Ngứa toàn thân như kiến bò là bệnh gì? Làm sao hết?

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt đơn giản hiệu quả

Dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả

Dị ứng thời tiết mùa hè nắng nóng: Xử lý và phòng ngừa

Dị ứng nước: Biểu hiện, Cách điều trị và phòng ngừa

Ngủ dậy bị sưng môi trên là do đâu? Nguy hiểm không?

Dị ứng mật ong: Cách nhận biết, xử lý và phòng ngừa

Dị ứng bột ngọt: Triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Dị ứng thịt bò: Dấu hiệu và cách xử lý ngay tại nhà

Dị ứng thời tiết: Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa

Da mặt bị dị ứng thời tiết: Cách xử lý và phòng ngừa tái phát

Da mặt bị dị ứng thời tiết thường kèm theo tình trạng châm chích, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu, làm suy giảm cả tinh thần và chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Đặc biệt do da mặt vô cùng nhạy cảm nên các tổn thương sẽ nhanh chóng lan rộng, nếu không kiểm soát kịp thời thậm chí có thể để lại sẹo trên mặt khiến ngoại hình bị ảnh hưởng.

Da mặt bị dị ứng thời tiết và dấu hiệu nhận biết

Dị ứng thời tiết là tình trạng rất nhiều người gặp phải đặc biệt vào các thời điểm giao mùa. Nguyên nhân có thể do trời quá nóng, quá lạnh, sức đề kháng kém, người có cơ địa dễ mẩn cảm nên không thể chống chọi lại khi có sự thay đổi thời tiết đột ngột. Các yếu tố này khi tiếp xúc với cơ thể hay da mặt làm kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng nguyên (IgE) gây nên các triệu chứng dị ứng ở da mặt hoặc trên toàn thân.

Da mặt bị dị ứng thời tiết
Da mặt bị dị ứng thời tiết có thể ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ nếu không kiểm soát kịp thời

Bên cạnh đó một số yếu tố khác như phấn hóa, bụi bẩn, nấm mốc, đất trong từng thời điểm cũng có thể là yếu tố gây dị ứng. Nhất là với những người ít đeo khẩu trang sẽ khiến các dị nguyên này tiếp xúc trực tiếp vào da, mũi, mắt từ đó gây nên các phản ứng dị ứng nhanh chóng.

Các dấu hiệu đặc trưng khi bị dị ứng da mặt như

  • Da đỏ một các bất thường, da nóng rát, cảm thấy ngứa rát, châm chích khó chịu
  • Da khô ráp trở nên vô cùng nhạy cảm, có cảm giác như bị rạn nứt
  • Các triệu chứng có xu hướng bắt đầu xuất phát từ vùng má, mũi, cằm hay trán.
  • Trên bề mặt da bắt đầu xuất hiện các vết ban da màu hồng đỏ kèm theo nổi sẩn nhỏ
  • Có thể nổi mụn do tuyến nhờn hoạt động mạnh không thoát ra được mà bít tắc lại
  • Các triệu chứng dị ứng điển hình kèm theo như hắt hơi liên tục, ho nhiều, chảy nước mũi, ngứa mũi, cơ thể mệt mỏi khó chịu
  • Trong một số trường hợp người bệnh còn có thể bị nổi mày đay kèm theo gây khó thở, tụt huyết áp nhanh, sốt cao kèm rất nhiều triệu chứng nguy hiểm cần xử lý nhanh chóng.

Thường các triệu chứng dị ứng thường bùng phát nhanh nhưng kết thúc nhanh. Tuy nhiên do tính chất nhạy cảm và nhiều lỗ chân lông ở da mặt có thể khiến các triệu chứng kéo dài hơn. Nếu không nhanh chóng kiểm soát sớm rất dễ khiến người bệnh làm ngứa rát trầy xước da để lại sẹo xấu xí.

Hướng xử lý da mặt bị dị ứng thời tiết

Hầu hết tình trạng da mặt bị dị ứng thời tiết đều không quá nghiêm trọng và có thể kiểm soát được. Tuy nhiên với một  đối tượng đặc biệt như người có cơ địa nhạy cảm, da yếu, trẻ nhỏ, người có da bị tổn thương trước đó nếu không kiểm soát kịp thời bệnh có thể biến chứng xấu. Hậu quả là da bị sẹo lồi hoặc sẹo lỗ xấu xí rất khó để điều trị. Một số biến chứng khác cũng có thể xuất hiện như Viêm nhiễm da, tụt huyết áp, phù mạch, khó thở, da bị lão hóa sớm…

Do đó người bệnh cần nhanh chóng phát hiện và kiểm soát bệnh ngay từ những giai đoạn đầu.

Dùng thuốc Tây y

Dùng thuốc Tây luôn là phương pháp đầu tiên được nghĩ tới khi bị dị ứng. Các loại thuốc này sẽ nhanh chóng kiểm soát các triệu chứng giúp người bệnh dễ chịu hơn. Tuy nhiên hầu hết các loại thuốc này thường kèm theo tác dụng phụ nên người bệnh không nên quá lạm dụng mà chỉ sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Da mặt bị dị ứng thời tiết
Sử dụng các loại thuốc kháng H1 sẽ giúp ức chế nhanh chóng các phản ứng dị ứng

Các thuốc phổ biến thường được chỉ định như

  • Nhóm thuốc kháng histamin H1: thuốc giúp ức chế sự phòng thích histamine quá mức, từ đó giảm ngfay các triệu chứng dị ứng và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng viêm nhiễm đáng kể. Các thuốc phổ biến thường dùng như Fexofenadine, Cetirizine, Levocetirizine,…
  • Thuốc bôi Phenergan cream: cũng thuộc nhóm kháng H1 để giảm nhanh các triệu chứng dị ứng, giảm mẩn đỏ ngứa da đồng thời tăng tốc độ phục hồi những tổn thương đáng kể.
  • Nhóm thuốc bôi chứa Menthol 1%: giúp làm dịu cảm giác chân chích, ngứa rát ở da do có chiết xuất từ bạc hà. Ngoài ra nó còn đem đến tác dụng giảm đau, giảm sưng đáng kể. Hầu hết các loại thuốc chứa Methol 1% đều khá an toàn, ít gây kích ứng, thường chỉ định khi mặt sưng viêm và đau rát
  • Nhóm thuốc bôi chứa Corticoid: hầu hết chỉ dùng các các trường hợp nhiễm khuẩn nặng, dị ứng lan rộng chưa thể kiểm soát được do có tác dụng khá mạnh. Thuốc giúp tăng tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm rất hiệu quả nhưng lạm dụng quá nhiều có thể bào mòn, khiến da mọc nhiều lông hoặc kích ứng da ngược lại.
  • Nhóm thuốc chữa dị ứng: bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc trị dị ứng chuyên dụng hay các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc co mạch hoặc thông mũi để làm giảm nhẹ các triệu chứng.
  • Các loại vitamin:  với những người có sức đề kháng yếu, dị ứng thời tiết tái phát nhiều lần bác sĩ có thể kê thêm các loại vitamin để tăng cường hệ miễn dịch giúp chống lại các tác nhân gây bệnh. Từ đó tăng tốc độ phục hồi và giảm nguy cơ bệnh tái phát.

Hầu hết bác sĩ chỉ chỉ định các loại thuốc trong thời gian ngắn nhất là các loại thuốc bôi vì có thể ảnh hưởng đến da mặt. Người bệnh tuyệt đối không được dùng thuốc khi chưa có chỉ định, không lạm dụng thuốc hay dừng thuốc sớm hơn liều dùng do bác sĩ chỉ định đều có thể đem lại những kết quả không như mong đợi.

Điều trị bằng Đông Y

Áp dụng Đông y vào điều trị các triệu chứng Da mặt bị dị ứng thời tiết cũng là phương pháp được rất nhiều người hướng tới vì có độ an toàn cao, ít tác dụng phụ mà vẫn đem lại kết quả tốt. Tuy nhiên do các bài thuốc này thường có nguồn gốc từ thảo dược nên sẽ có tác dụng chậm hơn thuốc Tây, do đó không nên áp dụng với các trường hợp bệnh nặng.

Một số bài thuốc bạn có thể tham khảo như sau

  • Bài thuốc 1: chuẩn bị Trúc diệp và kinh giới mỗi thứ 8g; Đậu xị, kim ngân hoa, cam thảo và liên kiều mỗi thứu 10g;  ngưu bàng tử, bạc hà và cát cánh mỗi dược liệu 12g. Làm sạch các dược liệu rồi sắc với 600ml cho sôi cạn một ít. Chia thuốc ra thành 3 phần uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Dùng Thuyền thoái, cam thảo, kinh giới và phòng phong mỗi dược liệu 6g; Liên kiều, đại thanh diệp, bèo cái, ngân hoa, lá đơn, ngưu bàng, sinh địa mỗi vị thuốc 10g. Làm sạch các dược liệu rồi đem sắc cùng 500ml nước. Chia thuốc ra uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc 3: chuẩn bị 4g cỏ ngọt; 8g cát cánh; Ké và ngân hoa mỗi thứ 12g;  Bạch giới, tân di, bạch chỉ, long nhãn, hoàng cầm và hạnh nhân, xuyên khung, mỗi loại thảo dược 10g;  Táo và phòng phong dùng 15g mỗi loại. Làm sạch các dược liệu rồi đem sắc cùng 500ml nước. Chia thuốc ra uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc 4: Chuẩn bị tô tử, phòng phong và đan sâm mỗi loại 12g; Tế tân và sinh khương mỗi vị thuốc dùng 6g; Bạch chỉ và quế chi mỗi thứ 8g; kinh giới, ý dĩ, ké và lá đơn dùng 16g mỗi loại. Làm sạch các dược liệu rồi sắc với 600ml cho sôi cạn một ít. Chia thuốc ra thành 3 phần uống hết trong ngày.

Điều trị tại nhà

Với các trường hợp dị ứng nhẹ, bạn có thể áp dụng ngay các biện pháp đơn giản tại nhà để kiểm soát sớm các triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng rộng rãi. Tất nhiên trong một số trường hợp nó không thể loại bỏ bệnh nhanh chóng như thuốc nhưng vẫn đem đến tác dụng vô cùng tốt trong việc kiểm soát bệnh tạm thời.

Chú ý tròng thời gian này bạn tuyệt đối không nên dùng mĩ phẩm, có thể dùng son hoặc chì kẻ mày nếu các tổn thương không lan trên các vị trí này. Sử dụng mĩ phẩm dễ khiến da bị kích ứng đồng thời làm bịt lỗ chân lông làm tăng nguy cơ nổi mụn. Với các sản phẩm dưỡng da bạn có thể dùng một số kem dưỡng ẩm có độ PH nhẹ để hạn chế tối đa các kích trên trên làn da nhạy cảm.

Chườm lạnh tại chỗ

Ngay khi thấy có các triệu chứng dị ứng, bạn nên nhanh chóng dùng vài hòn đá bọc trong một lớp vải mỏng sạch để chườm lên đá chắc chắn sẽ mang đến những tác dụng bất ngờ. Nhiệt lạnh của đá sẽ làm dịu cảm giác ngứa ngáu khó chịu, ngăn chặn nguy cơ lan rộng các mẩn đỏ.

Da mặt bị dị ứng thời tiết
Chườm đá sẽ nhanh chóng làm dịu tình trạng ngứa rát và ngăn ngừa nguy cơ lây lan các mẩn đỏ

Tuy nhiên bạn chú ý không nên dùng đá chườm trực tiếp lên mặt do nếu dùng đá không sạch có thể gây viêm nhiễm nặng hơn đồng thời có thể gây bỏng lạnh. Tốt nhất bạn nên bọc đá trong khăn sạch hoặc túi bóng sạch để chườm là an toàn nhất.

Đắp dược liệu

Bạn cũng có thể lựa chọn một số dược liệu tự nhiên để đắp lên da giúp làm dịu những tổn thương và đẩy nhanh quá trình hồi phục đồng thời ngăn ngừa nguy cơ để lại thâm sẹo xấu xí trên mặt. Tuy nhiên bạn cần đảm bảo chọn được nguồn nguyên liệu sạch, an toàn, tránh những sản phẩm hư hỏng kém chất lượng thậm chí có thể dễ dàng làm tổn thương da ngược lại hơn.

Bạn có thể chọn các thảo dược sau đây

  • Đắp dưa leo: đắp vài lát dưa leo sẽ giúp da được cấp ẩm, làm mát từ đó làm dịu cảm giác châm chích ngứa ngáy đáng kể. Bạn có thể cho dưa leo vào tủ đá một lát rồi đắp lên mặt sẽ đem đến những cảm giác vô cùng tuyệt vời.
  • Nha đam: thảo dược này không chỉ giúp làm dịu các kích ứng, giảm ngứa ngáy mà còn có tác dụng tăng cường khả năng kháng khuẩn chống viêm vô cùng hiệu quả. Bạn chỉ cần gọt bỏ phần vỏ ngoài giữ lấy phần gel bên trong rồi đắp lên mặt trong 20 phút sẽ thấy da mặt dễ chịu hơn rất nhiều
  • Đắp khổ qua: dân gian thường rất hay dùng khổ qua xay nhuyễn đắp lên mặt để làm giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu, đồng thời khả năng kháng khuẩn giảm viêm cũng rất tốt. Nếu có thời gian hơn, sau khi xay khổ qua ra bạn có thể cho vào tủ đá để nó đông lại như đá rồi đem ra chườm mặt chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cải thiện gấp đôi.
  • Mật ong: với tính kháng khuẩn cực mạnh, mật ong sẽ nhanh chóng ức chế các vi khuẩn nếu có trên da đồng thời ích thích các phục hồi nhanh chóng hơn. Bạn chỉ cần dùng một ít mật ong nguyên chất bôi lên vùng da mặt bị dị ứng thời tiết, đợi khoảng 5- 10 phút rồi rửa lại với nước ấm.

Tuy nhiên cần chú ý không nên dùng bài thuốc đắp trên những vùng da bị trầy xước do gãi ngứa quá nhiều vì có thể gây bội nhiễm. Tốt nhất nên dùng ngay khi vừa thấy các triệu chứng bùng phát để đem lại tác dụng tốt nhất.

Làm nước xông mặt

Bên cạnh dùng bài thuốc đắp bạn cũng có thể làm bài nước xông mặt cũng rất tốt. Hiệu quả của bài thuốc này là giúp cải thiện tình trạng ngứa rát khó chịu, cho hiệu quả nhanh chóng đồng thời có thể áp dụng cả trên một số tình trạng có vết xước trên mặt. Xông hơi cũng giúp làm giãn nở các lỗ chân lông để loại bỏ các bụi bẩn, độc tố tích tụ bên trong ra ngoài, hạn chế nguy cơ nổi mụn.

Da mặt bị dị ứng thời tiết
Xông hơi sẽ giúp làm dịu các kích ứng đồng thời làm thông thoáng lỗ chân lông giúp ngăn ngừa để lại mụn

Các làm vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần nấu một nồi nước với các dược liệu như gừng, sả, bạc hà hay có thể thay thế bằng các tinh dầu. Đây đều là các nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên, có độ an toàn cao, có tính kháng khuẩn chống viêm mạnh nên có rất phù hợp với làm da bị tổn thương. Sau khi nước sôi, bạn lấy một chiếc khăn sạch trùm lên đầu để để nước cách mặt khoảng 15cm và xông hơi trong 15 phút.

Uống trà thảo dược

Uống trà thảo dược cũng là biện pháp tuy đơn giản nhưng có thể giúp kiểm soát sớm các triệu chứng bệnh khó chịu. Trà sẽ giúp ổn định tinh thần, kiểm soát sự phóng thích của các histamine, từ đó giảm ngay tình trạng ngứa ngáy hắt hơi đáng kể. Ngoài ra trong các loại trà thảo dược còn có rất nhiều vitamin giúp tăng cường đề kháng đáng kể.

Một số loại trà thảo dược bạn có thể tự làm như trà gừng, trà bạc hà, trà hoa cúc.. Người bệnh chỉ cần hãm dược liệu trong nước sôi khoảng 15 phút, sau đó pha thêm mật ong để dễ uống. Nên uống vào buổi sáng để tăng cường tinh thần, hạn chế uống vào buổi tối vì đôi khi có thể gây mất ngủ.

Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng

Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng vào việc xử lý và ngăn ngừa bệnh có thể tái phát. Theo đó người bệnh nên chú ý những vấn đề sau

  • Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn để nhanh chóng phục hồi sức khỏe
  • Tránh ăn các thực phẩm có thể gây dị ứng như trứng, hải sản, các loại đậu
  • Phát hiện chính xác các nguyên nhân gây dị ứng để có biện pháp phòng tránh hiệu quả
  • Tránh dùng tay gãi ngứa làm trầy xước da
  • Bổ sung nhiều nước, bao gồm cả các loại nước trái cây, nước ép rau củ để bổ sung các vitamin. Đồng thời nước cũng giúp loại bỏ các độc tố dư thừa ra khỏi cơ thể, nhất là khi sử dụng các loại thuốc
  • Tránh dùng tay tiếp xúc với mặt quá nhiều hay để tóc xõa vào mặt do có thể gây viêm nhiễm nặng hơn
  • Không nên tẩy ra chết mặt trong thời gian bị bệnh bởi da cần có thời gian hồi phục, nếu tẩy da chết quá sớm có thể khiến da trở nên mỏng manh và nhạy cảm hơn
  • Ưu tiên các món ăn mềm lỏng, dễ tiêu hóa trong thời gian điều trị vì cơ thể đang vị suy yếu nên khả năng tiêu hóa cũng kém hơn bình thường
  • Tránh ăn các thực phẩm quá cay, quá nhiều dầu mỡ, bia rượu và các chất kích thích có thể làm da bị kích ứng và dễ nổi mụn thêm
  • Tắm rửa vệ sinh mặt mũi hằng ngày, tuy nhiên chú ý không nên dùng sữa rửa mặt, có thể thay thế dùng nước muối sinh lý nhẹ để vệ sinh mặt ngày 1- 2 lần.

Phòng tránh nguy cơ da mặt bị dị ứng thời tiết

Thực tế dị ứng thời tiết thường liên quan đến yếu tố cơ địa và các yếu tố có sẵn trong tự nhiên nên rất khó để phòng tránh hoàn toàn. Tuy nhiên bạn vẫn có thể hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tái phát bằng những biện pháp sau đây

Da mặt bị dị ứng thời tiết
Đeo khẩu trang khi ra ngoài sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ tiếp xúc với các kích ứng
  • Đeo khẩu trang trước khi ra ngoài để hạn chế tối đa nguy cơ tiếp xúc với các giữ ấm cơ thể
  • Giữ ấm cơ thể trước khi ra ngoài, đặc biệt là các thời điểm giao mùa
  • Bổ sung dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức khỏe mỗi ngày
  • Ưu tiên sử dụng các sản phẩm dưỡng da dịu nhẹ, không chứa cồn, chì hay các chất hóa học để hạn chế làm các tổn thương trên da
  • Tránh rửa mặt với nước quá nóng do có thể làm khô da, bị bong tróc nên có thể dễ kích ứng hơn
  • Dưỡng ẩm da với các sản phẩm dịu nhẹ hoặc thông qua các thảo dược tự nhiên như yến mạch, dưa leo, nha đam
  • Uống từ 2- 2,5 lít nước mỗi ngày
  • Sử dụng các loại kem chống nắng phù hợp với da để tránh ánh nắng và hạn chế với một số dị nguyên
  • Tránh để da tiếp xúc quá lâu với nắng, gió và mưa
  • Tập thể dục thể thao hằng ngày để tăng cường sức đề kháng giúp hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.

Da mặt bị dị ứng thời tiết tuy không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề thẩm mỹ. Mỗi người nên tăng cường các biện pháp bảo vệ ngay từ bây giờ để hạn chế tối đa những ảnh hưởng trên da. Tốt nhất nên đi thăm khám bác sĩ sớm nếu tình trạng dị ứng thường xuyên tái phát để có hướng khắc phục kịp thời.

Cùng chuyên mục

Viêm da do dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra

Bé bị viêm da do dị ứng thời tiết và cách chăm sóc mẹ cần biết

Khi khí hậu chuyển lạnh hoặc nóng, thời tiết giao mùa là thời điểm cơ thể chúng ta dễ mắc bệnh hơn hết nhất là nhóm đối tượng trẻ em....

Tay bị ngứa khi gặp nước lạnh: Nguyên nhân và cách xử lý

Tay bị ngứa khi gặp nước lạnh: Nguyên nhân và cách xử lý

Tay bị ngứa khi gặp nước lạnh là tình trạng phổ biến, thường gặp ở nhiều đối tượng. Hiện tượng này đặc trưng bởi biểu hiện ngứa ngáy ở tay,...

Dị ứng thời tiết tắm lá gì? 9 loại lá lành tính hiệu quả

Dị ứng thời tiết tắm lá gì? là câu hỏi chung của rất nhiều người. Chọn đúng loại lá, làm đúng phương pháp sẽ giúp cải thiện được các triệu...

Dị ứng thời tiết nổi mề đay, mẩn đỏ

Dị ứng thời tiết nổi mề đay, mẩn đỏ và cách xử lý hiệu quả nhanh

Dị ứng thời tiết nổi mề đay, mẩn đỏ là triệu chứng phổ biến thường gặp, tuy không quá nguy hiểm nhưng khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu....

Dị ứng Paracetamol: Biểu hiện và cách xử lý kịp thời

Dị ứng Paracetamol: Biểu hiện và cách xử lý kịp thời

Dị ứng Paracetamol có thể làm khởi phát các phản ứng dị ứng ngoài da nghiêm trọng như ban mụn mủ cấp vô khuẩn toàn thân (AGEP), hội chứng Stevens...

Dị ứng thời tiết khi mang thai: Phòng ngừa và xử lý an toàn

Dị ứng thời tiết khi mang thai: Phòng ngừa và xử lý an toàn

Dị ứng thời tiết khi mang thai là tình trạng phổ biến, vì trong giai đoạn mang thai sức đề kháng và hệ miễn dịch ở người mẹ thường nhạy...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn