Viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì để hỗ trợ điều trị?

Người bị viêm đại tràng nên ăn hoa quả gì để cải thiện

Viêm đại tràng giả mạc là gì? Chẩn đoán và điều trị

TOP 10 cách chữa viêm đại tràng tại nhà từ các thảo dược

Viêm đại tràng có nên uống mật ong không? Giải đáp

Viêm đại tràng mạn tính và các phương pháp chữa trị

Viêm đại tràng là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng và cách điều trị

Viêm đại tràng cấp tính: Nhận biết sớm dấu hiệu và điều trị hiệu quả

Viêm đại tràng có ăn sữa chua được không? Lợi hay hại?

Top 10 thuốc đặc trị viêm đại tràng phổ biến hiện nay

Viêm túi thừa đại tràng là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm túi thừa đại tràng là bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp với những triệu chứng không rõ ràng. Nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị dứt điểm, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: chảy máu, áp xe, viêm phúc mạc, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Bệnh viêm túi thừa đại tràng là gì?

Vách đại tràng bình thường bao gồm 4 lớp đều đặn và không có bất kỳ vị trí nào lõm sâu. Túi thừa (diverticula) có cấu tạo dạng túi, lõm sâu vào vách đại tràng, xuất hiện phổ biến ở đại tràng sigma (chiếm tỷ lệ 95%) và manh tràng (gần 5%).

Bệnh viêm túi thừa đại tràng là gì?
Bệnh viêm túi thừa đại tràng là gì?

Nếu bị thiếu chất xơ, phân sẽ trở nên khô cứng và khó được bài tiết ra ngoài. Lúc này, đại tràng buộc phải tăng cường co thắt để tống phân ra ngoài. Thêm vào đó, chúng ta cũng cố gắng rặn nhiều và mạnh hơn khi đại tiện. Điều này vô tình hình thành quá nhiều áp lực lên đại tràng.

Nhìn chung, cấu tạo của vách đại tràng không đồng đều. Một số chỗ yếu hơn so với những vị trí còn lại. Vì vậy, khi áp lực lên đại tràng tăng thêm, lớp niêm mạc ở những điểm này sẽ bị đẩy ra ngoài, từ đó tạo thành nhiều túi nhỏ với kích thước khoảng 1 – 2 cm và có thể đạt đến 5 – 6cm.

Viêm túi thừa đại tràng là tình trạng viêm nhiễm một hoặc nhiều túi thừa ở đại tràng. Nếu bị nhiễm trùng quá nặng nề, phần vách của các túi thừa có thể bị thủng vỡ và hoại tử. Hơn nữa, hiện tượng viêm nhiễm cũng sẽ nhanh chóng lan ra bên ngoài vách đại tràng, hình thành túi mủ tại chỗ, gây viêm phúc mạc, thậm chí dẫn đến tử vong.

Triệu chứng của bệnh viêm túi thừa đại tràng

Hầu hết trường hợp bị viêm túi thừa đại tràng thể nhẹ đều không biểu hiện triệu chứng lâm sàng rõ ràng. Một số ít bệnh nhân gặp phải các triệu chứng sau:

  • Đau đột ngột ở vùng bụng dưới bên trái
  • Chán ăn
  • Đầy hơi
  • Buồn nôn, nôn ói
  • Trướng bụng
  • Sốt, sốt cao, rét run
  • Đau rát khi tiểu tiện
  • Chảy máu trực tràng (hiếm gặp)
  • Khí hư bất thường
  • Rối loạn đại tiện (tiêu chảy, táo bón, đi phân lỏng hoặc ra máu)

Nguyên nhân gây bệnh viêm túi thừa đại tràng

Các chuyên gia cho biết, bệnh viêm túi thừa đại tràng bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

  • Tuổi tác: Nguy cơ bị viêm túi thừa đại tràng tăng cao khi chúng ta bước vào độ tuổi 40. Bởi theo thời gian, mức độ đàn hồi và vững chắc của thành ruột bắt đầu suy giảm. Đây chính là điều kiện hình thành của bệnh lý này.
  • Chế độ dinh dưỡng nghèo chất xơ: Với chế độ ăn uống thiếu chất xơ và thừa carbohydrate tinh chế, người dân ở các nước phát triển (nhất là Hoa Kỳ) rất dễ mắc bệnh viêm túi thừa đại tràng.
  • Thói quen lười vận động: Theo thống kê, tỷ lệ hình thành túi thừa và bị bệnh ở những người ít vận động thể lực khá cao. Tuy nhiên, đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích cặn kẽ.
  • Hút thuốc lá và béo phì: Hai vấn đề này khiến túi thừa đại tràng dễ tổn thương, viêm nhiễm và chảy máu.

Viêm túi thừa đại tràng có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Xét về mặt sinh học, cấu tạo của túi thừa tương tự vách đại tràng nhưng mỏng hơn với 4 lớp: lớp niêm mạc bao bọc bên trong, lớp niêm mạc bao bọc bên ngoài, lớp cơ và ngoại mạc. Chúng ta có thể hình dung túi thừa giống như vết ngăn bị lõm của đại tràng.

Viêm túi thừa đại tràng có nguy hiểm không? Có chữa được không?
Viêm túi thừa đại tràng có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Vì vậy, phân rất dễ bị kẹt bên trong túi thừa. Theo thời gian, phân sẽ bắt đầu cứng lại thành đá phân (fecalith), sinh ra áp lực chèn ép lên túi đại tràng và gây ra hiện tượng tắc nghẽn lòng túi.

Không chỉ dừng lại ở đó, phân chứa rất nhiều vi khuẩn và cặn bã. Nếu tồn tại quá lâu trong túi thừa đại tràng, chúng sẽ phát triển nhanh chóng, dẫn đến tình trạng tổn thương, viêm nhiễm, làm thủng vỡ, hoại tử túi thừa, tích mủ tại chỗ, viêm phúc mạc, thậm chí tử vong nếu không được chữa bệnh kịp thời.

Phương pháp điều trị viêm túi thừa đại tràng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý. Nếu bị bệnh thể nhẹ, bệnh nhân hoàn toàn có thể dùng thuốc tại nhà kết hợp với việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.

Tuy nhiên, đối với các trường hợp viêm túi thừa đại tràng nặng, khi đã xuất hiện biến chứng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định truyền chất lỏng và thuốc kháng sinh qua đường tĩnh mạch, phẫu thuật hoặc thực hiện một số thủ thuật can thiệp khác.

Biện pháp chẩn đoán bệnh viêm túi thừa đại tràng

Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ thu thập thông tin về các triệu chứng, tiền sử mắc bệnh cùng những loại thuốc, thực phẩm chức năng mà người bệnh đã và đang sử dụng. Sau đó, bác sĩ tiến hành kiểm tra ổ bụng hoặc trực tràng.

Một số bệnh lý khác (loét dạ dày, viêm ruột thừa, viêm ruột, mang thai ngoài tử cung, hội chứng ruột kích thích…) cũng có nhiều biểu hiện tương tự. Do đó, để kiểm tra các dấu hiệu viêm túi thừa và loại trừ những tác nhân không liên quan, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân tham gia một hoặc nhiều xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm nước tiểu nhằm tìm kiếm dấu hiệu nhiễm trùng
  • Xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng thiếu máu, viêm nhiễm hay các vấn đề khác về gan và thận
  • Xét nghiệm phân nhằm kiểm tra tình trạng nhiễm trùng (ví dụ clostridium difficile)
  • Siêu âm thai để xác định liệu bệnh nhân có đang mang thai ngoài tử cung hay không
  • Khám phụ khoa nhằm loại trừ những vấn đề phụ khoa ở nữ giới
  • Nội soi để đánh giá tình trạng bên trong của đường tiêu hóa
  • Chụp CT, X-quang, MRI ổ bụng nhằm kiểm tra các bất thường thông qua việc thu thập hình ảnh về đường tiêu hóa

Phương pháp điều trị bệnh viêm túi thừa đại tràng

Công tác chữa bệnh viêm túi thừa đại tràng chủ yếu tập trung vào việc kiểm soát và đẩy lùi tình trạng nhiễm trùng, tạo điều kiện cho đại tràng nghỉ ngơi và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Sử dụng thuốc Tây

Nếu bị bệnh viêm đại tràng thể nhẹ và chưa xuất hiện biến chứng, người bệnh có thể điều trị ngoại trú bằng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và thuốc chống co thắt theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Phương pháp điều trị bệnh viêm túi thừa đại tràng
Bệnh nhân bị viêm túi thừa đại tràng thể nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng cách sử dụng thuốc Tây.

Bên cạnh đó, bạn cần để ruột già được nghỉ ngơi đầy đủ bằng cách ăn ít hoặc nhịn ăn trong vòng vài ngày, sau đó bổ sung thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa với nhiều chất xơ (rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt…) cho đến khi hết đau bụng hẳn.

Phẫu thuật can thiệp

Đối với các trường hợp viêm túi thừa đại tràng nặng và tái phát thường xuyên cùng những cơn đau dữ dội, bệnh nhân nên đến bệnh viện để điều trị nội trú.

Sau 3 ngày sử dụng thuốc kháng sinh, nếu triệu chứng không hề thuyên giảm, thậm chí bị thủng ruột, tích mủ, viêm ruột, viêm phúc mạc, bạn sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ đoạn ruột già chứa túi thừa bị viêm (mổ có kế hoạch hay elective surgery).

Có hai hình thức mổ đại tràng là cắt ruột một thì và cắt ruột hai thì kết hợp làm hậu môn nhân tạo. Với kỹ thuật cắt ruột một thì, bác sĩ chuyên khoa sẽ loại bỏ phần ruột có túi thừa, sau đó kết nối những đoạn ruột già lành lặn nhằm tạo nên nhu động ruột bình thường.

Trong khi đó, kỹ thuật cắt ruột hai thì kết hợp làm hậu môn nhân tạo phù hợp với những người bị bệnh viêm đại tràng nặng và không thể được nối trực tràng với đại tràng trong đợt mổ đầu tiên.

Trong quá trình tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ mở một lỗ nhỏ ở thành bụng, nối liền với đại tràng để đưa chất thải ra ngoài. Vài tháng sau, khi tình trạng viêm nhiễm đã hoàn toàn hồi phục, bệnh nhân được mổ lần hai để nối lại phần ruột đã can thiệp trước đó.

Áp dụng bài thuốc dân gian

Theo kinh nghiệm dân gian, củ nghệ, nha đam, lá mơ lông, mật ong nguyên chất là những vị thuốc chữa bệnh viêm túi thừa đại tràng an toàn, lành tính nhất.

Bài thuốc từ củ nghệ và mật ong: Thành phần curcumin trong củ nghệ là hoạt chất kháng sinh tự nhiên với công dụng điều trị viêm loét vô cùng hiệu quả. Thêm vào đó, mật ong nguyên chất có thể nhanh chóng cải thiện tình trạng nhiễm trùng cũng như chữa lành vết thương.

  • Cách 1: Hòa tan 1 muỗng cà phê tinh bột nghệ vào ly nước ấm, sau đó cho thêm 1 muỗng cà phê mật ong, khuấy đều, uống trước bữa ăn 30 phút
  • Cách 2:  Trộn bột nghệ và mật ong nguyên chất theo tỷ lệ 1:2, vo thành viên nhỏ, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, dùng 3 viên/lần, 3 lần/ngày trong vòng 1 tháng liên tục

Bài thuốc từ nha đam: Nha đam có khả năng nhuận tràng, kháng khuẩn, làm lành vết loét và kích thích tiêu hóa, rất tốt cho bệnh nhân viêm túi thừa đại tràng.

  • Chuẩn bị 5 nhánh nha đam tươi
  • Rửa sạch nha đam
  • Bỏ vỏ, tách gel trong, đem đi xay nhuyễn
  • Trộn đều tinh chất nha đam với một chút mật ong nguyên chất
  • Dùng 30ml/lần, 1 – 2 lần/ngày
  • Kiên trì thực hiện khoảng 7 – 10 ngày

Bài thuốc từ lá mơ lông: Loài thảo dược này nổi tiếng bởi đặc tính kháng khuẩn, giảm đau, làm dịu các vị trí chảy máu và viêm loét ở đại tràng.

  • Cách 1: Rửa sạch, phơi khô một lượng lá mơ lông vừa đủ, xay thành bột mịn. Hòa bột trong ly nước ấm cùng 1 muỗng cà phê bột gạo. Uống hàng ngày vào mỗi buổi sáng.
  • Cách 2: Rửa sạch một lượng lá mơ lông vừa đủ. Xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt. Chia dung dịch thành 2 phần bằng nhau. Dùng hết trong ngày.
Áp dụng bài thuốc dân gian
Củ nghệ, nha đam, lá mơ lông, mật ong nguyên chất là những vị thuốc chữa bệnh viêm túi thừa đại tràng an toàn, lành tính nhất.

Với ưu điểm an toàn, tiện lợi và tiết kiệm, những bài thuốc Nam này đã được nhiều bệnh nhân tin tưởng áp dụng. Tuy nhiên, hiệu quả của chúng phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm thể trạng và mức độ bệnh lý.

Hơn nữa, cách chữa bệnh này không phát huy hiệu quả trong trường hợp viêm túi thừa đại tràng thể nặng. Vì vậy, trước khi tiến hành điều trị bằng phương pháp này, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Hướng dẫn phòng ngừa bệnh viêm túi thừa đại tràng

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình chữa bệnh. Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh cần ưu tiên ăn nhiều thức ăn lỏng mịn, dễ tiêu hóa, giàu chất xơ, đồng thời hạn chế dung nạp thực phẩm cứng, rắn, cay nóng, nhiều dầu mỡ. Đây chính là giải pháp đơn giản giúp hệ thống tiêu hóa được nghỉ ngơi tối đa. Cụ thể, bạn hãy:

  • Bổ sung 20 – 35g chất xơ/ngày từ rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt
  • Kiêng cữ thịt đỏ, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến, sản phẩm từ ngũ cốc tinh chế, chế phẩm từ sữa…
  • Cung cấp đầy đủ lượng nước thiết yếu hàng ngày cho cơ thể
  • Không cố nín nhịn và không trì hoãn khi cần đi tiêu
  • Thường xuyên tập luyện thể dục – thể thao

Với những thông tin cần biết ngắn gọn về viêm túi thừa đại tràng từ bài viết trên, hy vọng độc giả có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh này, từ đó chủ động điều trị và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

Cùng chuyên mục

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu và cách xử lý

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu và cách xử lý

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh lý. Khi đó, vùng niêm mạc ở ruột bị tổn thương, tăng nguy...

Viêm đại tràng ở trẻ em

Viêm đại tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Viêm đại tràng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, bao gồm ở cả trẻ em với rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không nhanh chóng điều trị....

Viêm loét đại trực tràng chảy máu

Viêm loét đại trực tràng chảy máu – Nguyên nhân và phòng ngừa

Viêm loét đại trực tràng chảy máu có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không nhanh chóng kiểm soát kịp thời. Các vết loét quá lớn...

Viêm bờm mỡ đại tràng là bệnh gì?

Viêm bờm mỡ đại tràng là gì? Nguyên nhân và hướng điều trị

Viêm bờm mỡ đại tràng (epiploic appendagitis) là tình trạng viêm nhiễm tự giới hạn của các bờm mỡ của đại tràng. Đây là căn bệnh hiếm gặp, xuất hiện...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn