Ngứa toàn thân như kiến bò là bệnh gì? Làm sao hết?

Danh y chia sẻ bài thuốc đặc trị bệnh dị ứng, mề đay mẩn ngứa hiệu quả

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt đơn giản hiệu quả

Dị ứng nước: Biểu hiện, Cách điều trị và phòng ngừa

Dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả

Dị ứng thời tiết mùa hè nắng nóng: Xử lý và phòng ngừa

Ngủ dậy bị sưng môi trên là do đâu? Nguy hiểm không?

Dị ứng bột ngọt: Triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Dị ứng mật ong: Cách nhận biết, xử lý và phòng ngừa

Dị ứng thời tiết: Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa

Bà bầu bị ngứa ở tay chân và cách khắc phục an toàn

Bà bầu bị ngứa ở tay chân là tình trạng thường gặp trong thời kỳ mang thai. Triệu chứng ngứa ngáy tay chân khi mang thai có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Nhưng tình trạng ngứa ngáy ở tay chân gây khó khăn trong quá trình sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ cũng như quá trình phát triển toàn diện của thai nhi.

Bà bầu bị ngứa ở tay chân và cách khắc phục an toàn
Bà bầu bị ngứa ở tay chân là tình trạng thường gặp trong thời kỳ mang thai

Bà bầu bị ngứa ở tay chân là bị gì?

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai có sức đề kháng yếu nên dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công gây khởi phát các bệnh lý thông thường. Trong đó, bị ngứa ở tay chân là một trong những vấn đề da liễu thường gặp nhất ở các mẹ bầu. Triệu chứng khiến mẹ bầu ngứa ngáy, khó chịu, tác động trực tiếp đến sinh hoạt, giấc ngủ và chất lượng cuộc sống.

Dưới đây là một số tác nhân có thể gây bùng phát triệu chứng ngứa tay chân ở mẹ bầu:

1. Nội tiết tố thay đổi đột ngột

Theo các chuyên gia đầu ngành, khi phụ nữ mang thai sẽ dẫn đến các nội tiết tố thay đổi đột ngột. Rất nhiều trường hợp mẹ bầu không thể thích nghi với sự thay đổi này.

Sau khi thụ thai, hormone progesterone – giúp bào thai bám chặt vào tử cung sẽ tăng sản sinh. Bên cạnh đó, tuyến yên sẽ kích thích sản sinh hormone tiết sữa prolactin. Trước sự thay đổi đột ngột trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây ngứa ngáy tay chân ở mẹ bầu.

Các dấu hiệu nhận biết thường gặp như:

  • Nổi các sẩn đỏ như vết côn trùng đốt gây ngứa ngáy
  • Xuất hiện các mảng mề đay gây ngứa ngáy dữ dội
  • Vùng da bị tổn thương có xu hướng hình thành các vảy ngứa

2. Viêm nang lông

Viêm nang lông thường gây viêm ở 1 hay nhiều nang lông và có thể xuất hiện bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, trong đó có tay và chân.

Tình trạng viêm nang lông thường xuất hiện ở mẹ bầu trong giai đoạn 3 thánh giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Bệnh lý đặc trưng bởi tổn thương da thành từng mảng, chứ dịch mủ trong lỗ chân lông như mụn trứng cá. Hầu hết các trường hợp viêm da lông đều không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

3. Nổi mề đay mẩn ngứa

Nổi mề đay mẩn ngứa có thể dẫn đến tình trạng ngứa tay chân ở bà bầu. Trong một số trường hợp, người bệnh có cảm giác nóng rát, châm chích khó chịu ở vùng da bị tổn thương.

Theo các chuyên gia đầu ngành các trường hợp phụ nữ mang thai bị nổi mẩn ngứa có liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố, nhiễm trùng hoặc rối loạn cảm xúc. Các triệu chứng nổi mề đay thường xuất hiện đột ngột và có xu hướng thuyên giảm nhanh chóng mà không cần can thiệp điều trị y tế.

Tuy nhiên, trường hợp mẹ bầu bị nổi mề đay kéo dài trên 6 tuần có nguy cơ chuyển sang bệnh mề đay mãn tính và cần được điều trị, chăm sóc đúng cách.

Một số trường hợp mẹ bầu bị ngứa ở tay chân có thể là biểu hiện của dị ứng phấn hoa, thực phẩm, vết côn trùng đốt, mạt bụi, hóa mỹ phẩm,….

Nổi mề đay mẩn ngứa
Một số trường hợp mẹ bầu bị ngứa ở tay chân có thể là biểu hiện của dị ứng phấn hoa, thực phẩm, vết côn trùng đốt, mạt bụi, hóa mỹ phẩm,….

Nổi mề đay mẩn ngứa ở phụ nữ mang thai thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa sử dụng các loại thuốc kháng histamin hoặc thuốc chứa corticosteroid.

Tuy nhiên, với các trường hợp mẹ bầu có dấu hiệu khó thở, sốc phản vệ, bạn nên nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.

4. Bệnh chốc lở

Các triệu chứng bệnh lý thường khởi phát ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Tổn thương da do bệnh chốc có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da bào trên cơ thể và thường tập trung chủ yếu ở tay và chân.

Các triệu chứng lâm sàng của bệnh lý bao gồm:

  • Da bị đỏ viêm, khô ráp
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Ớn lạnh, sốt
  • Các hạch bạch huyết bị sưng

Các triệu chứng bệnh chốc lỡ thường có xu hướng thuyên giảm sau khi sinh, bệnh lý thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ.

Tuy nhiên, trong một ít trường hợp bệnh chốc lở có thể gây thai chết lưu. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh lý, mẹ bầu nên chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách.

5. Dị ứng thời tiết

Thay đổi thời tiết đột ngột chuyển từ nhiệt độ nóng sang lạnh hoặc ngược lại có thể dẫn đến tình trạng ngứa ngáy tay chân ở mẹ bầu. Bởi lúc này cơ thể không thể thích nghi được sự thay đổi đột ngột của thời tiết nên sẽ phản ứng qua da gây khởi phát triệu chứng.

Tổn thương do dị ứng thời tiết gây ra có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, tuy nhiên thường có xu hướng tập trung ở những vùng da tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ như tay, chân, mặt, cổ.

Các triệu chứng dị ứng thời tiết có thể tự thuyên giảm mà không cần can thiệp y khoa nên mẹ bầu không cần quá lo lắng. Bên cạnh đó, bệnh lý cũng không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

6. Một số nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân phổ biến trên, tình trạng bà bầu bị ngứa ở tay chân có thể liên quan đến một số yếu tố sau:

  • Suy giảm sức đề kháng: Đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, hệ miễn dịch và sức đề kháng của mẹ bầu bị suy giảm. Điều này tạo điều kiện cho các vấn đề bất thường về sức khỏe phát sinh, bao gồm tình trạng ngứa ở tay chân.
Một số nguyên nhân khác
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, hệ miễn dịch và sức đề kháng của mẹ bầu bị suy giảm. Điều này tạo điều kiện cho các vấn đề bất thường về sức khỏe phát sinh, bao gồm tình trạng ngứa ở tay chân
  • Chế độ ăn uống: Khi mang thai, mẹ bầu cần tăng cường bổ sung khối lượng thực phẩm cần thiết cho cả mẹ và thai nhi. Việc chế độ ăn uống thay đổi sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải một số vấn đề về da.
  • Căng thẳng thần kinh: Các mẹ bầu thường bị căng thẳng lo lắng khi mang thai, đặt biệt là những phụ nữ lần đầu mang thai. Tuy nhiên, những bất ổn tâm lý sẽ không tốt cho thai nhi, đồng thời còn có thể phát sinh tình trạng ngứa ngáy trên da.
  • Làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng: Sự thay đổi nội tiết tố, bất ổn về tâm lý sẽ khiến làn da của mẹ bầu trở nên nhạy cảm, dễ bị kích ứng khi bị tác động. Vùng da ở tay, chân thường dễ bị ngứa khi tiếp xúc với các dị nguyên.

Bà bầu bị ngứa ở tay chân nguy hiểm không?

Bà bầu bị ngứa ở tay chân là tình trạng da liễu thường gặp, theo các bác sĩ chuyên khoa thì vấn đề này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, triệu chứng ngứa ngáy ở tay chân kéo dài dai dẳng sẽ gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, tâm lý, gây khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Tình trạng này sẽ gián tiếp tác động tiêu cực đến thai nhi.

Trường hợp bà bầu bị ngứa ở tay chân nếu không được xử lý đúng cách và chăm sóc hợp lý sẽ khiến vùng da bị tổn thương lan rộng sang các khu vực lân cận. Bên cạnh đó, hành động cào gãi, chà xát sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, để lại thâm sẹo vĩnh viễn.

Các biện pháp kiểm soát tình trạng nổi mẩn ngứa ở tay chân cho mẹ bầu

Để cải thiện tình trạng ngứa ngáy tay chân, mẹ bầu có thể áp một số mẹo chữa tại nhà bằng các thảo dược tự nhiên. Ưu điểm của biện pháp này là an toàn, lành tính, hạn chế tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Dưới đây là một số cách cải thiện triệu chứng ngứa ở tay chân được nhiều bà bầu áp dụng và mang lại hiệu quả tích cực:

1. Sử dụng nha đam giảm ngứa tay chân ở bà bầu

Nha đam được biết đến với nhiều tác dụng cho sức khỏe cũng như các liệu liệu trình làm đẹp. Mẹ bầu khi bị ngứa ở tay chân có thể sử dụng gel nha đam giúp cải thiện triệu chứng.

Nhờ vào các thành phần dưỡng chất có trong nha đam nên có hiệu quả trong cải thiện tình trạng ngứa ngáy, làm dịu da, hỗ trợ phục hồi tế bào da bị tổn thương, đồng thời tăng cường hàng rào bảo vệ làn da trước các tác nhân gây hại.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nhánh nha đam tươi
  • Mang nha đam rửa sạch, gọt bỏ vỏ rồi dùng muỗng cạo lấy phần gel màu trắng.
  • Sau khi vệ sinh sạch vùng da cần điều trị khi thoa gel nha đam lên
  • Kết hợp massage nhẹ nhàng, để yên khoảng 15 phút thì rửa lại với nước ấm thật sạch.

Lưu ý: Với những bà bầu có làn da nhạy cảm, nên thận trọng khi áp dụng mẹo cải thiện này. Để đảm bảo an toàn, bạn nên thử gel nha đam lên một vùng da nhỏ khỏe mạnh trước, nếu không bị kích ứng thì có thể áp dụng lên vùng da bị ngứa.

2. Giấm táo làm giảm ngứa ngáy tay chân ở mẹ bầu

Giấm táo là nguyên liệu tự nhiên có tác dụng trong cải thiện các vấn đề thường gặp về da, trong đó có triệu chứng ngứa ngáy do nổi mề đay gây ra. Các thành phần hoạt chất có nguyên nguyên liệu này thường lành tính, an toàn cho cả mẹ bầu và trẻ nhỏ.

Giấm táo làm giảm ngứa ngáy tay chân ở mẹ bầu
Giấm táo là nguyên liệu tự nhiên có tác dụng trong cải thiện các vấn đề thường gặp về da, trong đó có triệu chứng ngứa ngáy do nổi mề đay gây ra

Hàm lượng acid citric có trong giấm táo có khả năng sát trùng nhẹ, cân bằng nồng độ PH cho da, làm dịu da. Từ đó, giúp ngăn ngừa các vi khuẩn, vi nấm tấn công, giảm ngứa ngáy.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1ml giấm táo và 10ml nước lọc
  • Cho giấm táo hòa với nước lọc rồi khuấy đều
  • Sau khi vệ sinh vùng da cần điều trị thì dùng tăm bông thấm dung dịch và thoa đều lên da
  • Kết hợp vỗ nhẹ lên vùng da bị ngứa ngáy giúp hoạt chất của giấm táo thẩm thấu nhanh vào da

3. Sử dụng muối biển

Bên cạnh các nguyên liệu trên, mẹ bầu bị ngứa ở tay chân có thể dùn muối biển để cải thiện triệu chứng khó chịu. Muối biển có tác dụng sát trùng, tiêu diệt các ký sinh trùng. Đồng thời, nguyên liệu này còn có khả năng cân bằng độ PH cho làn da, chống nhờn hiệu quả.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Mẹ bầu chuẩn bị 2 muỗng muối biển và một ít nước lọc
  • Cho muối biển vào cốc nước lọc khuấy đều đến khi tan hoàn toàn
  • Dùng nước pha loãng vệ sinh lên vùng da tay, da chân bị ngứa ngáy
  • Bạn có thể kết hợp massae nhẹ nhàng giúp loại bỏ các lớp sừng trên da

4. Một số biện pháp chăm sóc khác

Song song với việc áp dụng các mẹo cải thiện tình trạng ngứa tay chân ở mẹ bầu ừ dược liệu tự nhiên, bạn cũng nên lưu ý một số biện pháp chăm sóc da dưới đây giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da, hạn chế tổn thương lan rộng.

Một số biện pháp chăm sóc khác
Thường xuyên dưỡng ẩm cho da giúp bổ sung độ ẩm cần thiết cho da, tăng cường hàng rào bảo vệ da trước các tác nhân gây hại
  • Vệ sinh da đúng cách và thườn xuyên giữ chho da tay, da chân luôn được khô thoáng
  • Tránh cào gãi, chà xát lên vùng da bị tổn thương, hành động này chỉ có thể giảm tình trạng ngứa ngáy tạm thời nhưng có thể gây trầy xước, chảy máu, tạo điều kiện thuận lợi cho khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
  • Chọn mặc trang phục thông thoáng, thấm hút tốt có chất liệu từ sợi tự nhiên cotton. Việc mặc quần áo bó sát, thô cứng có thể gây ma sát và ngứa ngáy.
  • Thường xuyên dưỡng ẩm cho da giúp bổ sung độ ẩm cần thiết cho da, tăng cường hàng rào bảo vệ da trước các tác nhân gây hại. Thời điểm thoa kem dưỡng ẩm cho da thích hợp nhất là sau khi tắm. Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn kem dưỡng da phù hợp với tình trạng bệnh lý.
  • Bổ sung lượng nước cho cơ thể, đồng thời mẹ bầu cũng cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh bên cạnh hỗ trợ cải thiện triệu chứng ngứa ngáy thì còn giúp thai nhi được phát triển toàn diện. Hạn chế dung nạp các thực phẩm có khả năng gây dị ứng.
  • Mẹ bầu nên tránh xa các tác nhân gây kích ứng như hóa mỹ phẩm khói thuốc lá, bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật, kim loại nặng,…

Khi nào cần gặp bác sĩ điều trị?

Bà bầu bị ngứa ở tay chân có thể khởi phát do nhiều nhân khác nhau. Với các trường hợp ngứa tay chân do các bệnh lý da liễu gây ra thường không đáp ứng các biện pháp chữa trị tại nhà. Lúc này mẹ bầu cần chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và đưa ra các giải pháp điều trị hợp lý.

Mẹ bầu bị ngứa ở tay chân cần được thăm khám và điều trị khi nhận thấy các dấu hiệu sau:

  • Vùng da bị tổn thương bị nổi mẩn ngứa và xuất hiện các mụn nước li ti
  • Những cơn ngứa ngáy khởi phát dữ dội ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ và sinh hoạt
  • Tổn thương da có dấu hiệu lan rộng sang các vùng da lân cận, các biện pháp cải thiện tại nhà không đáp ứng
  • Khu vực da bị ngứa xuất hiện tình trạng nhiễm trùng

Tình trạng ngứa ở tay chân khiến không ít mẹ bầu lo lắng, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, vấn đề về da liễu này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bà bầu cũng như sự phát triển của thai nhi nếu được thăm khám sớm và chăm sóc đúng cách.

Cùng chuyên mục

Dị ứng chất tẩy rửa (hóa chất) và các biện pháp xử lý hiệu quả

Dị ứng chất tẩy rửa (hóa chất) là tình trạng khá phổ biến hiện nay thường gặp khi người bệnh tiếp xúc với xà phòng, nước rửa chén hay nước...

8 Cách giảm ngứa khi bị dị ứng đơn giản dứt ngay cơn ngứa

Khi dị các dị nguyên xâm nhập, cơ thể thường phóng thích ra histamin gây ra các phản ứng dị ứng với các triệu chứng đặc trưng như hắt hơi,...

Hay ngứa toàn thân về đêm: Nguyên nhân cách chữa và phòng ngừa

Hay ngứa toàn thân về đêm không chỉ khiến người bệnh khó chịu mất ngủ mà còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm trên cơ thể...

Da mặt bị đỏ và rát: Nguyên nhân và cách khắc phục tại nhà hiệu quả

Da mặt bị đỏ rát là một trong những biểu hiện cho thấy bạn đang gặp phải một số vấn đề da liễu. Tình trạng này có thể xảy ra...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn