Thuốc ngủ liều mạnh và những tác dụng phụ nguy hiểm nên biết

5 Cách Tự Nhiên Chống Mất Ngủ Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

Nhắm Mắt Nhưng Không Ngủ Được: Nguyên Nhân và Cách Khắc Phục

Cách Pha Mật Ong Uống Trước Khi Ngủ Giúp Ngủ Ngon, Giảm Cân

Bài Thuốc Từ Lá Vông Chữa Mất Ngủ Cực Hay Dễ Áp Dụng

Bé khó ngủ thiếu chất gì? Cần bổ sung những gì?

Bài thuốc từ cây lạc tiên chữa mất ngủ cho hiệu quả bất ngờ

Cách chữa mất ngủ bằng mật ong giúp bạn ngon giấc cả đêm

Mất ngủ kinh niên: Nguyên nhân và các bài thuốc chữa trị hiệu quả

Thiếu ngủ: Nguyên nhân, Biểu hiện và cách khắc phục

Bé khó ngủ thiếu chất gì? Cần bổ sung những gì?

Trẻ khó ngủ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, tuy nhiên phụ huynh cũng cần phòng tránh nguy cơ trẻ bị thiếu chất. Cụ thể thì bé khó ngủ thiếu chất gì và cần bổ sung những gì, bài viết sẽ thông tin về vấn đề này đến phụ huynh.

Bé khó ngủ thiếu chất gì? Cần bổ sung những gì?
Bé khó ngủ có thể xuất phát từ tình trạng cơ thể thiếu chất

Vai trò của giấc ngủ đối với trẻ nhỏ

Bên cạnh ăn uống thì giấc ngủ cũng là một trong những điều kiện quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của của trẻ. Khi ngủ, các tế bào não của bé phát triển mạnh mẽ nhất. Trong 3 năm đầu tiên, khi trẻ được ngủ đủ giấc sẽ đảm bảo được sự phát triển hoàn thiện 80% lượng tế bào não. Theo thống kê, những trẻ đảm bảo yêu cầu về giấc ngủ có khả năng phát triển xương và cơ bắp chắc khỏe hơn.

Tình trạng thiếu ngủ thường xuyên ở trẻ nhỏ sẽ gián tiếp gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Về thể chất và cả tinh thần của trẻ đều có thể bị tác động, trẻ quấy khóc, suy nhược cơ thể, sụt cân là những biểu hiện thường gặp nhất. Vậy cụ thể trẻ ngủ bao nhiêu là đủ, trung bình thời gian ngủ của trẻ được quy chuẩn như sau:

  • Trẻ sơ sinh: Thời gian đầu mới sinh, trẻ sẽ dành hơn ½ thời gian để ngủ, trung bình từ 18 – 20 tiếng, mỗi giấc ngủ kéo dài từ 30 phút – 3 giờ. Những giấc ngủ ngắn thường gặp hơn trong những tuần đầu tiên.
  • Trẻ từ 0 – 6 tháng: Trong giai đoạn này, chu kỳ thức ngủ của trẻ bắt đầu hình thành. Thời gian ngủ cũng rút ngắn lại, kéo dài từ 9 – 11 tiếng mỗi ngày, lúc này trẻ đã bắt đầu ngủ những giấc dài vào ban đêm.
  • Trẻ 6 tháng – 1 tuổi: Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu ngủ theo đồng hồ sinh học mà cơ thể điều tiết, thời gian ngủ trung bình khoảng 14 giờ/ngày. Lúc này giấc ngủ của trẻ cũng đã chỉnh chu và vào các mốc thời gian cụ thể hơn.
  • Trẻ 1 tuổi – 2,5 tuổi: Trẻ bắt đầu hiếu động và nhu cầu ngủ cũng giảm dần xuống. Tuy nhiên bé vẫn duy trì thời gian ngủ ở mức 9 – 10 tiếng mỗi ngày.
  • Từ 2,5 tuổi- 5 tuổi: Trẻ có thể dành từ 1 – 2 tiếng để ngủ vào ban ngày và tự ngủ vào ban đêm. Nhưng nhìn chung vẫn có những trẻ không chịu ngủ ngày vì bé đã có nhu cầu vui chơi và khám phá nhiều hơn ngủ.

Bé khó ngủ thiếu chất gì? Nên bổ sung gì?

Bé khó ngủ thiếu chất gì? Cần bổ sung những gì?
Thông qua biểu hiện sức khỏe của trẻ để phân biệt trẻ mất ngủ do thiếu chất hay mất ngủ do tác động bên ngoài

Trẻ bị khó ngủ do thiếu chất thường không được phụ huynh nhận ra cho đến khi đưa trẻ thăm khám và bác sĩ phát hiệu. Tuy nhiên nếu phụ huynh chú ý, việc phân biệt trẻ khó ngủ do thiếu chất sẽ có những biểu hiện khác với trình trạng bé khó ngủ do tác động từ môi trường. Cụ thể bé khó ngủ thiếu chất gì, thông thường nguyên nhân chính thường do cơ thể trẻ thiếu hụt các dưỡng chất sau đây:

Trẻ bị thiếu canxi

Tình trạng thiếu canxi là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng mất ngủ ở trẻ. Do thiếu canxi, trẻ sẽ gặp phải các triệu chứng gây mệt mỏi, khó chịu như đau cơ, nhức mỏi cơ, xương khớp, ảnh hưởng đến não và các dây thần kinh. Do đó thiếu canxi cũng làm giấc ngủ của trẻ bị ảnh hưởng, trẻ thường xuyên trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ, thường giật mình khi ngủ. 

  • Những biểu hiện phổ biến ở trẻ thiếu canxi gồm có: Trẻ chậm mọc răng, thường xuyên khó chịu khi ngủ, khó ngủ và ngủ không sâu giấc, đổ mồ hôi nhiều, trẻ còi xương, chuột rút và rụng tóc vành khăn
  • Cách bổ sung: Đối với trẻ sơ sinh, canxi được bổ sung chủ yếu qua sữa mẹ nên người mẹ cần đảm bảo cho bé bú mẹ thường xuyên. Trẻ không chú mẹ có thể bổ sung canxi qua các loại sữa công thức có hàm lượng canxi cao. Trong chế độ dinh dưỡng của bé ăn dặm, phụ huynh chú trọng những loại rau lá xanh, trứng, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành, ngoài ra sữa tươi, sữa chua, và hải sản có vỏ như tôm, cua, ghẹ… 
Bé khó ngủ thiếu chất gì? Cần bổ sung những gì?
Trẻ cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để phát triển về thể chất lẫn tinh thần

Trẻ thiếu đạm 

Đạm hay còn gọi là protein là chất dinh dưỡng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Có hai nhóm protein là protein từ thực vật và từ động vật, với trẻ nhỏ cần bổ sung đủ protein từ hai nhóm này để tạo thành cấu trúc cơ bản của tế bào. Việc bổ sung đủ protein sẽ đảm bảo cho trẻ có thể phát triển thể chất và não bộ toàn diện. Ngoài ra, giấc ngủ của trẻ cũng chịu ảnh hưởng khi bổ sung đủ protein, giúp bé có giấc ngủ sâu và không gặp phải tình trạng giật mình giữa đêm. 

  • Thông qua những biểu hiện sau có thể nhận biết tình trạng thiếu protein ở trẻ như bé khó ngủ, bé kém tập trung và phản ứng chậm, bé thường bị rụng tóc, móng tay mỏng và mềm, có dải trắng và chấm nâu. Ngoài ra do thiếu hụt protein nên cơ thể trẻ sẽ không hấp thụ được canxi, trẻ sẽ bị đau mỏi khớp, khó chịu.
  • Cách bổ sung: Sữa mẹ là nguồn cung cấp protein dồi dào nhất, với những trẻ lớn hơn sẽ tăng cường đạm qua các loại thịt, cá, trứng. Một số thực phẩm khác có thể kể đến cũng có hàm lượng protein cao như yến mạch, các loại ngũ cốc, bông cải xanh, sữa tươi…

Không đủ chất béo

Mặc dù việc kiêng các loại dầu, mỡ và chất béo động vật thường được nhắc lại trong chế độ dinh dưỡng của trẻ, tuy nhiên dưỡng chất này vẫn cần được bổ sung ở mức trung bình. Việc thiếu hụt chất béo ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gây cản trở quá trình chuyển hóa vitamin A, E và một số vitamin khác. 

Đặc biệt đối với trẻ em, chất béo omega 3 có vai trò rất quan trọng và cần thiết để não bộ của trẻ phát triển tốt. Nếu cơ thể trẻ thiếu nguồn chất béo omega 3, hoạt động của não bộ và hệ thần kinh trung ương bị trì trệ, trẻ mệt mỏi và dễ cáu gắt. Đối với số ít trẻ, thiếu chất béo cũng là nguyên nhân khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ.

  • Những dấu hiện cho thấy trẻ bị thiếu chất béo bao gồm: trẻ hay bị đói bụng, thèm ăn, lười vận động và phản ứng chậm, làn da khô và tái nhợt, bé thường cảm thấy lạnh, hay đau mỏi cơ khớp.
  • Cách bổ sung: Việc bổ sung chất béo rất quan trọng, bởi có những chất béo có lợi được khuyến khích tăng cường thay vì chất béo có hại sẽ khiến hệ tiêu hóa bé khó hấp thu. Trong đó chất béo đến từ các loại thịt nạc, thịt mỡ, thịt động vật, dầu ăn động vật… chứa nhiều acid béo bão hòa, phụ huynh chỉ nên dùng với lượng nhỏ.  Chất béo omega 3 tốt cho trẻ em có nhiều trong các loại cá biển, cá hồi, quả bơ, dầu của các loại hạt,.. Lượng chất béo cần được duy trì theo tỷ lệ 7:3 trong khẩu phần của trẻ.

Do trẻ thiếu kẽm

Thiếu ngủ ở trẻ em cũng có thể là dấu hiệu của thiếu hụt kẽm. Đối với trẻ nhỏ, kẽm có vai trò quan trọng trong hoạt động vận chuyển và trao đổi các chất, đặc biệt là đối với hệ tiêu hóa. Nếu thiếu kẽm, cơ thể của trẻ sẽ không được bảo vệ tốt trước các loại virus, vi khuẩn, mầm bệnh do sức đề kháng yếu. Những trẻ thiếu kẽm thường dễ bị giật mình, vì thế mà dưỡng chất này có thể giúp tăng chất lượng giấc ngủ của bé.

  • Phụ huynh có thể nhận biết dấu hiệu trẻ khó ngủ do thiếu kẽm thông qua các biểu hiện như: trẻ ăn ít, lười ăn, ăn không ngon miệng, rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy thường xuyên, trẻ hấp thu kém, thấp còi, suy dinh dưỡng, rụng tóc. Ngoài ra những biểu hiện rối loạn tinh thần ở trẻ có thể xảy ra như tình trạng bé khóc nhè, tỏ ra khó chịu, nổi cáu, ngủ không yên giấc
  • Cách bổ sung: Để tăng cường kẽm cho trẻ, với những bé còn trong giai đoạn bú mẹ hoàn toàn thì nguồn kẽm chủ yếu được bé tiếp nhận qua sữa mẹ. Người mẹ cần bổ sung những thực phẩm giàu kẽm cho nguồn sữa như gan động vật, các loại chất đạm giàu kẽm như thịt bò, lươn, tôm, các loại thủy hải sản có vỏ, và một số loại trái cây như cam, chanh, quýt, bưởi.  Khi trẻ đã biết ăn dặm, phụ huynh nên thêm vào khẩu phần bé những thực phẩm giàu kẽm kể trên. Song song đó việc bổ sung kẽm cũng cần được theo dõi để tránh việc dư thừa kẽm ở trẻ.

Trẻ thiếu magie

Bé khó ngủ thiếu chất gì? Cần bổ sung những gì?
Magie là dưỡng chất quan trọng cần thiết có mặt trong mọi bữa ăn của trẻ

Trẻ khó ngủ do thiếu chất cũng có thể là do thiếu hụt magie. Đây là dưỡng chất quan trọng góp mặt trong đa số các hoạt động của cơ thể, bao gồm chức năng não và tim mạch. Magie cũng tham gia vào hoạt động sản xuất các melatonin – hormone điều hoạt các họat động dẫn truyền thần kinh.Thiếu hụt magie làm tăng khả năng khiến trẻ mắc các vấn đề về tim mạch, trẻ mệt mỏi và khó ngủ. 

  • Để nhận biết dấu hiệu trẻ bị thiếu magie, phụ huynh sẽ nhận thấy bé hay bị co giật phần mí mắt, chuột rút, lười chơi, uể oải, trẻ dễ gặp các bệnh ngoài da, nhịp tim nhanh,…. Đối với những trẻ lớn hơn, bé thường lười vận động và không có nhu cầu vui chơi như bạn bè cùng trang lứa, ngoài ra bé cũng có thể bị đau nhức một bên đầu.
  • Cách bổ sung: Việc bổ sung magie cho bé rất quan trọng, phụ huynh lưu ý cho bé ăn các loại rau lá có màu xanh đậm như rau bina, các loại ngũ cốc, gạo lứt, magie cũng có trong đa số các loại cá, thịt gà và thịt bò, chế phẩm từ sữa… 

Do thiếu hụt vitamin B12

Trong cơ thể trẻ, vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành các dây thần kinh trung ương và phòng ngừa các vấn đề về mắt, miễn dịch. Thiếu vitamin B12 sẽ làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa, viêm kết mạc, giác mạc, chậm phát triển và khó ngủ thường xuyên.

  • Ban đầu những biểu hiện thiếu vitamin B12 ở trẻ gồm có: môi khô nứt nẻ, làn da khô ráp, bé nhạy cảm với ánh sáng, mắt có vệt đỏ, tình trạng táo bón, ăn kém, luôn tỏ ra bực tức khó chịu…
  • Cách bổ sung: Để đảm bảo nguồn vitamin B12 cho trẻ, phụ huynh nên tăng cường các loại thực phẩm như các loại cá, sữa, thịt nạc, trứng, sữa, nấm… trong bữa ăn. Đồng thời nếu trẻ vẫn đang bú mẹ thì người mẹ cũng cần bổ sung thêm những thực phẩm trên.

Thiếu vitamin D

Bé khó ngủ thiếu chất gì? Cần bổ sung những gì?
Thiếu vitamin D là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ khó ngủ về đêm

Việc trẻ bị thiếu vitamin D sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp canxi, không chỉ ảnh hưởng đến xương, cơ mà còn tác động đến giấc ngủ của bé. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những trẻ thiếu vitamin D có tỷ lệ cao mắc phải các vấn đề về giấc ngủ như giật mình, dễ quấy khóc khi ngủ, rụng tóc, đổ mồ hôi nhiều… 

  • Thực tế, do vitamin D có vai trò quan trọng trong quá trình hấp thu canxi nên việc trẻ thiếu hụt dưỡng chất này cũng sẽ có những biểu hiện tương tự như khi trẻ thiếu canxi như: bé rụng tóc vành khăn, mọc răng chậm, rụng tóc, móc tay và móng chân trắng, mềm, làn da trắng bệch…
  • Cách bổ sung: Để tăng cường lượng vitamin D cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phụ huynh nên cho trẻ tắm nắng sớm. Đồng thời trong chế độ dinh dưỡng của người mẹ đang cho con bú phải có những thực phẩm như cá, sữa, lòng đỏ trứng… đảm bảo nguồn dưỡng chất cho con.

Thiếu vitamin C

Mặc dù tình trạng thiếu vitamin C không phải nguyên nhân chính gây mất ngủ ở trẻ em, nhưng khi thiếu dưỡng chất này thì những ảnh hưởng về sức khỏe vẫn có thể xảy ra và khiến bé khó ngủ.  Vitamin C tham gia vào nhiều hoạt động như tổng hợp protein, tổng hợp collage cấu tạo nên da và tóc, móng, đảm bảo hoạt động mạch máu ổn định. 

  • Khi cơ thể trẻ thiếu vitamin C đồng thời sẽ làm chậm quá trình tổng hợp protein và sắt – những dưỡng chất quan trọng ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Để nhận biết những dấu hiệu trẻ thiếu hụt vitamin C, phụ huynh dễ nhận thấy làn da bé xuất hiện các vết thâm tím, trẻ dễ bị bầm, người mệt mỏi. khi trẻ bị thương hoặc trầy xước sẽ rất lâu lành, răng lợi dễ chảy máu và vàng răng.
  • Cách bổ sung: Phụ huynh cần bổ sung vitamin C đầy đủ cho bé để cơ thể có miễn dịch tốt, giúp giấc ngủ bé trọn vẹn hơn. Trong đó những thực phẩm giàu vitamin C nhất được nhắc đến là các loại trái cây như: ổi, ớt chuông, cam, chanh, quýt, dâu tây, kiwi, những loại rau xanh như bông cải xanh, rau bó xôi, măng tây…

Trẻ khó ngủ do thiếu sắt

Bé khó ngủ thiếu chất gì? Cần bổ sung những gì?
Trẻ thiếu sắt sẽ có những biểu hiện chậm lớn và quấy khóc thường xuyên

Chất sắt là thành phần chiếm tỷ lệ lớn trong máu và tham gia vào hầu hết các hoạt động của tế bào, cấu tạo nên các cơ quan trong cơ thể. Nếu như trẻ bị khó ngủ do thiếu sắt, phụ huynh nên lưu ý để bổ sung sắt cho bé ngay vì tình trạng thiếu sắt lâu dài rất đáng lo ngại. Đặc biệt là những vấn đề về não bộ, hoạt động của hệ thống thần kinh trung ương.

Theo các nghiên cứu, đa số những trẻ thiếu sắt sẽ chịu những ảnh hưởng từ tâm lý. Thiếu máu và thiếu sắt có sự liên kết chặt chẽ với nhau, điều này gây ra tình trạng tim đập nhanh, trẻ hồi hộp và thường xuyên lo lắng sợ hãi, suy giảm nhận thức. Đây cũng là những tác động gây ra mất ngủ ở trẻ nhỏ.

  •  Phụ huynh có thể nhận biết những biểu hiện của trẻ thiếu sắt như: Làn da trẻ trắng xanh, không hồng hào, đặc biệt là bàn tay bàn chân, màu sắc kết mạc mắt nhợt nhạt. Trẻ ăn nhiều nhưng vẫn sút cân, rối loạn tiêu hóa, thường bị khó thở và hay trong tình trạng mệt mỏi, hồi hộp khi vận động hoặc khi ngủ.
  • Cách bổ sung: Việc bổ sung sắt cho trẻ cần được bác sĩ theo dõi và có chỉ định cụ thể. Thông qua ăn uống hoặc cho trẻ bú mẹ cũng sẽ đảm bảo nguồn sắt dồi dào cho bé. Trong đó những thực phẩm bổ sung giàu sắt mà người mẹ đang cho con bú, và cần tăng cường trong khẩu phần ăn của trẻ như thịt bò, thịt gà, trứng, các loại hạt, súp lơ, đậu nành, bơ… sẽ đảm bảo dưỡng chất này cho trẻ.

Lưu ý giúp trẻ ngủ ngon

Bé khó ngủ thiếu chất gì? Cần bổ sung những gì?
Phụ huynh cần đảm bảo không gian ngủ yên tĩnh cho trẻ ngủ ngon

Việc giúp trẻ duy trì một thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc sẽ giúp đồng hồ sinh học của trẻ hoạt động khoa học. Khi trẻ đã quen với giấc ngủ, bé có thể tự đi ngủ khi thấy buồn ngủ mà phụ huynh không cần thúc ép hay nhắc nhở. Theo các chuyên gia, để bé ngủ đúng giờ và ngủ ngon giấc thì cha mẹ bé cần tập bé làm quen với những điều sau”

  • Tạo thói quen ngủ cho trẻ: Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, phụ huynh nên tạo cho bé một không gian ngủ riêng và dỗ trẻ ngủ vào những thời gian nhất định trong ngày. Chẳng hạn như kể chuyện cho bé nghe trước khi ngủ, hoặc hát ru bé, tắt đèn để bé nhận thức đã đến giờ ngủ. Khi đã làm quen với những điều này thì trẻ có thể tự ngủ mà không đợi nhắc nhở.
  • Trẻ cần ngủ theo nhu cầu độ tuổi: Ở mỗi lứa tuổi, trẻ sẽ có nhu cầu ngủ theo từng thời gian khác nhau. Trẻ càng nhỏ càng cần ngủ nhiều và những trẻ lớn hơn sẽ ngủ ít đi vào buổi sáng. Vì thế phụ huynh không nên ép trẻ ngủ nhiều khi trẻ đã lớn, cần biết nhu cầu ngủ theo độ tuổi của bé để có điều chỉnh giấc ngủ phù hợp.
  • Tập cho trẻ ngủ đúng giờ: Khi trẻ ở giai đoạn từ 6 tháng trở lên, bé đã bắt đầu làm quen với những hoạt động được cha mẹ rèn giũa. Phụ huynh cần tạo cho bé thói quen ngủ đúng giờ, điều này nhằm giữ cho đồng hồ sinh học của trẻ hoạt động theo lịch trình nhất quán. 
  • Trẻ lớn ngủ ngày ít hơn: Tương tự như người lớn, khi trẻ đã lớn nhưng phụ huynh vẫn cho trẻ ngủ nhiều tiếng vào ban ngày dễ dẫn đến việc trẻ khó ngủ về đêm. Thời gian ngủ trưa của bé chỉ nên kéo dài từ 20 – 40 phút vào đầu giờ chiều để tránh tình trạng bé mất ngủ xảy ra về đêm..
  • Tạo cảm giác an toàn cho trẻ: Rất nhiều phụ huynh cho trẻ xem TV trước khi ngủ, và điều này có thể kích thích não bộ bé sản xuất các hormone khiến bé tỉnh táo. Tốt nhất phụ huynh nên cùng trẻ dành thời gian cho hoạt động nhẹ nhàng như đọc sách, chơi xếp mô hình để tránh tình trạng bé bị kích động khi ngủ.
  • Đảm bảo phòng ngủ yên tĩnh: Những tác động về ánh sáng và âm thanh trong phòng ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của trẻ, cụ thể như sáng xanh từ TV, âm thanh từ thiết bị di động, sóng điện thoại sẽ kích thích hormone melatonin làm rẻ không cảm thấy buồn ngủ. Vì thế trong phòng ngủ của bé cần đảm bảo không có những thiết bị này hoạt động.
  • Không cho trẻ ăn vặt trước khi ngủ: Thói quen cho bé ăn vặt hay bú mẹ quá no trước khi ngủ sẽ khiến hoạt động tiêu hóa của trẻ bị ngăn cản, điều này sẽ làm trẻ không thoải mái, khó tiêu và mất ngủ. Tốt nhất trẻ cần được ăn bữa phụ cuối cùng trong ngày cách ít nhất 1h trước khi ngủ.
  • Không dùng cafein: Nhiều người mẹ vẫn còn đang cho con bú mà sử dụng cà phê vào ban đêm có thể khiến trẻ bị ảnh hưởng và mất ngủ. Ngoài ra, với những trẻ lớn hơn khi uống sữa chocolate hoặc dùng quá nhiều bánh quy vào buổi tối cũng có thể gây ra khó ngủ. 

Bài viết đã giải đáp thắc mắc bé khó ngủ thiếu chất gì và cần bổ sung những chất gì. Để đảm bảo trẻ được phát triển toàn diện, khi nhận thấy tình trạng khó ngủ ở trẻ diễn ra thường xuyên thì phụ huynh nên đưa con đến bác sĩ thăm khám sớm. Thông qua các xét nghiệm hoặc khám lâm sàng, bác sĩ sẽ xác định đúng nguyên nhân khó ngủ ở trẻ và có lời khuyên điều trị phù hợp.

Bài viết liên quan:

Cùng chuyên mục

chữa mất ngủ bằng gừng

5 cách chữa mất ngủ bằng gừng đơn giản hiệu quả

Chữa mất ngủ bằng gừng là mẹo dân gian an toàn giúp dưỡng tâm và an thần rất tốt. Hơn nữa gừng còn chứa các thành phần giúp làm giảm...

Trị mất ngủ bằng chuối xanh

Chữa trị mất ngủ bằng chuối xanh – Bài thuốc hiệu quả, rẻ tiền

Chữa trị mất ngủ bằng chuối xanh là giải pháp hiệu quả và ít tốn kém được nhiều người tin dùng. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, kiên trì áp...

bệnh mất ngủ

Bệnh mất ngủ: Nguyên nhân và cách chữa trị dứt điểm

Bệnh mất ngủ (Insomnia) là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi do nhiều nguyên nhân, nhất là ở người cao tuổi. Cần chú ý...

lá vông chữa mất ngủ

Bài Thuốc Từ Lá Vông Chữa Mất Ngủ Cực Hay Dễ Áp Dụng

Lá vông là thảo dược chứa nhiều thành phần có tác dụng dưỡng tâm, an thần nên có thể dùng chữa mất ngủ. Đây là mẹo tự nhiên lành tính,...

Nhắm mắt nhưng không ngủ được

Nhắm Mắt Nhưng Không Ngủ Được: Nguyên Nhân và Cách Khắc Phục

Nhắm mắt nhưng không ngủ được là một trong những biểu hiện của chứng rối loạn giấc ngủ. Trong cuộc sống hiện đại, do áp lực từ công việc, cuộc...

cách tự nhiên chống mất ngủ hiệu quả an toàn

5 Cách Tự Nhiên Chống Mất Ngủ Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

Mất ngủ là căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện nay, đặc biệt là ở người trẻ tuổi bị mất ngủ xuất phát từ nhiều nguyên nhân như lối...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn