Nổi mề đay có ăn thịt gà, trứng gà được không? Giải đáp

Da nổi hột giống da gà và ngứa và các bệnh lý có thể gặp

Nổi mẩn ngứa ở mông: Nguyên nhân và cách xử lý

Nổi mề đay do HIV và các dấu hiệu nhận biết chính xác

Mề đay Cholinergic là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Nổi chấm đỏ trên da như nốt ruồi son là bị gì? Có nguy hiểm?

Ngứa như kim châm khắp người và những bệnh lý liên quan

Ngứa chân tay về đêm: Cách điều trị và phòng ngừa ngăn tái phát

Bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm và cách xử lý mẹ cần biết

Nổi mẩn đỏ ngứa ở cổ: Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm

Da nổi hột giống da gà và ngứa và các bệnh lý có thể gặp

Tình trạng da nổi hột giống da gà và ngứa hay gặp ở nhiều người, đặc biệt ở người da nhạy cảm dễ bị nổi mẩn ngứa. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do mắc một số bệnh lý liên quan. Để hiểu hơn về các bệnh có liên quan đến da nổi hột giống da gà, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Da nổi hột giống da gà và ngứa và các bệnh lý có thể gặp

Da nổi hột giống da gà và ngứa khi quan sát người bệnh sẽ thấy trên da xuất hiện những hạt nhỏ cộm lên, các hạt cộm này có kích thước tương ứng với nang lông, khi sờ vào có cảm giác sần sùi và ngứa ngáy. Theo nhận định của các chuyên gia trong ngành, tình trạng này có thể liên quan đến các bệnh sau đây:

Bệnh nổi mề đay mẩn ngứa

Khi da bạn nổi hột giống da gà và ngứa thì có thể bạn bị bệnh nổi mề đay mẩn ngứa. Nổi mề đay do tác động bởi một số dị nguyên làm xuất hiện các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ và có thể lan sang các vùng da khác.

Một số trường hợp bị nổi mề đay nặng hơn sẽ bị sưng mí mắt, phù mạch, sưng môi, buồn nôn, tiêu chảy,…

Bệnh mề đay mẩn ngứa là bệnh da liễu tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh nhưng sẽ gây ra các triệu chứng khó chịu, gây tác động đến sinh hoạt của người bệnh. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng khác như sốc phản hệ, nhiễm trùng,…

XEM THÊM: Bệnh nổi mề đay: Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả nhất

Da nổi hột giống da gà và ngứa và các bệnh lý có thể gặp
Da nổi hột giống da gà và ngứa và các bệnh lý có thể gặp

Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là bệnh mãn tính rất khó điều trị được tận gốc, bệnh có thể tái phát lại nhiều lần trong năm gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Viêm da cơ địa có thể xuất hiện từ lúc còn nhỏ đến khi bạn trưởng thành.

Các nguyên nhân dẫn đến viêm da cơ địa phần lớn là do di truyền, từ các dị nguyên gây bệnh, những người dễ bị kích ứng. Viêm da cơ địa có thể bị ở lưng, tay, chân, bụng,…

Ngoài dấu hiệu da nổi hột giống da gà và ngứa thì viêm da do cơ địa còn có một số biểu hiện nhận biết như sau:

  • Da bị khô, nổi các nốt sẩn đỏ li ti
  • Các cơn ngứa xuất hiện nhiều vào ban đêm khiến người bệnh khó chịu, mất ngủ dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe.
  • Nếu người bệnh gãi mạnh sẽ làm cho vùng da bị trầy xước và dẫn đến viêm nhiễm, lan sang các khu vực khác.
  • Khi chà xát mạnh sẽ làm cho da bị bong tróc.
  • Khu vực da bị tổn thương sẽ chuyển sang sẫm màu.

Viêm nang lông

Viêm nang lông cũng là một trong các bệnh liên quan đến tình trạng da nổi hột giống da gà và ngứa. Bệnh xuất hiện khi nang lông bị viêm do vi khuẩn, nấm, hoặc do tụ cầu khuẩn gây ra.

Người bệnh viêm nang lông sẽ có các triệu chứng như: Da nổi các mụn đỏ hoặc mụn đầu trắng trong khu vực lỗ chân lông, đi kèm với biểu hiện ngứa rát và sưng.

Bệnh rôm sảy

Bệnh rôm sảy xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu là ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Nổi rôm sảy là tình trạng các tuyến mồ hôi tắc nghẽn, ứng đọng lại trên da gây ra tình trạng viêm nhiễm, nổi các mẩn đỏ trên da. Bệnh thường xảy ra vào mùa hè do thời tiết oi bức, các tuyến mồ hôi sẽ tiết ra nhiều hơn.

Người mắc bệnh rôm sảy đa số sẽ tự khỏi sau khi thời tiết mát mẻ, không cần đến sự can thiệp của y học. Lúc này cơ thể có thể kiểm soát được lượng mồ hôi tiết ra. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, nếu gãi mạnh sẽ gây nhiễm trùng da và lở loét.

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh rôm sảy:

  • Các mụn nước li ti nổi theo từng vùng trên da có màu đỏ hồng. Thường sẽ nổi ở các khu vực: Trán, vai, lưng, bụng, cổ, tay, háng, nách.
  • Gây bứt rứt, ngứa ngáy khó chịu.
  • Tình trạng nặng hơn có thể bị nổi mụn nhọt, lở loét, nhiễm trùng và sốt.

Bệnh thận

Người bị suy thận, các độc tố sẽ không thể đào thải ra bên ngoài, lâu dần sẽ tích tụ lại thấm vào máu và lan ra da. Lúc này da sẽ xuất hiện các mẩn đỏ ngứa ngáy khó chịu. Bệnh chuyển sang giai đoạn càng nặng thì các triệu chứng này cũng sẽ nhiều hơn.

ĐỌC NGAY: Người bị nổi mề đay nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?

Bệnh thận
Bệnh thận

Ngoài ra, bệnh thận còn có các triệu chứng khác đi kèm như:

  • Đi tiểu đêm, tiểu nhiều lần
  • Rối loạn giấc ngủ, không ngủ ngon
  • Huyết áp cao
  • Có thể lên cơn đau tim, tức ngực khó thở, dịch tràn màng phổi,…

Các bệnh về gan

Cũng tương tự như bệnh suy thận, gan cũng có chức năng đào thải các độc tố, thúc đẩy quá trình thanh lọc cơ thể. Khi người bệnh mắc một số bệnh về gan như: Viêm gan, xơ gan, nóng gan,…Sẽ làm suy yếu chức năng gan, các độc tố bị ứ đọng lâu dần sẽ bài tiết qua da khiến da ngứa ngáy, nổi sần như da gà.

Ngoài ra, người mắc các bệnh về gan còn có các biểu hiện như sau: Da bị vàng, cơ thể mệt mỏi, đau tức ngực, vàng mắt, đi tiểu có màu vàng đậm,…

Bệnh tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp có 2 loại là cường giáp và suy giáp, bệnh xảy ra khi cơ thể mất cân bằng các nội tiết tố. Bệnh thường xuất hiện ở vùng chân và đùi kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy, da nổi hột như da gà. Bệnh cần được chẩn đoán và điều trị sớm vì nếu tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh có các dấu hiệu như sau:

  • Da bị khô, nổi các nốt sần đỏ, xuất hiện sáp da.
  • Ngứa ngáy và đau rát
  • Cơ thể mệt mỏi, đau nhức toàn thân, ở phụ nữ có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
  • Móng tay cứng hơn và tăng tiết mồ hôi.

Bệnh bạch huyết

Bệnh bạch huyết gây ra các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ khắp cơ thể. Người bệnh sẽ giảm dần sức đề kháng khi các hạch bạch huyết dần sưng to. Khi các hạch bạch huyết càng sưng to thì các triệu chứng của bệnh càng nghiêm trọng hơn, các cơn ngứa ngày càng dữ dội hơn khiến người bệnh khó chịu.

Người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời khi phát hiện các dấu hiệu sau:

  • Khó thở, tức ngực, sốt, ho và đổ mồ hôi liên tục
  • Cơ thể mệt mỏi, sụt cân
  • Nổi các u ở vùng nách, cổ và háng

Bị giun sán, nhiễm khuẩn

Bị giun sán cũng có thể gây ra tình trạng da bị nổi hột như da gà và ngứa. Vì khi giun sán xâm nhập vào cơ thể người bệnh sẽ làm mất cân bằng hệ miễn dịch. Khi hệ miễn dịch hoạt động mạnh sẽ gây nên tình trạng kích ứng da, da bắt đầu nổi các mẩn đỏ và ngứa ngáy.

XEM NGAY: Cách Chữa Nổi Mề Đay Tại Nhà Với 9 Vị Thuốc Dân Gian

Bị giun sán, nhiễm khuẩn
Bị giun sán, nhiễm khuẩn

Nguyên nhân dẫn đến bị nhiễm giun sán là do vệ sinh cá nhân không đúng cách, ăn uống không vệ sinh, quan hệ tình dục không an toàn, tiếp xúc các động vật có giun sán,…

Một số dấu hiệu nhận biết người bị nhiễm giun sán như:

  • Da khô và sần sùi
  • Thường xuyên bị sốt, tức ngực, viêm mũi, đau nhức tai,…
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Hay bị táo bón nhưng không rõ nguyên nhân

Điều trị da nổi hột giống da gà và ngứa

Để làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu của tình trạng da bị nổi hột người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp sau:

Đến gặp bác sĩ chuyên khoa

Khi gặp các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, nổi hột như da gà, người bệnh cần tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Đa số người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc Tây để kiểm soát các triệu chứng khó chịu.

Một số thuốc được áp dụng để điều trị khi da bị nổi hột giống da gà và ngứa như:

  • Thuốc kháng Histamin: Các thuốc thuộc nhóm này có công dụng làm giảm các cơn ngứa do dị ứng, nổi mề đay gây ra, giảm đau, sổ mũi, nghẹt mũi,…Khi dùng thuốc sẽ gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ và mất tập trung.
  • Các loại thuốc bôi kháng sinh: Các thuốc bôi kháng sinh có khả năng làm giảm tổn thương da, một số trường hợp da bị tổn thương do bội nhiễm cũng được chỉ định dùng thuốc bôi kháng sinh.
  • Thuốc bôi steroid: Các loại thuốc bôi chứa steroid chứa dẫn xuất corticoid, giúp giảm ngứa chống viêm hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc cũng có thể gây ra các tác dụng phụ nên bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định liều dùng.
  • Dung dịch DEP: Dung dịch DEP có tác dụng giảm ngứa, giảm tổn thương da đặc biệt là do ghẻ gây ra. Thuốc thuộc dạng bôi, thường bôi từ 2-3 lần mỗi ngày tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định.
  • Ngoài thuốc bôi và thuốc uống, người bệnh cũng sẽ được kết hợp với thuốc tiêm và kem dưỡng ẩm để hiệu quả hơn trong quá trình điều trị.

ĐỌC NGAY: 8 loại thuốc điều trị mề đay mẩn ngứa thông dụng, mang lại hiệu quả cao

Điều trị da nổi hột giống da gà và ngứa
Điều trị da nổi hột giống da gà và ngứa

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần phải tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ. Dùng thuốc đúng liều lượng, thăm khám định kỳ để có phương án điều trị tốt nhất. Người bệnh cũng nên theo dõi sức khỏe trong quá trình dùng thuốc vì có thể gây ra một số tác dụng phụ.

Điều trị tại nhà

Song song với điều trị bằng thuốc Tây, người bệnh cũng có thể áp dụng một số biện pháp điều trị tại nhà để làm giảm các chịu chứng khó chịu.

  • Chườm đá và tắm nước mát giúp giảm tình trạng ngứa ngáy, các nốt nổi như da gà cũng sẽ cải thiện dần.
  • Có thể kết hợp tắm với lá khế, bạc hà, lá trầu không, lá hẹ, tía tô,…Để cải thiện các cơn ngứa ngáy khó chịu. Lưu ý, không chà xát mạnh lên vùng da bị nổi sần khi tắm vì sẽ làm tổn thương da và gây nên tình trạng viêm nhiễm.
  • Sử dụng các loại sữa tắm, dầu gội dịu nhẹ, không chứa hàm lượng chất tẩy rửa cao, để tránh tình trạng da bị kích ứng và bệnh trở nên nặng hơn.
  • Không sử dụng các chất kích thích bia, rượu, thuốc lá,…Đặc biệt là trong quá trình điều trị vì sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị và bệnh kéo dài nặng hơn.
  • Kiêng các loại thực phẩm như: Hải sản, thịt bò, thịt gà, đậu nành, đậu phộng, đồ ăn nhanh,…Thay vào đó, người bệnh nên cung cấp các loại rau xanh và trái cây chứa các vitamin cần thiết cho cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Uống từ 2-2.5 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể thanh lọc tốt hơn.
  • Thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao để tăng cường kháng thể, giúp cơ thể bài tiết tốt hơn. Tuy nhiên, hạn chế vận động quá sức.
  • Tránh xa các dị nguyên dễ gây bệnh như khói bụi, hóa chất độc hại, các sản phẩm chăm sóc da kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Nên che chắn thật kỹ khi ra ngoài.

Da nổi hột giống da gà và ngứa không những gây khó chịu cho người bệnh mà còn tiềm ẩn các bệnh nguy hiểm liên quan. Vì vậy, khi có các dấu hiệu, người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Cùng chuyên mục

Nổi mẩn ngứa ở mông: Nguyên nhân và cách xử lý

Nổi mẩn ngứa ở mông thường có biểu hiện nổi ban đỏ, ngứa rát, da khô sần,... gây phiền toái trong sinh hoạt và ảnh hưởng về tâm lý. Bệnh...

Mề đay Cholinergic là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mề đay Cholinergic là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Mề đay Cholinergic là một trường hợp của bệnh mề đay. Bệnh có các triệu chứng tương tự với các dạng mề đay mẩn ngứa thông thường, tuy nhiên bệnh...

Nổi chấm đỏ trên da như nốt ruồi son là bị gì? Có nguy hiểm?

Nổi chấm đỏ trên da như nốt ruồi son là bị gì? Có nguy hiểm?

Nổi chấm đỏ trên da như nốt ruồi son là một trong các hiện tượng da liễu mà nhiều người gặp phải. Trên thực tế, đây không phải là dấu...

Một số lưu ý trong quá trình điều trị mề đay mẩn ngứa

Nổi mề đay có ăn thịt gà, trứng gà được không? Giải đáp

"Nổi mề đay có ăn thịt gà, trứng gà được không?" là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi trong thịt gà, trứng gà có chứa thành...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn