Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là gì? Nguy hiểm không?

Viêm mũi dị ứng có lây không? Làm sao phòng ngừa?

Cây giao chữa viêm mũi dị ứng và cách thực hiện đúng nhất

Viêm mũi dị ứng quanh năm và cách chữa không tái phát

Mẹ bị viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị dứt điểm

6 cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi cực hay giúp nhanh khỏi bệnh

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em: Biểu hiện và cách điều trị an toàn

Viêm mũi dị ứng thời tiết: Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Bị ngứa mũi và hắt hơi: Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm

Cây giao chữa viêm mũi dị ứng và cách thực hiện đúng nhất

Cây giao chữa viêm mũi dị ứng thường được dân gian sử dụng để điều trị bệnh khi mới khởi phát, các biểu hiện còn đơn giản và chưa chuyển sang biến chứng nguy hiểm. Nếu áp dụng đúng cách, phương pháp này có thể giúp người bệnh cải thiện nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng mà không cần dùng đến thuốc tây.

Cây giao chữa viêm mũi dị ứng có hiệu quả không?

Cây giao là một loại cây thuộc họ Thầu Dầu, thường mọc dại quanh vườn hoặc được trồng để làm cảnh. Ngoài tên gọi trên, loài cây này còn được biết đến với các cái tên như: cành giao, nọc rắn, xương cá, xương khô, càng cua, san hô xanh, càng tôm, quỳnh cành giao,…

Cây giao chữa viêm mũi dị ứng
Cây giao còn được biết đến với các tên gọi như: cành giao, nọc rắn, xương cá, xương khô, càng cua, san hô xanh, càng tôm, quỳnh cành giao,…

Trong Đông y, cây giao có vị cay, hơi chua, tính mát. Tác dụng chính là giải độc, tiêu viêm, kháng khuẩn, khử phong và sát trùng. Chủ yếu được dùng để điều trị các bệnh liên quan đến hệ hô hấp như: viêm mũi dị ứng, viêm xoang,… Hoặc được sử dụng để chữa chấn thương chân tay, đau răng, mụn thịt, mụn cóc.

Khi dùng cây giao chữa viêm mũi dị ứng đúng cách sẽ giúp người bệnh cải thiện hiệu quả các triệu chứng như: hắt xì, nghẹt mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi,… Từ đó, bệnh tình sớm thuyên giảm, sức khỏe nhanh hồi phục trở lại và không còn cảm giác khó chịu hay mệt mỏi nữa.

Cách dùng cây giao chữa viêm mũi dị ứng đúng nhất

Cách dùng cây giao chữa viêm mũi dị ứng thì rất nhiều nhưng đa số thường không an toàn và hay gây ra các tác dụng phụ. Để đạt hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng thử cách dưới đây:

Cây giao chữa viêm mũi dị ứng
Cách dùng cây giao chữa viêm mũi dị ứng đúng nhất

Chuẩn bị:

  • Khoảng 15 đến 20 cành cây giao tươi
  • Một tờ giấy khổ to, dài khoảng 50cm
  • Một ấm đun nước (chỉ dành riêng để nấu cây giao)

Cách thực hiện:

  • Cây giao sau khi hái về thì đem đi rửa sạch, cắt thành từng đốt nhỏ (khoảng 2 – 3 cm) rồi lấy đi đập nát.
  • Cho một lượng nước vừa đủ vào ấm để nấu cùng phần cây giao đã đập nát. Trong thời gian đó, lấy giấy cuốn thành ống tròn hình phễu (1 đầu to và 1 đầu nhỏ) để chuẩn bị xông.
  • Khi nước đã sôi bùng lên thì tắt bếp. Lấy ống giấy vừa làm đặt vào vòi ấm rồi tiến hành xông mũi.
  • Trong quá trình xông nên hít thở đều hơi thuốc bằng mũi trong 5 – 7 lần rồi chuyển sang hít đều bằng miệng thêm 1 – 2 lần thì kết thúc.
  • Thực hiện đều đặn 2 lần/ngày vào sáng và chiều, mỗi lần như vậy sẽ xông từ 10 – 15 phút. Kiên trì làm liên tục trong 5 – 7 ngày sẽ thấy các triệu chứng viêm mũi dị ứng thuyên giảm rõ rệt.

Những điều cần cẩn trọng khi dùng cây giao chữa viêm mũi dị ứng

Như chúng ta đã biết, dùng cây giao chữa viêm mũi dị ứng thường cho hiệu quả rất cao nhưng cũng đi kèm với không ít rủi ro. Do đó, khi dùng loại cây này để điều trị bệnh cần cẩn trọng những điều sau:

Cây giao chữa viêm mũi dị ứng
Khi dùng cây giao chữa viêm mũi dị ứng phải hết sức cẩn trọng
  • Mủ cây giao chứa một lượng độc tố rất lớn nên khi cắt chúng phải mang gân tay hoặc có đồ bảo vệ. Tránh để mủ cây giao rơi vào mắt hoặc da vì chúng có thể gây mù lòa, bỏng và phồng rộp da.
  • Tuyệt đối không uống nước nấu từ cây giao hoặc uống nước từ ấm đang nấu thuốc cây giao. Việc cố tình dùng sẽ có thể khiến người bệnh bị ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
  • Nếu mủ cây giao dính vào tay thì nên rửa bằng nước muối sinh lý để tránh bị nhiễm trùng. Trong trường hợp bị nặng quá hoặc chẳng may rơi vào mắt thì nên đến bệnh viện/cơ sở y tế để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
  • Thời điểm xông mũi tốt nhất là khi vừa nấu nước cây giao xong. Lúc này chất nhựa của cây giao bay lên theo hơi nước còn đậm đặc nên sẽ đem lại hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
  • Thời gian và kết quả điều trị viêm mũi dị ứng sẽ tùy thuộc nhiều vào thể trạng, sức khỏe và mức độ bệnh của từng người. Có những trường hợp sẽ rất nhanh hiệu quả nhưng cũng có không ít ca không có tác dụng.
  • Thực hiện đúng hướng dẫn về liều lượng và cách dùng để đạt được hiệu quả điều trị bệnh cao nhất. Không nên nôn nóng mà áp dụng sai phương pháp, sẽ rất dễ bị gặp phản ứng phụ.
  • Sau vài ngày dùng cây giao chữa viêm mũi dị ứng mà bệnh không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu bất thường thì nên ngưng sử dụng ngay. Sau đó đến gặp bác sĩ tai – mũi – họng để được thăm khám và có hướng điều trị thích hợp hơn.

Sử dụng cây giao chữa viêm mũi dị ứng thực sự tốt và hiệu quả, nhưng đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh về tác dụng chữa bệnh của loại cây này. Tốt nhất, khi bạn đọc có dấu hiệu bị viêm mũi dị ứng thì nên đến bệnh viện để làm kiểm tra.

Cùng chuyên mục

Viêm mũi dị ứng quanh năm và cách chữa không tái phát

Viêm mũi dị ứng quanh năm khiến người bệnh thường xuyên hắt hơi sổ mũi, thậm chí có thể gây ra nghẹt mũi mãn tính hay viêm xoang mãn tính...

Viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị dứt điểm

Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý không gây nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Trường hợp để bệnh kéo dài, phát triển...

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh là bệnh thường gặp, tuy không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng nó lại có tính chất dễ tái phát...

Viêm mũi dị ứng có lây không? Làm sao phòng ngừa?

Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý về hô hấp thường gặp ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em do hệ miễn dịch còn yếu kém. Bệnh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn