Da mặt bị dị ứng nổi sẩn ngứa và mẹo xử lý cực đơn giản
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Da mặt bị dị ứng nổi sẩn ngứa gây tổn thương da, khiến người bệnh mất tự tin. Nếu không xử lý kịp thời và chăm sóc da đúng cách sẽ gây ra các tổn thương da nghiêm trọng hơn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ các mẹo xử lý đơn giản khi da mặt bị dị ứng nổi sẩn ngứa.
Da mặt bị dị ứng nổi sẩn ngứa có nguy hiểm không?
Dị ứng da mặt xuất hiện khi da mặt phản ứng lại với các tác nhân gây kích ứng bên ngoài môi trường như mỹ phẩm, thực phẩm, các dị nguyên gây tổn thương da và viêm nhiễm.
Bên cạnh triệu chứng điển hình là da mặt bị nổi sẩn ngứa thì tình trạng này còn kèm theo một số biểu hiện như sau:
- Da mặt đỏ và xuất hiện các nốt đỏ sần sùi
- Nổi mề đay, mẩn ngứa, phát ban và gây sưng phồng da mặt.
- Người bị dị ứng da mặt sẽ có cảm giác ngứa ngáy, châm chích nóng rát khó chịu.
- Da mặt trở nên khô hơn, có hiện tượng bong tróc, nứt nẻ.
- Kèm theo các dấu hiệu như sưng lưỡi, sưng môi, ngứa mắt, chảy nước mắt, đỏ mắt.
Da mặt là vùng da khá nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Khi da mặt bị dị ứng nổi sẩn ngứa nếu không được kiểm soát kịp thời và chăm sóc da đúng cách có thể gây ra sẹo lồi, sẹo lõm, mụn mủ do bội nhiễm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh.
Ngoài ra, tình trạng này còn có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể như môi, lưỡi, mắt,…Tình trạng này kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và tâm lý của người bệnh.
Để tránh các biến chứng trên, khi phát hiện các triệu chứng của da mặt bạn nên đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thăm khám và điều trị hợp lý.
Nguyên nhân da mặt bị ứng nổi sẩn ngứa
Da mặt bị dị ứng nổi sẩn ngứa khởi phát bởi các nguyên nhân khác nhau. Triệu chứng đặc trưng của tình trạng này là da mặt nổi sẩn đỏ gây ngứa ngáy, châm chích khó chịu. Một số tác nhân chính gây ra hiện tượng này bao gồm:
Dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết là một trong các nguyên nhân khiến da mặt bị nổi sẩn ngứa. Tình trạng này thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi thất thường, trời trở gió.
Vùng da mặt rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương, do đó khi thời tiết thay đổi đột ngột sẽ khiến cho da mặt bị dị ứng. Tình trạng nổi sẩn ngứa ở da mặt do dị ứng thời tiết nếu không được kiểm soát kịp thời có thể sẽ lan sang các vùng da khỏe mạnh.
Dị ứng mỹ phẩm
Đa số phụ nữ đều sử dụng các mỹ phẩm chăm sóc da mặt. Các loại mỹ phẩm được sử dụng nhiều như kem chống nắng, kem dưỡng ẩm, dưỡng trắng, kem nền, phấn phủ, sữa rửa mặt, nước tẩy trang,..Đây cũng là một trong các tác nhân gây dị ứng nổi sẩn ngứa ở da mặt.
Việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da mặt không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng hay lạm dụng sẽ gây nên tình trạng kích ứng da, khiến da mặt nổi các nốt sần đỏ, gây ngứa ngáy, châm chích khó chịu.
Dị ứng thực phẩm
Dung nạp các loại thực phẩm có nguy cơ gây kích ứng cao cũng là một trong các nguyên nhân gây dị ứng da mặt. Một số loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như hải sản, đậu phộng, đậu nành, sữa có nguồn gốc từ động vật, thịt bò, thịt gà,…
Dị ứng thực phẩm bên cạnh bị nổi các sẩn ngứa ở da mặt thì còn kèm theo các triệu chứng như bồn nôn và nôn, hắt hơi, sổ mũi, khó thở, giảm huyết áp,…
Các yếu tố dị nguyên
Khi da mặt tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên gây dị ứng như mạt bụi, phấn hoa, lông thú,…Cũng có nguy cơ gây ra tình trạng dị ứng nổi các sẩn đỏ ngứa trên mặt.
Khi bị các dị nguyên kích thích, các vùng da khác cũng có thể bị dị ứng cũng như có nguy cơ lan rộng ra toàn thân khiến da bị nổi mề đay, mẩn ngứa, nổi mụn nước,…
Ngoài các nguyên nhân trên, hiện tượng da mặt bị dị ứng nổi sẩn ngứa có thể khởi phát bởi các yếu tố như:
- Người có làn da nhạy cảm
- Làm việc trong môi trường khói bụi, ô nhiễm trong thời gian dài
- Căng thẳng, mệt mỏi, áp lực kéo dài
Mẹo xử lý da mặt bị nổi sẩn ngứa
Để kiểm soát tình trạng da mặt bị dị ứng nổi sẩn ngứa và ngăn ngừa tái phát bạn cần xác định được nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Dựa vào nguyên nhân chính gây dị ứng mà có các biện pháp điều trị phù hợp.
Về cơ bản, bạn cần tránh xa các yếu tố chính có nguy cơ gây kích ứng cao như:
- Hóa mỹ phẩm
- Các yếu tố dị nguyên
- Các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao
Ngoài ra, để kiểm soát tình trạng dị ứng da mặt nổi sẩn ngứa bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
Sử dụng các mẹo dân gian
Các thảo dược tự nhiên có công dụng làm dịu da, cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho da cũng như làm dịu các cơn ngứa ngáy hiệu quả.
Các dược liệu thường được áp dụng chữa các triệu chứng ngứa ngáy, nổi sẩn do dị ứng như bạc hà, nha đam, bột yến mạch, dầu oliu,…Việc thực hiện các mẹo dân gian để chữa dị ứng da mặt có độ an toàn cao, lành tính, hạn chế các tác dụng phụ.
Rửa mặt bằng nước muối sinh lý
Bạn có thể dùng nước muối tự pha hoặc nước muối sinh lý nồng độ 0.9% để rửa mặt. Trong muối có chứa các hợp chất có khả năng sát khuẩn, loại bỏ các tác nhân gây dị ứng và phục hồi tế bào da bị tổn thương. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý dùng nước muối rửa mặt nhẹ nhàng tránh làm tổn thương da.
Sử dụng nha đam
Nha đam hay còn gọi lô hội được biết đến như thần dược làm đẹp. Các hợp chất có trong nha đam không chỉ dưỡng nhan mà còn làm dịu da, giảm các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn của các bệnh ngoài da cũng như hỗ trợ kiểm soát dị ứng nổi sẩn ngứa da mặt.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị một nhánh nha đam tươi, gọt thật sạch vỏ và rửa sạch. Lưu ý, bỏ phần gốc màu vàng của nhánh nha đam vì có thể gây kích ứng da.
- Dùng muỗng cạo lấy phần gel nha đam thoa trực tiếp lên mặt.
- Kết hợp massage nhẹ nhàng, đặc biệt là những vùng da bị tổn thương.
- Để yên sau 20 phút thì rửa mặt lại bằng nước ấm.
Dùng sữa chua
Trong sữa chua chứa các vitamin có lợi giúp phục hồi làn da bị tổn thương, hỗ trợ tái tạo các mô tế bào da mới.
Cách thực hiện:
- Vệ sinh da mặt thật sạch trước khi sử dụng sữa chua.
- Tiến hành đắp sữa chua không đường lên da mặt, kết hợp massage và thư giãn.
- Sau 20 phút thì rửa mặt sạch lại với nước mát.
Dùng dầu dừa
Dầu dừa có tác dụng làm mềm da, cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, giảm tình trạng khô ráp, bong tróc da. Với cách thực hiện đơn giản, bạn dùng một lượng dầu dừa vừa đủ thoa lên da mặt kết hợp với massage. Sau 10 phút thì rửa mặt lại bằng nước sạch.
Sử dụng bột yến mạch
Bột yến mạch chứa các hợp chất chống oxy hóa, thường được dùng trong các liệu trình làm đẹp. Do đó, bột yến mạch có thể dùng để cải thiện các triệu chứng dị ứng trên da mặt, làm dịu da, tái tạo làn da mới đồng thời phục hồi vùng da bị tổn thương.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 chén bột yến mạch, cho một ít nước lọc vào chén rồi trộn đều hỗn hợp.
- Sau khi làm sạch da mặt thì đắp hỗn hợp lên mặt kết hợp với massage.
- Thư giãn khoảng 10 phút thì rửa mặt lại bằng nước ấm.
Khi sử dụng các mẹo dân gian chữa dị ứng nổi sẩn ngứa trên mặt bạn cần lưu ý:
- Không áp dụng với các trường hợp da mặt có vết thương hở, có nổi các mụn nước, mụn mủ vì có thể gây bội nhiễm.
- Các mẹo dân gian chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng chứ không thể điều trị dứt điểm tình trạng dị ứng.
- Nếu áp dụng không đúng cách sẽ làm da bị tổn thương nghiêm trọng hơn dẫn đến viêm nhiễm, để lại sẹo thâm trên mặt, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
- Khi thực hiện các mẹo chữa dân gian nhưng tình trạng dị ứng nổi sẩn ngứa trên mặt không thuyên giảm, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Sử dụng thuốc Tây điều trị
Với các trường hợp da mặt bị dị ứng ở mức độ nghiêm trọng, áp dụng các mẹo dân gian không cải thiện. Lúc này sẽ cần đến sự can thiệp của y khoa. Bác sĩ sẽ chẩn đoán và chỉ định người bệnh sử dụng một số thuốc để kiểm soát các triệu chứng dị ứng và ngăn ngừa tình trạng này tái lại.
Một số thuốc thường được bác sĩ áp dụng chữa dị ứng nổi sẩn ngứa ở mặt bao gồm:
- Các loại thuốc thuộc nhóm kháng histamin H2 như: Cetirizine, Acrivastine, Mizolastine, Terfenadine, Loratadin,…Có tác dụng giảm ngứa ngáy, kháng viêm, ức chế sản sinh các histamin.
- Thuốc điều trị tại chỗ: Hydrocortisone, Genatreson, Kedermfa, Calamine, Gentrisone,…Các loại thuốc bôi tại chỗ làm giảm các triệu chứng của tình trạng dị ứng trên da mặt hiệu quả.
Sử dụng thuốc Tây điều trị bạn nên lưu ý:
- Sử dụng đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều dùng, nghiêm túc điều trị và tái khám định kỳ để bác sĩ có thể theo dõi và thay đổi các thuốc điều trị phù hợp.
- Không được tự ý mua thuốc bên ngoài về điều trị. Vì dùng da mặt rất nhạy cảm, nếu dùng thuốc tự tiện sẽ có nguy cơ gây kích ứng da và các tác dụng phụ ngoài ý muốn.
- Trong quá trình dùng thuốc điều trị nếu có vấn đề gì bất thường hoặc uống không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn hãy báo ngay cho bác sĩ để được theo dõi kịp thời.
XEM THÊM: Danh y chia sẻ bài thuốc đặc trị bệnh dị ứng, mề đay mẩn ngứa hiệu quả
Chăm sóc da mặt bị dị ứng nổi sẩn ngứa
Song song với việc áp dụng các phương pháp điều trị da mặt bị ứng nổi sẩn ngứa, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau để chăm sóc da đúng cách, đồng thời ngừa tình trạng này tái phát.
- Vệ sinh da mặt đúng cách, lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da mặt dịu nhẹ, không chứa các chất tẩy rửa. Không rửa mặt bằng nước nóng vì sẽ làm mất cân bằng độ ẩm tự nhiên của da, khiến da khô và bong tróc.
- Trong quá trình sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có hiện tượng dị ứng hãy ngừng ngay, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để điều chỉnh sử dụng các sản phẩm phù hợp với da của mình
- Khi da mặt bị dị ứng nổi sẩn ngứa bạn nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Ra đường nên che chắn cẩn thận và dùng kem chống nắng, tuy nhiên tránh lạm dụng kem chống nắng.
- Không chà xát, gãi cào gãi lên vùng da bị tổn thương vì có thể làm tình trạng da trở nên nghiêm trọng hơn và gây viêm nhiễm.
- Dung nạp các thực phẩm có lợi cho sức khỏe như các loại hoa quả, rau xanh chứa các khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể để tăng cường kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Bạn cũng cần hạn chế các thực phẩm có khả năng gây kích ứng cao như hải sản, sữa, đậu nành, đậu phộng, nước ngọt, thức ăn nhanh, bia rượu, thuốc lá,…Đồng thời tránh tiếp xúc với các tác nhân có nguy cơ gây dị ứng.
Trên đây là các thông tin về tình trạng da mặt bị dị ứng nổi sẩn ngứa. Các mẹo chữa trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào tình trạng dị ứng của mỗi người mà sẽ thuyên giảm ít hay nhiều. Do đó, trước khi áp dụng biện pháp điều trị nào bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!