là chỉ tự tiêu được làm từ ruột của gia súc, thường là cừu cùng huyết thanh có trong ruột bò. Thời gian tự tiêu hủy của loại chỉ này là khoảng 10 ngày.
  • Chỉ polyglycolic acid: được làm từ các nguyên liệu tổng hợp, có thời gian tự tiêu từ 60 – 90 ngày.
  • Chỉ polyglyconate: là loại chỉ tiêu đơn sợi và là loại chỉ tự tiêu có độ dai tốt nhất và độ an toàn cao nhất.
  • Chỉ polygratin acid: là loại chỉ bện tổng hợp dùng trong khâu các các vết rách ở tay hoặc trên mặt, có thời gian tự tiêu trong 60 ngày.
  • Chỉ polydioxanone: Là loại chỉ đơn sợi có độ dai cao, sử dụng trong mô mềm như tim mạch hay thần kinh. Thời gian tự tiêu khá lâu so với các loại chỉ khác

Tùy vào vị trí của từng vết mổ mà bác sĩ dùng các loại chỉ tự tiêu khác nhau. Loại chỉ này thường được ứng dụng trong khâu vết mổ sau sinh, phẫu thuật tim, ghép gan, thần kinh, ghép da, phẫu thuật răng miệng, khâu rách cơ bắp và một số vị trí khó cắt chỉ khác.

Dị ứng chỉ tự tiêu là gì?

Theo các bác sĩ, chỉ tự tiêu là sản phẩm vượt bậc của khoa học, có độ an toàn cao, và mang tính thẩm mĩ cho bệnh nhân sau khi mổ. Dị ứng chỉ tự tiêu có thể hiểu là tình trạng cơ thể từ chối tiếp nhận sản phẩm này, chỉ không thể bị phân hủy trong mô tế bào và sẽ gây ra một số phản ứng như đau nhức, sưng tấy hay chảy mủ nơi vết mổ.

Trên lý thuyết, chỉ tự tiêu sẽ tự tan biến trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên có một số trường hợp cơ địa từ chối tiếp nhận và các enzyme trong mô không thể phân hủy nó được. Bởi thế chỉ còn sót lại trong cơ thể và gây ra những triệu chứng như đau nhức, chảy mủ, sưng tấy khá nguy hiểm.

dị ứng chỉ tự tiêu
Dị ứng chỉ tự tiêu có thể gây ra sưng tấy và mưng mủ ở vết mổ

Một nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến dị ứng chỉ tự tiêu là do cơ thể người bệnh có dị ứng với một trong số những thành phần cấu tạo nên chỉ. Mặc dù trước khi mổ bệnh nhân sẽ được làm một số xét nghiệm về các thành phần bị dị ứng nhưng đôi khi vẫn không thể bao quát hết được. Chưa kể mỗi công ty sản xuất lại có thể sử dụng một số nguyên liệu làm chỉ khác nhau nên có thể dẫn đến tình trạng này.

Hơn nữa việc phát hiện ra dị ứng chỉ tự tiêu là rất khó bởi với các dị ứng khác như dị ứng thuốc tê có thể thấy rõ biểu hiện ngay còn với chỉ tự tiêu phải sau vài ngày, thậm chí là sau 1, 2 tuần mới bắt đầu có triệu chứng. Nhất là trong các bộ phận khó thấy, dù có bị dị ứng cũng rất khó phát hiện. Bởi thế nên nó gây khá nhiều nguy hiểm cho bệnh nhân nếu vô tình bi dị ứng chỉ tự tiêu.

Biểu hiện của dị ứng chỉ tự tiêu

Các biểu hiện dị ứng chỉ tự tiêu thường xuất hiện sau vài ngày mổ, tuy từng loại chỉ được sử dụng. Các biểu hiện thường thấy là

  • Sưng tấy, mưng mủ ở khu vực phẫu thuật
  • Đau nhức, sưng đỏ ở vị trí vết khâu
  • Chảy dịch vàng chỗ vết mổ, để lâu ngày có thể nhiễm trùng
  • Cảm giác ngứa rát khó chịu
  • Có thể sốt rét
dị ứng chỉ tự tiêu
Người bị dị ứng chỉ tự tiêu có thể bị sốt cao

Thường tình trạng này dễ phát hiện ở các vết thương ngoài da như phẫu thuật ghép da, Khâu cắt âm đạo và tầng sinh môn, phẫu thuật răng miệng, sinh mổ. Với các khu vực phẫu thuật bên trong nội tạng hay thần kinh thì khó phát hiện hơn, vì vậy nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi ổ dùng chỉ tự khâu bạn nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị chính xác nhất.

Cách điều trị chứng dị ứng chỉ tự tiêu

Như đã nói, khi bị dị ứng chỉ tự tiêu sẽ có dấu hiệu mưng mủ ở vết thương. Vì vậy để giải quyết điều này thì việc đầu tiên cần làm chính là mở vết mổ và lấy hết dịch, mủ ứ bên trong. Qúa trình này khá đau nhức và khó chịu. Việc điều trị này có thể kéo dài một vài ngày, tùy tình trạng nhiễm trùng và dị ứng vết mổ.

dị ứng chỉ tự tiêu
Bác sĩ sẽ điều trị bằng cách lấy hết mủ trong vết thương

Bệnh nhân sau đó sẽ được tiêm kháng sinh, được nặn mủ và vệ sinh vết thương mỗi ngày. Thường nếu phát hiện và xử lý kịp thời thì bệnh nhân sẽ không bị để lại sẹo xấu ở khu vực nhiễm trùng. Vì vậy nếu phát hiện có các dấu hiệu dị ứng bệnh nhân cần đến cơ sở ý tế gần nhất để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Một số lưu ý về chăm sóc vết mổ  chỉ tự tiêu

Bên cạnh việc dị ứng, chăm sóc vết mổ không đúng cách cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến nhiễm trùng vết mổ. Ngoài ra, sau khi xử lý các vết thương do dị ứng chỉ tự tiêu, bạn cũng cần chú ý chăm sóc nó để không để lại sẹo. Một số thông tin bạn cần lưu ý để vết mổ nhanh lành và không bị nhiễm trùng như sau

  • Mặc quần áo thông thoáng để tránh việc vải cọ xát vào vết mổ
  • Không để vết mổ bị nhiễm nước, đặc biệt là nước có xà bông hay các tạp chất khác như xà phòng, sữa tắm…
  • Không để vết mổ tiếp xúc với đất cát, bụi bặm.. vì có thể khiến nó bịu nhiễm trùng, mưng mủ
  • Vệ sinh dung dịch bằng các dung dịch sát trùng, nước muối sinh lý, dùng bông gạc sạch trong quá trình vệ sinh.
  • Trong trường hợp bị dị ứng chỉ tự tiêu có thể gây ra ngứa rát, bạn tuyệt đối không nên gãi vì có thể khiến vết mổ nhiễm trùng nặng hơn. Trong quá trình lên da non sau khi vết mổ lành dần cũng không nên gãi.
  • Ngoài ra, cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng bằng cách tăng cường vitamin C và kẽm để nhanh lành vết thương,hạn chế để lại sẹo. Hạn chế ăn các thực phẩm như nếp, trứng, rau muống vì có thể gây sạo lồi.
  • Che chắn các vết thương dưới ánh nắng mặt trời để không để lại sẹo.

Việc chú ý chăm sóc các vết mổ giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng mưng mủ, vết thương nhanh lành và không để lại sẹo hiệu quả hơn.

dị ứng chỉ tự tiêu
Chăm sóc vết thương đúng cách sẽ hạn chế để lại sẹo

Dù tỉ lệ bị dị ứng chỉ tự tiêu không cao, nhưng nếu vô tình mắc phải vẫn rất nguy hiểm. Bệnh nhân sau khi mổ cần phải chú ý nếu thấy các dấu hiệu bất thường cần nhanh chóng đến bệnh viện để đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

Cùng chuyên mục

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh chữa dị ứng nổi mề đay hiệu quả và an toàn

Dị ứng nổi mẩn ngứa không còn là nỗi lo nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm

Bài thuốc nam gia truyền 150 năm trị dứt điểm bệnh dị ứng mẩn ngứa, nổi mề đay được nhiều người bệnh và chuyên gia đánh giá cao được nghiên...

Da mặt bị đỏ và rát: Nguyên nhân và cách khắc phục tại nhà hiệu quả

Da mặt bị đỏ rát là một trong những biểu hiện cho thấy bạn đang gặp phải một số vấn đề da liễu. Tình trạng này có thể xảy ra...

Hay ngứa toàn thân về đêm: Nguyên nhân cách chữa và phòng ngừa

Hay ngứa toàn thân về đêm không chỉ khiến người bệnh khó chịu mất ngủ mà còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm trên cơ thể...

Môi bị sưng 1 cục: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Môi bị sưng 1 cục: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Môi bị sưng 1 cục là bị gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm vì tình trạng thường xuất hiện đột ngột, gây ra nhiều phiền toái...

Dị ứng thịt gà: Biểu hiện và cách xử lý đúng

Dị ứng thịt gà xảy ra không phổ biến, thường gặp nhiều nhất ở những người có cơ địa mẫn cảm. Khi mắc phải, người bệnh sẽ có triệu chứng...

Dị ứng phấn hoa: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý

Dị ứng phấn hoa là một dạng của bệnh dị ứng, thường xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn