Nổi mề đay có ăn thịt gà, trứng gà được không? Giải đáp

Da nổi hột giống da gà và ngứa và các bệnh lý có thể gặp

Nổi mẩn ngứa ở mông: Nguyên nhân và cách xử lý

Nổi mề đay do HIV và các dấu hiệu nhận biết chính xác

Mề đay Cholinergic là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Nổi chấm đỏ trên da như nốt ruồi son là bị gì? Có nguy hiểm?

Ngứa như kim châm khắp người và những bệnh lý liên quan

Ngứa chân tay về đêm: Cách điều trị và phòng ngừa ngăn tái phát

Bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm và cách xử lý mẹ cần biết

Nổi mẩn đỏ ngứa ở cổ: Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm

5 Cách trị mề đay bằng muối đơn giản giảm nhanh mẩn ngứa

Trị bệnh mề đay bằng muối là cách chữa vừa đơn giản, vừa giảm nhanh mẩn ngứa. Mẹo chữa này đã được rất nhiều người lựa chọn sử dụng từ xưa đến nay vì mang lại hiệu quả rất cao. Thành phần khoáng chất có trong muối giúp đẩy lùi nhanh chóng những triệu chứng ngứa ngáy trên da và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lan rộng.

Công dụng của muối trong điều trị mề đay mẩn ngứa

Muối là gia vị phổ biến, khá quen thuộc khi chế biến các món ăn hằng ngày. Ngoài làm tăng hương vị, kích thích vị giác thì muối còn được dùng trong điều trị các bệnh về da liễu rất tốt. Muối có khả năng tiêu viêm và sát trùng cao, nhờ vậy mà nó có tác dụng rất thần kì trong điều trị mẩn ngứa do bệnh mề đay.

Công dụng của muối trong điều trị mề đay mẩn ngứa
Muối có tác dụng thần kì trong điều trị mề đay

Theo y học cổ truyền, muối có tính hàn, rất phù hợp khi sử dụng cho các tình trạng da đỏ viêm, nóng rát và nổi sần do mề đay. Với hoạt chất NaCl bên trong muối có khả năng đẩy lùi tình tình trạng sưng viêm hiệu quả, cùng với các loại khoáng chất có khả năng làm lành tổn thương trên da một cách an toàn.

Trong muối còn có tác dụng làm mát nên khi sử dụng muối trong quá trình nổi mề đay sẽ giúp bạn cải thiện được những biến chứng khác như: sốt, khó ngủ,…  Do là nguyên liệu lành tính, thường không gây tác dụng phụ đến sức khỏe (nếu bạn sử dụng ở mức độ vừa phải) nên phương pháp này được nhiều người sử dụng để giúp da khỏe mạnh lại bình thường, vượt qua nổi ám ảnh về mẩn ngứa do mề đay.

5 Cách trị mề đay bằng muối đơn giản giảm nhanh mẩn ngứa

Muối có tác dụng tiêu viêm và sát trùng nên ngoài cách sử dụng đơn lẻ, dân gian còn truyền tai nhau về cách phối hợp muối với các loại thảo dược khác để tăng tác dụng phục hồi và cải thiện triệu chứng ở vùng bị dị ứng da.

1. Nước muối loãng làm giảm mẩn ngứa do mề đay

Việc ngâm rửa da trong nước muối loãng có thế giúp cải thiện hiện tượng viêm, giảm nhanh cơn ngứa, nóng rát, phù nề. Cách này phù hợp với những trường hợp nổi mẩn ngứa ở tay chân do tiếp xúc dị ứng với xà phòng, mủ thực vật hoặc bị côn trùng cắn.

cách trị mề đay bằng muối
Dùng nước muối loãng điều trị mề đay được nhiều người sử dụng

Hướng dẫn thực hiện:

  • Bạn cần đun  sôi 2 lít nước và đổ vào thau.
  • Thêm một ít nước lạnh vào.
  • Dùng hỗn hợp đó để ngâm rửa chân tay cho đến khi nước nguội.
  • Cuối cùng bạn rửa sạch lại cùng da tổn thương và lau khô.

Lưu ý, khi pha nước bạn cần điều chỉnh nhiệt độ nước vừa phải tránh để vùng da viêm nhiễm bị kích ứng nặng hơn. Vì khi bạn dùng nước quá nóng, tình trạng mề đay lan nhanh và gây ngứa ngáy hơn lúc ban đầu.

2. Muối và lá trầu không làm giảm tình trạng mẩn ngứa do mề đay

Trong dân gian, tác dụng của lá trầu không không được lí giải và kiểm chứng như trong y học. Tuy nhiên, người dân vẫn lưu truyền bài thuốc về chữa bệnh mề đay bằng lá trầu không cho đến nay vì thực tế đã có nhiều người áp dụng thành công. Với bài thuốc này, người bệnh kiên trì dùng vào tối mỗi ngày sẽ đạt được hiệu quả điều trị rất tốt.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 5 lá trầu không và 1 muỗng muối trắng.
  • Rửa sạch lá trầu, ngâm trong nước muối loãng 15 phút.
  • Sau đó, bạn cho lá trầu và muối vào cối giã nát rồi đắp lên vùng da bị mề đay.
  • Dùng vải sạch băng lại.
  • Chờ khoảng 20 – 30 phút thì tháo ra, vệ sinh bằng nước sạch và lau khô.
Lá trầu không và muốn làm giảm tình trạng mề đay
Lá trầu không và muối loại bỏ mề đay đáng kể

Bạn áp dụng bài thuốc này 2 lần một ngày, mỗi tuần thực hiện từ 3 – 4 lần. Sau khi đã thuyên giảm, bạn có thể giảm bớt số lần đắp lại. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay bằng lá trà xanh, cách thực hiện cũng giống như đã hướng dẫn lá trầu không.

3.  Muối và mướp đắng làm giảm tình trạng mẩn ngứa do mề đay

Mướp đắng có tác dụng làm dịu, giảm ngứa và sưng viêm, nó chứa nhiều dưỡng chất như vitamin A, C, K, chất xơ và chất chống oxy hóa. Vì vậy, bổ sung loại quả này trong quá trình điều trị không chỉ hỗ trợ làm giảm mề đay mà còn cải thiện sức khỏe, giảm cholesterol, tăng cường hệ miễn dịch.

Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm 3 – 4 trái mướp đắng và 1 muỗng muối.
  • Xay nhuyễn mướp đắng lấy nước.
  • Đun lên rồi hòa chung với muối.
  • Bạn dùng hỗn hợp này để tắm hoặc bôi lên vùng da bị tổn thương, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
  • Thực hiện 2 lần/ngày để diệt kí sinh trùng gây bệnh và giảm ngứa.
Muối và mướp đắng làm giảm tình trạng mề đay
Mướp đắng có công dụng cao trong điều trị mẩn đỏ

4. Muối và ngải cứu làm giảm mẩn ngứa do mề đay

Là một vị thuốc quý trong Đông y, ngải cứu từ xa xưa đã được ứng dụng làm các bài thuốc điều hòa kinh nguyệt, an thai, đặc biệt là điều trị các vết thương ngoài da. Với khả năng kháng khuẩn vượt trội, giúp loại bỏ các vi khuẩn ẩn sâu dưới da, ngải cứu giúp làm sạch da tự nhiên mà không gây mẩn ngứa.

Cách thực hiện:

  • Lấy một nắm lá ngải cứu tươi rửa sạch kết hợp với 50g muối
  • Cho muối và ngải cứu vào chảo rồi rang nóng.
  • Sau đó, bạn để hỗn hợp nguội bớt rồi cho vào túi sạch.
  • Vệ sinh vùng da viêm nhiễm rồi chườm vào cho đến khi bớt ngứa.
Muối và ngải cứu làm giảm tình trạng mề đay
Rang muối và ngải cứu giúp chữa mẩn đỏ do mề đay

5. Muối và lá mướp làm giảm mẩn ngứa do mề đay

Phương pháp này đã được dân gian sử dụng từ rất lâu và phát huy tác dụng rất tích cực. Bởi trong lá mướp có tính sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn cao nên khi sử dụng lá mướp và muối có thể ngăn ngừa viêm nhiễm trên da, giảm ngứa châm chích dưới da.

Thực hiện:

  • Lá mướp rửa sạch rồi trộn với muối, sau đó đem giã nhuyễn.
  • Vệ sinh vùng da bị tổn thương thật sạch rồi bôi hỗn hợp lên.
  • Để yên từ 20 – 30 phút rửa đó rửa lại bằng nước.
  • Bạn thực hiện cách này đều đặn 2 lần/ ngày sẽ thấy được tác dụng.

Thực tế, muối chỉ có khả năng làm giảm triệu chứng mề đay mẩn ngứa tạm thời, không thể điều trị tận gốc bệnh. Vì vậy khi các triệu chứng kéo dài, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị hiệu quả nhất.

Lưu ý khi dùng muối làm giảm nhanh mẩn ngứa do mề đay

Thực tế khi dùng những phương pháp dân gian nếu thực hiện không đúng cách có thể gặp phải một số rủi ro ngoài ý muốn. Vì vậy, bạn nên lưu ý kĩ những vấn đề sau đây trước khi tiến hành điều trị tại nhà:

  • Trong những cách đã nêu trên bạn chỉ nên áp dụng với các vết mẩn đỏ. Tuyệt đối không nên áp dụng cho những vết thương hở nếu không tình trạng bệnh của bạn sẽ ngày càng trầm trọng, do vùng da bị nhiễm trùng và tổn thương nặng hơn.
  • Việc sử dụng muối quá nhiều trong điều trị có thể làm cho vùng da của bạn khô, nhạy cảm và dễ bị kích ứng hơn. Bạn nên cân nhắc về liều lượng muối khi sử dụng không nên nóng vội mà dùng quá nhiều sẽ gây những tác hại tiêu cực.
  • Ưu điểm nổi bật của bài thuốc này là đơn giản, ít tốn kém chi phí, nguyên liệu dễ tìm. Tuy nhiên, hạn chế là hiệu quả của chúng quá chậm , cần thời gian dài. Vì vậy, nếu muốn cải thiện tình trạng bệnh bạn nên kiên trì sử dụng.
  • Bên cạnh đó, bài thuốc này chỉ có tác dụng với những bệnh nhân có bệnh mới khởi phát hoặc bệnh nhẹ. Còn đối với những bệnh nhân có tình trạng nặng hoặc xuất hiện biến chứng thì tốt nhất nên đến bệnh viện để làm các xét nghiệm chuyên môn và điều trị kịp thời.

Trên đây là những mẹo nhỏ giúp bạn cải thiện tình trạng mẩn ngứa do mề đay gây ra. Tuy nhiên, để kiểm soát được tình trạng bệnh ngày càng tốt hơn, bạn nên kết hợp những mẹo này với các biện pháp chăm sóc khoa học và sử dụng thuốc khi cần thiết.

Cùng chuyên mục

Bé bị nổi mẩn đỏ từng mảng là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Bé bị nổi mẩn đỏ từng mảng là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Hiện tượng bé bị nổi đỏ từng mảng có thể là dấu hiệu của một số bệnh ngoài da như bệnh nổi mề đay mẩn ngứa, viêm da dị ứng,...

Cách chữa mề đay bằng lá đinh lăng dứt ngay cơn ngứa

Cơn ngứa ngáy khó chịu hay tình trạng da nổi phồng rộp của bệnh mề đay dần được giảm nhẹ khi bạn biết đến các bài thuốc từ lá đinh...

Cách trị mề đay bằng lá trầu không hiệu quả dễ thực hiện

Điều trị mề đay bằng lá trầu không là phương pháp được giới chuyên môn đánh giá rất cao về độ lành tính và an toàn. Theo đó, những người...

Nổi mẩn ngứa ở khuỷu tay, đầu gối nguy hiểm không?

Nổi mẩn ngứa ở khuỷu tay, đầu gối nguy hiểm không?

Nổi mẩn ngứa ở khủy tay, đầu gối thường gặp ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân có thể do chế độ sinh hoạt, ăn uống không hợp lý, hoặc bạn...

Da nổi đốm trắng không ngứa: Nguyên nhân và cách chữa

Da nổi đốm trắng không ngứa: Nguyên nhân và cách chữa

Hiện tượng da nổi đốm trắng không ngứa có thể là dấu hiệu của các bệnh về da liễu thông thường hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của...

Nổi mẩn đỏ ngứa ở cổ: Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm

Nổi mẩn đỏ ngứa ở cổ: Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm

Nổi mẩn đỏ ngứa ở cổ là tình trạng các mẩn đỏ xuất hiện ở vùng cổ gây ngứa ngáy, châm chích. Biểu hiện xuất hiện khi gặp phải các...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn