Nổi mề đay có ăn thịt gà, trứng gà được không? Giải đáp

Da nổi hột giống da gà và ngứa và các bệnh lý có thể gặp

Nổi mẩn ngứa ở mông: Nguyên nhân và cách xử lý

Nổi mề đay do HIV và các dấu hiệu nhận biết chính xác

Mề đay Cholinergic là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Nổi chấm đỏ trên da như nốt ruồi son là bị gì? Có nguy hiểm?

Ngứa như kim châm khắp người và những bệnh lý liên quan

Ngứa chân tay về đêm: Cách điều trị và phòng ngừa ngăn tái phát

Bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm và cách xử lý mẹ cần biết

Nổi mẩn đỏ ngứa ở cổ: Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm

Bệnh mề đay có chữa khỏi được không? Giải đáp

Mề đay là một bệnh ngoài da phổ biến thường gặp ở rất nhiều đối tượng, chủ yếu do các tác nhân dị ứng gây nên, đặc biệt thường gặp ở những người có cơ địa dễ dị ứng hay sức đề kháng yếu. Bệnh gây ra những cảm giác ngứa rát rất khó chịu và có nguy cơ tái phát rất cao. Vậy bệnh mề đay có chữa khỏi được không, cách điều trị dứt điểm thế nào, tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Bệnh mề đay có chữa khỏi được không?

Bệnh mề đay là bệnh dị ứng ngoài da thường rất hay gặp, có thể xuất hiện ở người lớn hay trẻ sơ sinh, gây nên các triệu chứng ngứa rát rất khó chịu. Bệnh thường khởi phát đột ngột và thuyên giảm dần sau 24h hoặc tối đa là tuần với các trường hợp nhẹ không cần dùng các loại thuốc hỗ trợ điều trị.

Bệnh mề đay có chữa khỏi được không
Cần xác định được nguyên nhân gây bệnh thì mới biết chính xác có thể chữa được bệnh mề đay không

Để giải đáp băn khoăn Bệnh mề đay có chữa khỏi được không trước tiên cần phân tích về nguyên nhân gây bệnh này. Có thể chia nguyên nhân gây bệnh mề đay thành 2 loại chính là cơ địa và các tác nhân bên ngoài, bao gồm 5 yếu tố

  • Phù mạch:  là một dạng mề đay do tổn thương sâu, có thể xuất hiện ở cả mắt, môi, lưỡi và lan  trên diện rộng. Nguyên nhân chính gây bệnh vẫn chưa thể xác định.
  • Do di truyền: cha hoặc mẹ có tiền sử mắc bệnh mề đay thì con cũng có nguy cơ bị mề đay cao.
  • Mề đay vật lý: Mề đay xuất hiện do một số tác nhân như thay đổi thời tiết, ánh nắng mặt trời hay một số kích thích cơ học khác.
  • Mề đay tiếp xúc: Do da tiếp xúc với các yếu tố như lông chó mèo, phấn hoa, nấm mốc, mạt rệp …
  • Mề đay thông thường: Mề đay khởi phát do một số yếu nhiễm trùng, sự thay đổi nội tiết tố, tác dụng phụ của một số loại thuốc hay mề đay mãn tính vô căn.

Như vậy có thể thấy, các yếu tố gây bệnh mề đay bao gồm cả các tác nhân trong và ngoài cơ thể. Vì vậy việc mề đay có chữa khỏi được không phụ thuộc vào việc người bệnh giải quyết các yếu tố gây bệnh này như thế nào. Các chuyên gia cho biết, thời gian điều trị bệnh nhanh hay chậm, có dứt điểm hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố cơ địa và tình trạng bệnh.

Với những người mắc bệnh mề đay do yếu tố di truyền rất khó có thể điều trị dứt điểm, bệnh thường xuyên tái phát, ngứa rát và các triệu chứng này có thể theo người bệnh đến suốt đời. Những người mắc bệnh mề đay dạng vô căn (không xác định được lý do xuất hiện mề đay) hay do phù mạch cũng rất khó chữa hoàn toàn do không điều trị được bệnh nền (vì không biết đâu là nguyên nhân gây bệnh)

Bên cạnh đó, với những trường hợp mắc bệnh mề đay mãn tính cũng rất khó có thể điều trị dứt điểm. Các nghiên cứu cho thấy nếu tình trạng mề đay kéo dài quá 30 ngày sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính, lúc này bệnh bùng phát khá mạnh mẽ và việc điều trị cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Trong khi đó với những trường hợp mắc bệnh mề đay do các phản ứng dị ứng hoàn toàn có thể ngăn ngừa bệnh tái phát bằng cách tránh xa các tác nhân gây dị ứng đồng thời kết hợp với việc tăng cường sức đề kháng để phòng chống bệnh hiệu quả. Thống kê cho thấy các trường hợp mề đây đều tự thuyên giảm và biến mất sau đó chỉ sau vài ngày mà không can thiệp điều trị.

Thực tế, bệnh mề đay có mức độ phục hồi và dứt điểm khá thấp vì mầm bệnh có nguồn gốc xuất phát từ trong máu, các tác nhân dị ứng bên ngoài chỉ mang tính kích thích các phản ứng này bùng phát. Vì vậy có thể nói bệnh mề đay có thể chữa khỏi được nhưng để dứt điểm bệnh hoàn toàn là rất khó. Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể hạn chế sự xuất hiện của bệnh bằng cách thay đổi một lối sống khoa học và lành mạnh hơn.

Ảnh hưởng của bệnh mề đay tái phát nhiều lần

Bệnh mề đay tuy không thể chữa dứt điểm nhưng người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh bằng một số phương pháp đơn giản. Tuy nhiên nếu không thể phóng tránh khiến mề đay chuyển sang giai đoạn mãn tính, khiến bệnh tái phát nhiều lần có thể gây ra một số ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh.

Bệnh mề đay có chữa khỏi được không
Bệnh mề đay tái phát nhiều lần do không điều trị dứt điểm có thể gây nhiễm trùng da vô cùng nguy hiểm

Những nguy hiểm mà bệnh mề đay tái phát nhiều lần có thể gây ra cho người bệnh bao gồm:

  • Nhiễm trùng da: Mề đay gây ra ngứa rát rất khó chịu, vì thế người bệnh thường có xu hướng gãi hay chà xát vào các vùng da bị nổi mận. Tuy nhiên điều này có thể làm da bị trầy xước, tăng nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn, nấm, virus khi tiếp xúc với bụi bẩn hay một số tác nhân trong không khí. Tình trạng này kéo dài lâu gây nhiễm trùng da và gây nên các bệnh tay chân miệng, chốc lở, mụn nhọt hay bệnh phong nguy hiểm.
  • Chàm hóa da: Đây là tình trạng da bị tổn thương nhiều khiến chúng dày sừng, thâm nhiễm, khô ráp, có vảy, cứng cộm và nứt nẻ. Nếu không điều trị nhanh chóng có thể để lại thâm sẹo rất mất thẩm mỹ cho làn da và việc chữa trị cũng tốn kém hơn rất nhiều.
  • Lây nhiễm các bệnh dị ứng khác: Hệ miễn dịch suy giảm khiến da có nguy cơ bị mề đay cao hơn. Điều này tạo điều kiện cho rất nhiều bệnh khác xâm nhập và gây bệnh như viêm da, hen suyễn,…do cơ thể giải phóng các kháng nguyên IgE lây nhiễm vào đường máu
  • Sốc phản vệ: Mề đay toàn thân tại các khu vực lưỡi, họng do bệnh phù mạch gây nên có thể gây triệu chứng khó thở, sốt cao. Người bệnh nếu không được điều trị kịp thời hay dùng các loại thuốc không phù hợp có thể làm tăng các phản ứng dị ứng gây sốc phản vệ. Người bệnh cảm thấy buồn nôn, tụt huyết áp, ngất xỉu, mất nhận thức. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong.

Kiểm soát bệnh mề đay thế nào?

Hầu hết bệnh mề đay bùng phát khi có một yếu tố kích thích và tác động. Đồng thời những người có sức đề kháng yếu kém cũng là đối tượng dễ bị mề đay hơn do cơ thể không đủ sức chống lại các tác nhân kích và làm phóng thích lượng histamin quá mức gây ra các phản ứng nổi mề đay. Vì thế các để kiểm soát bệnh mề đay tốt nhất là điều trị bệnh nền, tránh xa các tác nhân gây kích thích và tăng cường sức khỏe.

bệnh mề đay có chữa khỏi được không
Tránh xa các tác nhân gây dị ứng sẽ giúp kiểm soát tình trạng bệnh mề đay hiệu quả

Tránh xa các tác nhân gây dị ứng

Có rất nhiều tác nhân gây kích thích các phản ứng dị ứng khiến bệnh mề đay tái phát và trầm trọng hơn, vì vậy người bệnh cần luôn có biện pháp phòng ngừa và tránh xa các tác nhân nguy hiểm này. Những vấn đề mà người bệnh cần lưu ý điểm kiểm soát tốt bệnh mề đay bao gồm

  • Xác định chính xác các tác nhân gây dị ứng với cơ thể và tránh xa nó một cách tối đa.
  • Trong thời gian điều trị bệnh mề đay, hạn chế tiếp xúc với các yếu có có thể gây dị ứng như lông chó mèo, phấn hoa, nấm mốc để ngăn ngừa tình trạng bệnh lây lan trầm trọng hơn.
  • Hạn chế dùng các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao như các hải hải sản, tôm cua, cá, đậu phộng, mè, đậu nành, lúa mì,…Đặc biệt với những người có cơ địa dễ dị ứng hay có yếu tố dị truyền bị bệnh mề đay thì càng nên hạn chế việc dung nạp các thực phẩm này.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác có thể gây tịch tụ chất độc làm hại gan
  • Hạn chế dùng một số loại mỹ phẩm có chứa các thành phần như parabens, mineral oil/ paraffin, hương liệu,  corticoid, chì, cồn… Đây đều có các chất có nguy cơ làm mỏng da và kích thích các tác nhân dị ứng cao. Đổi mỹ phẩm nếu nghi
  • Xà phòng, nước tẩy rửa cũng là các tác nhân gây dị ứng cao. Vì vậy tốt nhất người bệnh nền dùng một số loại găng tay cao su trước khi tiếp xúc với các chất này.
  • Vệ sinh nhà cửa và nơi ở sạch sẽ, tránh bụi bẩn và các tác nhân gây dị ứng khác xâm nhập gây bệnh, thường xuyên giặt giũ chăn mền cũng như phun xịt côn trùng định kỳ.
  • Giữ ấm cơ thể khi ra ngoài, đặc biệt vào những ngày trời lạnh hay lúc giao mùa.
  • Mặc đồ kín đáo, đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh bụi bẩn hay các yếu tố khác kích thích các phản ứng dị ứng.
  • Mặc đồ rộng rãi thoáng mát, nên ưu tiên chọn những loại vải mềm, thấm hút. Hạn chế chọn những trang phủ vải thô bó sát có thể gây cọ xát vào da gây dị ứng.

Chăm sóc da đúng cách

Khi bị mề đay, làn da là nơi chịu nhiều tổn thương nhất. Đặc biệt với những người có làn da nhạy cảm thì sau điều trị mề đay nếu không chăm sóc đúng cách có thể khiến da sần sùi, nhiều mụn nhọn, da mỏng hơn và xuất hiện nhiều thâm sạm xấu xí. Chăm sóc da khỏe mạnh cũng có thể giảm nhẹ các triệu chứng trên da trong trường hợp mề đay bị tái phát.

  • Vệ sinh da 1 – 2 lần/ ngày. Ưu tiên các sản phẩm dịu nhẹ  độ pH 5 – 6 với các thành phần từ thiên nhiên. Có thể sử dụng các loại sữa tắm, sửa rửa mặt thủ công từ thiên nhiên để giảm các kích ứng trên da.
  • Nếu đang điều trị mề đay không nên sử dụng các loại mỹ phẩm, sữa tắm mà thay thế bằng các loại nước tắm nấu từ lá thảo dược như lá đơn đỏ, lá lốt, lá trầu không, lá kinh giới…
  • Người đang điều trị mề đay nên hạn chế tắm nhiều, tắm lâu, tắm nước nóng vì sẽ làm khô da, khiến tình trạng mề đay trầm trọng hơn.
  • Sử dụng các kem dưỡng có chứa vitamin A, vitamin C 2 – 3 lần/ ngày để làm dịu da, tăng sức đề kháng.
  • Uống nhiều nước, có thể thay thế bằng nước ép trái cây, sinh tố, sữa chua, rau xanh để chăm sóc da từ sâu bên trong.
  • Giữ ấm cơ thể, dùng kem dưỡng ẩm trong những ngày trời lạnh, khô hanh.

Tăng cường sức đề kháng

Những người có sức đề kháng yếu có khả năng bị nổi mề đay cao hơn do cơ thể không đủ sức chống lại các phản ứng gây dị ứng histamin. Vì vậy tăng sức đề kháng sẽ hạn chế khả năng bị mề đay tốt nhất đồng thời ngăn ngừa khả năng tái phát với những người đã mắc bệnh trước đó.

bệnh mề đay có chữa khỏi được không
Tăng cường sức đề kháng giúp kiểm soát bệnh tái phát hiệu quả

Các vấn đề mà người bệnh cần lưu ý để có một hệ miễn dịch và sức đề kháng khoẻ mạnh hơn

  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu viatmin A, nhóm vitamin B, vitamin C trong các thực phẩm như cam quýt, lươn, gan bò, các loại rau có màu xanh (rau chân vịt, bắp cải, súp lơ)…
  • Bổ sung vitamin qua trái cây và rau xanh.
  • Ăn chín uống sôi
  • Đi ngủ sớm, hạn chế thức khuya, nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Tập thể dục thường xuyên. Tuy nhiên với những người đang bị mề đay không nên vận động quá sức làm đổ mồ hôi nhiều khiến các vùng da bị mề đay rát hơn và tình trạng mề đay phù nề nghiêm trọng hơn.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải đáp băn khoăn bệnh mề đay có chữa khỏi được không. Với những trường hợp mề đay mãn tính lâu năm người bệnh nên thăm khám và dùng một số loại thuốc điều trị hỗ trợ để giảm bớt các triệu chứng và kiểm soát bệnh tái phát hiệu quả nhất.

Cùng chuyên mục

Sử dụng bài thuốc Mề đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường có tốt không? Những lưu ý cần biết

Với những điểm ưu Việt trong điều trị mề đay, dị ứng bài thuốc Mề đay Đỗ Minh đã và đang nhận được sự quan tâm của đông đảo người...

[Review] bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang chữa mề đay dứt điểm từ kinh nghiệm người bệnh

Tiêu ban Giải độc thang là bài thuốc nổi danh về hiệu quả và tính an toàn trong điều trị dứt điểm mề đay, mẩn ngứa, dị ứng bằng thảo...

Bài thuốc chữa mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc tiện lợi

VTV2 đưa tin đã có bài thuốc thảo dược ĐẶC TRỊ mề đay mẩn ngứa từ gốc, KHÔNG tái phát

Mề đay mẩn ngứa vốn là tình trạng viêm dưới da do cơ thể giải phóng quá mức histamin và thường liên quan đến cơ địa, có tính chất tái...

Gan yếu nổi mề đay: Biểu hiện nhận biết và hướng điều trị

Gan yếu nổi mề đay: Biểu hiện nhận biết và hướng điều trị

Tình trạng gan yếu đặc trưng bởi triệu chứng nổi mề đay gây ngứa ngáy, khó chịu. Chứng nổi mề đay do gan yếu không chỉ ảnh hưởng đến sinh...

Bé tắm xong bị nổi mẩn đỏ là do đâu? Nguy hiểm không?

Bé tắm xong bị nổi mẩn đỏ là vấn đề thường xảy ra, tình trạng này gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ. Đây có thể là biểu hiện của...

Bệnh phong lạnh nổi mề đay là gì?

Bệnh phong lạnh nổi mề đay là gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh phong lạnh nổi mề đay còn được gọi là mề đay do lạnh, các triệu chứng bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, phát...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn