Buồn Ngủ Nhưng Không Ngủ Được Là Do Đâu? Cách Khắc Phục
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Có bạn giờ bạn rơi vào trạng thái buồn ngủ nhưng không ngủ được, cả đêm cứ thao thức khiến ngày hôm sau toàn thân vô cùng mệt mỏi và uể oải? Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, chẳng hạn như chế độ ăn uống, do bệnh lý hay do các vấn đề tâm lý căng thẳng. Tình trạng này không được giải quyết sớm cũng có thể gây ra rất nhiều vấn đề nguy hiểm khác nên bạn cần tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt.
Buồn ngủ nhưng không ngủ được là do đâu?
Thông thường khi cảm giác buồn ngủ thông qua các dấu hiệu như ngáp ngủ, mắt díu xuống, đầu óc không còn tỉnh táo thì chỉ cần đặt lưng lên giường sau vài phút là bạn hoàn toàn đã chìm sâu vào giấc ngủ. Tuy nhiên ở một số người dù có cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ cỡ nào nhưng cũng không thể ngủ được. Khi lên giường thì cứ mãi trằn trọc nhưng nếu cần ngồi dậy làm gì đó thì bạn lại thấy cơn buồn ngủ trở lại.
Buồn ngủ nhưng không ngủ được là một trạng thái khiến rất nhiều người khó chịu. Suốt đêm cứ trằn trọc không thể ngủ được khiến ngày hôm sau bạn tỉnh dậy cảm thấy vô cùng uể oải, đau người do ngủ không đủ, tinh thần cũng không đủ năng lượng để làm việc. Tình trạng này nếu kéo dài cũng gây ra rất nhiều hệ lụy xấu khác cho cả sức khỏe và tinh thần. Vậy đâu là nguyên nhân khiến buồn ngủ nhưng không ngủ được?
Chế độ ăn uống gây khó ngủ
Dân gian có câu “no cơ bụng, chùng cơ mắt” ý chỉ việc sau khi ăn no bạn thường nhanh chóng rơi vào trạng thái buồn ngủ. Nguyên nhân là do lúc này dạ dày co bóp làm máu dồn hệ tiêu hóa và ngược lại, lượng máu được đưa lên não và các cơ quan xung quanh giảm đi dẫn đến trạng thái buồn ngủ. Tuy nhiên nếu ăn quá no thì dù rất buồn ngủ nhưng bạn lại không ngủ được.
Khi vừa ăn xong thức ăn còn chưa tiêu hóa hết gây ra cảm giác chướng bụng, căng bụng nên rất khó ngủ. Mặt khác lúc này dạ dày căng to và đẩy cơ hoành lên chèn ép khiến tim khó chịu, dẫn đến khó thở hơn. Ở những người gặp các vấn đề về dạ dày có thể bị trào ngược, ợ hơi và điều này cũng khiến bạn cảm thấy cơ thể khó chịu và không thể ngủ nhanh chóng.
Ngoài ra một nguyên nhân khác chính là do bạn đã sử dụng các thức uống, các thực phẩm gây mất ngủ chẳng hạn như cà phê, nước tăng lực, rượu, món ăn quá nhiều vitamin C… Việc sử dụng các thực phẩm này sẽ làm kích thích thần kinh khiến cho dù cơ thể bạn đang “kêu” buồn ngủ và mệt mỏi nhưng bạn vẫn không thể ngủ.
Buồn ngủ nhưng không ngủ được do ánh sáng xanh
Đây là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ, khó ngủ ở rất nhiều người, đặc biệt là những người trẻ hiện nay. Ánh sáng xanh chính là ánh sáng được chiếu ra từ máy tính, điện thoại hay nói chung là các thiết bị điện tử. Thường khoảng cách từ màn hình các thiết bị này đến mắt khá ngắn, điều này đã làm ức chế tiết melatonin khiến giấc ngủ của bạn bị trì hoãn. Điều này đã được các nghiên cứu khoa học chứng minh là có thể làm giảm đến 23% hàm lượng melatonin cần thiết.
Bên cạnh đó các ánh sáng xanh cũng là một yếu tố kích thích mạng lưới thần kinh hoạt động, không cho nó nghỉ ngơi nên bạn cũng khó có thể ngủ. Khi không ngủ được bạn lại chọn cách dùng điện thoại lướt và điều này lại càng làm bạn không ngủ được mặc dù đang cảm thấy đau mắt và rất mệt mỏi. Đây cũng là tình trạng phổ biến gặp ở hầu hết những người bị chứng khó ngủ.
Ngủ ngày quá nhiều
Việc bạn cảm thấy buồn ngủ nhưng không ngủ được cũng có thể do bạn đã ngủ ngày quá nhiều tuy nhiên khi vào thời điểm giấc ngủ bình thường bạn sẽ vẫn cảm thấy buồn ngủ như bình thường. Đây cũng là nguyên nhân gặp phải ở nhiều người nhưng cũng vẫn có người dù đã ngủ ngày trước đó rất nhiều nhưng đi ngủ đúng giấc vẫn có thể ngủ được như bình thường.
Buồn ngủ nhưng không ngủ được do nhiệt độ phòng
Phòng quá nóng hay quá lạnh đều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Trong đó nhiệt độ phòng sẽ tác động đến nhiệt độ cơ thể, vì vậy nên nếu phòng quá nóng cơ thể cũng nóng bức, khó chịu theo nên không ngủ được. Tương tự với tình trạng thời tiết quá lạnh khiến chân tay của bạn dễ bị tê cứng, máu huyết lưu thông kém, bị “buồn”chân tay nên cũng khó ngủ theo.
Tuy nhiên thường tình trạng này hay gặp ở những thời tiết quá nóng. Thường với tình trạng phòng quá ngộp, không có cửa sổ mà chỉ có quạt sẽ khó làm nhiệt độ khó tản ra và khiến toàn thân nóng bức hơn và không thể ngủ được.
Ảnh hưởng từ các yếu tố tâm lý
Để ngủ ngon và sâu giấc, bộ não cần thực sự thả lỏng và thư giãn. Tuy nhiên khi đã đặt lưng lên giường nhưng bạn vẫn lo lắng, căng thẳng và suy nghĩ đến quá nhiều thứ thì khó mà ngủ được. Stress, áp lực công việc, căng thẳng hay những người hay suy nghĩ tiêu cực sẽ cứ thao thức mãi trên giường không thể vào giấc ngủ mặc dù cơ thể đang rất mệt mỏi.
Đặc biệt ở những bệnh nhân trầm cảm, rối loạn lo âu hay gặp các vấn đề tâm lý kéo dài chính là đối tượng hàng đầu dễ gặp tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được. Đây cũng là nguyên nhân khiến các bệnh về tâm lý, tâm thần thêm trầm trọng và không thể giải quyết được dứt điểm.
Do các vấn đề bệnh lý
Nếu thường xuyên gặp phải tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được và cũng không liên quan đến các yếu tố trên, bạn nên xem xét việc khi khám vì có thể liên quan đến rất nhiều bệnh lý. Cụ thể
- Trào ngược dạ dày thực quản chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất ngủ, khó ngủ hay thức dậy giữa chừng. Đặc biệt những người ăn quá no và đi nằm ngay sẽ rất dễ gặp tình trạng này.
- Bệnh tiểu đường có thể làm người bệnh bị đổ nhiều mồ hôi, hạ đường huyết về đêm hoặc đi tiểu nhiều làn giấc ngủ bị trì hoãn. Bên cạnh đó bệnh này còn làm tổn thương các dây thần kinh ở chân, khiến chân dễ bị tê bì và làm khó ngủ.
- Suy tim cũng có thể là tác nhân do làm tích tụ các chất lỏng ở phổi và mô dẫn đến cảm giác khó thở hoặc rối loạn nhịp thở.
- Các bệnh về xương khớp cũng khiến chân tay đau nhức, tê bì thường xuyên hơn về đêm và dẫn tới trạng thái khó đi vào giấc ngủ cho dù cơ thể đang rất mệt mỏi và buồn ngủ. Tình trạng này rất thường gặp ở người già.
- Bệnh thận cũng khiến chất điện giả, chất lỏng trong cơ thể không thể lọc được và tích tụ trong máu dẫn tới hội chứng chân không yên. Điều này cũng khiến cho dù bạn đang rất buồn ngủ nhưng không ngủ được.
Hệ lụy do buồn ngủ nhưng không ngủ được kéo dài
Giấc ngủ vào buổi tối rất quan trọng với cơ thể, theo đó mỗi người cần ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng vào buổi tối. Mỗi thời điểm từ 11h các cơ quan sẽ thực hiện nhiệm vụ riêng để đào thải độc tố và bù đắp lại năng lượng đã mất cho cơ thể. Khi nhiệm vụ này không được hoàn thành do giấc ngủ bị trì hoãn, chậm trễ sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe.
Cơ thể thiếu năng lượng vào ngày hôm sau
Đây là hệ lụy có thể thấy rõ ràng nhất khi buồn ngủ nhưng không ngủ được kéo dài. Do không ngủ đủ nên bạn luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải vào ngày hôm sau, không thể dậy sớm được đúng giờ. Khi làm việc hay học tập thì tinh thần cũng rất mệt mỏi, thiếu tập trung ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu suất công việc.
Bên cạnh đó các nghiên cứu cũng đã chỉ ra việc không ngủ đủ giấc vào ngay hôm trước khiến bạn dễ nóng giận và bức tức hơn, khó kiểm soát được tâm trạng, hành vi và ảnh hưởng đến rất nhiều vấn đề khác trong cuộc sống như công việc hay các mối quan hệ.
Buồn ngủ nhưng không ngủ được làm tăng nguy cơ mắc bệnh về huyết áp
Giấc ngủ và hệ thống tim mạch có mối liên kết với nhau và tim mạch cùng huyết áp cũng có sự liên hệ chặt chẽ không kém. Khi cơ thể không ngủ đủ, giấc ngủ trị trì hoãn làm cho mạch máu và tim phải hoạt động hết công suất, bằng chứng là bạn có thể thấp tim đập nhanh hơn bình thường. Tình này này kéo dài sẽ làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ phát bệnh huyết áp mạn tính.
Tình trạng này sẽ gây ra rất nhiều nguy hiểm với người lớn tuổi hay người có bệnh nền về tim mạch nên cực kỳ cần chú ý hơn.
Ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ
Những người thiếu ngủ thường khó tập trung và có khả năng ghi nhớ kém hơn bình thường. Nguyên nhân là do não bộ không đủ thời gian ở trạng thái REM (giai đoạn ngủ sâu và mơ) – giai đoạn cần thiết để trí não và thể lực có thể phục hồi sâu. Do đó nếu thường xuyên bị buồn ngủ nhưng không ngủ được bạn sẽ ngày càng có khả năng ghi nhớ kém hơn trước, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học tập và công việc.
Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý
Buồn ngủ nhưng không ngủ được kéo dài dai dẳng có thể làm tăng nguy cơ mắc hàng loạt bệnh lý như các bệnh về dạ dày, trầm cảm, rối loạn lo âu, bệnh về tim mạch hay còn có thể làm tiền đề dẫn đến ung thư. Đây cũng là nguyên nhân khiến da bạn ngày càng sạm đi hay giảm cân mãi không thành công, ngược lại làm tăng nguy cơ béo phì cùng rất nhiều hệ lụy nguy hiểm khác.
Tình trạng không vào được giấc ngủ lâu ngày cũng làm bạn bị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ khiến sức khỏe ngày càng suy giảm hơn. Do đó bạn tuyệt đối không nên chủ quan trước tình trạng này mà cần tìm hướng giải quyết càng sớm càng tốt.
Cách khắc phục tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được
Để khắc phục được tình trạng này hiệu quả nhất bạn nên xác định chính xác nguyên nhân khiến bạn buồn ngủ nhưng không ngủ được là gì. Nếu sau khi đã thay đổi giải quyết các nguyên nhân có thể gặp phải mà tình trạng này vẫn không cải thiện bạn nên thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm được chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp nhất.
Thay đổi chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống hoàn toàn có thể giúp bạn nâng cao chất lượng giấc ngủ hằng ngày. Theo đó bạn cần phải từ bỏ thói quen ăn quá no, ăn quá nhiều vào buổi tối, đặc biệt là các món ăn nhiều dầu mỡ. Tránh uống cà phê, nước ngọt hay các đồ uống có thể làm kích thích thần kinh. Sau khi ăn xong bạn nên tránh nằm ngay mà nên đi lại nhẹ nhàng, vận động nhẹ giúp thức ăn tiêu hóa nhanh hơn mới nên đi ngủ. Hạn chế ăn sau 8h tối sẽ giúp giảm được tình trạng đầy bụng gây khó ngủ.
Bên cạnh đó bạn có thể thay đổi bữa tối với các món ăn nhẹ, salad rau củ hay các món ăn có thể tối giản dầu mỡ. Sử dụng một số thực phẩm như chuối, đu đủ, cherry, cà chua cũng có thể giúp bạn ngủ dễ dàng hơn. Ngoài ra cũng có thể tham khảo các loại trà như trà hoa cúc, trà bạc hà, trà táo đỏ cũng là thức uống giúp bạn ngủ ngon hơn rất nhiều.
Chú ý buổi tối bạn cũng không nên uống nhiều nước để tránh việc đang ngủ thức dậy giữa chừng đi vệ sinh có thể làm bạn khó vào giấc ngủ lại.
Sắp xếp lại không gian phòng ngủ
Hãy tạo cho không gian phòng ngủ thật thoáng đãng cũng giúp bạn ngủ ngon giấc hơn. Tránh tình trạng giường quá chật hay để quạt/ máy lạnh chiếu thẳng vào người. Bạn cũng nên giữ cho phòng kín sáng hoặc ánh sáng nhẹ hết cỡ cũng kích thích não bộ tiết nhiều melanin cần thiết để tạo cảm giác buồn ngủ hơn. Ngoài ra một chút tinh dầu từ bạc hà chẳng hạn cũng giúp tinh thần được thư giãn, thả lỏng, tạo không gian phòng dễ chịu để bạn ngủ ngon giấc hơn.
Tránh xa các đồ điện tử
Hầu như tất cả mọi người đều có thói quen lướt điện thoại trước khi đi ngủ và rất khó để thay đổi. Tuy nhiên bạn có thể cố gắng thay đổi từ ngay bây giờ, hãy để mắt và trí não nghỉ ngơi, tránh xa điện thoại trong khoảng 30p- 1h đồng hồi trước khi đi ngủ. Thay vì xem điện thoại bạn có thể thử đọc sách, nghe nhạc, thiền, tập yoga hay sắp xếp lại phòng một chút chắc chắn bạn sẽ thấy nhanh chóng vào giấc ngủ hơn.
Ngoài ra bạn cũng nên tắt wifi và để điện thoại xa đầu vì sóng điện thoại cũng không hề tốt cho não bộ. Bạn cũng có thể massage để đôi mắt được nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt mỏi. Hãy tập bằng cách ngưng điện thoại 15 phút, sau đó dần tăng lên 30 phút và 1 tiếng để bạn quen dần với thói quen mới nay.
Tránh suy nghĩ quá nhiều khi đã lên giường
Hãy cố gắng sắp xếp hoàn thành tất cả mọi công việc và cất chúng lại khi đã quyết định đi ngủ. Nghĩ ngợi quá nhiều sẽ khiến bộ não bạn không thể nghỉ ngơi và thư giãn. Do đó bạn cũng nên cài đặt tắt chuông báo điện thoại chẳng hạn để tránh các cuộc nói chuyện hay tranh luận không đáng có khiến giấc ngủ bị gián đoạn.
Nếu tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được là do não bộ không thể nghỉ ngơi thì có thể tham khảo luyện tập phương pháp thiền cũng là một gợi ý rất tốt. Thiền hay yoga đều là những liệu pháp giúp tinh thần bạn được thả lỏng, thư giãn, nghỉ ngơi, trở về trạng thái cân bằng, nhờ đó có thể hạn chế việc việc lo lắng, suy nghĩ quá nhiều đến không ngủ được. Phương pháp này cực kỳ tốt với những người bị stress, áp lực hay gặp các vấn đề khác về tâm lý.
Thay đổi chế độ sinh hoạt hằng ngày
Thay đổi chế độ sinh hoạt hằng ngày cũng có thể góp phần lớn vào việc tăng cường chất lượng giấc ngủ cho bạn. Cụ thể
- Cố gắng duy trì thói quen thức – ngủ trong một khung giờ cố định. Bạn có thể thức dậy sớm hơn để làm việc nhưng nên ưu tiên đi ngủ đúng giờ, đặc biệt với những người dễ mất ngủ
- Tránh ngủ trưa, ngủ ngày quá nhiều. Tốt nhất chỉ nên ngủ trưa trong khoảng 15 – 30 phút
- Tắm nắng hằng ngày cũng rất cần thiết cho giấc ngủ
- Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày, đi bộ trước khi ngủ cũng giúp bạn dễ ngủ hơn
- Tắm với nước ấm trước khi ngủ cũng là biện pháp giúp cơ thể thư giãn, tuy nhiên tránh tắm quá muộn sẽ rất nguy hiểm
- Nghĩ đến những điều tích cực
- Mặc trang phục thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt
- Đặt một chiếc gối kê dưới chân sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng và kê gối đầu vừa vặn nhờ đó hạn chế được tình trạng tê bì chân tay và trào ngược dạ dày đáng kể.
Buồn ngủ nhưng không ngủ được có thể do nhiều nguyên nhân và bạn cần tìm được lý do chính xác thì mới có thể khắc phục được nhanh chóng nhất, tuyệt đối không được tự ý dùng các loại thuốc ngủ, thuốc an thần. Trong trường hợp tình trạng này đã kéo dài bạn vẫn nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị để bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Hy vọng những chia sẻ này đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!