Cách chữa nổi mề đay tại nhà với 9 vị thuốc dân gian
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Chữa mề đay tại nhà bằng cách tận dụng dược tính của các vị thuốc dân gian để giúp cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, giảm sưng viêm, đau rát ở vùng da bị tổn thương. Người bệnh có thể kết hợp với phương pháp điều trị của bác sĩ và các thảo dược tự nhiên để phục hồi bệnh tốt hơn, rút ngắn thời gian điều trị bệnh cũng như hạn chế nguy cơ của tác dụng phụ thuốc gây ra.
Chữa mề đay tại nhà bằng các vị thuốc dân gian có hiệu quả không?
Bệnh mề đay là một trong các bệnh da liễu phổ biến, gặp ở nhiều người, mọi lứa tuổi. Bệnh khởi phát khi gặp tác nhân kích thích. Bệnh mề đay có xu hướng thuyên giảm mà không cần sự can thiệp của y khoa. Tuy nhiên, có một số trường hợp các triệu chứng kéo dài chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây ngứa ngáy, khó chịu.
Bệnh khởi phát khi có phản ứng giữa cơ thể và các dị nguyên gây có nguy cơ gây bệnh như thay đổi thay thời tiết đột ngột, dị ứng thực phẩm, căng thẳng mệt mỏi,…Vì vậy, để hạn chế tối đa tình trạng tổn thương da, bạn nên loại bỏ các yếu tố có nguy cơ gây bệnh mề đay cao, đồng thời áp dụng các phương pháp để cải thiện triệu chứng.
Trong quá trình điều trị bệnh nổi mề đay, bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc bôi giảm ngứa và thuốc kháng histamin. Tuy nhiên, để giảm thiểu tình trạng phụ thuộc thuốc và kháng thuốc, người bệnh nên áp dụng các bài thuốc dân gian để thúc đẩy quá trình điều trị mang lại hiệu quả tốt hơn.
Các vị thuốc dân gian lành tính, an toàn hỗ trợ hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh. Vì vậy, việc tận dụng các vị thuốc nam sẽ giúp làm giảm cơn ngứa, dịu da, ngăn ngừa bệnh bùng phát.
Tuy nhiên, các vị thuốc dân gian lại có dược tính yếu và phát huy hiệu quả khá chậm so với các loại thuốc Tây. Do đó, bên cạnh việc điều trị thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể kết hợp với các mẹo chữa dân gian để mang lại hiệu quả tối đa.
Cách chữa mề đay tại nhà với 9 vị thuốc dân gian
1. Chữa mề đay bằng rau má
Rau má hay còn gọi là tích tuyết thảo, lôi công thảo ngoài dùng làm các món ăn hàng ngày thì nó còn là một vị thuốc dân gian chữa nhiều bệnh. Theo Đông y, rau má có tính hàn, vị đắng, công dụng giải độc, kháng viêm nên được dùng để chữa các vùng da bị tổn thương, bị bỏng.
Theo y học hiện đại thì trong rau má có chứa các chất chống oxy hóa như kaempferol, quercetin vfa tinh dầu. Các thành phần này giúp hỗ trợ giảm sưng, làm dịu và phục hồi da năng ngừa bội nhiễm.
Do có tính hàn giúp thanh nhiệt, giải độc nên phù hợp cho những trường hợp nổi mề đay do dung nạp các thực phẩm gây dị ứng hoặc do uống bia rượu. Rau má là vị thuốc được rất nhiều người áp dụng để chữa bệnh mề đay vì hạn chế gây kích ứng, lành tính cao và phù hợp cho mọi đối tượng.
Cách 1: Canh rau má chữa mề đay do dị ứng thức ăn
Chuẩn bị:
- 1 nắm tay rau má tươi
- 100gr thịt lợn nạc
Cách thực hiện:
- Rau má rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn.
- Thịt lợn sau khi rửa sạch thì mang đi băm nhỏ.
- Cho một ít dầu ăn và hành phi thơm rồi bỏ thịt vào xào, kế đến đổ 1.5 lít nước vào nồi đun sôi.
- Đến khi nước thịt sôi lên thì cho rau má vào đun tiếp khoảng 5 phút thì tắt bếp, cho thêm gia vị để vừa ăn.
Cách 2: Đắp rau má chữa mề đay
Chuẩn bị:
- 50gr rau má tươi
- 50gr lá gấc tươi
Cách thực hiện:
- Mang lá gấc và rau má đi rửa sạch và ngâm nước muối rồi vớt ra để ráo.
- Mang tất cả đi giã nhuyễn và cho thêm chút muối.
- Sau khi vệ sinh sạch vùng da bị bệnh thì đắp hỗn hợp vừa giã lên, để yên tầm 15 phút thì rửa lại với nước sạch.
- Mỗi ngày thực hiện 2 lần để cải thiện các triệu chứng của bệnh.
2. Chữa mề đay bằng gừng tươi
Theo quan niệm Đông y, gừng có tính ấm, vị nồng có công dụng chống ngứa, giảm viêm, cải thiện tình trạng dị ứng. Gừng được dùng nhiều trong điều trị các bệnh như ho, sốt, cảm lạnh, viêm họng,…Ngoài ra, đây còn là vị thuốc được nhiều người áp dụng để chữa các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa, nổi mề đay, chàm,…
Cách 1: Trà gừng mật ong chữa mề đay
Chuẩn bị:
- 1 củ gừng tươi
- 2 muỗng mật ong nguyên chất
Cách thực hiện:
- Củ gừng thái thành từng lát mỏng rồi mang đi hãm với 300ml nước sôi.
- Để tầm 20 phút thì cho thêm 2 muỗng mật ong nguyên chất và khuấy đều.
- Nên uống khi trà gừng còn ấm, bạn có thể ăn kèm lát gừng nếu nổi mề đay có các triệu chứng ho, sổ mũi,…
Cách 2: Ngâm gừng với muối
Chuẩn bị:
- 2 củ gừng tươi
- 2 muỗng muối tinh
Cách thực hiện:
- Gừng tươi sau khi rửa sạch, gọt vỏ thì thái nhỏ cho vào 2 lít nước đun sôi.
- Sau khi sôi lên thì cho thêm 2 muỗng muối vào rồi tắt bếp.
- Đợi nước còn ấm thì dùng ngâm tay, chân vào để giảm ngứa.
- Đối với trường hợp nổi mề đay toàn thân, có thể pha nước gừng để tắm hoặc ngâm mình.
3. Chữa mề đay bằng cây chó đẻ
Cây chó đẻ được biết đến trong điều trị các bệnh về gan vì nó có công dụng giải độc, kháng khuẩn, tiêu viêm. Ngoài ra, vị thuốc này còn được dùng trong điều trị các triệu chứng của bệnh mề đay.
Cách thực hiện:
- Hái một nắm lá chó đẻ rửa sạch ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
- Mang tất cả đi giã nhuyễn rồi đắp lên vùng da bị bệnh sau khi đã vệ sinh sạch sẽ.
- Mỗi ngày thực hiện đắp 1 lần đến khi các triệu chứng của bệnh khỏi hẳn.
4. Chữa mề đay bằng nha đam
Nha đam hay lô hội được dùng để chế biến nước uống, thức ăn. Ngoài ra, với các vitamin và khoáng chất có trong nha đam còn được tận dụng để dưỡng nhan.
Theo Đông y, nha đam có tính hàn, vị đắng, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm sưng và phục hồi các tế bào da bị hư tổn. Vì vậy, nha đam thường dùng để chữa tàn nhang, u nhọt, cải thiện tình trạng da bị khô ráp, bong tróc do nổi mề đay.
Cách 1: Gel nha đam chữa nổi mề đay, mẩn ngứa
- Chọn nhánh nha đam tươi gọt sạch vỏ, rửa sạch lớp mủ, loại bỏ phần gốc nhánh màu vàng vì có thể gây kích ứng da.
- Dùng muỗng cạo phần gel nha đam rồi thoa lên vùng da bị nổi mề đay.
- Thư giãn 15 phút rồi rửa lại thật sạch với nước.
Cách 2: Kết hợp nha đam với dầu oliu chữa mề đay
- Nha đam rửa sạch lấy 2 muỗng gel trộn đều với 1 muỗng dầu oliu.
- Thoa hỗn hợp lên vùng da bị bệnh và để yên trong vòng 15 phút.
- Sau đó rửa sạch da lại bằng nước ấm.
- Cách này áp dụng với các trường hợp nổi mề đay do da khô hoặc bị tác động bởi nhiệt độ môi trường.
5. Dùng lá tía tô chữa mề đay
Lá tía tô không chỉ là loại rau dùng làm các món ăn hàng ngày mà còn là một vị thuốc chữa bệnh. Theo dân gian, lá tía tô tính ấm có công dụng chữa các bệnh phong hàn.
Còn theo nghiên cứu khoa học thì trong lá tía tô có chứa các thành phần như hydrocumin, limonen, perillaldehyd, các khoáng chất và vitamin cần thiết hỗ trợ điều trị các bệnh, đặc biệt là bệnh nổi mề đay.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 100gr lá tía tô rửa sạch, ngâm nước muối để loại bỏ bẩn, vi khuẩn.
- Cho phần lá tía tô vào máy xay nhuyễn, rồi đun sôi với 500ml nước lọc, đun sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp.
- Đợi nước nguội thì lọc lấy nước để uống.
- Ngoài ra, người bệnh cũng có thể nấu nước lá tía tô để ngâm rửa vùng da bị nổi mề đay, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh.
6. Chữa mề đay bằng lá kinh giới
Lá kinh giới có vị cay, tính ấm, thuốc kinh phế can, công dụng giải biểu, cầm máu, chống kinh giật,…Bên cạnh đó, vị thuốc này còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh nổi mề đay.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá kinh giới mang đi ngâm nước muối rửa sạch, để ráo.
- Bỏ lá kinh giới lên chảo sao vàng và bỏ thêm một ít muối biển.
- Cho phần lá kinh giới đã sao vào cái khăn mỏng và chườm lên vùng da bị tổn thương, để đến khi nguội hẳn.
- Thực hiện mỗi ngày để có hiệu quả.
7. Lá khế chữa mề đay
Trong Đông y, lá khế có tình bình, vị chua, tác dụng kháng viêm, giảm ngứa, sưng đỏ và có khả năng sát khuẩn. Nhiều người bệnh dùng lá khế nấu nước tắm để chữa các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa, nổi mề đay mẩn ngứa hay phát ban.
Cách thực hiện:
- Lá khế rửa sạch, ngâm nước muối để loại bỏ các vi khuẩn và bụi bẩn.
- Đun sôi lá khế với 2 lít nước, để sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp và cho thêm 2 muỗng muối tinh vào.
- Pha thêm với nước lạnh đủ ấm dùng để tắm, bã lá khế có thể dùng để chà xát lên vùng da bị tổn thương để giảm các triệu chứng.
8. Nước trà xanh chữa mề đay
Nước trà xanh có tác dụng chữa viêm họng, bảo vệ tim mạch, đào thải các độc tố bên trong cơ thể. Do đó, nhiều người dùng nước trà xanh để là giảm các triệu chứng thường gặp của một số bệnh da liễu như phát ban, nổi mề đay, viêm da cơ địa,…
Nước trà xanh khá lành tính nên có thể áp dụng cho mọi đối tượng từ trẻ em, đến những người có cơ địa nhạy cảm. Bạn có thể tham khảo một số cách chữa mề đay bằng trà xanh như sau:
Cách 1: Tắm nước trà xanh
Chuẩn bị:
- Một nắm lá trà xanh tươi
- Một ít muối biển
Cách thực hiện:
- Lá trà xanh rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng để loại bỏ các vi khuẩn, bụi bẩn.
- Đun lá trà xanh với 2 lít nước sôi và đổ ra thau.
- Thêm một ít muối biển và hòa với nước lạnh để vừa đủ độ ấm.
- Dùng nước trà xanh tắm thường xuyên để giảm các triệu chứng ngứa ngáy, giúp sát khuẩn và cải thiện viêm nhiễm.
Cách 2: Uống nước trà xanh
- Bạn có thể dùng lá trà xanh tươi hoặc đã sao vàng
- Hãm với nước sôi để khoảng 15 phút, tranh thủ uống lúc nước trà còn ấm.
- Có thể pha thêm một ít mật ong hoặc nước cốt chanh để uống.
9. Chữa mề đay bằng cây đinh lăng
Trong y học cổ truyền, cây đinh lăng là một vị thuốc quý bởi các công dụng mà nó mang lại trong việc điều trị bệnh. Đinh lăng có vị ngọt, tính mát, giúp bồi bổ khí huyết, hỗ trợ điều trị bệnh mề đay, mẩn ngứa.
Cách thực hiện:
- Hái một nắm lá đinh lăng tươi rửa sạch với nước, có thể ngâm nước muối để loại bỏ các vi khuẩn.
- Nấu lá đinh lăng với 200ml nước sôi khoảng 15 phút thì tắt bếp.
- Đổ phần nước đã nấu ra vật chứa để uống rồi tiếp tục đun với 200ml lần 2.
- Sau đó, hòa 2 phần nước sau khi nấu với nhau và uống hàng ngày.
Những lưu ý khi chữa mề đay bằng vị thuốc dân gian
Chữa bệnh mề đay bằng các vị thuốc dân gian hiện đang được rất nhiều người áp dụng bởi cách thực hiện vô cùng đơn giản lại có hiệu quả. Kết hợp các bài thuốc dân gian chữa mề đay với các loại thuốc Tây do bác sĩ chỉ định sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh được tốt hơn, rút ngắn thời gian điều trị.
Tuy nhiên, khi áp dụng các cách chữa dân gian, bạn cần lưu ý một số thông tin sau để tránh phát sinh các rủi ro.
- Các bài thuốc dân gian chỉ có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh, chứ không thể thay thế thuốc chữa trị do bác sĩ chỉ định.
- Đối với người có cơ địa nhạy cảm khi dùng các vị thuốc dân gian có thể gây ra kích ứng như ngứa ngáy, châm chích nhẹ. Khi có dấu hiệu này, bạn nên ngưng sử dụng thuốc ngay để tránh bệnh diễn biến nặng hơn.
- Trước khi sử dụng các dược liệu điều trị bệnh, người bệnh nên ngâm nước muối, rửa sạch để loại bỏ các bụi bẩn, thuốc trừ sâu, vi khuẩn,…
- Không áp dụng các vị thuốc dân gian với các trường hợp bị viêm nhiễm nặng, có vết thương hở, có nguy cơ bị bội nhiễm.
- Bên cạnh việc điều trị bằng các phương pháp Tây y, các bài thuốc dân gian thì người bệnh cần có chế độ sinh hoạt, ăn uống, chăm sóc da hợp lý, loại bỏ các tác nhân gây bệnh để bệnh nhanh khỏi và phòng ngừa tái phát.
- Những bài thuốc sử dụng các vị thuốc dân gian sẽ tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người mà phát huy tác dụng nhanh hay chậm.
- Thuốc dân gian cho hiệu quả thấp, không thể trị bệnh dứt điểm. Nếu bệnh nhân vẫn muốn sử dụng thảo dược để chữa mề đay nhưng vẫn loại bỏ được bệnh hoàn toàn thì nên sử dụng các bài thuốc Đông y. Y học cổ truyền trị bệnh từ gốc, kết hợp nhiều dược liệu theo tỷ lệ phù hợp nên vừa an toàn vừa cho hiệu quả vững chắc.
Trên đây là 9 vị thuốc dân gian chữa mề đay, các bài thuốc chỉ mang tính chất tham khảo và làm giảm các triệu chứng của bệnh. Người bệnh vẫn nên đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa chân đoán và áp dụng các biện pháp điều trị hợp lý.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!