Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà giúp bé hạ sốt nhanh

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chuẩn nhất

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng mẹ cần biết

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông khỏe mạnh ít ốm vặt

Mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú? Giải đáp

Cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa theo hướng dẫn từ bác sĩ

Viêm tai giữa là căn bệnh tương đối phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Tình trạng này thường xuất hiện khi chứng viêm đường hô hấp tái phát nhiều lần, do bé bú mẹ không đúng tư thế hoặc phải tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá. Bên cạnh việc tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, trong quá trình điều trị, cha mẹ cần nắm vững cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa.

Viêm tai giữa là hiện tượng nhiễm trùng bên trong tai giữa. Bệnh lý này được phân thành các thể: viêm tai giữa cấp tính, viêm tai giữa bán cấp tính và viêm tai giữa mạn tính.

Khi bị viêm tai giữa, trẻ sẽ nghe kém (đặc biệt là trong giai đoạn con chưa biết nói), dẫn đến rối loạn ngôn ngữ (nói ngọng, phát âm không rõ…), gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng của những cuộc giao tiếp xã hội sau này. Không chỉ dừng lại ở đó, trong một số trường hợp nghiêm trọng, bé có thể bị áp xe não, viêm màng não và tê liệt dây thần kinh số 7.

Cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa theo hướng dẫn từ bác sĩ
Viêm tai giữa là căn bệnh tương đối phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.

Cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa dành cho cha mẹ

Cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu, vệ sinh tai – mũi – họng đúng cách, dùng thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, giữ con tránh xa các tác nhân gây bệnh chính là bí quyết chăm sóc bé tại nhà đơn giản và hiệu quả nhất.

Cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu

Vì thường xuyên bị đau tai nên trẻ dễ khó chịu, quấy khóc, biếng ăn, nôn ói. Những triệu chứng này khiến con mệt mỏi, xanh xao và thiếu sức sống. Do đó, chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh chính là chìa khóa giúp con nạp thêm năng lượng và tăng cường sức đề kháng. Vậy trẻ em bị viêm tai nên ăn uống như thế nào để nhanh chóng khỏi bệnh?

Trẻ bị viêm tai giữa nên ăn gì?

  • Nhóm thực phẩm giàu i-ốt và omega-3 (sò, hàu, cá ngừ, cá hồi, cá tuyết, rong biển và các loại hạt) mang đặc tính kháng viêm, có thể hỗ trợ điều trị bệnh lý hiệu quả, đồng thời nâng cao sức khỏe tổng thể.
  • Nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin C (chuối, bưởi, cam, quýt, cà chua, bông cải xanh, rau xanh đậm) vừa tăng cường hệ miễn dịch vừa góp phần phòng tránh, đẩy lùi tình trạng nhiễm trùng tai giữa. 
  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin A (dầu cá, gan bò, cà tím, cà rốt, bí đỏ) có khả năng ức chế sự oxy hóa, cải thiện thính lực và bảo vệ lớp lót bên trong loa tai.

Trẻ bị viêm tai giữa không nên ăn gì?

  • Thức ăn dai cứng đòi hỏi bé phải nhai mạnh và nhiều. Sự hoạt động liên tục của các cơ nhai có thể tác động tiêu cực đến những tổn thương từ trước, đồng thời khiến trẻ đau nhức nhiều hơn.
  • Đồ ngọt, món ăn nhiều gia vị, dầu mỡ khiến lượng đường và mỡ trong máu tăng cao, gây cản trở quá trình lưu thông – tuần máu của cơ thể, làm các vị trí tổn thương thiếu hụt chất dinh dưỡng và dẫn đến hiện tượng vướng đờm tại cổ họng.
  • Thực phẩm gây tích mủ (bánh chưng, cơm nếp, rau muống, thịt đỏ, hải sản…) kích thích cơ thể sản sinh dịch mủ và kích hoạt những cơn đau nhức.

Nếu con hay bị nôn ói hoặc không ăn được nhiều, độc giả hãy phân chia khẩu phần hàng ngày của bé thành nhiều bữa ăn nhỏ. Nếu trẻ đang bú mẹ, chị em nên nâng dần số cữ bú. Ngoài ra, các con cũng cần bổ sung rất nhiều nước (nước lọc, nước sôi để nguội, nước ép hoa quả). Bạn tránh để bé dùng thức uống chứa clo hoặc fluoride.

Vệ sinh tai – mũi – họng cho con đúng cách

Tai – mũi – họng là 3 cơ quan quan trọng và nối thông nhau. Vì vậy, “bộ ba quyền lực” này luôn cần được chăm sóc cẩn thận khi trẻ mắc bệnh viêm tai giữa. 

Vệ sinh tai

Nếu con yêu đang bị viêm tai giữa, phụ huynh nên vệ sinh tai con sạch sẽ mỗi ngày bằng cách:

  • Chuẩn bị một tấm khăn nhỏ, mềm mại
  • Xoắn nhẹ một góc khăn, sau đó nhẹ nhàng lau sạch ống tai ngoài
  • Không cố tình ngoáy sâu vào trong lỗ tai con

Bên cạnh đó, cha mẹ hãy rửa tai cho trẻ hàng ngày bằng cách: nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào tai bé, sau đó đặt con nằm nghiêng để dịch chảy ra từ từ hoặc dùng tăm bông thấm hút chất dịch thoát ra từ ống tai ngoài.

Vệ sinh mũi – họng 

Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ nhỏ mũi, súc họng mỗi ngày với nước muối sinh lý. Thói quen này giúp hạn chế tối đa nguy cơ vi khuẩn gây bệnh từ mũi – họng lây lan đến lỗ tai. Phụ huynh chỉ nên sử dụng dụng cụ hút mũi một cách cẩn trọng, nhẹ nhàng, không phụ thuộc hay lạm dụng, từ đó giảm thiểu nguy cơ gây tổn thương niêm mạc mũi. Mỗi lần tiến hành, chị em hãy vệ sinh dụng cụ kỹ lưỡng và rửa tay sạch sẽ.

Vệ sinh mũi – họng
Phụ huynh nên sử dụng dụng cụ hút mũi một cách cẩn trọng, nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương niêm mạc mũi.

Thêm vào đó, độc giả cần hướng dẫn con em xì mũi đúng cách. Bình thường, khi muốn xì mũi, chúng ta sẽ bịt cả hai lỗ mũi lại, sau đó xì mạnh để dịch mũi chảy ra. Tuy nhiên, vì tai và mũi thông nhau qua vòi nhĩ nên cách xì mũi này sẽ vô tình sinh ra áp lực, khiến nước mũi cùng mầm bệnh đi thẳng qua tai, từ đó dẫn đến bệnh viêm tai giữa.

Cách xì mũi an toàn nhất là bịt một bên mũi rồi xì nhẹ bằng lỗ mũi còn lại. Trẻ chỉ nên xì mũi khi 2 hốc mũi đang thực sự thông thoáng. Cha mẹ có thể nhỏ vào mũi con vào giọt nước muối sinh lý nhằm làm loãng dịch mũi.

Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa khi con sốt

Sốt là một trong những triệu chứng điển hình và phổ biến nhất của bệnh viêm tai giữa. Nếu phát hiện con đang bị sốt, cha mẹ có thể giúp bé hạ nhiệt bằng cách:

  • Cho trẻ bổ sung nhiều chất lỏng từ nước lọc, nước sôi để nguội, nước ép hoa quả, súp, cháo, canh… 
  • Để con mặc quần áo thoải mái, rộng rãi, thoáng mát.
  • Liên tục lau mát cơ thể con bằng cách nhúng khăn sạch vào nước ấm, vắt lên trán và hai bên nách.
  • Cho bé uống paracetamol với liều lượng 10 – 15mg/kg trọng lượng của con. Sau 4 tiếng đồng hồ, nếu trẻ vẫn còn sốt thì cha mẹ có thể cho con uống liều kế tiếp.
  • Liên tục kiểm tra và theo dõi nhiệt độ cơ thể.

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Trong quá trình điều trị chứng viêm tai giữa, các bác sĩ thường kê thuốc kháng viêm, thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau. Tuy có thể giúp kiểm soát, đẩy lùi triệu chứng một cách nhanh chóng nhưng những loại thuốc này đồng thời cũng gây ra nhiều tác dụng phụ nếu không được sử dụng đúng cách.

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Điều quan trọng nhất là phụ huynh nên cho con em dùng thuốc Tây theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa về thời gian và liều lượng.

Điều quan trọng nhất là phụ huynh nên cho con em dùng thuốc Tây theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa về thời gian và liều lượng. Bạn tuyệt đối không tự ý mua thuốc theo lời người khác mách bảo. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ phương pháp chữa bệnh nào khác cho trẻ.

Giữ bé tránh xa mầm bệnh

Đây là lưu ý quan trọng khi chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa. Để giúp bé nhanh chóng hồi phục, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ tái phát, người đọc nên: 

  • Tắm rửa và vệ sinh tai – mũi – họng cho trẻ thường xuyên.
  • Tuyệt đối không nhỏ oxy già vào tai bé bởi dung dịch này có thể gây bong tróc lớp biểu bì có chức năng bảo vệ ống tai. 
  • Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi chế biến thức ăn hoặc chăm sóc con.
  • Giữ lưng thẳng khi cho bú để bé không bị sặc sữa.
  • Mặc ấm cho trẻ vào những ngày trời trở lạnh.
  • Tiêm vacxin phòng ngừa cảm cúm và phế cầu.
  • Không đưa trẻ đi hồ bơi công cộng.
  • Lau khô ống tai con ngay sau khi tắm xong.
  • Hạn chế đến nơi đông người, chật chội.
  • Điều trị triệt để các bệnh lý tai – mũi – họng.
  • Giữ bé tránh xa thuốc lá và môi trường ô nhiễm, ẩm mốc, khói bụi.
  • Sử dụng máy điều hòa đúng cách, không lạm dụng.
  • Tự giác dọn dẹp nhà ở, đảm bảo không gian sống luôn sạch sẽ, thoáng mát.
  • Cho con bú sữa hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, nên kéo dài đến năm con tròn 2 tuổi.
  • Sử dụng dụng cụ ngoáy tai chuyên dụng, hợp vệ sinh.
  • Vệ sinh tai trẻ đều đặn mỗi ngày.
  • Ngoáy tai với một lực vừa đủ, không cố tình chọc ngoáy quá sâu.
  • Không áp dụng các bài thuốc dân gian khi chưa tham vấn y khoa.
  • Tuyệt đối không nghiền thuốc kháng sinh rồi rắc vào tai bé lúc tai con chảy nước vì thành phần tá dược của thuốc có thể gây bít tắc tạm thời, cản trở dịch viêm thoát ra ngoài. Điều này có thể dẫn đến chứng viêm tai xương chũm, thậm chí viêm màng não.

Một số bé không thể đáp ứng tốt với thuốc Tây cũng như các phương pháp điều trị do bác sĩ chỉ định. Trong quá trình chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa tại nhà, nếu phát hiện trẻ chán ăn, bỏ bú, sốt cao, mất nước, nôn ói và đi tiêu lỏng hơn 3 lần/ngày, cha mẹ hãy nhanh chóng đưa con đến bệnh viện thăm khám.

Cùng chuyên mục

Lông mày trẻ sơ sinh có vảy

Lông mày trẻ sơ sinh có vảy: Biểu hiện nguy hiểm hay bình thường?

Lông mày trẻ sơ sinh có vảy là một triệu chứng khá phổ biến khiến bé khá ngứa ngáy và khó chịu. Bệnh lý này tuy không quá nguy hiểm...

Bé bị táo bón nên uống sữa gì để dễ đi ngoài?

Bé bị táo bón nên uống sữa gì để dễ đi ngoài?

"Bé bị táo bón nên uống sữa gì để dễ đi ngoài?" là câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi các loại sữa công thức có chứa hàm...

Loại sữa bột nào tốt cho trẻ 2 tuổi

Loại sữa bột nào tốt cho trẻ 2 tuổi? 10 sản phẩm tốt nhất

Bắt đầu từ tuổi thứ 2 khi bé đã ngưng sữa mẹ hẳn thì việc dùng các loại sữa là vô cùng cần thiết để có thể hỗ trợ quá...

u máu ở trẻ sơ sinh

U máu ở trẻ sơ sinh biểu hiện như thế nào? Nguy hiểm không?

U máu ở trẻ sơ sinh là một dạng bệnh thường gặp, xuất hiện rõ ràng trên da nên rất dễ nhận biết. Bệnh được đánh giá là lành tính,...

Cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng mẹ cần biết

Ngày nay, nhờ vào sự phát triển vượt bậc của ngành y học hiện đại, tỷ lệ cứu sống trẻ sinh non đã được nâng cao đáng kể. Ngay sau...

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa là hiện tượng phổ biến trong 3 tháng đầu đời của trẻ. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn