Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không đơn giản hiệu quả

Viêm phế quản là gì? Triệu chứng, Nguyên Nhân, Cách điều trị

Chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá với 5 cách đơn giản

Trẻ bị viêm phế quản có được tắm không? Lời khuyên đúng

Viêm phế quản phổi ở người lớn: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

8 bài thuốc Nam chữa viêm phế quản từ các thảo dược

Viêm phế quản cấp: Dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị

Viêm phế quản co thắt là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Bệnh viêm phế quản mãn tính và các phương pháp điều trị

Viêm phế quản ở trẻ em: Cách điều trị và phòng ngừa

Viêm phế quản co thắt là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Với những triệu chứng tương tự bệnh hen suyễn, viêm phế quản co thắt là một thể bệnh viêm phế quản thường gặp ở trẻ em vào thời điểm giao mùa. Vậy viêm phế quản co thắt là gì? Bệnh lý này có nguy hiểm không? Làm thế nào để điều trị dứt điểm?

Viêm phế quản co thắt là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Bệnh viêm phế quản co thắt là gì?

Viêm phế quản co thắt là bệnh gì?

Viêm phế quản co thắt (viêm phế quản dạng hen) là tình trạng viêm nhiễm toàn bộ đường dẫn khí từ khí quản vào hai lá phổi. Lúc này, lòng phế quản tạm thời thu hẹp, phù nề và các cơ phế quản đang bị viêm nhiễm.

Tình trạng này xuất hiện khi niêm mạc phế quản bị các tác nhân gây hại tấn công trực tiếp. Nếu viêm phế quản kéo dài, bộ phận này sẽ bị sưng phù, dẫn đến hiện tượng co thắt các cơ trên thành phế quản và tắc nghẽn đường thở trong một khoảng thời gian ngắn.

Niêm mạc phế quản tăng cường tiết chất nhầy. Từ đó, quá trình lưu thông không khí trong phổi bị cản trở đáng kể. Vì vậy, người bệnh thường thở rít, khó thở, thở khò khè, ho khạc ra đờm.

Căn bệnh lý này khá phổ biến ở trẻ em 5 – 10 tuổi, đặc biệt là vào thời điểm giai mùa. Bên cạnh đó, người lớn cũng có thể mắc phải bệnh lý này vì nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nguyên nhân gây bệnh

Theo các chuyên gia, bệnh viêm phế quản co thắt do virus, vi khuẩn và ký sinh trùng trú ngụ trong đường hô hấp gây nên. Tình trạng viêm nhiễm của các cơ phế quản sẽ tạo thành những cơn co thắt khó chịu, kéo theo hiện tượng thu hẹp lòng phế quản tạm thời. Vấn đề hô hấp này có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

Nhiễm vi khuẩn, virus

Hầu hết bệnh nhân bị bệnh vì nhiễm virus hợp bào đường hô hấp (Respiratory Syncytial Virus – RSV). Chúng thường sinh sôi mạnh mẽ, phát triển ồ ạt và lây lan nhanh chóng trong giai đoạn cuối thu đầu đông. Theo kết quả thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương, virus chính là tác nhân dẫn đến khoảng 30% tổng số ca viêm phổi, viêm phế quản.

Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản co thắt
Hầu hết bệnh nhân bị viêm phế quản có thắt vì bị nhiễm virus hợp bào đường hô hấp (Respiratory Syncytial Virus – RSV).

Bên cạnh đó, bệnh viêm phế quản co thắt còn có thể liên quan đến nhiều loại vi khuẩn như: tụ cầu, liên cầu, phế cầu, H.influenzae… Chúng ký sinh trong vùng mũi – họng và thường lợi dụng thời điểm sức đề kháng suy yếu để tấn công gây bệnh.

Suy giảm hệ miễn dịch

Những người ốm yếu có nguy cơ bị bệnh viêm phế quản nói chung và viêm phế quản co thắt nói riêng cao hơn hẳn nhóm người khỏe mạnh. Vào thời điểm giao mùa, sự thay đổi thời tiết bất ngờ, đột ngột khiến hệ thống miễn dịch yếu đi rõ rệt. Đây chính là thời cơ thuận lợi để vi khuẩn, virus sinh sôi – phát triển.

Mắc phải một số bệnh lý khác

Hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản mạn tính, trào ngược dạ dày nặng, cơ địa dị ứng cũng có thể là các nguyên nhân hình thành bệnh viêm phế quản co thắt.

  • Hen suyễn: Bên cạnh hiện tượng viêm nhiễm đường hô hấp, tình trạng co thắt phế quản là một trong hai dấu hiệu nhận biết đặc trưng nhất của bệnh hen suyễn. Khi đó, người bệnh rơi vào một vòng lẩn quẩn: đường thở thu hẹp tạm thời, sau đó, niêm mạc phế quản tăng cường sản xuất chất nhầy và gây tắc nghẽn tại đây.
  • Phổi tắc nghẽn mạn tính: Căn bệnh này xuất hiện khi bệnh nhân thường xuyên hút thuốc hoặc tiếp xúc với nấm mốc, bụi bẩn, khí hậu ẩm ướt, không khí ô nhiễm. Triệu chứng đặc trưng của tình trạng phổi tắc nghẽn mạn tính là khó thở và ho mạnh.
  • Viêm phế quản mạn tính: Nếu tiếp xúc với những tác nhân kích thích trong một khoảng thời gian dài, viêm phế quản mạn tính có thể kéo theo nhiều triệu chứng viêm phế quản co thắt.
  • Trào ngược dạ dày thể nặng: Nếu bệnh lý này không được điều trị dứt điểm, kịp thời, những giọt axit dạ dày sẽ dễ dàng xâm nhập và kích thích niêm mạc phế quản tổn thương, viêm nhiễm.

Ngoài ra, những người có cơ địa dị ứng với lông thú, phấn hoa, khói thuốc, hóa chất mùi mạnh… cũng dễ bị co thắt phế quản hơn.

Triệu chứng của bệnh viêm phế quản co thắt

Những dấu hiệu nhận biết điển hình của bệnh viêm phế quản co thắt bao gồm:

  • Khó thở
  • Ho nhẹ, sau đó ho dai dẳng, kéo dài không hết
  • Ngứa họng
  • Sốt nhẹ
  • Khó thở, thở rít
  • Co kéo các cơ vùng cổ, lòng ngực hóp sâu lúc thở, có cảm giác co rút lồng ngực
  • Hay bị hụt hơi
  • Sổ mũi

Bệnh viêm phế quản co thắt có nguy hiểm không?

Đây là bệnh lý tương đối phổ biến. Thời gian ủ bệnh diễn ra trong vòng 1 – 2 ngày. Ở giai đoạn này, khả năng lây lan khá thấp. Đến khi các triệu chứng hắt hơi, ho, sốt, khó thở biểu hiện rõ ràng, tỷ lệ lây nhiễm rất cao. Lúc đó, vi khuẩn, virus từ dịch nhầy của người bệnh có thể thoát ra môi trường bên ngoài (nếu họ ho khạc) và xâm nhập, tấn công những người lành xung quanh.

Bệnh viêm phế quản co thắt có nguy hiểm không?
Bệnh viêm phế quản co thắt có nguy hiểm không?

Tuy không khó điều trị nhưng nếu không chủ động chữa bệnh kịp thời, người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm tai giữa: Đây là hậu quả phổ biến nhất khi người bệnh bị viêm phế quản co thắt mạn tính. Bệnh viêm tai giữa có thể gây ra tình trạng suy giảm thính lực hoặc điếc tai vĩnh viễn.
  • Viêm phổi: Phế quản và phổi là hai bộ phận nằm rất gần nhau. Do đó, bệnh viêm phế quản co thắt có khả năng chuyển biến xấu đi và dẫn đến căn bệnh viêm phổi.
  • Suy hô hấp: Suy hô hấp là biến chứng nguy hiểm và nặng nề nhất của chứng viêm phế quản co thắt. Khi gặp phải tình trạng này, bệnh nhân cần được cấp cứu kịp thời, triệt để nhằm phòng tránh rủi ro tử vong.

Phương pháp điều trị bệnh viêm phế quản co thắt

Bệnh lý thường đi kèm nhiều triệu chứng khó chịu và dẫn đến những biến chứng tồi tệ. Vì vậy, ngay khi phát hiện các biểu hiện bất thường, bệnh nhân cần chủ động thăm khám và tích cực chữa bệnh.

Căn cứ vào cơ địa, tình trạng viêm nhiễm, nguyên nhân hình thành và mức độ bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa sẽ vạch ra phác đồ điều trị phù hợp nhất (thường là sử dụng thuốc Tây). Nếu bị viêm phế quản co thắt thể nặng với dấu hiệu suy hô hấp, khó thở, co thắt lồng ngực, bạn nên nhập viện càng sớm càng tốt.

Sử dụng thuốc Tây

Công tác điều trị viêm phế quản co thắt bằng thuốc Tây chủ yếu tập trung đẩy lùi tác nhân gây bệnh, cải thiện triệu chứng và thúc đẩy quá trình hồi phục. Hiện nay, có nhiều loại thuốc chữa bệnh khác nhau. Cụ thể, các loại thuốc điều trị nguyên nhân bao gồm:

  • Virus: Hiện chưa có thuốc đặc trị viêm phế quản co thắt do virus. Phác đồ chữa bệnh hiện tại chỉ đang cố gắng đẩy lùi biểu hiện đi kèm.
  • Vi khuẩn: Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bệnh nhân uống thuốc kháng sinh (macrolid, cephalosporin, beta lactam…) theo kinh nghiệm cá nhân hoặc kháng sinh đồ.

Để điều trị triệu chứng, các bác sĩ chuyên khoa thường chỉ định:

  • Dùng thuốc hạ sốt (ibuprofen, paracetamol) khi người bệnh bị sốt
  • Uống thuốc long đờm N-acetylcystein nếu bệnh nhân ho nhiều, có đờm, mất ngủ, mệt mỏi
  • Bù nước và chất điện giải bằng dung dịch oresol khi người bệnh mất nước
  • Sử dụng thuốc giãn phế quản (salbutamol, theophyllin) dạng phun hít hoặc khí dung nếu bệnh nhân cảm thấy khó thở
  • Điều trị tại bệnh viện bằng cách thở máy, thở oxy khi người bệnh bị suy hô hấp
Phương pháp điều trị bệnh viêm phế quản co thắt
Các loại thuốc Tây điều trị bệnh viêm phế quản co thắt

Ngoài ra, để hỗ trợ quá trình chữa bệnh, bạn có thể xông hơi ẩm, rửa mũi bằng dung dịch nước muối, chườm nóng/chườm lạnh, bổ sung nhiều nước ấm theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Đặc biệt, nếu trẻ nhỏ bị ho khan, nôn ói, sốt nhẹ, chảy nước mũi… cha mẹ không được tự ý cho con dùng thuốc Tây và hạn chế đưa bé đi khám ở bệnh viện đông đúc. Thay vào đó, bạn hãy liên hệ với bác sĩ gia đình nhằm phòng ngừa nguy cơ bé nhiễm thêm một số bệnh lý khác sau khi đi đến những nơi đông người.

Chữa bệnh theo Đông y

Y học cổ truyền quan niệm, sự xâm nhập của tà độc và phong hàn vào cơ thể chính là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm phế quản co thắt. Khi đó, niêm mạc phế quản sinh nhiều tân dịch, thủy thấp dẫn đến hiện tượng tích đờm và tắc nghẽn phế khí.

Nếu bệnh nhân không phát hiện từ sớm và điều trị đúng hướng, phế khí có thể tổn thương nặng nề, từ đó làm suy giảm chức năng của phế, tỳ, thận. Lúc này, vì tạng phủ suy nhược nên cơ thể hao tổn chính khí, mất cân bằng âm dương và suy giảm sức đề kháng.

Để điều trị dứt điểm, tận gốc bệnh lý này, Đông y áp dụng nguyên tắc phụ trợ chính khí, thanh trừ tà khí, bổ chính khu tà.

  • Bài thuốc Tiền hồ thang gia vị: Chuẩn bị 6g cam thảo, 10g mạch môn, 10g kim ngân hoa, 10g khoản đông hoa, 10g hoàng cầm, 10g hạnh nhân, 10g cát cánh, 12g tỳ bà diệp, 12g tri mẫu, 12g tiền hồ và 12g tang diệp. Sắc kỹ tất cả vị thuốc với 1.5 lít nước, chia thành 3 phần bằng nhau, dùng hết trong ngày.
  • Bài thuốc Tiểu thanh long thang: Chuẩn bị 6g ngũ vị, 6g tế tần, 12g chích thảo, 12g can khương, 12g bạch thược, 12g bán hạ, 12g quế chi và 12g ma hoàng. Sắc kỹ tất cả vị thuốc với 1.5 lít nước, chia thành 3 phần bằng nhau, dùng hết trong ngày.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể điều trị bệnh viêm phế quản co thắt nhờ vào kỹ thuật diện chẩn với 1 cây lăn đầu tròn bằng cách:

  • Xác định vị trí chính giữa lòng bàn tay và phía dưới ngón tay đeo nhẫn (đàn ông làm với tay trái, phụ nữ làm với tay phải)
  • Lăn đều cây lăn ở huyệt vị vừa xác định, sau đó di chuyển sang các vị trí xung quanh
  • Tiến hành trong vòng 2 phút, thực hiện 4 lần/tuần cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm

Phương pháp chữa bệnh viêm phế quản co thắt theo Đông y đảm bảo an toàn, lành tính, ít gây tác dụng phụ và phát huy hiệu quả bền vững, triệt để. Tuy nhiên, khi lựa chọn cách điều trị này, bệnh nhân cần tìm kiếm cơ sở khám chữa bệnh uy tín, chất lượng cũng như kiên trì theo đuổi liệu trình trong một khoảng thời gian dài.

Áp dụng bài thuốc dân gian

Áp dụng bài thuốc dân gian
Bạn có thể cải thiện các triệu chứng khó chịu bằng cách áp dụng bài thuốc dân gian từ lá trầu không và củ gừng tươi.

Độc giả có thể cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh lý này 2 cách sau:

Bài thuốc từ trầu không: Với vị cay ấm và mùi thơm nồng, lá trầu không có công dụng kháng khuẩn, chống viêm vô cùng hiệu quả.

  • Chuẩn bị 10 lá trầu không tươi
  • Rửa sạch lá trầu bằng nước muối pha loãng rồi xay nhuyễn, vắt lấy tinh chất nước cốt
  • Chia dung dịch thành 2 lần uống
  • Dùng vào hai buổi sáng – tối
  • Có thể hòa cùng nước ấm hoặc thêm một chút mật ong nguyên chất

Bài thuốc từ gừng tươi: Gừng tươi tính ấm, vị cay, có tác dụng tiêu đờm, giải độc, tán hàn, kháng viêm đường hô hấp, làm đổ mồ hôi, chủ trị chứng nôn ói, ho có đờm, đầy bụng, trúng độc hải sản…

  • Chuẩn bị 1 củ gừng tươi lớn và 1 muỗng cà phê mật ong nguyên chất
  • Cạo vỏ củ gừng, xắt nhuyễn, nấu sôi trong một lượng nước vừa đủ
  • Vớt bỏ xác gừng, lọc lấy phần nước
  • Cho thêm một chút mật ong vào nước gừng mới nấu
  • Uống dung dịch này 2 lần/ngày vào 2 buổi sáng – tối

Hướng dẫn phòng tránh viêm phế quản co thắt

Đây là bệnh lý tương đối phổ biến ở trẻ em. Viêm phế quản co thắt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển trí tuệ và sức khỏe tổng thể của bé nếu không được điều trị kịp thời, dứt điểm. Phụ huynh có thể chủ động giúp bé ngăn ngừa căn bệnh này bằng cách:

  • Vệ sinh mũi – họng con thường xuyên với nước muối sinh lý
  • Không dẫn bé đến nơi đông người
  • Giữ trẻ tránh xa môi trường ô nhiễm với nhiều nấm mốc, khói bụi, phấn hoa, lông thú…
  • Luôn đeo khẩu trang cho con trước khi ra ngoài
  • Nhắc nhở bé rửa tay cẩn thận và tắm rửa sạch sẽ
  • Ăn uống đầy đủ, bổ sung lượng nước cần thiết cùng nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu từ rau xanh, trái cây
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, thức ăn nhanh, món ăn giàu dầu mỡ…
  • Không cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với những người đang bị viêm phế quản co thắt
  • Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 2 tháng đầu đời và có thể kéo dài đến 2 năm tuổi
  • Tiêm chủng đúng lịch và đầy đủ, nhất là các loại vắc xin phòng ngừa cảm cúm
  • Tự giác cai thuốc lá (nếu cha mẹ đang hút thuốc)
  • Xây dựng thói quen tập thể dục điều độ cho con

Bài viết đã tổng hợp những thông tin cần biết về nguyên nhân hình thành, triệu chứng điển hình, phương pháp điều trị và biện pháp ngăn ngừa bệnh viêm phế quản co thắt cho mọi người (đặc biệt là trẻ em) trong thời điểm giao mùa. Chúc bạn cùng gia đình luôn khỏe mạnh và tràn đầy sức sống!

Cùng chuyên mục

Viêm phế quản mãn tính

Bệnh viêm phế quản mãn tính và các phương pháp điều trị

Viêm phế quản mãn tính là tình trạng bệnh tái phát nhiều lần và gây các tổn thương nặng trên phế quản của người bệnh. Bệnh không chỉ gây ra...

Viêm phế quản ở trẻ em: Cách điều trị và phòng ngừa

Viêm phế quản ở trẻ em: Cách điều trị và phòng ngừa

Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến ở những em bé 6 tháng - 3 tuổi. Nếu không được phát hiện và...

Chữa viêm phế quản bằng các bài thuốc dân gian dễ kiếm

Chữa viêm phế quản bằng các bài thuốc dân gian dễ kiếm

Hiện nay, chữa viêm phế quản bằng các bài thuốc dân gian là phương pháp điều trị được nhiều bệnh nhân cân nhắc áp dụng. Với thành phần thảo dược...

Trẻ bị viêm phế quản có được tắm không

Trẻ bị viêm phế quản có được tắm không? Lời khuyên đúng

Trẻ bị viêm phế quản có được tắm không là băn khoăn của bất cứ phụ huynh nào có con đang mắc bệnh này. Thực tế trẻ mắc bệnh vẫn...

Chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá

Chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá với 5 cách đơn giản

Chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá là bài thuốc dân gian đơn giản được rất nhiều người áp dụng vì vừa đơn giản, an toàn lại đem đến...

Viêm phế quản

Viêm phế quản là gì? Triệu chứng, Nguyên Nhân, Cách điều trị

Viêm phế quản là bệnh lý tại đường phế quản dưới, thường liên quan đến sự tấn công của các vi khuẩn, virus. Bệnh không chỉ làm suy giảm chất...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn