Nổi mề đay có ăn thịt gà, trứng gà được không? Giải đáp

Da nổi hột giống da gà và ngứa và các bệnh lý có thể gặp

Nổi mẩn ngứa ở mông: Nguyên nhân và cách xử lý

Nổi mề đay do HIV và các dấu hiệu nhận biết chính xác

Mề đay Cholinergic là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Nổi chấm đỏ trên da như nốt ruồi son là bị gì? Có nguy hiểm?

Ngứa như kim châm khắp người và những bệnh lý liên quan

Ngứa chân tay về đêm: Cách điều trị và phòng ngừa ngăn tái phát

Bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm và cách xử lý mẹ cần biết

Nổi mẩn đỏ ngứa ở cổ: Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm

Mẹo chữa mề đay bằng lá hẹ – Đơn giản nhưng cực hiệu quả

Theo một số tài liệu Y học cổ truyền cho biết, lá hẹ có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng giảm ngứa, tiêu viêm và hỗ trợ trị bệnh ngoài da. Dùng lá hẹ chữa bệnh mề đay là một trong những mẹo vặt dân gian khá xa lạ, ít phổ biến và chỉ có giá trị trong phạm vi dân gian.

chữa bệnh mề đay bằng lá hẹ
Bí kíp chữa bệnh mề đay bằng lá hẹ đơn giản, dễ làm và hiệu quả

Công dụng của lá hẹ trong việc chữa bệnh mề đay

Lá hẹ là một loại gia vị được sử dụng khá nhiều trong một số món ăn như: canh đậu hũ non nấu lá hẹ, lá hẹ xào tôm tươi, trứng lá hẹ chiên hoặc ăn kèm cùng với các loại rau khác. Lá hẹ còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như khởi dương thái, cửu thái,… Đây là một loại cây họ Hành với danh pháp khoa học là Alliaceae. Hiện nay, cây lá hẹ trồng khá nhiều chủ yếu để làm gia vị và làm thuốc chữa bệnh.

Trong Y học cổ truyền, lá hẹ có vị ngọt, hơi cay, tính ấm, không chứa độc và có mùi đặc trưng. Loại thảo dược này có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc, giảm ngứa, hỗ trợ điều trị xuất tinh sớm, đau nhức năng, trị các bệnh ngoài da, trong đó có bệnh mề đay. Và đây cũng chính là phương pháp chữa bệnh được lưu truyền từ đời này sang đời khác, thích hợp sử dụng cho mọi lứa tuổi, mọi loại da, có thể áp dụng điều trị lâu dài.

Bên cạnh đó, theo phân tích của giới y học hiện đại, trong lá hẹ có chứa nhiều thành phần vitamin C, vitamin E, khoáng chất, đặc biệt là chất chống oxy hóa, giúp giảm sưng ngứa, làm mềm da và hạn chế tình trạng tổn thương lan rộng.

chữa mề đay bằng lá hẹ có tốt không?
Lá hẹ có chứa nhiều thành phần mang bản chất như thuốc kháng viêm tự nhiên, giúp giảm ngứa, hỗ trợ chữa lành vết thương ngoài da ở mức độ nhẹ

Tuy nhiên, hiệu quả và thời gian lành bệnh ngắn hay dài còn phụ thuộc vào khác nhiều yếu tố, như: cơ địa, tình trạng da bị viêm nhiễm, cách thực hiện, sự kiên trì,… Điều này đồng nghĩa với việc, chữa bệnh mề đay bằng lá hẹ chỉ thích hợp với các trường hợp da bị viêm nhiễm ở thể nhẹ. Những trường hợp ở mức độ nặng, hầu như phương pháp này không mang lại sự thay đổi tích cực. Chính vì vậy, trước khi áp dụng cách chữa mề đay bằng lá hẹ, người bệnh nên biết chính xác mức độ bệnh lý đang mắc phải để có những phương án điều trị phù hợp.

Bí quyết chữa bệnh mề đay bằng lá hẹ đơn giản nhưng hiệu quả

Với những bản chất đã được đề cập, lá hẹ có chứa nhiều thành phần được ví như thuốc kháng viêm tự nhiên, giúp giảm ngứa, tiêu viêm, cải thiện tình trạng da bị sưng tấy, nổi phồng rộp. Người bệnh có thể áp dụng những bài thuốc từ lá hẹ để cải thiện các triệu chứng của bệnh mề đay. Tham khảo 5 bài thuốc dân gian chữa bệnh mề đay bằng lá hẹ được chia sẻ dưới đây:

1. Uống nước lá hẹ chữa bệnh mề đay

Về bản chất, lá hẹ mang tính ấm, có tác dụng giải độc, tiêu thực tích, tiêu viêm, giảm ngứa. Do đó, người bệnh có thể sử dụng trực tiếp lá hẹ để cải thiện bệnh mề đay thông qua việc uống nước sắc, đặc biệt là các trường hợp bị mề đay do dị ứng thực phẩm. Ngoài ra, nước sắc lá hẹ còn có tác dụng hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa, trị tiêu chảy, ợ hơi, buồn nôn,…

Hướng dẫn thực hiện:

  • Đem một nắm lá hẹ ngâm cùng với nước muối pha loãng khoảng 5 phút rồi vớt ra để ráo nước;
  • Cắt lá hẹ đã được làm sạch thành từng đoạn nhỏ cho vào nồi cùng với cùng với 450 – 500ml nước;
  • Tiến hành đun sôi khoảng 5 – 7 phút rồi tắt bếp;
  • Chắc lọc lấy phần nước và bỏ phần bã;
  • Chia phần nước sắc được thành nhiều lần uống trong ngày, nếu cảm thấy khó uống hoặc uống chưa quen có thể thêm một ít đường phèn.
nước lá hẹ chữa bệnh mề đay
Uống nước sắc lá hẹ mỗi ngày giúp cải thiện cơn ngứa ngáy khó chịu do bệnh mề đay gây ra

2. Chườm nóng bài thuốc từ lá hẹ giúp trị bệnh mề đay

Cách chườm lá hẹ nóng có khả năng giúp giảm nhẹ cơn ngứa ngáy, da nổi dát đỏ ở những vùng da có kích thước nhỏ, chưa bị lan rộng, đặc biệt là các trường hợp nổi mề đay ở lòng bàn tay, bàn chân. Và đây cũng chính là phương pháp chữa bệnh mề đay được nhiều người biết đến và áp dụng rộng rãi.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Đem một nắm lá hẹ đã được làm sạch cắt thành các đoạn nhỏ với mỗi đoạn dài khoảng 3 – 4 cm;
  • Cho toàn bộ lá hẹ đã được sơ chế vào chảo nóng để sao;
  • Đảo đều tay cho lá hẹ chuyển sang màu vàng và tỏa mùi thơm là có thể tắt bếp;
  • Gói lá hẹ nóng vào trong túi sạch rồi đem chườm nhẹ nhàng lên vùng da nổi mề đay mẩn ngứa. Khi túi vải nguội hẳn, có thể đem sao lại và tiếp tục chườm thêm 1 – 2 lần;
  • Áp dụng mỗi ngày 1 lần và kiên trì trong nhiều ngày để giảm nhẹ tình trạng ngứa ngáy do bệnh mề đay gây ra.

Lưu ý: Chỉ chườm túi nhẹ nóng lên vùng tay hoặc chân nổi mề đay. Tuyệt đối không chườm nóng lên vùng da nhạy cảm như: da mặt, cổ, ngực, bụng,… hoặc các vùng da mỏng.

3. Thoa nước lá hẹ lên vùng da bị mề đay

Đối với trường hợp bị mề đay ở các vùng da có kích thước nhỏ và xuất hiện ở các vùng da nhạy cảm có thể sử dụng nước ép lá hẹ để thoa nhẹ nhàng. Khi đó, các tinh chất có trong thảo dược thấm sâu vào trong lớp bì, có khả năng giảm ngứa ngáy, da nổi mẩn đỏ.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Đem một nắm lá hẹ tươi ngâm cùng với nước muối pha loãng rồi vớt ra để ráo nước;
  • Cắt lá hẹ thành từng đoạn nhỏ rồi cho vào cối giã cho nát;
  • Vắt lấy phần nước cốt và loại bỏ phần bã;
  • Người bệnh vệ sinh sạch sẽ vùng da bị mề đay bằng nước ấm rồi dùng khăn bông lau khô nước;
  • Thoa một lượng nước cốt lá hẹ vừa đủ trực tiếp lên vùng da bị tổn thương, kết hợp với việc massage nhẹ nhàng để các tinh chất thấm sâu nhanh vào lớp bì;
  • Giữ yên dung dịch trên da khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch;
  • Áp dụng mỗi ngày 1 – 2 lần và thực hiện liên tục trong nhiều ngày.

Lưu ý: Đối với các đối tượng có làn da nhạy cảm, nên pha loãng nước cốt lá hẹ với một ít nước ấm theo tỷ lệ 1:1 để giảm mức độ kích ứng da. Bên cạnh đó, không áp dụng cách làm này cho các vùng da bị trầy xước hay bị nhiễm trùng.

trị mề đay bằng lá nước ép lá hẹ
Thoa nước lá hẹ lên vùng da bị mề đay giúp giảm viêm, da sưng đỏ

4. Tắm nước lá hẹ giúp làm nhẹ triệu chứng của bệnh mề đay

Ngoài việc sử dụng nước sắc lá hẹ để uống, thoa nước ép lá hẹ hoặc chườm nóng, người bệnh cũng có thể sử dụng lá hẹ để nấu nước tắm trị bệnh mề đay. Cách chữa này thích hợp cho các đối tượng bị mề đay tỏa rộng toàn thân hoặc các vùng da khó chạm tới như vùng lưng, sau gáy,…

Hướng dẫn thực hiện:

  • Lá hẹ sau khi được làm sạch với nước muối, đem cắt thành từng đoạn nhỏ rồi cho vào nồi nước khoảng 2 – 3 lít và tiến hành đun sôi;
  • Đun trên ngọn lửa nhỏ và đun cho đến khi các tinh chất lá hẹ tan đều trong nước;
  • Thêm 1 thìa muối biển và khuấy đều;
  • Đổ nước ra chậu lớn, hòa thêm một ít nước lạnh sao cho nước không quá nóng không quá lạnh;
  • Dùng nước để tắm và ngâm rửa vùng da bị tổn thương;
  • Áp dụng mỗi ngày 1 lần và kiên trì trong nhiều ngày liền.

5. Chế biến lá hẹ thành nhiều món ăn bổ dưỡng hỗ trợ trị bệnh mề đay

Ngoài việc áp dụng các bài thuốc uống, thoa, chườm nóng chữa bệnh mề đay, người bệnh có thể chế biến hẹ thành nhiều món ăn bổ dưỡng như: canh đậu hũ non lá hẹ, thịt xào lá hẹ, lá hẹ chiên trứng, bánh lá hẹ,…  Người bệnh có thể thay phiên nhiều món ăn được chế biến từ lá hẹ trong thực đơn hằng ngày để tránh sự nhàm chán.

Trong trường hợp bị mề đay do dị ứng với thực phẩm, người bệnh nên sử dụng cháo lá hẹ với trứng ta để làm giảm áp lực lên dạ dày, cải thiện hệ tiêu hóa, đồng thời, cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất cần thiết.

cách chữa mề đay bằng lá hẹ
Các món ăn từ lá hẹ có thể giúp cải thiện bệnh mề đay mẩn ngứa, đặc biệt là các trường hợp nổi mề đay do dị ứng thực phẩm

Lưu ý: Khi chế biến món ăn từ hẹ cho đối tượng bị mề đay, không nên kết hợp loại nguyên liệu này cùng với một số thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như: tôm, cua, cá, nấm,… Bởi vì, các loại thực phẩm này có thể kích ứng mề đay lan tỏa trên diện tích rộng, từ đó làm tăng cơn ngứa ngáy.

Dùng lá hẹ chữa mề đay cần lưu ý những gì?

Mặc dù lá hẹ được chứng minh về công dụng chữa bệnh nhưng vẫn chưa có bài báo cáo cụ thể nào của giới y học hiện đại về cải thiện lâm sàng đối với bệnh mề đay. Chính vì vậy, để giảm thiểu một số rủi ro và tránh gây gián đoạn đến quá trình điều trị, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong lá hẹ tuyệt đối không nên sử dụng các bài thuốc trị bệnh mề đay từ nguyên liệu này;
  • Nên sử dụng lá hẹ sạch, còn tươi và không bị phun thuốc trừ sâu. Tốt nhất nên sử dụng lá hẹ được trồng tại nhà hoặc mọc tự nhiên. Đồng thời, nên ngâm rửa lá hẹ cùng với nước muối pha loãng để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, tạp chất và vi khuẩn bám trên lá;
  • Nếu bản thân xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào, khi đó, bạn cần tạm ngưng sử dụng và kết hợp với việc theo dõi sức khỏe. Đặc biệt, cơ thể xuất hiện chứng khó thở, chóng mặt, choáng, sưng mí mắt, nghẹn cổ họng,… bạn cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ;
  • Tác dụng chữa mề đay của lá hẹ thường khá chậm và cần điều trị trong thời gian dài. Do đó, người bệnh nên kết hợp việc dùng lá hẹ cùng với một số phương pháp khác để đẩy nhanh tiến độ lành bệnh.
một số lưu ý khi chữa mề đây bằng lá hẹ
Trị mề đay bằng lá hẹ chỉ phù hợp cho các trường hợp ở mức độ nhẹ hoặc ở giai đoạn khởi phát

Ngoài những lưu ý trên, người bệnh mề đay cũng cần lưu ý thêm một số lưu ý dưới đây:

  • Bệnh mề đay có thể tiến triển mãn tính nếu không có những biện pháp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân dị nguyên gây hại (hóa chất, phấn hoa, xà phòng, thời tiết, thực phẩm,…);
  • Hạn chế việc gãi hoặc chà xát mạnh lên vết thương bị tổn thương. Thay vào đó, bạn nên chườm viên đá lạnh để giảm ngứa tức thời hoặc áp dụng một số liệu pháp khác;
  • Luôn giữ cho cơ thể được sạch sẽ, đặc biệt là vùng da bị mề đay bằng cách tắm rửa hay vệ sinh mỗi ngày tối thiểu 1 lần. Có thể sử dụng sữa tắm gội chứa ít chất tẩy rửa để giảm thiểu việc da bị kích ứng và lan tỏa rộng;
  • Che chắn cơ thể khi đi ra ngoài bằng các vật dụng bảo hộ như: mũ, khẩu trang, áo quần dài tay, bao tay, tất chân,… Đặc biệt, nên thoa kem chống nắng vào những ngày hè nóng bức.
lưu ý khi chữa bệnh mề đay bằng lá hẹ
Việc gãi quá mạnh lên vùng da bị mề đay có thể khiến da bị trầy xước và chảy máu, gia tăng khả năng bị nhiễm trùng

Bài viết đã chia sẻ cho bạn đọc 5 cách chữa bệnh mề đay bằng lá hẹ và một số lưu ý khi áp dụng. Tuy nhiên, đây chỉ là mẹo vặt có giá trị trong phạm vi dân gian và đưa được giới y học hiện đại kiểm nghiệm. Chính vì vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng điều trị. Đồng thời, xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lối sinh hoạt lành mạnh để bệnh tình được đẩy lùi nhanh chóng.

Thông tin hữu ích cho bạn đọc:

Cùng chuyên mục

Chữa mề đay mãn tính bằng Đông y – Ưu và nhược điểm

Cách chữa mề đay mãn tính bằng Đông y có thể giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Chính vì vậy, phương pháp...

Dùng lá đơn đỏ chữa mề đay với 3 bài thuốc cực hay

Dùng lá đơn đỏ chữa mề đay là bài thuốc được lưu truyền trong dân gian được rất nhiều người áp dụng và thành công. Trong thành phần của cây...

Ngứa khắp người càng gãi càng ngứa cảnh báo nhiều bệnh lý

Ngứa khắp người càng gãi càng ngứa cảnh báo nhiều bệnh lý – Chuyên gia gợi ý cách chữa TẬN GỐC

Tình trạng ngứa khắp người càng gãi càng ngứa thường xuất hiện ở nhiều người, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt. Hiện tượng này có thể do...

Bị mẩn ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân là do đâu? Làm sao hết?

Bị mẩn ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân là do đâu? Làm sao hết?

Bị mẩn ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân có thể là biểu hiện của một số bệnh ngoài da như bệnh mề đay mẩn ngứa, viêm da cơ địa,...

Top 4 Cách chữa mề đay bằng lá tía tô hay nhất mau khỏi bệnh

Chữa mề đay bằng lá tía tô là mẹo dân gian đơn giản, an toàn nhưng lại cho hiệu quả cao, giúp người bệnh tiết kiệm được thời gian và...

Nổi mề đay sưng môi là do đâu? Cách xử lý hiệu quả

Nổi mề đay sưng môi là do đâu? Cách xử lý hiệu quả

Nổi mề đay sưng môi là tình trạng da liễu thường xuất hiện phổ biến. Các triệu chứng bệnh lý khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau như dị...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn