Cách trị mề đay bằng lá trầu không hiệu quả dễ thực hiện
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Điều trị mề đay bằng lá trầu không là phương pháp được giới chuyên môn đánh giá rất cao về độ lành tính và an toàn. Theo đó, những người đã từng sử dụng qua phương pháp này cho rằng không có tác dụng phụ kèm theo, hơn nữa nó còn giúp tiết kiệm được khá nhiều chi phí chữa bệnh.
Tìm hiểu về công dụng trị mề đay bằng lá trầu không
Lá trầu không có đặt tính chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn, đồng thời còn giúp khử những mùi hôi khó chịu. Chính vì vậy, từ thời xưa ông cha ta thường sử dụng lá trầu không khi bị bệnh nổi mề đay và các bệnh khác như: dị ứng, viêm da cơ địa, mẩn ngứa,…
Trong Đông y cho rằng, trầu không không có mùi thơm, tính ấm. Đây là loại cây xuất hiện thường ở các quốc gia nhiệt đới, trong môi trường ẩm thấp. Đặc biệt, lượng tinh dầu và hoạt chất có lợi của cây trầu không đều nằm chủ yếu trong phần lá. Bạn nên lưu ý điều này khi sử dụng trầu không, đặc biệt là trong chữa bệnh.
Với những bệnh nhân bị nổi mề đay ở mức độ nhẹ, lá trầu không có tác dụng diệt trừ vi khuẩn, cải thiện tình trạng ngứa ngáy , khó chịu, từ đó làm giảm những triệu chứng không mong muốn do bệnh gây ra. Song song đó, theo ghi nhận của giới y học hiện đại thì lá trầu không chứa khá nhiều tinh chất tanin – thành phần giúp ức chế hoạt động của các vi khuẩn và nấm gây hại.
Cách trị mề đay bằng lá trầu không hiệu quả dễ thực hiện
Chữa mề đay bằng lá trầu không là phương pháp điều trị bệnh bằng thảo dược rất đơn giản nhưng hiệu quả. Với cách này, bạn chỉ nên sử dụng mỗi tuần một lần, vì nếu dùng quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng khô da. Nếu gia đình bạn không có sẵn lá trầu không, bạn có thể tìm mua dễ dàng ở các chợ với chi phí khá rẻ.
Đắp lá trầu không giúp trị mề đay
Bài thuốc này có độ an toàn khá cao nên có thể áp dụng điều trị cho mọi đối tượng. Liệu pháp này giúp cải thiện tình trạng da nổi mẩn đỏ, sưng phù ngứa ngáy vì nhờ có các tính chất hạn chế hoạt động của vi khuẩn lên vùng da tổn thương của người bệnh.
Trầu không và muối đều là hai thực phẩm có tính kháng khuẩn, tiêu viêm rất cao vì thế nó giúp phòng ngừa tình trạng lan tràn các vết viêm nhiễm sang các vùng da lành khác. Phương pháp này có thể áp dụng theo cách như sau:
- Bạn cần chuẩn bị 1 nắm lá trầu không và muối trắng.
- Lá trầu đem rửa thật sạch, ngâm với nước muối loãng trong khoảng 20 phút.
- Sau đó bạn vớt lá trầu ra, vò nát và đắp nhẹ nhàng lên vùng da bị ngứa trong vòng 15 – 20 phút.
Thực hiện phương pháp này mỗi ngày 1 – 2 lần và liên tục trong 3 – 5 ngày để tình trạng bệnh của bạn được thuyên giảm hoàn toàn.
Tắm lá trầu không giúp trị mề đay
Ngoài việc đắp lá trầu không để trị bệnh mề đay, bạn cũng có thể sử dụng nguyên liệu này để nấu nước tắm, bài thuốc này cũng không kém phần hiệu nghiệm, giúp điều trị hiệu quả nổi mẩn ngứa khi trời nóng. Trường hợp dùng lá trầu không để nấu nước tắm thông thường được áp dụng với những bệnh nhân có tình trạng bệnh nỗi mề đay khắp người hoặc mảng mề đay to xuất hiện ở nhiều vị trí như: lưng, cổ, tay, chân,…
- Chuẩn bị 50 gram lá trầu không và một ít muối.
- Mang lá trầu không rửa thật kĩ rồi ngâm với nước muối trong 15 phút.
- Vớt ra và để ráo lá trầu không
- Vó nát lá trầu rồi cho vào 2 – 3 lít nước, đun sôi trong khoảng 10 – 15 phút.
- Dùng nước này để nguội, hòa với một chút nước sạch để tắm toàn thân.
- Lưu ý trong khi tắm bạn lấy bã trầu chà nhẹ vào những vùng da bị nỗi mề đay sẽ làm giảm ngứa đáng kể.
Với cách này, bạn chỉ nên sử dụng cách này mỗi tuần một lần, vì nếu dùng quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng khô da. Sau khi sử dụng lá trầu không để tắm, có thể bạn sẽ thấy cơ thể xuất hiện mùi hăng khó chịu. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng vì đây là tính chất đặc trưng của lá trầu không, điều này không làm ảnh hưởng đến làn da của bạn. Do đó, bạn không nhất thiết phải tắm lại với nước sạch quá nhiều lần.
Lá trầu không kết hợp với bồ kết giúp trị mề đay
Trái bồ kết có chứa khoảng 10% saponin, đây là chất có công dụng kháng việm cực kỳ tốt. Khi kết hợp với lá trầu không bài thuốc này sẽ giúp trị viêm da dị ứng, nổi mề đay cơ địa một cách hiệu quả nhất.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 15 – 20 lá trầu không, 10 trái bồ két và một ít muối.
- Lá trầu không rửa sạch và ngâm với nước muối loãng khoảng 20 phút, rửa lại bằng nước sạch. Bồ kết rửa sạch, bỏ hạt.
- Đun lá trầu không và bồ kết trong nồi với 4 lít nước trong khoảng 20 – 30 phút.
- Bạn để nước nguội rồi dùng làm nước tắm sau đó lau khô người bằng khăn mềm.
Dùng nước này tắm 2 – 3 lần một tuần, khoảng 4 tuần sau bạn sẽ thấy tình trạng bệnh thuyên giảm rõ rệt. Bạn cũng có thể thay thế cách tắm này bằng việc ngâm chân tay, cách làm cũng tương tự như trên. Tuy nhiên, cách này chỉ phù hợp với những tình trạng bệnh mề đay xuất hiện ở chân và tay, nổi mẩn ngứa ở khuỷu tay, đầu gối.
Uống nước lá trầu không, trị mề đay
Uống nước lá trầu không là cách chữa bệnh theo dân gian được nhiều người áp dụng và đạt được hiệu quả rất cao. Bạn có thể uống nước nấu từ lá trầu không để trị mề đay, cách này sẽ giúp làm tăng quá trình hấp thụ các tinh chất vào trong cơ thể, nhờ đó mà bệnh sẽ được chữa khỏi nha nhanh chóng hơn.
Cách làm:
- Chuẩn bị 20 gram lá trầu không.
- Rửa sạch, ngâm với nước muối loãng rồi để ráo.
- Cho lá trà vào ấm, thêm một ít nước sôi và đợi khoảng 20 phút.
- Bạn dùng nước này thay cho nước uống hằng ngày.
Sử dụng nước uống này thay thế nước lọc mỗi ngày cho đến khi tình trạng bệnh có dấu hiệu chuyển biến theo hướng tích cực.
Một số lưu ý khi sử dụng lá trầu không trị mề đay
Là dược liệu trị bệnh dễ tìm mua ở bất cứ đâu, chi phí lại rẻ so với những cách làm khác. Thế nhưng, bạn không nên bỏ qua những lưu ý sau đây khi sử dụng lá trầu không trị bệnh.
- Khi áp dụng lá trầu không làm nước tắm hoặc ngâm chân tay thì không được đun đi đun lại quá nhiều lần hay để qua đêm. Chỉ sử dụng nước này một lần duy nhất rồi làm mới trong những lần sử dụng tiếp theo.
- Khi lựa chọn lá trầu không trị bệnh, bạn cần chú ý đến phần vệ sinh, nếu lá trầu có bị dập nát hoặc hư thối thì bạn không nên sử dụng. Điều này nếu không được chú ý kỹ sẽ làm cho vết thương của bạn nhiễm trùng trầm trọng hơn. Nếu có xảy ra trường hợp này, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được diều trị kịp thời.
- Chữa viêm da bằng lá trầu không là cách chữa chỉ áp dụng cho những bệnh nhân có tình trạng bệnh nhẹ, nếu bệnh của bạn đã qua giai đoạn lở loét, viêm nhiễm thì cách làm trên không còn hiệu quả. Bạn nên đến các trung tâm y tế để được khám chữa một cách tốt nhất.
- Hiện nay, có nhiều trường hợp bị dị ứng lá trầu không nặng. Nếu bạn sử dụng trong vài lần mà thấy không giảm bệnh là do cơ địa, còn nếu xuất hiện các triệu chứng dị ứng nặng hơn thì bạn nên dừng ngay và đến gặp bác sĩ.
- Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn nên hạn chế gãi và chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương vì sẽ gây tình trạng nhiễm trùng, mặt khác nó còn dễ lay lan sang các vùng da khác.
- Trên đây là nhưng bài thuốc chữa mề đay từ thiên nhiên, không có tác dụng như thuốc Tây y, nếu bạn muốn tình trạng bệnh được cãi thiện tốt hơn thì nên kiên trì trong thời gian sử dụng, đồng thời cần kết hợp với lối sống lành mạnh để giúp bệnh mau chóng khỏi.
Bên cạnh việc áp dụng việc chữa bệnh mề đay từ lá trầu không, bạn có thể kết hợp với một số phương pháp điều trị khác để rút ngắn thời gian khôi phục bệnh tình. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn biết thêm thông tin về cách chữa bệnh mề đay một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!