Bị dị ứng thời tiết khi trời lạnh nên nằm lòng những điều sau
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Dị ứng thời tiết khi trời lạnh là hiện tượng niêm mạc hô hấp và da bị kích thích khi độ ẩm và nhiệt độ giảm mạnh. Tình trạng này ngoài đặc trưng bởi tổn thương da còn có thể đi kèm với một số biểu hiện như: Chảy nước mũi, nước mắt, ho, ngứa mũi, đau họng, viêm kết mạc dị ứng.
Bị dị ứng thời tiết khi trời lạnh là gì?
Dị ứng thời tiết khi trời lạnh là một trường hợp dị ứng thời tiết phổ biến, các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện trong thời điểm thời tiết chuyển đổi đột ngột từ nóng sang lạnh.
Các tác nhân chính gây ra tình trạng này là do độ ẩm và nhiệt độ môi trường giảm nhanh khiến làn da bị khô ráp, bong tróc, nổi mề đay, phát ban kèm theo ngứa ngáy khó chịu.
Ngoài các tổn thương ngoài da, dị ứng thời tiết lạnh còn có thể gây ra các triệu chứng đường hô hấp như nghẹt mũi, sổ mũi, ngứa mũi, ngứa mắt, chảy nước mắt, đau họng, ho và viêm kết mạc.
Hầu hết các trường hợp dị ứng thời tiết lạnh đều khởi phát triệu chứng đột ngột và tự thuyên giảm mà không cần can thiệp y khoa. Tuy nhiên, ở người có cơ địa đặc biệt nhạy cảm và làn da mỏng, các tổn thương và triệu chứng hô hấp có thể kéo dài đến vài tuần.
Khác với các trường hợp dị ứng khác, dị ứng thời tiết lạnh có xu hướng thuyên giảm khi độ ẩm và nhiệt độ tăng lên và rất ít khi tiến triển thành mãn tính.
Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết khi trời lạnh
Nhiệt độ và độ ẩm giảm đột ngột là nguyên nhân trực tiếp gây bùng phát các triệu chứng dị ứng. Các yếu tố này khiến da trở nên nứt nẻ, khô ráp, bong tróc và nhạy cảm hơn bình thường. Ngoài ra, khi thời tiết trở lạnh sẽ kích thích niêm mạc hô hấp và xuất hiện các biểu hiện như sổ mũi, ho, nghẹt mũi,…
Các triệu chứng dị ứng thời tiết khi trời lạnh có nguy cơ bùng phát cao ở các đối tượng như:
- Người có làn da nhạy cảm
- Trẻ em và phụ nữ đang mang thai
- Người từng mắc bệnh mề đay
- Người thường xuyên bị dị ứng hoặc mắc các bệnh lý liên quan đến cơ địa như chàm, viêm da cơ địa, hen suyễn.
Các triệu chứng dị ứng thời tiết khi trời lạnh
Các biểu hiện dị ứng thời tiết khi trời lạnh xuất hiện khi làn da và niêm mạc hô hấp bị kích thích quá mức do độ ẩm và nhiệt độ thấp. Lúc này hệ thống miễn dịch có xu hướng sản sinh kháng nguyên IgE mục đích đối kháng lại các dị nguyên.
Tuy nhiên, sự gia tăng kháng nguyên IgE trong huyết thanh sẽ thúc đẩy phóng thích histamin vào da và niêm mạc hô hấp, từ đó làm bùng phát các triệu chứng dị ứng như:
- Trên da xuất hiện các mẩn ngứa có kích thước và hình dáng đa dạng.
- Các nốt sẩn này thường tập trung ở những vùng da không được quần áo che phủ như bàn chân, bàn tay, cổ, mặt,…
- Tổn thương da gây ngứa ngáy dữ dội, một vài trường hợp bị nóng rát và đau nhức.
- Đau họng nhẹ và ho.
- Chảy nước mũi, ngứa mũi, bị nghẹt mũi.
- Chảy nước mắt, ngứa mắt, đỏ mắt.
Phân biệt dị ứng thời tiết khi lạnh và cảm lạnh
Các biểu hiện bệnh dị ứng thời tiết khi lạnh và bệnh cảm lạnh tương tự nhau nên thường dễ bị nhầm lẫn. Bệnh cảm lạnh ( viêm mũi họng) là dạng viêm cấp tính xuất hiện ở cổ họng và mũi do rhinovirus gây ra. Các triệu chứng bệnh cảm lạnh thường ở mức độ nhẹ và cải thiện sau 7 ngày.
Để nhận biết chính xác dị ứng thời tiết khi trời lạnh và cảm lạnh, bạn có thể quan sát các triệu chứng lâm sàng như:
- Bệnh cảm lạnh thường có các triệu chứng tập trung ở mũi và họng như ho kéo dài, đau họng, nghẹt mũi, hắt hơi, thở khò khè, ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ. Hầu hết các trường hợp bị cảm lạnh đều không có các triệu chứng ngoài da.
- Trong khi đó, dị ứng thời tiết khi trời lạnh đặc trưng bởi tình trạng nổi mề đay, phát ban kèm theo ngứa ngáy dữ dội. Đôi khi bệnh kèm theo một số triệu chứng chảy nước mũi, đau họng nhẹ, ho, viêm kết mạc. Bệnh hầu như không gây mệt mỏi toàn thân và đau nhức.
Trong một số trường hợp, người bệnh có thể mắc cả bệnh cảm lạnh và bệnh dị ứng thời tiết khi trời lạnh.
Điều trị dị ứng thời tiết khi trời lạnh
Các biện pháp điều trị dị ứng thời tiết khi trời lạnh thường sử dụng các loại thuốc và chăm sóc giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh lý hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa các tổn thương da lan rộng. Dưới đây là một số biện pháp điều trị dị ứng thời tiết khi trời lạnh được áp dụng phổ biến:
Sử dụng các loại thuốc điều trị
Đối với những trường hợp bị dị ứng thời tiết khi trời lạnh ở mức độ nhẹ, chỉ gây ra các triệu chứng trên da, bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc bôi để kiểm soát tình trạng ngứa ngáy và viêm đỏ.
Tuy nhiên, tình trạng dị ứng kèm theo các biểu hiện như ho, đau họng, chảy nước mũi, ngứa mũi, ngứa mắt, chảy nước mắt kéo dài, lúc này bác sĩ sẽ kết hợp với một số loại thuốc uống để kiểm soát tình trạng bệnh lý hiệu quả.
Các loại kem dưỡng ẩm: Một số loại kem dưỡng ẩm như Laroche posay, Eucerin, Aderma,…Có tác dụng hỗ trợ phục hồi các tế bào bị tổn thương, giảm tình trạng da bị khô ráp, bong tróc gây ngứa ngáy.
Thuốc bôi chứa menthol: Các loại thuốc này được dùng bôi trực tiếp lên vùng da bị dị ứng giúp làm dịu da, giảm tình trạng sưng nóng và cải thiện triệu chứng ngứa ngáy dữ dội.
Thuốc kháng histamin thế hệ I: Histamin là thành phần gây kích thích các triệu chứng dị ứng bùng phát. Các loại thuốc kháng histamin có tác dụng làm giảm tình trạng viêm nhiễm, ngăn chặn các triệu chứng dị ứng bùng phát mạnh.
Thuốc tiêm Epinephrine: Trường hợp bị ứng thời tiết lạnh kích thích phát sinh cơn hen suyễn, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tiêm Epinephrine để kiểm soát tình trạng bệnh nhanh chóng, phục hồi chức năng hô hấp, đồng thời ngăn ngừa sốc phản vệ.
Thuốc Omalizumab: Thuốc có khả năng ức chế sản sinh IgE, từ đó hạn chế các phản ứng dị ứng và cải thiện các triệu chứng dị ứng. Thuốc Omalizumab thường được chỉ định trong điều trị bệnh mề đay mãn tính và hen suyễn. Các trường hợp bị dị ứng thời tiết lạnh, thuốc có thể chỉ định khi người bệnh không áp ứng với các loại thuốc kháng histamin.
Các biện pháp cải thiện tại nhà
Bên cạnh áp dụng điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể kết hợp với các cách cải thiện tại nhà để làm cải thiện các triệu chứng dị ứng thời tiết khi lạnh hiệu quả hơn.
Tắm nước ấm: Cách này có thể làm giảm tổn thương da, làm dịu và mềm da từ đó cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Tránh tắm nước quá nóng vì có thể phá vỡ lớp màng lipid bảo vệ da khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Thường xuyên rửa mũi và súc miệng: Ngoài tổn thương da, dị ứng thời tiết khi trời lạnh còn kèm theo các biểu hiện như đau họng, nghẹt mũi, sổ mũi, ho,…Do đó, bạn nên thường xuyên rửa mũi và súc miệng để loại bỏ các vi khuẩn, làm dịu lớp niêm mạc và lưu dịch tiết hô hấp. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước sát khuẩn để vệ sinh vùng mũi và họng.
Uống trà gừng: Theo ghi nhận của Đông y, gừng có tính ấm, vị cay, tác dụng giảm ho, long đờm và chống dị ứng. Uống trà gừng giúp thông cổ họng, cải thiện các triệu chứng hô hấp, tổn thương da do dị ứng thời tiết.
Thực hiện chế độ chăm sóc khoa học
Để hỗ trợ quá trình phục hồi cũng như rút ngắn thời gian điều trị do dị ứng thời tiết khi trời lạnh gây ra, bạn có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc sau:
- Uống nước ấm thường xuyên giúp làm dịu cổ họng, giảm đau họng, ho và một số triệu chứng hô hấp khác.
- Trong thời gian các triệu chứng dị ứng thời tiết trời lạnh bùng phát bạn nên hạn chế di chuyển, hoạt động ngoài trời. Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và giữ ấm kỹ cơ thể.
- Bổ sung các vitamin C, protein, chất khoáng để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ phục hồi vùng da bị tổn thương.
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân có nguy cơ gây kích ứng dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật, mủ nhựa thực vật, hóa mỹ phẩm,…Các yếu tố này sẽ khiến tình trạng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Xây dựng chế độ ăn uống điều độ trong quá trình điều trị, bạn cũng có thể tăng cường bổ sung một số thực phẩm và vị chống dị ứng như chanh, mật ong, gừng, sả, quế, lá tía tô,…
Phòng ngừa dị ứng thời tiết khi trời lạnh
Bệnh dị ứng thời tiết khi trời lạnh hầu như không gây tác động nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên các tổn thương ngoài da và những triệu chứng hô hấp sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, mức độ tập trung và công việc.
Ngoài ra, dị ứng thời tiết khi trời lạnh có xu hướng tái phát nhiều lần khi gặp điều kiện thuận lợi, điều này làm tăng nguy cơ phát sinh các bệnh lý như viêm mũi dị ứng, cảm lạnh, hen suyễn và viêm kết mạc dị ứng.
Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa và hạn chế các triệu chứng bệnh lý tái phát:
- Giữ ấm cơ thể khi trời chuyển lạnh, nên dành thời gian nghỉ ngơi ở nhà trong thời điểm giao mùa, giúp cơ thể có thể thích ứng với thời tiết và giảm nguy cơ dị ứng thời tiết.
- Nếu phải di chuyển ngoài trời, bạn nên mặc áo ấm, đội mũ, khẩu trang để giữ ấm cơ thể, hạn chế tình trạng niêm mạc mũi và da bị kích và phát sinh các triệu chứng dị ứng thời tiết.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên mỗi ngày 2 lần để tăng cường hàng rào bảo vệ da, tránh tình trạng da bị khô ráp, bong tróc và suy yếu.
- Ở những người có cơ địa nhạy cảm cần nâng cao thể trạng, cải thiện hệ miễn dịch bằng cách duy trì luyện tập thể dục thể thao 30 phút mỗi ngày, thay đổi thói quen sinh hoạt tiêu cực, nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc.
- Tránh dung nạp các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng và có tính hàn như: Hải sản, thức uống lạnh, kem, nước dừa,…
- Trường hợp dị ứng thời tiết khi trời lạnh ở mức độ nặng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kết hợp sử dụng các loại thuốc kháng histamin dự phòng.
Dị ứng thời tiết khi trời lạnh không gây nguy hiểm, tuy nhiên các triệu chứng của bệnh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, sau khi điều trị khỏi bệnh, bạn nên chủ động áp dụng các biện pháp để phòng ngừa để hạn chế bệnh bùng phát.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!