Ngứa toàn thân như kiến bò là bệnh gì? Làm sao hết?

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt đơn giản hiệu quả

Dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả

Dị ứng thời tiết mùa hè nắng nóng: Xử lý và phòng ngừa

Dị ứng nước: Biểu hiện, Cách điều trị và phòng ngừa

Ngủ dậy bị sưng môi trên là do đâu? Nguy hiểm không?

Dị ứng bột ngọt: Triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Dị ứng mật ong: Cách nhận biết, xử lý và phòng ngừa

Dị ứng thịt bò: Dấu hiệu và cách xử lý ngay tại nhà

Dị ứng thời tiết: Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa

Dị ứng bột ngọt: Triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Dị ứng bột ngọt xảy ra không phổ biến nhưng có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Khi mắc phải, người dùng thường bị rối loạn tiêu hóa, da mặt sưng phù, phát ban nhiều vùng trên cơ thể,… ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và cuộc sống.

Tìm hiểu về hiện tượng dị ứng bột ngọt

Dị ứng bột ngọt là tình trạng cơ thể phản ứng quá mức khi dung nạp bột ngọt vì lầm tưởng nó là tác nhân gây hại. Khi khởi phát, người bị dị ứng thường có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, phát ban, buồn nôn, ói mửa,…

Bột ngọt (hay còn gọi là mì chính) có tên khoa học là Monosodium glutamate (MSG), là một loại gia vị thường được dùng trong nấu ăn. Ngoài ra, nó còn được tìm thấy nhiều trong các sản phẩm đóng hộp hay thức ăn chế biến sẵn.

Dị ứng bột ngọt
Bột ngọt là một loại da vị thường được dùng trong nấu ăn

Theo FDA (Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ), bột ngọt là một thành phần an toàn và lành tính. Tuy nhiên, những báo cáo liên quan đến hiện tượng dị ứng bột ngọt vẫn tăng đều hàng năm. Cụ thể:

  • Năm 2011, một nghiên cứu về dinh dưỡng chỉ ra mối liên hệ giữa trẻ em bị viêm da và bột ngọt.
  • Năm 2014, nghiên cứu dinh dưỡng lâm sàn đã phát hiện mối liên quan giữa bột ngọt và nhóm nhỏ người bị viêm da mãn tính. Các triệu chứng thường gặp là đau đầu, râm ran da, nóng rát ở ngực,…
  • Cũng trong năm 2014, một nghiên cứu trên động vật cho biết: Khi tiêu thụ bột ngọt có thể dẫn đến hành vi gần giống trầm cảm bởi sự thay đổi chất dẫn truyền hệ thần kinh serotonin trong não, ảnh hưởng đến cảm xúc và tâm trạng.
  • Năm 2015, một nghiên cứu khác tiết lộ việc dung nạp bột ngọt lâu dài ở động vật có khả năng gây tổn thương thận.
  • Năm 2016, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng: Bất kì lượng bột ngọt nào cũng là chất sinh độc genotoxic, có thể gây tổn hại tế bào và các yếu tố di truyền ở người.

Dị ứng bột ngọt xảy ra không phổ biến nhưng có thể gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là người có cơ địa nhạy cảm. Người bị dị ứng không chỉ gặp khó khăn trong sinh hoạt và cuộc sống mà các triệu chứng của dị ứng còn để lại những hậu quả không tốt về mặt thẩm mỹ.

Về cơ bản, dị ứng bột ngọt không gây nguy hiểm đến tính mạng, có thể khỏi sau 1-2 ngày chăm sóc và chữa trị. Nhưng nếu chủ quan không can thiệp y tế sớm có thể gây sốc phản vệ, dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân gây dị ứng bột ngọt

Cho đến hiện nay, các nghiên cứu khoa học vẫn chưa thể chứng minh mối liên quan giữa bột ngọt và các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng khi dung nạp loại thực phẩm có thành phần này. Tuy nhiên, nguyên nhân gây dị ứng bột ngọt có thể xuất phát từ các yếu tố sau đây:

Ăn quá nhiều bột ngọt

Đa số các trường hợp dị ứng đều đến từ việc ăn quá nhiều bột ngọt. Trong loại gia vị này chứa muối acid glutamic là  Monosodium Glutamat, có tác dụng kích thích vị giác giúp ăn ngon miệng hơn nhưng lại có khả năng kích ứng khi dung nạp dư hàm lượng.

Ngoài ra, việc thường xuyên ăn nhiều bột ngọt còn khiến cơ thể dư thừa Glutamate ngoại sinh, gây tổn thương đến gan, thận, não và các dây thần kinh cảm giác. Vì vậy, tốt nhất là ăn bột ngọt với một lượng vừa đủ.

Dị ứng bột ngọt
Ăn quá nhiều bột ngọt có thể gây dị ứng

Ăn phải bột ngọt giả

Bột ngọt giả hay bột ngọt kém chất lượng thường chứa nhiều hóa chất gây hại cho hệ tiêu hóa và sức khỏe người dùng. Nên nếu ăn phải, cơ thể sẽ có khả năng xảy ra tình trạng dị ứng, nặng hơn là ngộ độc.

Để đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa tình trạng dị ứng, người dùng nên chọn mua bột ngọt tại các cửa hàng, siêu thị uy tín để đảm bảo chất lượng. Và đừng quên, kiểm tra kĩ hạn sử dụng để tránh các tác dụng phụ không đáng có.

Tác nhân gây dị ứng không phải bột ngọt

Nhiều người khi thưởng thức phải các món ăn có nêm bột ngọt thì xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, khó chịu, phát ban,… Đây có thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên với các trường hợp khác như:

  • Dị ứng với các thực phẩm khác: Hải sản, thịt gà, thịt bò, đậu phộng,…
  • Ngay cùng thời điểm mắc các bệnh lý da liễu như mề đay, mẩn ngứa,…

Triệu chứng khi bị dị ứng bột ngọt

Người bị dị ứng bột ngọt thường rất dễ nhận biết thông qua các triệu chứng đặc trưng ở bề mặt da và đường hô hấp. Cụ thể là:

  • Buồn nôn, mắc ói
  • Đau ngực nhẹ
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Tâm trạng thay đổi
  • Da mặt căng hoặc sưng phù
  • Cơ thể mệt mỏi, không có sức sống.
  • Đau đầu, chóng mặt, đổ nhiều mồ hôi
  • Sổ mũi, nghẹt mũi một cách đột ngột
  • Phát ban ở bất kì vùng da nào trên cơ thể
  • Tê và nóng rát ở nhiều nơi, đặc biệt là vùng miệng
Dị ứng bột ngọt
Người bị dị ứng bột ngọt thường gặp các triệu chứng đau đầu, buồn nôn, mắc ói, phát ban,…

Ngoài ra, khi gặp biến chứng nặng, người bị dị ứng bột ngọt còn có thể gặp thêm các triệu chứng sau:

  • Khó thở
  • Tim đập nhanh
  • Sưng cổ họng
  • Đau ngực nặng
  • Sốc phản vệ

Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng dị ứng bột ngọt, tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và có biện pháp điều trị phù hợp giúp tình trạng dị ứng nhanh khỏi hơn.

Cách chữa dị ứng bột ngọt hiệu quả

Đối với các trường hợp nhẹ, người bị dị ứng bột ngọt có thể xử lý nhanh tại nhà. Nhưng nếu tình trạng đó kéo dài hoặc các triệu chứng dị ứng có dấu hiệu trở nặng thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

1. Xử lý nhanh tại nhà

Khi bị dị ứng bột ngọt, người dùng có thể áp dụng cách xử lý nhanh dưới đây để kiểm soát kịp thời cơn dị ứng, ngăn không cho các triệu chứng bộc phát mạnh mẽ. Cụ thể:

  • Dừng ăn ngay các món có chứa bột ngọt.
  • Uống một cốc nước chanh ấm pha với muối và nằm nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát trong 15-20 phút.
  • Cố gắng nôn các loại thực phẩm đã ăn ra ngoài là cách tốt nhất để cải thiện tình trạng dị ứng.
  • Uống nhiều nước ấm để giúp cơ thể thanh lọc và giải độc, giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, ngứa ngáy.
  • Tuyệt đối không nên dùng thêm bất cứ loại thuốc nào để tránh gây tác dụng phụ, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
  • Tạm ngưng hoàn toàn bột ngọt trong một khoảng thời sau để tránh tình trạng dị ứng tái phát lại.

2. Đến gặp bác sĩ

Nếu sau khi áp dụng cách xử lý nhanh tại nhà mà tình trạng dị ứng không thuyên giảm thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp điều trị thích hợp.

Dị ứng bột ngọt
Khi tình trạng dị ứng kéo dài hoặc các triệu chứng không thuyên giảm bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp điều trị thích hợp

Tại đây, bác sĩ sẽ đặt một số câu hỏi để xác định triệu chứng lâm sàng và tìm ra nguyên nhân gây dị ứng. Người dùng cần cung cấp chính xác và đầy đủ thông tin để quá trình điều trị đạt kết quả cao nhất. Trong trường hợp, người bị dị ứng đã sử dụng thuốc trước khi đến khám thì cần mang theo thuốc để bác sĩ kiểm tra và có hướng chữa trị tốt nhất.

Sau khi thăm khám, bác sĩ thường cho người bị dị ứng sử dụng một số loại thuốc sau:

  • Thuốc bôi ngoài da: Dùng trong trường hợp nhẹ, có tác dụng làm dịu da, giảm ngứa ngáy, giúp kiểm soát tốt tình trạng dị ứng.
  • Thuốc kháng Histamine thể H1: Thường được dùng khi da xuất hiện tình trạng phát ban, ngứa ngáy, khó chịu, giúp da hồi phục nhanh hơn.
  • Thuốc tiêm Epinephrine: Dùng khi người dị ứng bị sốc phản vệ, giúp khai thông đường thở, chống sự co thắt ở phế quản.

Các loại thuốc trên chỉ được dùng theo đơn hoặc khi được sự phép của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý dùng tại nhà nếu không sẽ dễ xảy ra các phản ứng phụ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và gây khó khăn trong công tác điều trị dị ứng.

Lời khuyên cho người bị dị ứng bột ngọt

Để tránh tình trạng dị ứng bột ngọt tái phát liên tục thì người dùng cần lưu ý những điều sau đây:

  • Tránh nêm bột ngọt ở nhiệt độ quá cao vì có thể gây biến chất các thành phần có trong bột ngọt và dễ sinh ra kích ứng khi dung nạp vào cơ thể.
  • Không nêm bột ngọt ở nhiệt độ quá thấp vì chúng có khả năng không tan hoàn toàn trong thức ăn nên sẽ dễ phát sinh dị ứng.
  • Nên nêm bột vào món ăn sau khi đã nấu sôi và tắt bếp. Lưu ý là sau khi nêm cần dùng muỗng hoặc đũa khuấy đều để bột ngọt tan hoàn toàn.
  • Kiêng sử dụng bột ngọt với thực phẩm ngọt vì có thể ảnh hưởng đến khẩu vị ăn uống và không tốt cho sức khỏe.
  • Không kết hợp bột ngọt với đồ chua vì acid trong đồ chua có thể gây phá hủy các thành phần trong bột ngọt, ảnh hưởng không tốt cho cơ thể khi dung nạp vào.
  • Tránh dùng bột ngọt chung với đồ chiên rán vì có thể làm mất hương vị món ăn và ảnh hưởng không tốt đến dạ dày.
  • Tránh sử dụng thực phẩm đóng hộp có chứa bột ngọt. Nếu muốn sử dụng, phải tham khảo thật kĩ để tránh xảy ra dị ứng.
  • Nên sử dụng bột ngọt với hàm lượng vừa phải, tốt nhất là 6g/ngày để tốt cho sức khỏe và hạn chế tối đa tình trạng dị ứng tái phát.

Trên đây là những thông tin cần thiết về dị ứng bột ngọt. Hiện tình trạng này vẫn chưa có biện pháp điều trị dứt điểm nên đòi hỏi người dùng cần chủ động trong việc điều trị và phòng tránh.

Cùng chuyên mục

Dị ứng thịt bò: Dấu hiệu và cách xử lý ngay tại nhà

Dị ứng thịt bò không chỉ gây tổn thương da mà còn đi kèm với một số triệu chứng ở cơ quan hô hấp và tiêu hóa. Đối với các...

Dị ứng thời tiết có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu?

Dị ứng thời tiết có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu?

Dị ứng thời tiết có tự khỏi không và kéo dài bao lâu là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Theo các bác sĩ chuyên môn, các triệu...

Da mặt bị dị ứng nổi sẩn ngứa có nguy hiểm không?

Da mặt bị dị ứng nổi sẩn ngứa và mẹo xử lý cực đơn giản

Da mặt bị dị ứng nổi sẩn ngứa gây tổn thương da, khiến người bệnh mất tự tin. Nếu không xử lý kịp thời và chăm sóc da đúng cách...

Ngủ dậy bị sưng môi trên là do đâu?

Ngủ dậy bị sưng môi trên là do đâu? Nguy hiểm không?

Ngủ dậy bị sưng môi trên nhưng không rõ nguyên nhân là dấu hiệu nguy hiểm vì trong trường hợp này, môi cũng không có bất kỳ vết thương nào...

dị ứng mỹ phẩm

Dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả

Thiếu cẩn trọng trong việc lựa chọn, cộng thêm dùng mỹ phẩm không đúng cách sẽ rất dễ gây dị ứng, nhất là ở những người có làn da nhạy...

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt đơn giản hiệu quả

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt đơn giản hiệu quả

Sử dụng lá lốt chữa dị ứng thời tiết có tác dụng làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, sưng viêm giúp người bệnh cảm giác dễ chịu hơn. Vậy...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn