Nổi mề đay có ăn thịt gà, trứng gà được không? Giải đáp

Da nổi hột giống da gà và ngứa và các bệnh lý có thể gặp

Nổi mề đay do HIV và các dấu hiệu nhận biết chính xác

Nổi mẩn ngứa ở mông: Nguyên nhân và cách xử lý

Mề đay Cholinergic là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Nổi chấm đỏ trên da như nốt ruồi son là bị gì? Có nguy hiểm?

Ngứa như kim châm khắp người và những bệnh lý liên quan

Ngứa chân tay về đêm: Cách điều trị và phòng ngừa ngăn tái phát

Bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm và cách xử lý mẹ cần biết

Nổi mẩn đỏ ngứa ở cổ: Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người do đâu? Làm sao khỏi?

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người là tình trạng thường gặp trong giai đoạn mang thai. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ngứa ngáy, khó chịu ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và sức khỏe của thai phụ. Nếu thấy tình trạng này kéo dài và không có dấu hiệu cải thiện, mẹ bầu cần thăm khám y tế để được kiểm tra và điều trị.

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người là bệnh gì?

Theo thống kê cho thấy, có đến 40% phụ nữ trong giai đoạn mang thai gặp một số vấn đề trên cơ thể, trong đó có tình trạng ngứa nổi mẩn đỏ. Hiện tượng này phổ biến ở vùng da lòng bàn tay, bàn chân, có khi toàn thân. Tuy nhiên, bà bầu cũng không phải quá lo lắng vì ngứa sẽ khỏi sau khi sinh con.

Thông thường, nổi mẩn đỏ xuất hiện trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Trên da thai phụ sẽ hiện lên các đốm hồng hoặc đỏ, hơi sưng, gây ngứa ngáy, châm chích, có khi nóng rát rất khó chịu. Đây là triệu chứng của bệnh mề đay thường gặp ở nhiều người.

Tuy nhiên, do đang mang thai, bà bầu bị nổi mề đay sẽ có phần khó điều trị hơn, nếu tác động bằng biện pháp không phù hợp có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

XEM THÊM: Mẩn ngứa ở bụng khi mang thai là bị gì? Cách chữa

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người là bệnh gì?
Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người là bệnh gì?

Tình trạng này hình thành do cơ thể tự phản ứng lại với các tác nhân mà hệ miễn dịch nhầm lẫn là dị nguyên gây hại. Khi đó, histamin được sản sinh vượt mức, dẫn đến tình trạng nổi mẩn ngứa, đôi khi còn kèm theo sốt, đau đầu, mệt mỏi,…

Bà bầu có thể bị nổi mẩn đỏ ở một số vùng trên cơ thể, nhưng đặc biệt nguy hiểm nếu mẩn đỏ ngứa lây lan khắp người. Tình trạng nặng còn khiến cho cơ thể thai phụ sưng phù môi, mí, mắt hoặc lưỡi,…

Chính vì thế, bà bầu cần quan sát những biểu hiện bất thường và tiến hành thăm khám định kỳ để được tư vấn điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người

Giai đoạn mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều biến chuyển cả bên trong lẫn bên ngoài. Do đó, không tránh khỏi tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa khắp người. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng này:

Nội tiết tố thay đổi

Một số hormone bên trong cơ thể phụ nữ sẽ thay đổi khi mang thai, cụ thể:

Nguyên nhân khiến bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người
Nội tiết tố thay đổi khiến bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người
  • Hormone Progesterone: Được sản sinh tại hoàng thể, có tác dụng kích thích sự phát triển của các mô trong cơ thể như mô vú, đặc biệt quan trọng trong quá trình chuyển dạ, đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho phôi thai, giúp thai kỳ khỏe mạnh.
  • Hormone Estrogen: Được tiết ra từ buồng trứng, có nhiệm vụ hình thành cơ quan nội tạng cho em bé, ngăn ngừa tình trạng sảy thai, giúp tử cung của mẹ phát triển.
  • Hormone HPL: Được sinh ra với chức năng cung cấp năng lượng cho thai nhi, kích thích tuyến vú của bà bầu phát triển, tiết sữa nuôi con.
  • Hormone Oxytocin: Loại hormone này được tạo ra giúp kéo dài cổ tử cung của phụ nữ, chuẩn bị cho giai đoạn sinh nở sắp diễn ra, đồng thời thúc đẩy sự gắn kết giữa mẹ và con.
  • Hormone Prolactin: Khi phụ nữ mang thai, hormone này tăng gấp 10 đến 20 lần so với bình thường. Phụ nữ sẽ quan sát được sự phát triển của vòng một khác lạ hơn lúc chưa mang thai, từ đó tạo sữa cho việc nuôi con sau khi bà bầu sinh nở.

Thay đổi chế độ ăn uống

Khi phát hiện mang thai, chị em phụ nữ cũng bắt đầu thay đổi chế độ ăn uống cho phù hợp để con phát triển được khỏe mạnh. Sự thay đổi trong chế độ dinh dưỡng sẽ tác động đến quá trình tiêu hóa, hấp thụ. Do đó, cơ thể cũng sẽ có những phản ứng khác lạ, đặc trưng là xuất hiện mẩn đỏ khắp người.

Một số chị em sẽ bị nghén trong thai kỳ, dẫn đến nôn ói khi ngửi hoặc ăn phải loại thức ăn có mùi khó chịu. Vì thế, cơ thể bà bầu bị thiếu hụt dinh dưỡng từ loại thực phẩm đó. Bên cạnh đó, lượng chất đạm nạp vào khi mang thai sẽ nhiều hơn bình thường dẫn đến mẩn đỏ ngứa hình thành.

Bổ sung dược phẩm không phù hợp

Một số gia đình khi có con sẽ cho mẹ uống bổ sung các viên uống chứa sắt, canxi, vitamin. Tuy nhiên, nếu chỉ nạp các dưỡng chất này qua các dược phẩm dạng viên uống bình thường có thể không cung cấp đủ lượng cần thiết.

Ngoài ra, việc dung nạp này có thể khiến hệ miễn dịch nhầm lẫn và gây ra một số phản ứng chống lại dưỡng chất, dẫn đến tình trạng nổi mẩn ngứa, mề đay.

Mô cấu trúc thay đổi

Khi mang thai, da bụng phụ nữ sẽ co giãn theo các giai đoạn phát triển của bào thai. Không những thế, việc thai phụ bắt đầu tăng cân khiến một số mô cấu trúc của các bộ phận khác cũng tăng và giãn nở theo. Điều này vô tình phá vỡ cấu trúc da, da mỏng và căng hơn, dễ bị dị ứng, gây nên tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa cho bà bầu.

XEM NGAY: 10 mẹo dân gian trị ngứa cho bà bầu an toàn, không dùng thuốc

Nguyên nhân khiến bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người
Mô cấu trúc thay đổi khiến bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người

Giảm sức đề kháng

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, ngứa nổi mẩn đỏ ở bà bầu còn hình thành do sức đề kháng của cơ thể phụ nữ giảm khi mang thai. 

Lúc này, cơ thể sẽ dễ dàng bị các tác nhân xâm nhập gây hại, kết hợp với rối loạn nội tiết tố bên trong khiến hệ miễn dịch sản sinh ra một số phản ứng quá mẫn, hình thành mẩn đỏ ngứa.

Một số tác nhân dị ứng khác

Ngoài ra, một số tác nhân dị ứng bên ngoài có thể khiến cơ thể bà bầu kích ứng, nổi mẩn đỏ như phấn hoa, lông động vật, bị côn trùng đốt, khói bụi,…Đặc biệt, nếu bà bầu có cơ địa dễ bị dị ứng thì dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn,…cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa khắp người.

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người có nguy hiểm không?

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người không ảnh hưởng đến tính mạng, không lây nhiễm. Theo thống kê, 70% bà bầu rơi vào tình trạng này đều ở cấp độ nhẹ, có thể tự khỏi sau vài ngày nếu biết cách chăm sóc hợp lý.

Thế nhưng, số phần trăm còn lại bà bầu có nguy cơ ngứa ngáy khó chịu kéo dài vài tuần, vài tháng, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Đối với mẹ bầu có cơ địa mẫn cảm thì càng nguy hiểm hơn, không chỉ tác động đến khỏe của mẹ mà còn nguy hại đến sự phát triển của thai nhi.

Một số hệ lụy nếu tình trạng mẩn đỏ ngứa khắp người ở bà bầu kéo dài:

  • Suy nhược cơ thể

Cơ thể ngứa ngáy, khó chịu khiến bà bầu ăn không ngon, ngủ không được sâu giấc dẫn đến cơ thể suy nhược nghiêm trọng. Đặc biệt, phụ nữ bị nghén kèm theo nổi mẩn ngứa sẽ không cung cấp đủ dưỡng chất cho phôi thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

  • Tâm lý căng thẳng

Giai đoạn mang thai là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm đối với phụ nữ. Những nốt mẩn đỏ lan rộng khắp người gây ra mặc cảm, lo lắng khiến thai phụ rơi vào trạng thái căng thẳng, chán ăn, mất ngủ…Cảm xúc tiêu cực nếu không được giải tỏa sẽ cực kỳ bất lợi cho thai nhi.

XEM THÊM: Bệnh mề đay ở phụ nữ mang thai có chữa được không? Giải đáp

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người có nguy hiểm không?
Căng thẳng, lo âu ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi
  • Sinh non

Trường hợp bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người nghiêm trọng khiến các mô trên cơ thể phù nề, phù mạch sẽ ảnh hưởng đến khí quản, hô hấp và quá trình lưu thông máu. Mẹ bầu cảm thấy khó thở, tụt huyết áp, thậm chí suy hô hấp.

Việc cơ thể thiếu dưỡng khí, dưỡng chất gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho thai nhi. Em bé sau khi ra đời dễ mắc các bệnh về da liễu như mề đay hoặc dị tật mắt, miệng, chân tay,…Ngoài ra, thiếu dưỡng chất, dưỡng khí trong thời gian dài còn tăng nguy cơ sảy thai, bào thai chết trong bụng mẹ.

Chính vì những điều kể trên, bà bầu không nên chủ quan khi thấy những dấu hiệu bất thường trên cơ thể, cần đến cơ sở y tế sớm kiểm tra và điều trị.

Cách trị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người cho bà bầu an toàn

Một số cách điều trị mẩn đỏ ngứa khắp người cho bà bầu an toàn, hiệu quả như sau:

Sử dụng mẹo dân gian trị mẩn đỏ ngứa khắp người cho bà bầu:

Tắm nước ấm:

Nước ấm giúp bà bầu loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi, vi khuẩn, nấm ngứa,…bám trên da gây bít tắc lỗ chân lông. Cơ thể được vệ sinh sạch sẽ giúp cải thiện tình trạng mẩn ngứa khá hiệu quả và an toàn. Không những thế, nước ấm còn giúp tăng lưu thông máu, dịu bớt cảm giác khó chịu, ngứa ngáy cho bà bầu.

Lưu ý: 

  • Thai phụ không nên tắm nước quá nóng, không tắm quá lâu, nên tắm trong phòng tắm kín gió để bảo vệ sức khỏe. Thời gian tối đa cho việc tắm rửa của mẹ bầu không nên quá 15 phút. Nhiệt độ nước từ 34 độ C đến 37 độ C, không nên sử dụng nước tắm nóng hơn nhiệt độ cơ thể.
  • Mẹ bầu có thể kết hợp thêm một số loại lá tự nhiên để tăng quá trình đào thải độc tố, điều trị mẩn ngứa, chống viêm như lá trầu không, trà xanh, tía tô, đinh lăng, ổi,…Chỉ cần nấu một trong số loại này, lấy nước pha tắm sẽ cải thiện ngứa hiệu quả, an toàn.
  • Nên chọn dược liệu sạch, không chứa các chất hóa học, thuốc bảo vệ thực vật. Ngâm rửa nguyên liệu qua nước muối loãng trước khi cho vào nồi nấu nước tắm.

Bôi tinh dầu:

Một số tinh dầu thiên nhiên có tác dụng giúp thai phụ phục hồi những tổn thương trên da, đồng thời làm sạch da và chống viêm. Chị em có thể tham khảo các loại như: Tinh dầu bạc hà, đinh hương, hoa cúc,…

Bên cạnh chữa trị chứng ngứa nổi mẩn đỏ khắp người, bà bầu sử dụng tinh dầu thiên nhiên còn giúp bảo vệ da tránh những tác nhân gây hại khác.

Lưu ý: 

  • Bà bầu nên pha loãng tinh dầu trước khi sử dụng. Vì một số loại tinh dầu đậm đặc có thể gây kích ứng da.
  • Mỗi ngày bôi từ 2 đến 3 lần, sử dụng kiên trị trong 4 tuần sẽ thấy tình trạng ngứa cải thiện rõ rệt.
Cách trị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người cho bà bầu an toàn
Thoa tinh dầu trị mẩn đỏ ngứa khắp người cho bà bầu

Uống trà thảo mộc:

Trà thảo mộc như trà hoa cúc, trà chè vằng, atiso,…là một số loại bà bầu có thể sử dụng, đặc biệt có hiệu quả trị ngứa nổi mề đay khắp người. Sử dụng trà thảo mộc còn giúp thanh nhiệt cơ thể, loại bỏ độc tố, tăng lưu thông máu, bảo vệ gan cho thai phụ hiệu quả và an toàn.

Sử dụng thuốc Tây trị mẩn đỏ ngứa khắp người cho bà bầu

Phương pháp này chỉ thật sự cần thiết đối với tình trạng dị ứng nặng, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh lý mà kê toa thuốc phù hợp. Thuốc tân dược sẽ có tác dụng trong thời gian ngắn, khóa hoạt tính của histamin, giảm ngứa nhanh chóng.

Một số loại điều trị mẩn đỏ ngứa khắp người cho bà bầu phổ biến như:

  • Thuốc kháng histamin dạng bôi: Cetirizine, Claritin, Loratadine,…
  • Thuốc Corticosteroid dạng uống và bôi: Budesonide, Triamcinolone,…
  • Thuốc Steroid dạng bôi,…

Lưu ý:

  • Thuốc tân dược có khả năng gây ra tác dụng phụ. Thuốc uống, tiêm khiến thai phụ chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi,…Thuốc bôi có thể hấp thụ qua máu, ảnh hưởng đến thai nhi khi đi vào dạ con.
  • Bà bầu không được tự ý mua và sử dụng khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Nếu trong thời gian sử dụng gặp phải tác dụng phụ, thai phụ nên ngừng sử dụng và đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Cách trị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người cho bà bầu an toàn
Sử dụng thuốc tân dược thoa, uống hay tiêm đều phải tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ

Một số lưu ý cho bà bầu khi bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người

Bà bầu nên lưu ý một số vấn đề sau đây để việc điều trị tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa khắp người nhanh chóng được cải thiện:

  • Không dùng tay gãi, cào lên vùng bị ngứa. Điều này có thể khiến da bị tổn thương nặng hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây hại.
  • Tránh xa các tác nhân có thể gây dị ứng như phấn hoa, lông thú cưng, bảo vệ khỏi bị côn trùng đốt,…
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu mềm, thấm hút tốt để cơ thể được thoải mái nhất có thể.
  • Giữ không gian sống trong lành, sạch sẽ. Đồng thời, tạo môi trường sống tránh căng thẳng, stress, nên giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan, tích cực.
  • Thực hiện một số động tác vận động nhẹ nhàng, phù hợp với phụ nữ mang thai để tăng tuần hoàn máu, giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tránh xa khói thuốc lá, rượu bia, chất kích thích, thức ăn chế biến sẵn.

Trên đây là thông tin về tình trạng bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp cơ thể, hy vọng đã cung cấp những kiến thức bổ ích cho bạn đọc. Nếu trong quá trình mang thai, phụ nữ gặp các vấn đề bất ổn hãy nhanh chóng đến kiểm tra y tế để được hỗ trợ khắc phục sớm, tránh ảnh hưởng đến con.

Cùng chuyên mục

Uống rượu bị nổi mề đay có nguy hiểm không? Nên làm gì?

Rượu là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng nổi mề đay. Đây là bệnh lý về da mà rất nhiều người mắc phải khi sử dụng...

Nổi mề đay sau khi sinh mổ có nguy hiểm không?

Nổi mề đay sau khi sinh mổ có nguy hiểm không? [CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP]

Tình trạng nổi mề đay sau khi sinh mổ thường gây ngứa ngáy, đau rát khó chịu cho sản phụ. Trường hợp mức độ nghiêm trọng có thể ảnh hưởng...

Bệnh phong lạnh nổi mề đay là gì?

Bệnh phong lạnh nổi mề đay là gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh phong lạnh nổi mề đay còn được gọi là mề đay do lạnh, các triệu chứng bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, phát...

Nổi mẩn ngứa ở bụng khi mang thai là bị gì? Nguy hiểm không?

Nổi mẩn ngứa ở bụng khi mang thai là vấn đề xảy ra phổ biến ở nhiều chị em, tình trạng này luôn gây cảm giác bức rức, khó chịu....

10 cách chữa dị ứng mẩn ngứa tại nhà đơn giản hiệu quả nhanh

12 cách chữa dị ứng mẩn ngứa tại nhà đơn giản hiệu quả nhanh

Cách chữa dị ứng mẩn ngứa tại nhà được khuyến khích áp dụng trong các trường hợp bệnh lý ở mức độ nhẹ, chưa có dấu hiệu bội nhiễm và...

Mề đay mãn tính vô căn là gì? Có nguy hiểm không?

Mề đay mãn tính vô căn là gì? Có nguy hiểm không?

Mề đay mãn tính vô căn là một trường hợp của bệnh nổi mề đay nhưng không thể xác định được nguyên nhân cụ thể gây khởi phát. Các triệu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn