Cách bấm huyệt chữa mất ngủ đơn giản giúp cải thiện hiệu quả
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Bấm huyệt chữa mất ngủ là liệu pháp điều trị có nguồn gốc từ y học cổ truyền. Liệu pháp này có tác dụng làm tăng tuần hoàn, giải phóng ứ trệ, cải thiện căng thẳng, mệt mỏi… Nhờ đó mà sẽ giúp chăm sóc tốt hơn cho chất lượng giấc ngủ và kéo dài thời gian ngủ.
Bấm huyệt chữa mất ngủ có hiệu quả không?
Bấm huyệt là phương pháp trị bệnh có nguồn gốc từ Đông y, đến nay vẫn còn được áp dụng phổ biến. Phương pháp này sử dụng lực từ bàn tay và các ngón tay để tác động trực tiếp lên các huyệt vị có mối liên hệ mật thiết với tình trạng bệnh gặp phải. Tác dụng chính là để thúc đẩy tuần hoàn máu, thư giãn cơ thể và giải phóng khí huyết ứ trệ.
Bấm huyệt được sử dụng trong điều trị rất nhiều bệnh lý, đặc biệt là các bệnh cơ xương khớp. Ngoài ra, phương pháp này còn được ứng dụng vào điều trị chứng mất ngủ. Trên thực tế, xoa bóp bấm huyệt đúng cách sẽ giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn nhờ giải phóng ứ trệ, ổn định hoạt động của hệ thần kinh.
Ngoài được kiểm chứng qua các tài liệu Đông y và kinh nghiệm thực tế, tác dụng chữa mất ngủ của phương pháp bấm huyệt còn được nghiên cứu dưới phương diện khoa học. Các chuyên gia ghi nhận, tác động lên các huyệt vị phù hợp trong cơ thể có khả năng làm giảm áp lực lên tim, thư giãn hệ thần kinh trung ương và thúc đẩy tuần hoàn máu. Đây đều là các yếu tố giúp cho cơ thể dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.
Tuy nhiên, người bệnh cần nhớ rằng, phương pháp bấm huyệt chỉ tác động bên ngoài cơ thể. Do đó, kết quả nhận được sẽ không có tính đặc hiệu cao. Trường hợp bị mất ngủ kinh niên hay mất ngủ do các vấn đề bệnh lý thì phương pháp này không thể đáp ứng.
Thực tế cho thấy, liệu pháp bấm huyệt chữa mất ngủ chỉ phù hợp với những người bị bệnh mất ngủ do căng thẳng, stress, rối loạn giờ giấc, thay đổi nội tiết… Còn trường hợp bị mất ngủ kéo dài do các nguyên nhân nghiêm trọng thì cần sớm thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị đúng cách.
Cách bấm huyệt chữa mất ngủ đơn giản
Bấm huyệt chữa mất ngủ là phương pháp đơn giản, tương đối dễ thực hiện. Tuy nhiên, cần chú ý xác định đúng vị trí của các huyệt vị cần bấm. Đồng thời thực hiện thao tác đúng cách để tối ưu hóa hiệu quả và hạn chế phát sinh các vấn đề rủi ro.
Cách bấm huyệt chữa mất ngủ cụ thể như sau:
1. Cách day bấm huyệt chữa mất ngủ
Trước hết, người bệnh cần ngồi thoải mái ở trên thảm hoặc trên giường. Hai chân khoanh lại giống như ở tư thế ngồi thiền và giữ tay buông lỏng. Khi bấm huyệt cần sử dụng ngón tay có lực mạnh nhất để ấn vuông góc vào từng huyệt vị cần tác động. Đa phần là dùng lực của ngón tay cái.
Trong quá trình thực hiện, người bệnh cần chú ý tác dụng lực từ nhẹ cho tới mạnh. Nếu thấy có cảm giác đau thì nên ngừng day ấn và chuyển sang vị trí huyệt khác.
Trường hợp day ấn các huyệt vị nhạy cảm ở vùng mặt như huyệt Thái dương hay huyệt Ấn đường thì cần dùng lực nhẹ. Việc tác dụng lực quá mạnh vào các huyệt vị này có thể làm tổn thương mô mềm và gây liệt mặt.
2. Các huyệt vị có khả năng hỗ trợ giấc ngủ
Để cải thiện tình trạng mất ngủ một cách hiệu quả, bạn cần bấm vào đúng các huyệt đạo có sự tương quan với các cơ quan bị tổn thương, suy yếu. Riêng với trường hợp bị mất ngủ thì nên tác động vào một số huyệt vị sau đây:
– Huyệt Thần môn:
Huyệt Thần môn nằm ở phía mặt trong cổ tay, ngay bên dưới ngón út. Với vị trí huyệt này, bạn chỉ cần dùng ngón tay cái day ấn mạnh cho tới khi xuất hiện cảm giác căng tức. Thực hiện lặp lại 10 lần và kéo dài 30 giây/ lần.
Tác động vào huyệt Thần môn có tác dụng thanh tâm nhiệt, an thần, điều khí nghịch và thanh hỏa rất tốt. Nhờ đó sẽ giúp làm dịu căng thẳng thần kinh, cải thiện tim mạch và khắc phục chứng mất ngủ.
– Huyệt Nội quan:
Huyệt Nội quan nằm ở mặt trong cổ tay, đo từ lằn cổ tay lên khoảng 2 thốn. Để làm giảm mất ngủ, bạn hãy sử dụng ngón tay cái ấn vào huyệt này khoảng 3 phút. Khi thực hiện cần dùng lực từ nhẹ cho tới mạnh. Khi có dấu hiệu đau nhẹ thì hãy ngừng day ấn huyệt vị này.
Huyệt Nội quan nằm ngay vị trí giao giữa gân và các sợi dây thần kinh. Dó đó có nhiều chức năng như an thần kinh, tích tâm. Bấm huyệt đúng cách sẽ giúp ổn định sóng thần kinh, giảm suy nhược thần kinh và cải thiện giấc ngủ rất tốt.
– Huyệt Thái khê:
Huyệt Thái khê nằm ở giữa đường nối mép trong gân gót chân và bờ sau của mắt cá chân trong. Đối với huyệt vị này, bạn nên dùng ngón tay cái để day bấm huyệt. Thực hiện liên tục trong khoảng 1 – 3 phút.
Huyệt Thái khê được xác định là huyệt đạo gốc của kinh Thận. Do đó việc day ấn huyệt vị này đúng cách sẽ giúp bồi bổ thêm nguyên khí cho thận. Hơn nữa còn hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp và cải thiện chứng mất ngủ.
– Huyệt Dũng tuyền:
Huyệt vị này nằm ở lòng bàn chân. Để xác định, bạn chỉ cần co bàn chân và các ngón chân lại. Lúc này, sẽ xuất hiện 1 hõm sâu nằm hở 1/3 phía trước gan bàn chân. Đây chính là vị trí huyệt Dũng tuyền.
Trước hết, bạn nên dùng ngón tay cái xoa nhẹ từ gót chân cho tới huyệt Dũng tuyền để gan bàn chân nóng lên. Sau đó day ấn vào huyệt vị này để giúp lưu thông khí huyết, thúc đẩy hoạt động của thận và cải thiện giấc ngủ.
– Huyệt Tam âm giao:
Huyệt Tam âm giao nằm ở điểm giao giữa 3 đường kinh âm là Thiếu thận âm, Thái âm tỳ và Quyết âm can. Cụ thể, huyệt này nằm ở vết lõm phía sau xương chày, cách mắt cá chân khoảng 6.5cm.
Day ấn đúng cách vào huyệt Tam âm giao giúp dưỡng âm, điều hòa hệ thần kinh, giải độc và tăng cường chuyển hóa. Hơn nữa còn giúp chăm sóc tốt hơn cho chất lượng giấc ngủ. Chỉ cần dùng ngón tay cái bấm và xoay theo chuyển động tròn liên tục 5 – 7 phút lên huyệt Tam âm giao.
– Huyệt Thái Dương:
Huyệt Thái dương nằm ở vị trí cách đuôi chân mày khoảng 0.5cm. Để day ấn huyệt vị này, bạn dùng ngón tay cái tác dụng nhẹ lên vị trí huyệt khoảng 20 lần. Điều này giúp làm giảm căng thẳng và mệt mỏi rất hiệu quả.
Trên thực tế, bấm huyệt Thái Dương có tác dụng thư giãn cơ thể, điều tiết hệ thần kinh ổn định và giảm căng thẳng. Việc tác dụng vào huyệt vị này sẽ hỗ trợ làm ổn định hệ thần kinh trung ương và ngoại biên. Từ đó hỗ trợ làm giảm triệu chứng mất ngủ, đau cơ, đau nhức xương khớp.
– Huyệt Ấn đường:
Cách xác định huyệt Ấn đường tương đối đơn giản so với các huyệt vị khác. Chỉ cần xác định điểm chính giữa đường thẳng nối 2 đầu lông mày, nơi giao với đường thẳng trên sống mũi.
Day ấn vào huyệt Ấn đường có tác dụng an thần, tịnh tâm và chữa chứng đau đầu hiệu quả. Từ đó hỗ trợ cải thiện các tình trạng khó ngủ, mất ngủ và ngủ không sâu giấc rất tốt. Bạn chỉ cần làm xoa nóng bàn tay rồi day ấn vào huyệt Ấn đường khoảng 20 phút với lực nhẹ.
– Huyệt Phong trì:
Huyệt Phong trì nằm ở điểm lõm phía sau đầu, tại chỗ lõm ở chân tóc, nơi bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ. Huyệt huyệt vị này có tác dụng minh mục, thông nhĩ, sơ phong, kiện não, an thần, thanh nhiệt rất tốt.
Bấm huyệt Phong trì khoảng 20 lần với lực vừa phải là một giải pháp đơn giản giúp làm giảm hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, rối loạn chức năng tuần hoàn máu. Từ đó tránh làm gián đoạn giấc ngủ và kéo dài thời gian ngủ.
– Huyệt Thiên trụ:
Đây cũng là huyệt vị cần tác động khi mắc bệnh mất ngủ. Huyệt Thiên trụ nằm ở sau gáy, trên đường nối giữa tai và đầu cột sống. Từ vị trí giữa chân tóc sau gáy đo lên khoảng 0.5 thốn, tại điểm này tiếp tục đo sang ngang 1.3 thốn.
Để cải thiện tình trạng mất ngủ, bạn nên sử dụng ngón tay cái để day ấn lên huyệt Thiên trụ khoảng 20 lần. Ngoài ra có thể kết hợp với việc xoa bóp vùng cổ và đầu nhẹ nhàng để giúp khí huyết lưu thông tốt hơn.
3. Cách bấm huyệt kết hợp với thảo dược
Bấm huyệt là giải pháp đơn giản và dễ áp dụng. Tuy nhiên chỉ dùng đơn thuần sẽ không mang lại hiệu quả như ý. Đặc biệt là trong các trường hợp bị mất ngủ kinh niên, mãn tính.
Do đó, người bệnh nên kết hợp xoa bóp, bấm huyệt với việc sử dụng các thảo dược tự nhiên để nhận được hiệu quả tốt hơn. Cách đơn giản nhất là sử dụng các sản phẩm trà thảo mộc. Ví dụ như trà hoa cúc, tâm sen, lá vông nem, cây lạc tiên…
Lưu ý khi áp dụng cách bấm huyệt chữa mất ngủ
Bấm huyệt chữa mất ngủ là phương pháp được dùng phổ biến trong Đông y, khá an toàn và có thể thực hiện tại nhà. Áp dụng đều đặn 1 – 2 lần/ ngày sẽ giúp làm giảm cẳng thẳng và cải thiện suy nhược thần kinh. Từ đó sẽ giúp cơ thể dễ ngủ, ngủ sâu giấc hơn và kéo dài thời gian ngủ.
Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh các rủi ro phát sinh, khi điều trị mất ngủ bằng phương pháp bấm huyệt cần chú ý tới một số thông tin sau:
- Phụ nữ mang thai và những người có các vấn đề sức khỏe đặc biệt không nên thực hiện bấm huyết trị mất ngủ. Bởi các đối tượng này rất dễ gặp phải tác dụng phụ khi day ấn một số huyệt nhạy cảm.
- Nên bấm huyệt đều đặn 1 – 2 lần/ ngày để nhận được kết quả tốt nhất. Thời điểm bấm huyệt hiệu quả là thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Khi bấm huyệt cần chú ý cắt gọn móng tay và vệ sinh tay sạch sẽ. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng tổn thương, bầm tím da và mô mềm.
- Mất ngủ là hệ quả của rất nhiều nguyên nhân khác nhau kết hợp với các yếu tố cộng hưởng. Vì vậy, song song với việc bấm huyệt cần chú ý điều chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi, ăn uống đúng cách, sinh hoạt điều độ.
- Nên dành khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày cho hoạt động thể chất để giải phóng căng thẳng thần kinh và nâng cao sức khỏe. Điều này cũng giúp hỗ trợ rất nhiều cho quá trình khắc phục chứng mất ngủ.
- Trong trường hợp bị mất ngủ kinh niên, có thể kết hợp dùng các bài thuốc Đông y và ngâm chân trước khi đi ngủ để nhận được kết quả tốt hơn. Đồng thời chú ý thăm khám để được bác sĩ chỉ dẫn điều trị đúng cách.
Bấm huyệt chữa mất ngủ là giải pháp điều trị an toàn và rất dễ áp dụng. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp hỗ trơ, đáp ứng tốt với các trường hợp bị mất ngủ tạm thời. Trường hợp mắc bệnh mất ngủ kinh niên hay do các nguyên nhân nghiêm trọng thì cần chủ động thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị y tế.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!