Ngứa toàn thân như kiến bò là bệnh gì? Làm sao hết?

Danh y chia sẻ bài thuốc đặc trị bệnh dị ứng, mề đay mẩn ngứa hiệu quả

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt đơn giản hiệu quả

Dị ứng nước: Biểu hiện, Cách điều trị và phòng ngừa

Dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả

Dị ứng thời tiết mùa hè nắng nóng: Xử lý và phòng ngừa

Ngủ dậy bị sưng môi trên là do đâu? Nguy hiểm không?

Dị ứng bột ngọt: Triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Dị ứng mật ong: Cách nhận biết, xử lý và phòng ngừa

Dị ứng thời tiết: Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa

Dị ứng bụi bẩn: Cách xử lý và phòng tránh hiệu quả

Dị ứng bụi bẩn là tình trạng thường hay xảy ra khi môi trường bị ô nhiễm nặng. Thông thường, các dấu hiệu dị ứng thường biểu hiện không giống nhau ở mỗi người. Vì vậy, bạn cần phải nhanh chóng tìm ra cách ứng phó để hạn chế nguy cơ vùng dị ứng lan rộng hơn.

Dị ứng bụi bẩn là gì?

Dị ứng bụi bẩn là phản ứng của hệ thống miễn dịch với một chất bất kỳ khi tiếp xúc và gây hại cho cơ thể. Bụi bẩn trong trường hợp này được gọi là chất gây dị ứng. Đây là một triệu chứng thường rất hay gặp trong sinh hoạt bởi bụi bẩn luôn tồn tại ở mọi nơi và luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa đến sức khỏe của bạn. Chúng có thể gây nên các tình trạng liên quan đến hệ hô hấp, dị ứng da,…

Dị ứng bụi bẩn là gì?
Dị ứng bụi bẩn là phản ứng của hệ thống miễn dịch với một chất bất kỳ khi tiếp xúc và gây hại cho cơ thể.

Bụi bẩn là các hạt rắn có đường kính cỡ vài micromét, chúng thường tự tích tụ xuống một nơi theo trọng lượng hoặc cũng có thể lơ lửng trong không khí một thời gian. Chính vì có kích thước nhỏ nên bụi bẩn rất nguy hiểm, chúng có khả năng lắng đọng và thẩm thấu vào phổi, máu gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp, tim mạch và não bộ.

Bụi bẩn xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau và tồn tại chủ yếu trong không khí. Chúng tồn tại từ các nhà máy công nghiệp, xây dựng, các phương tiện giao thông, các hoạt động nấu ăn, sưởi ấm bằng than, củi của các hộ gia đình, trong khói thuốc lá, cháy rừng,…

Biểu hiện dị ứng bụi bẩn

Các biểu hiện dị ứng bụi bẩn có thể cho bạn biết tình trạng của bạn là nặng hay nhẹ. Dấu hiệu thường gặp nhất là:

  • Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi.
  • Ngứa mũi, miệng hoặc vòng họng.
  • Ho.
  • Da sưng, có thể dẩn đến bệnh nổi mề day do dị ứng bụi bẩn.
  • Ngứa, đỏ, chảy nước mắt.
  • Áp lực xoang, có thể gây đau mặt.
  • Khó ngủ.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, bụi bẩn trong không khí ảnh hưởng đến hệ hô hấp ờ mức cấp tính và mãn tính. Với các biểu hiện như ho, khò kè, viêm xoang, nhức đầu, nặng hơn có thể dẫn đến hen xuyển, viêm phế quản và mắc phải bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Người làm việc trong môi trường bị ô nhiễm không khí nặng và nhiều bụi bẩn có thể sẽ gây tác động lên hệ thần kinh trung ương, thay đổi hành vi, ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, gây ra tình trạng rối loạn tâm lý và mất cảm giác khỏe mạnh, dễ cáo gắt.

Biểu hiện dị ứng bụi bẩn
Người làm việc trong môi trường bị ô nhiễm không khí nặng và nhiều bụi bẩn có thể sẽ gây tác động lên hệ thần kinh trung ương

Nguyên nhân dẫn đến dị ứng bụi bẩn

Như đã nói, dị ứng bụi bẩn là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng lại các yếu tố bên ngoài như phấn hoa, lông động vật có trong bụi bẩn mang lại. Và trước các tác nhân nguy hại đó, hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể bảo vệ chúng ta khỏi những kẻ xâm lượt không mong muốn này. Khi bạn bị dị ứng, hệ miễn dịch sẽ sản xuất ra các dị nguyên vô hại và khi tiếp xúc với nhau sẽ tạo ra phản ứng viêm trong đường mũi hoặc phổi.

Các loài động vật, thú cưng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bụi bẩn. Cụ thể, những mảnh vảy của thú cưng, những mảnh gián chết, bào tử nấm mốc cùng với da chết có thể biến thành bụi bẩn bay xung quanh nhà. Từ đó, chúng sẽ tác động đến cơ thể bạn gây ra tình rạng dị ứng bụi bẩn.

Nguyên nhân dẫn đến dị ứng bụi bẩn
Các loài động vật, thú cưng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bụi bẩn.

Cách xử lý khi bị dị ứng bụi bẩn

Lựa chọn tốt nhất khi bị dị ứng bụi bẩn là hãy tránh xa chúng. Nếu việc này không hiệu quả thì hãy áp dụng các phương án sau để hạn chế bụi bẩn tác động lên cơ thể bạn.

Dị ứng bụi bẩn tác động đến hệ hô hấp

Có thể nói, bụi bẩn chính là kẻ thù lớn nhất của hệ hô hấp, các hạt bụi bẩn có kích thước siêu nhỏ nên rất dễ đi sâu vào hệ hô hấp, qua được lá chắn bụi và tấn công vào phổi một cách dể dàng. Vì thế, khi gặp tình trạng này, bạn luôn tìm đủ mọi cách để ức chế chúng, cụ thể, cách dùng thuốc như sau:

  • Thuốc kháng sinh Histamin: Giúp làm giảm ngứa, hắt hơi và sổ mũi. Các loại thuốc dạng uống thường được sử dụng là: fexofenadine, loratadine, cetirizine. Ngoài ra, còn có các loại thuốc dạng xịt mũi bao gồm: olopatadine,…
  •  Thuốc chống nghẹt mũi như Sudafed: Có tác dụng làm thu nhò các mô trong mũi giúp quá trình hô hấp trở nên dể dàng hơn.
  • Ngoài ra, còn một số biện pháp như: Liệu pháp miễn dịch, được thực hiện bằng cách tiêm chất gây dị ứng khoảng 1 – 2 tuần một lần, liều có thể tăng dần trong 1 – 6 tháng để hệ thống miễn dịch không còn nhạy cảm với các chất gây dị ứng. Đồng thời bạn cũng có thể kết hợp với việc rửa mũi giúp làm sạch các chất nhầy và chất kích thích từ xoang.

Những loại thuốc trên có thể giúp bạn làm cải thiện tình trạng dị ứng của mình một cách hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế trước khi sử dụng chúng để hạn chế nguy cơ tác dụng phụ cũng như tránh lạm dụng quá nhiều sẽ gây hại nghiêm trọng cho cơ thể.

Cách xử lý khi bị dị ứng bụi bẩn
Bụi bẩn chính là kẻ thù lớn nhất của hệ hô hấp

Dị ứng bụi bẩn làm da nổi mụn

Bụi bẩn là những tác nhân gây hại không chỉ đến sức khỏe mà làn da bạn cũng không thể tránh khỏi. Các độ tố trong bụi bẩn khi lên da sẽ dể dàng tích tụ trên bề mặt, từ đó sẽ dẫn đến tình trạng dị ứng da mặt, làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây các vấn đề về da nghiêm trọng khác. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây để làm giảm thiểu tình trạng trên:

  • Cấp ẩm cho làn da: Khi lớp màng ẩm trên da là hàng rào chắn bảo vệ bị phá vỡ, các tạp chất có thể nhanh chóng xâm nhập vào da của bạn. Vì thế, cấp ẩm cho da là điều rất cần thiết khi da bạn bị dị ứng với bụi bẩn. Cụ thể, bạn cần cung cấp cho da vitamin C, E, đây là những chất giúp chống oxi hóa giúp làm lành các tốn thương gây ra bởi các gốc tự do và tạo cho làn da một hàng rào miễn dịch vững chắc.
  • Thanh lọc làn da: Hãy chọn những sản phẩm có chức năng thanh tẩy chất độc cho làn da. Bạn cũng có thể ưu tiên những loại mặt nạ cho da như mặt nạ đất sét, đất trắng kaolin. Các loại này có tác dụng hút độc tố, căng bã dưới da và cuốn đi lớp tế bào chết để lỗ chân lông thoáng sạch hơn.
  • Làm sạch sâu: Bước rửa mặt hằng ngày đôi khi không có tác dụng loại bỏ bụi bẩn một cách hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một số dụng cụ nhưng bọt xốp rửa mặt hoặc máy rửa mặt, các loại máy có công nghệ tiên tiến sẽ giúp cho bạn tác động một lực mạnh làm sạch lổ chân lông. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bạn nên ma xát nhẹ nhàng trên da, tránh tác động mạnh làm tổn thương da.
Cách xử lý khi bị dị ứng bụi bẩn
Bụi bẩn là những tác nhân gây hại không chỉ đến sức khỏe mà làn da bạn cũng không thể tránh khỏi.

Dị ứng bụi bẩn làm da sưng, nổi mề đay

Các dị nguyên trong không khí từ lông động vật, khói mốc, khói bụi các loại, phấn hoa, men mốc,… đều là các loại bụi bẩn có nguy cơ gây bệnh nổi mề đay. Các hợp chất có hại này thường tác động rất lớn vào làn da của chúng ta, từ đó gây kích ứng, phát ban thường có màu đỏ và gây ngứa rất nhiều. Nếu không thể thoát khỏi các tác nhân trên, bạn nên áp dụng các phương pháp xử lý sau:

  • Chườm đá lạnh: Bạn có thể dùng một miếng vải bọc viên dá rồi chườm lên vùng da dị ứng trong vòng 15 phút, điều này sẽ giúp làm mát da và giảm bớt ngứa hiệu quả.
  • Dùng nha đam: Là một loại thảo dược có tác dụng làm mát, thanh nhiệt và giải độc tốt, bạn chỉ cần sử dụng nha đam đắp hoặc bôi lên vùng dị ứng nổi mề đay khoảng 10 phút. Thực hiện các này nhiều lần trong ngày sẽ giúp các nốt sần giảm đi đáng kể.
  • Lá hẹ: Cũng tương tự như những cách trên, bạn chỉ cần dùng lá hẹ rửa sạch sau đó đắp lên vùng da bệnh. Điều này sẽ giúp bạn chống viêm , giải độc và kháng khuẩn rất tốt.

Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý rằng trong các trường hợp nghiêm trọng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng một trong những phương pháp trên. Nếu tình trạng dị ứng không thuyên giảm, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, nhất là khi dị ứng bụi bẩn tác động quá lớn đến hệ hô hấp.

Cách xử lý khi bị dị ứng bụi bẩn
Các dị nguyên trong không khí từ lông động vật, khói mốc, khói bụi các loại, phấn hoa, men mốc,… đều là các loại bụi bẩn có nguy cơ gây bệnh nổi mề đay.

Làm thế nào để ngăn ngừa dị ứng bụi bẩn

Bụi bẩn tích tụ nhiều chính là nguy cơ gây ra dị ứng dể dàng nhất chính vì thế, bạn nên tham khảo những điều sau đây để cải thiện môi trường xung quanh mình, hạn chế tiếp xúc bụi bẩn, từ đó giảm nguy cơ dị ứng tốt hơn.

Ngăn ngừa dị ứng bụi bẩn tại nhà

Điều quan trọng nhất để hạn chế vấn đề dị ứng bụi bẩn là đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho môi trường sống ở trong nhà bạn, chủ yếu là ở trong phòng ngủ, phòng khách để giảm thiểu tối đa các tác nhân gây bụi bẩn.

  • Thường xuyên giặt tất cả các khăn trải giường, chăn, vỏ gối trong nước nóng với nhiệt độ 54,4 độ C để tiêu diệt các loại bụi bẩn, mạc bụi và loại bỏ các chất gây kích ứng.
  • Chọn mua loại vỏ gối chống dị ứng bụi có kéo khóa để bọc nệm và gối của bạn.
  • Lau dọn bằng khăn ướt hoặc hút bụi nhà cửa thường xuyên ít nhất 2 lần mỗi tuần.
  • Hạn chế sử dụng các loại gấu bông, thú hồi bông, hoặc nếu sử dụng bạn nên thường xuyên giặt giũ để tránh bụi bẩn bám vào gây tình trạng viêm da dị ứng.
  • Sử dụng máy lọc không khí: Loại máy này giúp làm sạch các hạt bụi bẩn, ngăn không cho chúng tiếp xúc với cơ thể bạn.
  • Loại bỏ các loại thảm vì nó chính là nơi tích tụ bụi nhiều nhất trong nhà.
  • Sắp xếp đồ đạc ngăn nắp, tránh để bữa bãi, lộng xộn. Loại bỏ những đồ thừa thải, không dùng đến để tránh nguy cơ tích tụ bụi.
  • Phòng ngủ và phòng khách trong nhà nên để thông thoáng, đảm bảo có ánh sáng mặt trời chiếu vào.
  • Bổ sung vitamin C cho cơ thể cũng sẽ giúp bạn giảm được chứng dị ứng. Theo lời khuyên từ các chuyên gia bạn nên bổ sung khoảng 100 mg vitamin C mỗi ngày.
  • Luôn giữ cho cơ thể sạch sẽ. Nếu bạn mới tham gia giao thông về thì nên tắm rửa sạch sẽ để hạn chế bụi bẩn bám trên da. Ngoài ra, nên rửa kỹ mũi, mắt bằng nước muối.
  • Khi ra ngoài nên đeo khẩu trang và đeo kính để làm hạn chế bụi bẩn tiếp xúc với da mặt.
Làm thế nào để ngăn ngừa dị ứng bụi bẩn
Điều quan trọng nhất để hạn chế vấn đề dị ứng bụi bẩn là đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho môi trường sống ở trong nhà bạn

Ngăn ngừa dị ứng bụi bẩn tại các cơ sở sản xuất

Môi trường sản xuất sạch, không có bụi bẩn đang là vấn đề được quan tâm rất nhiều. Theo đó, một môi trường làm việc trong lành không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe người lao động mà còn góp phần làm tăng giá trị sản phẩm. Chính vì thế, đừng quên trang bị những kiến thức để phòng chống bụi bẩn trong sản xuất, cụ thể như:

  • Trang bị hệ thống túi lọc: Hệ thống này bao gồm túi lọc trong buồng kín và buồng kín cố định. Đây là phương pháp bao gồm các hệ thống đường ống gom bụi sẽ được đặt ở nơi phát sinh bụi, khi lượng bụi được sinh ra quá lớn, nó sẽ tổ hợp lại vào để gom bụi vào một nơi. Sử dụng phương pháp này có ưu điểm khá lớn là có thể dể dàng thay túi lọc, bảo trì hệ thống ổn định và giá thành rẻ.
  • Hệ thống khử bụi cyclon: Hệ thống này chủ yếu dùng phương pháp ly tâm để tách bụi, thông thường nó áp dụng để lọc các hạt bụi thô, có kích thước lớn. Hiệu quả xử lý của cách này từ 75 – 90% và có thể xử lý dòng bụi có nhiệt độ cao đến 400 độ C.
  • Hệ thống lọc hơi và khói: Các bộ lọc hơi dầu kết hợp với túi lọc Hepa giúp lọc sạch bụi và khói từ các nhà máy công cụ, thiết bị sản xuất,…
  • Hệ thống lọc ướt: Hệ thống này được sử dụng phương pháp lọc ướt kết hợp với màng lọc, bọt để xử lý. Cụ thể nó giúp lọc các loại bụi như: bột nhôm, bụi ẩm, khí và bụi ở nhiệt độ cao, hấp thụ khí độc, khữ ozon khi kết hợp với hệ thống ozon.

Ngoài ra, các cơ sở sản xuất nên trang bị quần áo phòng chống bụi cho công nhân nếu làm việc ở những nơi nhiều bụi bẩn, đặc biệt là bụi độc để phòng ngừa nguy cơ dị ứng bụi hiệu quả nhất. Đồng thời, những công nhân này, nên thường xuyên được khám sức khỏe định kì để phát hiện người bệnh do dị ứng bụi bẩn và điều trị kịp thời.

Làm thế nào để ngăn ngừa dị ứng bụi bẩn
Đừng quên trang bị những kiến thức để phòng chống bụi bẩn trong sản xuất

Cách lựa chọn khẩu trang giúp ngăn ngừa dị ứng bụi bẩn

Đeo khẩu trang chính là các làm giảm dị ứng bụi bẩn một cách nhanh chóng, đơn giản và hiệu quả đối với chúng ta khi đến những nơi công cộng. Thông thường đa số chúng ta thường sử dụng các loại khẩu trang vải hoặc khẩu trang y tế. Tuy nhiên, những loại này thường không có khả năng bảo vệ chúng ta khỏi dị ứng bụi bẩn hiệu quả.

Lựa chọn khẩu trang đúng cách không những có khả năng phòng ngừa dị ứng bị bẩn hiệu quả mà còn giúp ngăn chặn sự xâm nhập của những vi rút có hại. Cụ thể, cách lựa chọn này cần đảm bảo những vấn đề sau:

  • Lựa chọn về chất liệu khẩu trang là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh Hoa Kỳ kiến nghị nên sử dụng loại N95 và N99 ở những nơi có nhiều bụi bẩn và ô nhiễm không khí nặng. N95 có nghĩa là loại khẩu trang này lọc được 95% các loại bụi trong không khí kể cả bụi siêu mịn. Còn N99 thì lọc được đến 99% các vật chất bụi có trong không khí, ngăn cản được gần như tuyệt đối các tác nhân này.
  • Khẩu trang cần ôm sát mặt. Đây là tiêu chí quan trọng nhất khi đeo khẩu trang, khẩu trang ôm sát mặt cho phép tối đa 5% không khí đi qua các khoảng trống.
  • Khẩu trang cần che kín cả mũi lẫn miệng.
  • Chỉ đeo khẩu trang một lần, tuyệt đối không tái sử dụng khẩu trang quá nhiều lần.
  • Lựa chọn khẩu trang có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo về chất lượng, không bị nhào nát, không bị rách.
  • Sử dụng khẩu trang có độ thông thoáng, tuy nhiên vẫn đảm bảo được khả năng chống bụi. Việc này giúp người đeo cảm thấy thảo mái, giúp việc hô hấp được dể dàng hơn.

Hi vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm những thông tin cần thiết về dị ứng bụi bẩn. Và luôn nhớ rằng, khi có bất cứ những biểu hiện dị ứng bất thường hãy đến ngay các cơ sở y tế để  được khám, điều trị sớm nhất, tránh gây những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.

Cùng chuyên mục

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh chữa dị ứng nổi mề đay hiệu quả và an toàn

Dị ứng nổi mẩn ngứa không còn là nỗi lo nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm

Bài thuốc nam gia truyền 150 năm trị dứt điểm bệnh dị ứng mẩn ngứa, nổi mề đay được nhiều người bệnh và chuyên gia đánh giá cao được nghiên...

Da mặt bị đỏ và rát: Nguyên nhân và cách khắc phục tại nhà hiệu quả

Da mặt bị đỏ rát là một trong những biểu hiện cho thấy bạn đang gặp phải một số vấn đề da liễu. Tình trạng này có thể xảy ra...

Hay ngứa toàn thân về đêm: Nguyên nhân cách chữa và phòng ngừa

Hay ngứa toàn thân về đêm không chỉ khiến người bệnh khó chịu mất ngủ mà còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm trên cơ thể...

Môi bị sưng 1 cục: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Môi bị sưng 1 cục: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Môi bị sưng 1 cục là bị gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm vì tình trạng thường xuất hiện đột ngột, gây ra nhiều phiền toái...

Dị ứng thịt gà: Biểu hiện và cách xử lý đúng

Dị ứng thịt gà xảy ra không phổ biến, thường gặp nhiều nhất ở những người có cơ địa mẫn cảm. Khi mắc phải, người bệnh sẽ có triệu chứng...

Dị ứng phấn hoa: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý

Dị ứng phấn hoa là một dạng của bệnh dị ứng, thường xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn