Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không đơn giản hiệu quả

Viêm phế quản là gì? Triệu chứng, Nguyên Nhân, Cách điều trị

Chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá với 5 cách đơn giản

Viêm phế quản cấp: Dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị

Trẻ bị viêm phế quản có được tắm không? Lời khuyên đúng

Viêm phế quản phổi ở người lớn: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

8 bài thuốc Nam chữa viêm phế quản từ các thảo dược

Viêm phế quản co thắt là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Bệnh viêm phế quản mãn tính và các phương pháp điều trị

Viêm phế quản ở trẻ em: Cách điều trị và phòng ngừa

Viêm phế quản cấp: Dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị

Viêm phế quản cấp nếu không nhanh chóng kiểm soát kịp thời có thể dẫn tới gian đoạn mãn tính cùng rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên nếu phát hiện sớm và có chế độ chăm sóc kịp thời bệnh hoàn toàn có thể khỏi mà không cần dùng thuốc.

Viêm phế quản cấp là gì?

Viêm phế quản cấp là bệnh lý hô hấp có tính xuất hiện đột ngột trong thời gian ngắn.  Theo đó các ống phế quản đảm nhiệm vai trò dẫn khi tới phổi bị viêm nhiễm khiến lượng oxy trong phổi và gây ra các triệu chứng như ho, khó thở, sổ mũi kéo dài, các chất nhầy bị tích tụ lại.

Viêm phế quản cấp
Viêm phế quản cấp có xu hướng xuất hiện đột ngột và chỉ diễn ra dưới 10 ngày

Bệnh thường có xu hướng kéo dài từ 3- 10 ngày và có thể tự khỏi nếu có cách chăm sóc phù hợp. Tuy nhiên viêm phế quản nếu không kiểm soát kịp thời có thể tái phát trở lại nhiều lần gây mãn tính hoặc nhanh chóng tiến triển sang các biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Viêm phế quản cấpcó thể xuất hiện sau 1 cơn cảm lạnh, vào thời điểm giao mùa hay do tiếp xúc với các tác nhân dị ứng. Đặc biệt do các tác nhân gây bệnh nếu có liên quan đến các vi khuẩn, virus có thể lây truyền thông qua đường nước bọt hoặc sử dụng chung đồ dùng với người bệnh, vì thế cần tiến hành kiểm soát bệnh càng sớm càng tốt.

Những nguyên nhân chính gây viêm phế quản cấp bao gồm

  • Nhiễm virus: Có đến trên 85% nguyên nhân mắc bệnh đều liên quan đến virus, chủ yếu là cácvirus gây cúm hoặc cảm lạnh virus đại thực bào đường hô hấp, dịch SARS, virus cúm gia cầm hay một số chủng herpes virus..
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn: có thể liên quan đến các nhóm khuẩn Bordetella pertussis, Chlamydia pneumoniae hay Mycoplasma pneumoniae… ngoài ra vi khuẩn cũng có thể phát triển sau khi cơ thể nhiễm virus khiến các triệu chứng bệnh thêm trầm trọng.
  • Chất kích thích: nếu người bệnh sống tại những nơi có môi trường ô nhiễm, thường xuyên hít phải các dị nguyên, hóa chất, bụi bẩn làm kích ứng hệ hô hấp cũng làm tăng nguy cơ mắc viêm phế quản cao.
  • Di truyền: một số nghiên cứu cho thấy nếu trong gia đình có người bị viêm phế quản hoặc mắc một số bệnh lý hô hấp khác như hen suyễn, viêm phổi cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.

Một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nên có hướng phòng tránh sớm bao gồm

  • Người có sức đề kháng yếu
  • Trẻ em sinh non hay trẻ suy dinh dưỡng
  • Người sống trong môi trường ô nhiễm nhiều hóa chất
  • Người thường xuyên hút thuốc lá hay thường xuyên hít phải khói thuốc
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Người không tiêm phòng đầy đủ, đặc biệt ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết sớm viêm phế quản cấp

Như đã nói, viêm phế quản cấp hoàn toàn có thể tự khỏi nếu phát hiện và có chế độ chăm sóc tốt trong những ngày đầu. Thông qua các dấu hiệu nhận biết sớm sẽ hỗ trợ phát hiện và kiểm soát bệnh nhanh chóng hơn, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm khác có thể xuất hiện.

Viêm phế quản cấp
Các triệu chứng của viêm phế quản có thể dễ nhầm lẫn với các bệnh lý hô hấp khác nên cần đến bệnh viện kiểm tra để xác định chính xác hơn

Các triệu chứng đặc trưng của viêm phế quản cấp bao gồm

  • Ho, khàn tiếng, viêm họng
  • Có thể ho có đờm, dịch đờm có màu xanh vàng
  • Hắt hơi, sổ mũi
  • Sốt nhẹ từ 37,7-38 độ C
  • Đau lưng và cơ
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Ăn uống không ngon
  • Cơ thể xanh xao, có thể tím tái do lượng không khí đưa vô phổi bị thiếu hụt
  • Nhịp thở nhanh
  • Thở gắng sức cảm thấy đau tức ngực

Chủ yếu các triệu chứng này khá giống với những bệnh lý cảm cúm thông thường, đồng thời viêm phế quản cũng có thể xuất hiện sau 1 cơn cảm cúm nên rất nhiều người chủ quan nhầm lẫn. Điều trị không đúng cách trong giai đoạn này rất dễ biến chứng sang các giai đoạn nguy hiểm.

Tuy nhiên nếu bệnh có liên quan đến các vi khuẩn, virus thường sẽ có giai đoạn ủ bệnh và bùng phát từ từ. Bao gồm

  • Giai đoạn ủ bệnh: trong giai đoạn này không có quá nhiều triệu chứng, các tác nhân mới xâm nhập vào phế quản và có thể gây ho, tuy nhiên chỉ thoáng quá.
  • Giai đoạn viêm đường hô hấp trên: các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, viêm họng bắt đầu xuất hiện nhiều hơn. Người bệnh có thể cảm thấy đau nhức cơ bắp, cơ thể mệt mỏi và sốt nhẹ.
  • Giai đoạn viêm phế quản cấp: lúc này các tác nhân vi sinh đã bắt đầu trú ngụ lại và tấn công vào phế quản. Người bệnh có thể bị ho khan, ho từng cơn, có thể có đờm xanh hoặc vàng, đờm đặc và hôi. Kèm theo đó là sốt cao có thể lên tới trên 38 độ, sổ mũi khó thở. Nhịp thở người bệnh khá nhanh, cảm thấy khó thở hoặc đau tức ngực khi thở. Da khô nóng, xanh xao và sụt cân nhẹ, đi tiểu ít.
  • Giai đoạn phục hồi: Sau 7- 10 ngày các triệu chứng giảm dần và bước vào giai đoạn phục hồi. Tuy nhiên tình trạng ho vẫn có thể tiếp tục kéo dài từ 1- 2 tuần sau.

Trong một số trường hợp, người bệnh còn có thể ho ra máu nhưng thường rất ít. Nếu phát hiện các triệu chứng bất thường này người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra, tránh tự điều trị tại nhà có thể khiến bệnh thêm trầm trọng.

Biến chứng do viêm phế quản cấp

Mặc dù viêm phế quản cấp thường có tiên lượng khá tốt nhưng nếu người bệnh chủ quan, không có hướng điều trị đúng cách thì vẫn có rất nhiều biến chứng xuất hiện. Đặc biệt trên trẻ nhỏ, các biến chứng do bệnh lý này gây ra có độ nguy hiểm rất cao, thậm chí có thể gây tử vong tại chỗ.

Các biến chứng có thể xuất hiện bao gồm

  • Viêm phế quản mãn tính: bệnh tái đi tái lai nhiều lần hoặc các triệu chứng kéo dài trang 3 tháng có thể gây viêm phế quản mãn tính với mức độ điều trị khó khăn hơn rất nhiều.
  • Áp xe phổi: Do sự xâm nhập và tấn công của các vi khuẩn lan vào tận sâu phổi, gây viêm nhiễm tại đây và tạo thành những ổ nhiễm trùng, xuất hiện cả các ổ mủ
  • Giãn phế quản: sự suy yếu của phế quản làm gia tăng lượng dịch nhầy tại đây cùng yếu viêm nhiễm mạnh gây giãn phế quản.
  • Viêm tiểu phế quản tắc nghẽn: sự tấn công của các vi khuẩn có thể làm hoại tử tại khu vực biểu mô khiến lòng phế quản bị tắc nghẽn bởi tổ chức xơ.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý hô hấp khác: như viêm phổi, viêm phế quản hay hen suyễn.
  • Tử vong: hầu hết chỉ xuất hiện ở trẻ em do lượng không khí đưa vào phổi thiếu hụt khiến bé không có đủ oxy, các cơ quan nội tạng bị suy giảm chức năng không thể hoạt động như bình thường và gây tử vong tại chỗ. Ngoài ra trẻ em còn có thể gặp các biến chứng như suy hô hấp cấp hay xẹp phổi.

Hướng điều trị viêm phế quản cấp

Để kiểm soát bệnh nhanh chóng người bệnh tốt nhất đến đến các bệnh viện uy tín để tiến hành kiểm tra và thăm khám chính xác. Bác sĩ có thể chỉ định làm một số xét nghiệm như chụp X quang, sinh thiết dịch đờm, nhiễm oxy xung, Khí máu động mạch để xác định chính xác tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh để tránh nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Hầu hết với tình trạng viêm phế quản cấp sẽ được điều trị bằng các phương pháp nội khoa, nếu tình trạng bệnh chưa quá trầm trọng việc dùng thuốc Tây cũng sẽ không được chỉ định. Bác sĩ sẽ ưu tiên hướng tới việc chăm sóc tại nhà để kiểm soát các triệu chứng bệnh nhanh chóng nhất.

Điều trị y khoa

Như đã nói việc dùng thuốc chủ yếu được chỉ định khi bệnh có liên quan đến sự tấn công của các vi khuẩn, virus hay có dấu hiệu biến chứng nặng. Người bệnh tuyệt đối không nên dùng thuốc nếu không có chỉ định từ bác sĩ vì sẽ gây ra rất nhiều biến chứng khác kèm theo.

Viêm phế quản cấp
Hầu hết việc dùng thuốc được chỉ định khi người bệnh sốt quá cao hoặc có những biến chứng

Những loại thuốc chủ yếu được chỉ định bao gồm

  • Thuốc hạ sốt: thường dùng acetaminophen (paracetamol) và ibuprofen khi bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao trên 38,5 độ, tuy nhiên không dùng ibuprofen với trẻ em. Đồng thời không dùng aspirin với trẻ em, người mắc bệnh hen suyễn hay đang mắc các bệnh lý về tiêu hóa.
  • Thuốc ho: dùng khi người bệnh ho khan kéo dài hay ho có đờm. Có thể chỉ định dạng thuốc viên uống, viên ngậm hay các siro có chiết xuất từ thảo dược nhằm hạn chế tối đa các tác dụng phụ. Ngoài ra dùng  Acetylcystein với các triệu chứng ho có đờm, Salbutamol dạng uống hay Ventolin bình xịt cũng được chỉ định nhiều.
  • Thuốc sổ mũi, nghẹt mũi: thường ưu tiên dùng dung dịch nước muối hoặc thuốc giãn phế quản để làm thông thoáng đường thở, giảm tiết chất nhầy. Hạn chế tối đa việc dùng thuốc kháng histamine và các thuốc chống sung huyết mũi đặc biệt trên trẻ em vì có thể gây kích ứng niêm mạc mũi.
  • Thuốc kháng sinh: chỉ dùng khi bệnh có liên quan đến vi khuẩn, hoặc bệnh kéo dài trong 2- 3 tuần có kèm theo dấu hiệu bội nhiễm, không dùng cho các trường hợp nhiễm virus vì không có tác dụng phụ. Các loại thuốc phổ biến thường dùng như Ampicillin, Amoxicillin, Acid clavulanic, Sulbactam, Cephalosporin, Cephalexin,..
  • Thuốc kháng virus: được dùng nếu nghi ngờ có liên quan đến các nghi ngờ yếu tố virut cúm, thuốc kháng virut cúm.. Thường sẽ dùng ngay trong 36 giờ đầu có xuất hiện triệu chứng
  • Thuốc làm loãng đờm: có thể sử dụng acetylcystein, bromhexin, carbocystein… tuy nhiên hạn chế dùng hơn cho trẻ em. Chú ý cần phải uống thật nhiều nước khi dùng nhóm thuốc này để phát huy hết tác dụng.

Việc dùng thuốc cần đảm bảo thực hiện theo chỉ định từ bác sĩ, không tự ý tăng hay giảm nhiều vì có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ. Nếu bệnh có liên quan đến các yếu tố dị ứng hay các bệnh lý hô hấp khác bác sĩ cũn sẽ xem xét và chỉ định các phương pháp song song kèm theo.

Uống thật nhiều nước

Uống nước cũng là một cách đơn giản để nhanh chóng cải thiện triệu chứng hiệu quả mà không gây hại đến cho cơ thể. Nước sẽ làm hạ sốt, tăng cường chức năng hoạt động của lục phủ ngũ tạng, tăng cường khả năng loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Nhất là khi đang sử dụng các loại thuốc Tây y người bệnh càng cần uống nhiều nước hơn để đào thải chất dư thừa ra khỏi gan thận.

Với người lớn nên uống từ 2- 2.5 lít nước mỗi ngày, với trẻ em thì có thể dựa theo nhu cầu trên cân nặng. Riêng với trẻ sơ sinh bị viêm phế quản cấp mẹ có thể tăng cường cữ bú để bé nhanh chóng phục hồi sức khỏe nhất.

Ngoài ra người bệnh cũng nên bổ sung các loại nước trái cây như cam, bưởi hay nước ép rau củ để tăng cường các vitamin C cần thiết cho hệ miễn dịch.

Bài thuốc dân gian

Trong dân gian cũng có rất nhiều bài thuốc đơn giản có thể thực hiện tại nhà nhưng có thể đem đến tác dụng vô cùng tuyệt vời trong điều trị viêm phế quản. Đa phần các bài thuốc này đều tận dụng từ đặc tính của các thảo dược nên có thể hạn chế tối đa những tác dụng phụ và an toàn tuyệt đối.

Viêm phế quản cấp
Mật ong là vị thuốc dân gian có thể giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm phế quản hiệu quả

Một số bài thuốc đơn giản người bệnh có thể áp dụng sau đây

  • Mật ong và trứng: đem mật ong đi hấp cách thủy cho sôi, đập thêm một quả trứng gà quấy đều rồi hấp đến chín để người bệnh ăn hằng ngày vừa giúp giảm ho, tăng cường đề kháng và cung cấp năng lượng để sinh hoạt như bình thường.
  • Trà gừng mật ong: dùng 1 củ gừng nhỏ rửa sạch, cạo sạch vỏ, thái lát rồi đem hãm với 1 cốc nước sôi trong 15 phút. Cho thêm 1 chút mật ong vào khuấy đều, uống hay khi còn nóng. Trà gừng vừa giúp kháng khuẩn, chống viêm, ổn định tinh thần để giảm các triệu chứng mệt mỏi.
  • Rau diếp cá: dùng 1 nắm diếp cá rửa sạch, xay nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt uống hằng ngày. Nếu thấy khó uống có thê kết hợp cùng 1 thìa mật ong sẽ giúp diệt khuẩn khá mạnh. Dùng liên tiếp trong 1 tuần sẽ thấy các triệu chứng biến mất nhanh chóng.
  • Lá bỏng: dùng một vài lá bỏng có kích thước lớn đem rửa thật sạch, xay hay giã nhuyễn để lấy nước cốt và uống trong ngày. Bài thuốc này sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng sưng viêm tại phế quản.
  • Lá húng chanh: người bệnh chỉ cần dùng 1 ít húng chanh rửa sạch, vò nát rồi hấp cách thủy cùng đường phèn. Dùng ngay khi còn nóng sẽ thấy cổ họng dễ chịu hơn rất nhiều.

Các bài thuốc Đông y

Y học cổ truyền hướng tới việc cải thiện chức năng của 3 tạng phế, tỳ, thận trong điều trị viêm phế quản cấp. Ưu điểm của các bài thuốc này chính là an toàn, hầu như không có tác dụng phụ và có thể dùng trên nhiều đối tượng. Đặc biệt với các triệu chứng mới khởi phát như viêm phế quản cấp việc sử dụng các bài thuốc này sẽ là lựa chọn vô cùng tuyệt vời.

Tùy tình trạng người bệnh, một số bài thuốc sau thường được chỉ định

  • Bài thuốc Hạnh tô tán gia giảm: Chuẩn bị phục linh 16g; tiền hồ, hạnh nhân mỗi dược liệu 12g; cát cánh, tô diệp mỗi vị thuốc 10g, trần bì,chỉ xác, bán hạ chế dùng 8g, cam thảo 4g, sinh khương 3 lát. Làm sạch các dược liệu rồi đem sắc thuốc uống ngày 1 thang, chia làm 2 lần.
  • Bài thuốc Tang cúc ẩm gia giảm: Sử dụng liên kiều 16g; tang diệp, cúc hoa, hạnh nhân, tiền hồ, ngưu bàng tử  mỗi dược liệu 12g; cát cánh 10g; bạc hà và cam thảo mỗi thứ 6g, lô căn 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sáng/ chiều.
  • Bài thuốc Tang bạch thang gia giảm: Chuẩn bị đậu xị, Tang diệp, tiền hồ, hạnh nhân mỗi dược liệu 12g; cát cánh 10g; chi tử 8g, sa sâm 2g, xuyên bối mẫu và cam thảo mỗi vị 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sáng/chiều.

Ngoài ra dân gian còn áp dụng các phương pháp như châm cứu hay bấm huyệt vào trong điều trị viêm phế quản cấp. Tuy nhiên người bệnh cần thực hiện tại các cơ sở đông y uy tín để đảm bảo dùng thuốc đúng liều, đúng cách và an toàn tuyệt đối cho chính bản thân.

Chăm sóc tại nhà

Như đã nói viêm phế quản có thể tự khỏi nếu có chế độ chăm sóc phù hợp, do đó người bệnh cần đặc biệt chú ý vấn đề này. Bệnh nhân nên tự cách ly để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm sang những người thân xung quanh.

Viêm phế quản cấp
Người bệnh nên nghỉ ngơi nhiều hơn để nhanh chóng lấy lại sức khỏe

Chế độ chăm sóc tại nhà cho người viêm phế quản cấp tính như sau

  • Nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm việc quá sức
  • Vệ sinh mũi, miệng với nước muối sinh lý để sát khuẩn và giảm tiết dịch đờm
  • Uống đủ nước, ưu tiên uống nước ấm
  • Tránh tắm quá lâu, với trẻ nhỏ nên tắm trong phòng kín gió
  • Ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu hóa như các loại thịt nạc, cá, rau xanh..
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng đặc biệt là vitamin C có trong trái cây, rau xanh để tăng cường đề kháng
  • Tăng cường các vitamin A, omega 3 để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng
  • Bổ sung các gia vị như gừng, tỏi, hành vào các món ăn vừa giúp làm ấm cổ và sát khuẩn khá tốt
  • Tránh sử dụng thức ăn nhanh, đồ ăn cay nóng, đồ ăn quá mặn hay quá ngọt
  • Tránh xa bia rượu, chất kích thích, nước đá, nước ngọt có ga, trà sữa..
  • Có chế độ luyện tập thể thao phù hợp để tăng cường sức đề kháng
  • Kiểm tra thân nhiệt thường xuyên và hạ sốt ngay khi thấy có các triệu chứng bất thường

Phòng tránh viêm phế quản cấp

Để phòng tránh viêm phế quản cấp cũng như nguy cơ bệnh tái phát trở lại cần chú ý các vấn đề sau

  • Vệ sinh tay chân sạch sẽ, đặc biệt sau khi đi từ ngoài về
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh tiếp xúc với các dị nguyên và phòng tránh các bệnh lây lan khác
  • Giữ ấm cơ thể vào các thời điểm giao mùa
  • Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, tránh làm việc quá sức
  • Giữ gìn vệ sinh nơi ở, thường xuyên dọn dẹp phòng ốc
  • Tránh tiếp xúc gần với những người bệnh
  • Nên chuẩn bị một chai nước rửa tay bên mình để tiện sát khuẩn tay khi hắt hơi, tiếp xúc với các đồ vật bẩn
  • Uống nhiều nước mỗi ngày
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng hằng ngày theo độ tuổi
  • Không hút thuốc lá và cũng tránh xa những nơi có khói thuốc
  • Với trẻ nhỏ nên đảm bảo tiêm phòng theo chỉ định của bộ y tế
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác
  • Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao hằng ngày để tăng cường sức đề kháng
  • Điều trị triệt để các bệnh lý liên quan.

Dù viêm phế quản cấp có thể tự khỏi sau vài ngày nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan. Thay đổi chế độ sinh hoạt khoa học lành mạnh từ ngay bây giờ sẽ là biện pháp để phòng tránh bệnh tốt nhất trên cả người lớn và trẻ em.

Cùng chuyên mục

Viêm phế quản co thắt là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Viêm phế quản co thắt là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Với những triệu chứng tương tự bệnh hen suyễn, viêm phế quản co thắt là một thể bệnh viêm phế quản thường gặp ở trẻ em vào thời điểm giao...

Viêm phế quản mãn tính

Bệnh viêm phế quản mãn tính và các phương pháp điều trị

Viêm phế quản mãn tính là tình trạng bệnh tái phát nhiều lần và gây các tổn thương nặng trên phế quản của người bệnh. Bệnh không chỉ gây ra...

Viêm phế quản ở trẻ em: Cách điều trị và phòng ngừa

Viêm phế quản ở trẻ em: Cách điều trị và phòng ngừa

Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến ở những em bé 6 tháng - 3 tuổi. Nếu không được phát hiện và...

Chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá

Chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá với 5 cách đơn giản

Chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá là bài thuốc dân gian đơn giản được rất nhiều người áp dụng vì vừa đơn giản, an toàn lại đem đến...

Viêm phế quản

Viêm phế quản là gì? Triệu chứng, Nguyên Nhân, Cách điều trị

Viêm phế quản là bệnh lý tại đường phế quản dưới, thường liên quan đến sự tấn công của các vi khuẩn, virus. Bệnh không chỉ làm suy giảm chất...

Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không

Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không đơn giản hiệu quả

Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không là bài thuốc đơn giản ai cũng có thể tự thực hiện tại nhà. Thực hiện kiên trì và đúng cách...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn