Nổi mề đay có ăn thịt gà, trứng gà được không? Giải đáp

Da nổi hột giống da gà và ngứa và các bệnh lý có thể gặp

Nổi mề đay do HIV và các dấu hiệu nhận biết chính xác

Nổi mẩn ngứa ở mông: Nguyên nhân và cách xử lý

Mề đay Cholinergic là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Nổi chấm đỏ trên da như nốt ruồi son là bị gì? Có nguy hiểm?

Ngứa như kim châm khắp người và những bệnh lý liên quan

Ngứa chân tay về đêm: Cách điều trị và phòng ngừa ngăn tái phát

Bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm và cách xử lý mẹ cần biết

Nổi mẩn đỏ ngứa ở cổ: Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm

Top 4 Cách chữa mề đay bằng lá tía tô hay nhất mau khỏi bệnh

Chữa mề đay bằng lá tía tô là mẹo dân gian đơn giản, an toàn nhưng lại cho hiệu quả cao, giúp người bệnh tiết kiệm được thời gian và chi phí điều trị. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng với các trường hợp nổi mề đay nhẹ và đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ đúng hướng dẫn mới đạt được kết quả chữa trị tốt nhất.

Tác dụng chữa mề đay của lá tía tô

Tía tô (hay còn gọi là é tía, tử tô) có tên khoa học là Perilla frutescens, thuộc họ Lamiaceae. Đây là loại cây được trồng phổ biến ở nước ta để làm thực phẩm cũng như là thuốc chữa bệnh. Hầu hết các bộ phận của cây như thân, lá, cành,… đều được sử dụng với các công dụng khác nhau, đặc biệt là bào chế thành các nguyên liệu thuốc.

Chữa mề đay bằng lá tía tô
Tía tô được trồng phổ biến ở nước ta để làm thực phẩm cũng như là thuốc chữa bệnh

Trong Đông Y, lá tía tô có tính ấm, vị cay, có tác dụng giải độc, giảm ngứa, tán hàn, giải cảm, trị nôn mửa, đau bụng rất hay nên thường được dùng để chữa các bệnh lý về da liễu, trong đó có bệnh nổi mề đay.

Còn trong Y học hiện đại, lá tía tô chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, kháng viêm, sát khuẩn và làm sạch da như Aldehyde, Furan, Xeton, Hydrocarbon và tinh dầu. Nên khi sử dụng lá tía tô để chữa mề đay có thể cải thiện nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, phát ban,  làm dịu vùng da bị tổn thương, giúp da phục hồi nhanh chóng.

Bên cạnh đó, loại lá này còn chứa rất nhiều vitamin C, 100gr lá tía tô tương ứng với 43% lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể. Nên khi dung nạp chúng có thể giúp tăng sức đề kháng, nâng cao sức khỏe, hạn chế tối đa khả năng bệnh tái phát lại.

Chính vì những tác dụng tuyệt vời trên, lá tía tô đã và đang là mẹo dân gian hiệu quả và được nhiều người áp dụng nhất để chữa mề đay. Nhưng để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh những tác dụng phụ không đáng có.

Top 4 cách chữa mề đay bằng lá tía tô hay nhất mau khỏi bệnh

Có rất nhiều cách chữa mề đay bằng lá tía tô, nhưng không phải cách nào cũng lành tính và hiệu quả. Dưới đây là 4 cách chữa mề đay tại nhà cực hay từ lá tía tô mà bạn có thể áp dụng

1. Chữa mề đay bằng cách uống lá tía tô

Như đã nói ở trên, lá tía tô có tác dụng rất tốt trong việc giải độc, kháng viêm, sát khuẩn nên khi nấu lá tía tô để nước uống sẽ giúp cơ thể đào thải những độc tố tích tụ bên trong ra ngoài, cải thiện nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn, phát ban, tránh được tình trạng bệnh lan rộng.

Chữa mề đay bằng lá tía tô
Uống nước lá tía tô giúp cơ thể đào thải những độc tố tích tụ bên trong ra ngoài, cải thiện nhanh các triệu chứng mề đay

Cách 1: Uống nước cốt lá tía tô

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá tía tô
  • 200ml nước

Cách thực hiện:

  • Lá tía tô ngâm nước muối trong 5 phút rồi rửa lại lần nữa bằng nước sạch, để ráo.
  • Cho vào cối giã nhuyễn hoặc xay nát. Đem đi đun sôi cùng 200ml nước.
  • Lọc lấy nước cốt để uống, còn phần bã có thể đắp lên vùng da nổi bị nổi mề đay sẽ tăng hiệu quả điều trị.
  • Thực hiện 2 lần/ngày, liên tục trong 7 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.

Cách 2: Uống trà lá tía tô

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá tía tô
  • 1 củ gừng

Cách thực hiện:

  • Lá tía tô mua về chọn lấy lá tươi, bỏ đi phần hư. Sau đó rửa sạch với nước, để ráo.
  • Gừng gọt vỏ, rửa sạch, thái thành lát mỏng.
  • Cho nguyên liệu đã chuẩn bị vào ấm trà, châm nước sôi và hãm trà trong 15 phút.
  • Thưởng thức trà khi còn nóng.

2. Chữa mề đay bằng cách tắm lá tía tô

Khi bị nổi mề đay trên diện rộng kèm theo cơn ngứa kéo dài, người bệnh nên nấu nước lá tía tô để tắm. Cách này sẽ giúp bề mặt da được làm sạch, loại bỏ đi các vi khuẩn gây hại, xoa dịu vùng da bị tổn thương, hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị và cải thiện bệnh.

Chữa mề đay bằng lá tía tô
Khi bị nổi mề đay trên diện rộng kèm theo cơn ngứa kéo dài, người bệnh nên nấu nước lá tía tô để tắm

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá tía tô
  • Các loại thảo dược khác (nếu có)
  • 3 lít nước
  • 2 thìa muối

Cách thực hiện:

  • Ngâm lá tía tô và các loại thảo dược trong nước muối 20 phút để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn trong nguyên liệu.
  • Rửa lại lần nữa với nước sạch và để ráo.
  • Cho lá tía tô và các loại thảo dược vào nồi nấu với 3 lít nước, đun sôi trong 20 phút.
  • Cho muối vào và chờ cho nước sôi lần nữa thì tắt bếp.
  • Pha thêm nước lạnh vào sao cho vừa đủ ấm rồi đem đi tắm. Có thể sử dụng phần xác chà nhẹ lên vùng da bị tổn thương sẽ giúp cải thiện bệnh nhanh hơn.
  • Thực hiện 1-2 lần/ngày đến khi bệnh khỏi hẳn.

3. Chữa mề đay bằng cách đắp lá tía tô

Cách này khá đơn giản, phù hợp với người bị nổi mề đay nhẹ với kích thước nhỏ. Khi đắp lá tía tô lên vùng da bị tổn thương có thể giảm nhanh cơn ngứa và sưng đỏ, làm dịu da và hạn chế được bệnh lan rộng ra.

cách chữa mề đay bằng lá tía tô
Giã nhuyễn lá tía tô đắp lên vùng da bị mề đay giúp cải thiện nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, sưng đỏ,…

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá tía tô
  • Muối hột hoặc muối bọt

Cách thực hiện:

  • Lá tía tô rửa thật sạch với nước, để ráo.
  • Cho lá tía tô và một lượng muối vừa đủ vào cối giã nhuyễn.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị mề đay, lau khô bằng khăn mềm và tiến hành đắp hỗn hợp vừa có lên da.
  • Nằm hoặc ngồi thư giãn trong 20 phút để các dưỡng chất có trong lá tía tô thấm vào da rồi rửa lại với nước ấm.
  • Kiên trì thực hiện 2 lần/tuần đến khi các triệu chứng của bệnh giảm dần.

4. Chữa mề đay bằng cách chườm nóng lá tía tô

Một trong những cách chữa mề đay hay nhất là chườm nóng lá tía tô lên vùng da bị tổn thương. Khi áp dụng cách này, các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng, cải thiện tình trạng ngứa rát, nổi mẩn đỏ, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.

Chữa mề đay bằng lá tía tô
Một trong những cách chữa mề đay hay nhất là chườm nóng lá tía tô lên vùng da bị tổn thương

Chuẩn bị: 1 nắm lá tía tô

Cách thực hiện:

  • Lá tía tô rửa sạch, loại đi phần lá hư và để ráo nước.
  • Cho lá tía tô vào chảo sao vàng đến khi lá khô lại và có mùi thơm thì tắt bếp.
  • Bọc lá vào túi vải hoặc khăn mỏng, sau đó chườm nhẹ tay lên vùng da bị nổi mề đay.
  • Thực hiện 1 lần/ngày, đều đặn sau 7-10 ngày bệnh sẽ cải thiện.

Những lưu ý khi dùng lá tía tô chữa mề đay

Để nâng cao hiệu quả điều trị và tránh các tác dụng phụ không đáng có, người bệnh khi sử dụng lá tía tô chữa mề đay cần lưu ý những điều sau đây:

  • Chỉ sử dụng lá tía tô còn tươi, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị. Tốt nhất là ngâm lá trong nước muối trước khi dùng để loại bỏ hết các vi khuẩn và dư lượng thuốc trừ sâu còn tồn đọng.
  • Chỉ chườm nóng hoặc đắp lá tía tô lên vùng da lành, tuyệt đối không sử dụng lên vùng da hở vì có thể gây nhiễm trùng, viêm da,…
  • Sử dụng đúng liều lượng và hướng dẫn, tránh nôn nóng mà dùng quá liều dễ bị các tác dụng phụ, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
  • Không nên sử dụng lá tía tô chữa mề đay cho phụ nữ mang thai, người đổ nhiều mồ hôi hoặc dễ ra mồ hôi trộm.
  • Người dị ứng với các thành phần trong lá tía tô nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bài thuốc.
  • Nếu sau vài ngày đều trị các triệu chứng nổi mề đay không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu dị ứng thì tốt nhất người bệnh nên ngưng sử dụng và đến ngay các cơ sở y tế để được hỗ trợ.

Trên đây là 4 cách chữa mề đay bằng lá tía tô hay nhất mau khỏi bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý để tăng sức đề kháng, nâng cao sức khỏe, hỗ trợ thuận lợi cho quá trình điều trị và hạn chế được khả năng bệnh tái phát.

Cùng chuyên mục

Bị mẩn ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân là do đâu? Làm sao hết?

Bị mẩn ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân là do đâu? Làm sao hết?

Bị mẩn ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân có thể là biểu hiện của một số bệnh ngoài da như bệnh mề đay mẩn ngứa, viêm da cơ địa,...

Mẹo chữa mề đay bằng lá hẹ – Đơn giản nhưng cực hiệu quả

Theo một số tài liệu Y học cổ truyền cho biết, lá hẹ có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng giảm ngứa, tiêu viêm và hỗ trợ trị bệnh...

Chữa mề đay mãn tính bằng Đông y – Ưu và nhược điểm

Cách chữa mề đay mãn tính bằng Đông y có thể giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Chính vì vậy, phương pháp...

Nổi mề đay sưng môi là do đâu? Cách xử lý hiệu quả

Nổi mề đay sưng môi là do đâu? Cách xử lý hiệu quả

Nổi mề đay sưng môi là tình trạng da liễu thường xuất hiện phổ biến. Các triệu chứng bệnh lý khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau như dị...

Hay bị ngứa nổi mề đay vào buổi tối có sao không?

Hay bị ngứa nổi mề đay vào buổi tối: Cách trị và ngừa tái phát

Hay bị ngứa nổi mề đay vào buổi tối là triệu chứng thường gặp của căn bệnh mề đay. Tình trạng này gây ra nhiều bất tiện cho cuộc sống,...

Ngứa khắp người không rõ nguyên nhân - Cơ thể bị bệnh gì?

Ngứa khắp người không rõ nguyên nhân – Cơ thể bị bệnh gì?

Ngứa khắp người nhưng không rõ nguyên nhân là tình trạng bất thường về da liễu mà rất nhiều người mắc phải. Những cơn ngứa ngáy khó chịu ảnh hưởng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn