Viêm trợt dạ dày xuất huyết: Nguyên nhân và phòng ngừa
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Viêm trợt dạ dày xuất huyết có thể tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí có thể gây tử vong nhanh chóng do mất máu quá nhiều. Người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra để kịp thời xử lý, tránh những biến chứng khác làm suy giảm sức khỏe.
Nguyên nhân gây viêm trợt dạ dày xuất huyết
Viêm trợt dạ dày là tình trạng xuất hiện các vết xước nhỏ trên hang vị dạ dày như có một vật sắc nhọn xuyên qua gây nên, do đó bệnh còn được gọi là viêm trợt hang vị dạ dày. Thường vết trợt loét này khá nông, có kích kích thước to nhỏ khác nhau với đường kính khoảng dưới 5mm nhưng cũng đủ khiến người bệnh đau nhức và khó chịu.
Đặc biệt các vết xước trên hang vị dạ dày này đã tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập và tấn công làm vết loét càng mở rộng hơn. Kết hợp cùng lối sống kém lành mạnh khiến các dịch tiết dạ dày tiết ra nhiều quá mức làm xuất huyết dạ dày, dạ dày bị chảy máu trong cùng rất những biến chứng nguy hiểm khác kèm theo.
Cụ thể, những nguyên nhân gây viêm trợt dạ dày xuất huyết bao gồm
- Do vi khuẩn HP: đây là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu và rất khó kiểm soát. Chúng có thể sống rất lâu trong môi trường acid của dạ dày, đặc biệt tấn công mạnh mẽ vào các vết loét trên niêm mạc khiến dạ dày tổn thương nặng hơn. Hầu hết các xét nghiệm của người bệnh đều tìm thấy nhóm vi khuẩn này trong dạ dày.
- Lạm dụng thuốc kháng viêm NSAID: loại thuốc này thường dùng để giảm đau, chống viêm trong một số bệnh lý về xương khớp, tiêu hóa đồng thời có thể dùng để hạ sốt trong một số trường hợp. Tuy nhiên lạm dụng nhóm thuốc này quá mức lại là nguyên nhân hàng đầu làm tổn thương dạ dày và gây hại cho các cơ quan khác như gan, thận.
- Căng thẳng kéo dài: các nghiên cứu cho thấy, việc căng thẳng stress kéo dài, thức khuya nhiều có thể làm tăng tiết các acid dịch vị tại dạ dày. Dạ dày ngày càng lở loét trầm trọng hơn, tăng nguy cơ viêm trợt dạ dày mãn tính dẫn đến xuất huyết rất nguy hiểm.
- Lạm dụng rượu bia: sử dụng rượu bia quá mức cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh tại dạ dày cũng rất nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Cồn và các hóa chất có trong bia rượu có thể bào mòn dạ dày nhanh chóng đồng thời kích thích dạ dày tăng tiết acid nhiều hơn. Đặc biệt nếu thường xuyên uống rượu bia sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng xuất huyết dạ dày rất cao
- Một số lý do khác: ăn uống không đúng giờ, thường xuyên nhịn ăn, ăn uống vội vàng, ngộ độc thực phẩm, ít vận động…
Xuất huyết có thể là một trong những biến chứng nguy hiểm do viêm trợt hang vị gây ra. Nếu không nhanh chóng khắc phục kịp thời bệnh còn có thể xuất hiện các biến chứng như thủng dạ dày, hẹp môn vị, ung thư dạ dày cực kỳ nguy hiểm. Người bệnh cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Triệu chứng viêm trợt dạ dày xuất huyết
Viêm trợt dạ dày xuất huyết có triệu chứng ban đầu khá giống với các bệnh lý đau dạ dày khác như đau bụng, khó chịu, buồn nôn nhưng có mức độ nguy hiểm cao hơn. Phát hiện sớm các triệu chứng sẽ giúp ngăn chặn tình trạng mất máu quá nhiều có thể nguy hiểm cao đến tính mạng bệnh nhân.
Các triệu chứng bệnh bao gồm
- Xuất hiện các cơn đau thượng vị, ban đầu xuất hiện âm ỉ nhưng càng về sau cơn đau càng tăng dần, bụng đau quặn khiến người bệnh có thể ngất xỉu
- Sụt cân nhận thấy rõ do cơ thể không hấp thụ được các dưỡng chất
- Cơ thể xanh xao, mệt mỏi, thường xuyên đau đầu chóng váng, khả năng tập trung kém do xuất huyết thiếu máu
- Người bệnh thường xuyên nôn, buồn nôn xuất hiện khi bụng quá đói hay quá no, đặc biệt là sau ăn
- Cảm giác chướng bụng, đầy hơi khó tiêu do dạ dày tiêu hóa thức ăn kém
- Ợ hơi, ợ chua thường xuyên do liên quan các đến rối loạn tiêu hóa
- Phân có màu đen, có thể xuất hiện máu lốm đốm, có mùi hôi tanh khó chịu
- Có thể nôn ra máu
Viêm trợt dạ dày xuất huyết khiến người bệnh mất máu trầm trọng, cơ thể do đó trở nên xanh xao suy nhược nhanh chóng và tăng nguy cơ mắc rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Trong trường hợp tình trạng xuất huyết kéo dài những không được kiểm soát dẫn tới thủng dạ dày, người bệnh có thể tử vong ngay lập tức do mất máu quá nhiều.
Điều trị viêm trợt dạ dày xuất huyết
Người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện uy tín có chuyên khoa về tiêu hóa để được kiểm tra và xử lý kịp thời. Tại đây bác sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị an toàn và nhanh chóng nhất để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra.
Rửa dạ dày
Thường với các tình trạng có liên quan đến xuất huyết dạ dày, bác sĩ sẽ chỉ định rửa dạ dày để làm sạch dạ dày và loại bỏ các vi khuẩn còn trú ngụ bên trong cũng như giảm nồng độ acid dạ dày để không làm tổn thương niêm mạc trầm trọng hơn. Bác sĩ sẽ sử dụng nước muối đẳng lạnh trương kết hợp với Adrenalin để làm sạch dạ dày tốt nhất.
Các phương pháp nội khoa
Tùy nguyên nhân và mức độ bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định dùng các loại thuốc khác nhau. Mục đích của dùng thuốc nhằm kiểm soát các triệu chứng bệnh, loại bỏ vi khuẩn HP nếu có đồng thời hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi những tổn thương từ tác nhân xung quanh.
Các nhóm thuốc thường được chỉ định bao gồm
- Thuốc kháng tiết acid: được chỉ định cho hầu hết bệnh nhân nhằm chống viêm loét dạ dày, không để có cho các vết trượt gia tăng kích thước và làm đặc tính của acid dịch vị thay đổi. Một số loại thuốc thường được chỉ định như Cacbonate monosodique, Cacbonate Canxi, Thuốc Maalox, Gasterine hay Phossphalugel
- Thuốc trung hòa acid: giúp giảm nồng độ của acid dịch vị, từ đó giảm tối đa các tổn thương trên niêm mạc.
- Thuốc chống bài tiết ức chế thụ thể H2: giúp hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, hỗ trợ làm lành nhanh các vết loét trợt loét trên hang vị cũng như giảm tiết acid. Một số nhóm thuốc thường dùng như Cimetidin, Famotidine, Nizatidine, Tagamet, Ranitidine..
- Thuốc ức chế bơm proton: được dùng chung với kháng sinh để loại bỏ vi khuẩn Hp, đồng thời giúp hạn chế tình trạng tiết acid quá mức của dạ dày. Thường bác sĩ có thể chỉ định dùng Rabeprazole 20mg, Nizatidien, Cimetidin, Lanzoprazole,
- Thuốc bọc niêm mạc dạ dày: tăng cường khả năng bảo vệ niêm mạc khỏi các vi khuẩn hay acid dạ dày tấn công. Thuốc này sẽ liên kết với lớp nhầy trên niêm mạc để tạo thành lớp màng bọc dạ dày vững chắc. Một số nhóm thuốc thường được chỉ định có chứa chứa Nhôm và Magnesium như Gastropulgite (Silicate Mg), Bismuth subcitrat, Kaolin, Smecta.
- Thuốc kháng sinh: được chỉ định khi nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến vi khuẩn HP để loại bỏ và ức chế sự phát triển của chúng. Các nhóm kháng sinh thường được dùng như Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazole, Tinidazole
Tuy nhiên cần chú ý rằng các loại thuốc thường đi kèm rất nhiều tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn nhẹ, buồn ngủ.. Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn sau khi dùng thuốc để đảm bảo tác dụng tốt nhất. Đặc biệt chú ý không lạm dụng thuốc hay ngưng thuốc sớm vì có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị đồng thời khiến mức độ bệnh trầm trọng hơn.
Với tình trạng Viêm trợt dạ dày đã dẫn tới biến chứng xuất huyết, bác sĩ có thể chỉ định thêm một một số phương pháp sau để kiểm soát tốt tình hình, ngăn chặn tình trạng chảy máu kéo dài có thể nguy hiểm đến tính mạng
- Thuốc tiêm bắp: với tình trạng xuất huyết nặng việc dùng thuốc có thể không khả quan do đem lại tác dụng chậm, do đó bác sĩ sẽ chỉ định tiêm bắp để cầm máu tạm thời. Một số loại thuốc tiêm bắp thường được chỉ định như Cimetidin, Ranitidin, Famotidin..
- Truyền Vasopressin: chỉ định cho các trường hợp nặng nhưng không thể thực hiện phẫu thuật. Bác sĩ sec truyền Vasopressin qua ống thông động mạch tới vị trị xuất huyết
- Một số truyền dịch khác: truyền tiểu cầu, truyền yếu tố đông máu, truyền đạm..
Các hướng điều trị này cần đảm bảo có sự theo dõi của bác sĩ để kiểm soát tình hình kịp thời. Người bệnh không được tự ý dùng thuốc hay truyền dịch tại nhà nếu không đúng cách, đúng thuốc có thể gây số thuốc cùng rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Điều trị nội soi dạ dày
Với các tình trạng xuất huyết dạ dày nếu quá nặng, tình trạng máu chảy nhiều và liên tục mà điều trị nội khoa không đem lại tác dụng khả quan bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nội soi. Hầu hết nếu tình trạng bệnh chưa tiến triển đến mức thủng dạ dày cần phẫu thuật cấp tốc bác sĩ sẽ ưu tiên mổ nội soi qua đường miệng hơn để hạn chế xâm lấn quá nhiều.
Một số phương pháp thường được chỉ định trong điều trị nội soi Viêm trợt dạ dày xuất huyết
- Dùng tia laser
- Dùng đầu nhiệt
- Dùng các chất cầm máu xịt tại chỗ
- Dùng kẹp cầm máu
- Dùng kim chích cầm máu
Tuy nhiên các phương pháp phẫu thuật nội soi cần đòi hỏi kỹ thuật cao, bác sĩ có tay nghề, kinh nghiệm để đảm bảo an toàn chính xác tuyệt đối. Người bệnh nên tham khảo và lựa chọn các bệnh viện uy tín nếu bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật gấp.
Can thiệp ngoại khoa
Trong trường hợp người bệnh không thể đáp ứng được các phương pháp điều trị nội khoa đồng thời cũng không thực hiện nội soi được sẽ bắt buộc phải phẫu thuật xâm lấn. Hầu hết chỉ được chỉ định cho những người biến chứng liên quan đến thủng dạ dày hay ung thư dạ dày có thể nguy hiểm đến tính mạng. Tùy từng trường hợp bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ một phần dạ dày và khâu lại.
Với phẫu thuật xâm lấn, thời gian phục hồi thường lâu hơn so với các phương pháp nội soi đồng thời cũng tiềm ẩn rất nhiều biến chứng. Đồng thời nếu có liên quan đến ung thư dạ dày, việc phẫu thuật cũng chỉ còn là phương pháp tạm thời giúp duy trì tuổi thọ lâu hơn. Người bệnh cần thay đổi một chế độ sống khoa học hơn để đảm bảo sức khoẻ ổn định nhất.
Áp dụng các bài thuốc Nam
Trong trường hợp tình trạng xuất huyết dạ dày mới khởi phát và được chỉ định điều trị bằng thuốc tại nhà, người bệnh có thể kết hợp với các bài thuốc Nam để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng. Các bài thuốc này đều được sử dụng các thảo dược có nguồn gốc tự nhiên, có độ an toàn cao, có thể hỗ trợ quá trình phục hồi các tổn thương tại dạ dày đáng kể.
Một số bài thuốc chữa xuất huyết dạ dày tại nhà có liên quan đến viêm trợt dạ dày như
- Dùng nghệ: Chất curcumin trong nghệ có thể ức chế sự phát triển của các vi khuẩn HP, giảm tiết acid dịch vị đồng thời giúp làm lành nhanh các tổn thương trên niêm mạc hang vị. Người bệnh chỉ cần dùng tinh bột nghệ pha cùng mật ong và nước ấm uống mỗi sáng sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm đáng kể.
- Nha đam: dược liệu nào có tính kháng khuẩn chống viêm khá tốt có thể giải quyết một số vấn đề gây bệnh có liên quan đến vi khuẩn, đồng thời cũng hỗ trợ giảm đau rát dạ dày rất tốt. Gel nha đam còn có khả năng làm săn lại các lớp loét trên niêm mạc hang vị. Người bệnh có thể dùng gel nha đam xay lấy nước, nấu cùng đường phèn dùng uống hằng ngày sẽ thấy cơ thể khoẻ mạnh hơn.
- Gừng: với đặc tính chống oxy hoá mạnh cùng hàm lượng vitamin c khá dồi dào và các chất shogaol, gingerol gừng sẽ giúp hạn chế sự tấn công của các vi khuẩn, các gốc tự do trong niêm mạc dạ dày. Các hoạt chất trong gừng còn có thể kiềm acid để hạn chế sự tổn thương của dạ dày. Người bệnh có thể pha trà gừng mật ong uống hằng ngày hoặc ngâm cùng giấm để ngậm sẽ vừa giảm các triệu chứng dạ dày vừa làm giảm mùi hôi miệng.
- Chè dây: nói đến điều trị xuất huyết huyết dạ dày chắc chắn không thể thiếu dược liệu này. Chất Flavonoid có trong chè dây có khả năng ức chế sự tồn tại của vi khuẩn HP vô cùng hiệu quả. Ngoài ra nó còn có khả năng cầm máu và kích thích quá trình phục hồi các tổn thương tại niêm mạc dạ dày khá tốt. Bạn có thể pha trà chè dây uống mỗi ngày để giải quyết tối đa tình trạng bệnh.
Tuy nhiên các bài thuốc này cũng chỉ mang tính chất điều trị triệu chứng, không mang tác dụng loại bỏ bệnh hoàn toàn. Người bệnh vẫn cần kết hợp với phác đồ điều trị của bác sĩ để nhanh chóng đẩy lùi bệnh nhất.
Chăm sóc tại nhà
Song song với việc điều trị, người bệnh cần phải kết hợp với chế độ chăm sóc khoa học để cơ thể nhanh chóng hồi phục nhất, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm khác. Đặc biệt cả với những người sau điều trị nếu không có chế độ sinh hoạt lành mạnh bệnh hoàn toàn có thể tái phát với những triệu chứng trầm trọng hơn rất nhiều.
Theo đó với người Viêm trợt dạ dày xuất huyết nên duy trì chế độ chăm sóc sau để mau chóng phục hồi sức khoẻ
- Ưu tiên ăn các món ăn lỏng, được nêm nếm nhạt để dễ tiêu hoá
- Nên chia nhỏ các bữa ăn để giảm áp lực cho dạ dày, hỗ trợ tiêu hoá tốt hơn
- Tránh ăn những thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn khô cứng vì có thể kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid dịch vị hơn
- Ăn chín uống sôi, sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng
- Bổ sung một số thực phẩm lợi khuẩn như sữa chua để hỗ trợ tiêu hoá và loại bỏ các vi khuẩn có hại trong dạ dày
- Nên sử dụng dầu có nguồn gốc thực vật như dầu oliu thay vì các loại dầu có nguồn gốc động vật
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất hằng ngày để nhanh chóng phục hồi sức khoẻ, đặc biệt là đạm, vitamin C, sắt …Chú ý sử dụng các nhóm dưỡng chất dễ tiêu hoá như thịt gà, thịt nạc, các loại rau xanh, trái cây
- Bổ sung sữa để giúp sức khoẻ phục hồi nhanh chóng và dễ tiêu hoá. Người bệnh có thể sử dụng các loại sữa hạt như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân hay sữa óc chó vừa có hàm lượng dinh dưỡng cao và hạn chế một số kích ứng ở dạ dày
- Một số thực phẩm giúp thấm hút tốt các acid dịch vị dạ dày như bánh mì nguyên cám, khoai lang, bánh quy hay một số loại ngũ cốc
- Bổ sung máu tốt thông qua một số thực phẩm như gan, thịt bò, nho khô, củ dền để bổ sung lượng máu bị mất trước đó
- Uống đủ nước mỗi ngày để hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường tốc độ đào thải các độc tố, đặc biệt khi dùng các loại thuốc Tây. Bên cạnh nước lọc có thể kết hợp thêm các loại nước trái cây, nước ép rau củ để bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất cần thiết
- Tránh xa bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích
- Uống thuốc đúng theo chỉ định từ bác sĩ, tuyệt đối không dùng quá liều hay ngưng thuốc sớm
- Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, giữ tinh thần lạc quan vui vẻ, tránh căng thẳng lo lắng quá nhiều
Bên cạnh đó, người bệnh trong thời gian chăm sóc và điều tị tại nhà cần theo dõi kỹ tình hình sức khoẻ thông qua kiểm tra cân nặng, kiểm tra phân xem còn tình trạng xuất huyết không, có sốt không… Hãy thông báo ngay cho bác sĩ nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường nào khác để có hướng xử lý kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Phòng tránh viêm trợt dạ dày xuất huyết
Để phòng tránh viêm trợt dạ dày xuất huyết, mỗi người cần bắt đầu từ chính việc thay đổi chế độ sống khoa học lành mạnh hơn mỗi ngày. Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng chính là hai yếu tố chính gây bệnh viêm trợt hang vị cùng rất nhiều bệnh lý liên quan đến dạ dày khác, do đó cần phải thay đổi càng sớm càng tốt.
Những phương pháp giúp phòng tránh tối đa nguy cơ mắc bệnh bao gồm
- Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh làm việc mệt mỏi hay stress kéo dài
- Đi ngủ trước 11h, duy trì thói quen ngủ trong một khung giờ nhất định
- Ăn chính uống sôi, sử dụng nguồn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tránh xa những thực phẩm bẩn.
- Sử dụng các đồ dùng cá nhân riêng như bát đũa, ly chén để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm từ những người mắc bệnh trước đó do có liên quan đến vi khuẩn HP
- Ăn chậm nhai kỹ, tránh việc ăn uống vội vàng
- Duy trì thói quen ăn uống đúng giờ, không nhịn ăn hay ăn quá khuya. Tốt nhất nên ăn trước ít nhất 2h khi ngủ để thức ăn có thể tiêu hoá
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể luôn khỏe mạnh, đặc biệt ưu tiên các loại rau xanh và trái cây
- Uống đủ từ 2- 2,5 lít nước mỗi ngày tuỳ theo trọng lượng cơ thể, bổ sung thêm các loại nước trái cây hay rau củ
- Tránh xa bia rượu, nước ngọt có ga, trà sữa, thuốc lá và các chất kích thích khác
- Tránh xa một số thực phẩm có thể gây hại cho dạ dày như đồ ăn nhanh, đồ ăn khô cứng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng hay các nhóm thực phẩm muối chua lên men
- Không lạm dụng các loại thuốc Tây, việc dùng thuốc luôn cần có chỉ định từ bác sĩ
- Theo dõi sức khỏe thường xuyên và đi thăm khám ngay nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường của sức khỏe
- Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao hằng ngày, tham gia các bộ môn như yoga, bơi lội, đi bộ để tăng cường sức khỏe.
Viêm trợt dạ dày xuất huyết có thể kèm theo rất nhiều biến chứng nguy hiểm nên cần phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích giúp phòng tránh bệnh lý này hiệu quả nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!