Bé bị nổi mẩn đỏ từng mảng là bệnh gì? Nguy hiểm không?
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiện tượng bé bị nổi đỏ từng mảng có thể là dấu hiệu của một số bệnh ngoài da như bệnh nổi mề đay mẩn ngứa, viêm da dị ứng, bệnh chàm, vảy nến,…Tuy nhiên, tình trạng này có thể cảnh báo một số bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm như viêm da thần kinh hay bệnh Prurit.
Bé bị nổi mẩn đỏ từng mảng là bệnh gì?
Bé bị nổi mẩn từng mảng là tình trạng phổ biến, hiện tượng này không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe và có thể điều trị được. Tuy nhiên, để kiểm soát được triệu chứng này cần biết rõ nguyên nhân chính xác, từ đó áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp.
Dưới đây là một số bệnh lý liên quan đến tình trạng bé bị nổi mẩn đỏ từng mảng:
1. Dị ứng thời tiết
Thời tiết thay đổi đột ngột là một trong các nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ từng mảng ở bé. Đây không phải tình trạng nguy hiểm, bệnh có thể khắc phục sau vài ngày, kết hợp với các biện pháp chăm sóc da hợp lý.
Tuy nhiên, một số trường hợp bé bị nổi mẩn đỏ từng mảng có thể gây ra các biến chứng như nhiễm trùng da, sốc nhiệt, áp xe,…Vì vậy, bạn cần nhận biết rõ các dấu hiệu của bệnh để có các biện pháp khắc phục hiệu quả.
2. Nổi mề đay mẩn ngứa
Nổi mề đay ở trẻ em là bệnh lý gặp phổ biến ở trẻ em, do kháng thể và hệ miễn dịch ở trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh và thời tiết. Ngoài ra, da của bé khá mỏng nên bệnh mề đay dễ bùng phát.
Triệu chứng đặc trưng của bệnh nổi mề đay là các cơn ngứa ngáy dữ dội kèm theo nổi mẩn ngứa, sưng phù. Kích thước và hình dạng của khu vực da bị tổn thương rất đa dạng, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh.
3. Bệnh viêm da tiếp xúc
Bé bị nổi mẩn đỏ thành từng mảng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm da tiếp xúc. Bệnh khởi phát khi người bệnh tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên gây bệnh như hóa chất, bột giặt, xà phòng, các sản phẩm chăm sóc da, dịch tiết của côn trùng,…Các biểu hiện của viêm da tiếp xúc chỉ thể hiện ở khu vực da tiếp xúc.
Triệu chứng đặc trưng của bệnh thường xuất hiện các mẩn đỏ, hoặc từng mảng sưng đỏ gây ngứa ngáy, châm chích khó chịu, trường hợp nặng hơn có thể nổi mụn nước trên vùng da bị tổn thương.
Bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ có thể khắc phục được, bên cạnh đó để ngăn ngừa bệnh, phụ huynh tránh để bé tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.
4. Viêm da dị ứng
Tương tự như viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng có các biểu hiện ngứa ngáy, da nổi mẩn đỏ thành từng mảng ở khu vực da tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng. Bệnh viêm da dị ứng là bệnh ngoài da phổ biến, thường gặp nhiều ở trẻ em. Bệnh thường kéo dài dai dẳng và có xu hướng tái lại nhiều lần trong năm.
Để kiểm soát các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn ngứa thành từng mảng, ba mẹ tránh để bé tiếp xúc với các tác nhân có khả năng gây kích ứng cao, tăng cường bổ sung các khoáng chất, vitamin cần thiết cho trẻ để tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh và bảo vệ làn da.
5. Bệnh chàm- Eczema
Bệnh chàm- Eczema là bệnh da liễu mãn tính, hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị dứt điểm. Bệnh có thể khởi phát ở mọi lứa tuổi cả người trưởng thành và trẻ em. Các triệu chứng của bệnh chàm kéo dài dai dẳng và có xu hướng tái phát thường xuyên.
Các trường hợp bé mắc phải bệnh chàm thường có các triệu chứng như da nổi mẩn ngứa thành từng mảng, bị khô, có xu hướng bong tróc bong tróc, gây ngứa ngáy, khó chịu.
Phần lớn bệnh không gây ra các biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời các cơn ngứa ngáy ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt của bé, tác động xấu đến quá trình phát triển toàn diện của bé.
6. Bệnh vảy nến
Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến được cho là tình trạng rối loạn hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Bệnh có thể khởi phát ở người trưởng thành và trẻ em. Bệnh vảy nến ở trẻ em không gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.
Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đến làn da, gây mất thẩm mỹ, tác động đến tinh thần của trẻ.
Các dấu hiệu nhận biết của bệnh vảy nến như da nổi các mẩn đỏ thành từng mảng, khu vực da bị tổn thương có ranh giới rõ ràng với khu vực da lân cận. Vẩy nến làm da trở nên khô ráp, nứt nẻ có thể gây chảy máu khiến người bệnh đau rát, khó chịu. Y học hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh vảy nến.
Các phương pháp điều trị hiện nay chỉ có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh hiệu quả và ngăn ngừa bệnh bùng phát. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng có thể áp dụng một số biện pháp điều trị và chăm sóc da tại nhà để cải thiện bệnh cho bé hiệu quả, giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh.
7. Bệnh Rosacea (chứng đỏ mặt)
Bệnh Rosacea hay chứng đỏ mặt là bệnh ngoài da lành tính, khởi phát không có căn nguyên. Các dấu hiệu của chứng đỏ mặt thường tập trung ở vùng mũi và hai bên má. Bệnh khiến vùng da tổn thương của bé bị sưng đỏ, nổi mẩn, các mao mạch máu ở tầng thượng bì bị giãn ra.
Các triệu chứng của bệnh Rosacea thường rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh da liễu khác như bệnh viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc hay chàm sữa ở trẻ em. Vì vậy, để nhận biết chính xác bệnh để áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp, phụ huynh nên đưa bé đến bệnh viện để được các bác sĩ chẩn đoán và xử lý kịp thời.
8. Bệnh Prurit
Bệnh Prurit là một trong các bệnh ngoài ra, khi khởi phát sẽ kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy dữ dội, kéo dài dai dẳng. Trẻ em khi mắc bệnh Prurit có thể nổi mẩn đỏ thành từng mảng gây ngứa ngáy, khó chịu.
Bệnh lý này thường không phổ biến và hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa bệnh bùng phát.
9. Bệnh viêm da thần kinh
Bệnh viêm da thần kinh là một trường hợp của Lichen hóa da mãn tính, bệnh thường khu trú ở khu vực da ở cổ tay, sau gáy, trên đùi, da đầu,…Viêm da thần kinh khi khởi phát ở trẻ em thường có các triệu chứng nhận biết như xuất hiện các mẩn đỏ trên da thành từng mảng, có màu tím và chia thành các khía ngang dọc.
Để điều trị bệnh lý này, các bác sĩ sẽ kết hợp chỉ định các loại thuốc uống giảm viêm nhiễm, chống ngứa ngáy, đồng thời khắc phục các vấn đề về thần kinh.
Bé bị nổi mẩn đỏ từng mảng nguy hiểm không?
Mức độ nguy hiểm của hiện tượng bé bị nổi mẩn từng mảng sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân khởi phát. Vì vậy, phụ huynh cần lưu ý các nguyên gây và các dấu hiệu nhận biết để áp dụng các biện pháp khắc phục hiệu quả.
Phần lớn tình trạng nổi mẩn đỏ từng mảng ở bé có liên quan đến các bệnh ngoài da, ít gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, trường hợp tình trạng nổi mẩn đỏ này là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm.
Vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu dưới đây ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và xử lý kịp thời.
- Da bé nổi các mẩn đỏ thành từng mảng và tiết dịch mủ bên trong. Đây có thể là triệu chứng của nhiễm trùng da.
- Các nốt mẩn đỏ có dịch vàng và chảy máu.
- Tình trạng nổi mẩn đỏ thành từng mảng không thuyên giảm sau 7 ngày và có dấu hiệu nghiêm trọng hơn.
- Một số trường hợp bé bị nổi mẩn đỏ thành từng mảng do dị ứng hay nổi mề đay mẩn ngứa, nếu không được khắc phục kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khó thở, sốc phản vệ. Vì vậy, khi có các biểu hiện nổi mề đay hay dị ứng, ba mẹ nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.
Tuy tình trạng nổi mẩn đỏ thành từng mảng ở bé phần lớn không gây nguy hiểm, nhưng phụ huynh không nên chủ quan, nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị hợp lý.
Những sai lầm trong điều trị nổi mẩn đỏ thành từng mảng ở bé
Da bé đặc biệt nhạy cảm, nên rất dễ bị các tác nhân gây ra bệnh ngoài da tấn công, trong đó có hiện tượng nổi mẩn đỏ thành từng mảng do viêm da dị ứng, nổi mề đay,…Chữa trị viêm da ở trẻ em khó khăn hơn ở người trưởng thành. Do đó, ba mẹ thường mắc phải các sai lầm trong điều trị các bệnh viêm da và triệu chứng nổi mẩn đỏ thành từng mảng ở trẻ em.
Các sai lầm trong điều trị nổi mẩn đỏ thành từng mảng ở bé bao gồm:
Tùy tiện áp dụng các biện pháp chữa tại nhà
Đối với các bệnh ngoài da, người bệnh thường sử dụng một số bài thuốc từ thảo dược dân gian để làm giảm các triệu chứng của bệnh. Các thảo dược tự nhiên tương đối lành tính, an toàn, dễ kiếm nên được nhiều người áp dùng dùng để chữa nổi mẩn đỏ thành từng mảng ở trẻ.
Các cách chữa thường được thực hiện như sau:
- Tắm lá khế: Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi, sau khi rửa sạch thì đun với nước sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp. Để nước lá khế nguội thì tiến thành tắm cho bé.
- Tắm lá trầu không: Tương tự với lá khế, chuẩn bị 1 nắm lá trầu không rửa sạch, vò nhẹ rồi cho vào đun sôi với nước. Tiếp đến lọc lấy nước và tắm cho bé.
- Sử dụng cây sài đất: Chuẩn bị cây sài đất lấy cả lá và thân, sau khi đun sôi với nước thì để nguội bớt rồi dùng nước tắm cho bé.
- Bên cạnh các thảo dược trên, ba mẹ thường dùng các loại lá trà xanh, lá bạc hà, mướp đắng, lá ổi,…để tắm cho bé.
Thận trọng khi dùng thuốc điều trị
Khi bé bị nổi mẩn đỏ thành từng mảng, ba mẹ thường tự ý sử dụng các loại thuốc bôi tại chỗ như thuốc đỏ, kem bôi, thuốc mỡ, thuốc xanh methylen,…để giảm tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ, chống viêm. Tuy nhiên, đa số các loại thuốc bôi chữa các bệnh ngoài ra đều chứa hàm lượng corticoid nhất định, gây ảnh hưởng xấu đến da của bé.
Các loại thuốc kháng sinh có thể gây ra các dụng nguy hiểm như kháng thuốc, nhờn thuốc, ức chế miễn dịch. Trong một số trường hợp chống chỉ định thuốc kháng sinh và thuốc có chứa corticoid đối với trẻ nhỏ. Vì vậy, ba mẹ cần lưu ý không được tùy tiện sử dụng thuốc điều trị cho bé.
Chỉ sử dụng thuốc Tây khi có chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Thông thường, thuốc Tây chỉ được sử dụng khi bé bị nổi mẩn đỏ thành từng mảng có dấu hiệu viêm nhiễm.
Trên đây là một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng bé nổi mẩn đỏ từng mảng. Khi có dấu hiệu nổi mẩn đỏ từng mảng, tốt nhất ba mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị hợp lý. Lưu ý không tự ý áp dụng các biện pháp điều trị vì có thể làm tình trạng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!