Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không đơn giản hiệu quả

Viêm phế quản là gì? Triệu chứng, Nguyên Nhân, Cách điều trị

Chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá với 5 cách đơn giản

Viêm phế quản phổi ở người lớn: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

8 bài thuốc Nam chữa viêm phế quản từ các thảo dược

Viêm phế quản cấp: Dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị

Trẻ bị viêm phế quản có được tắm không? Lời khuyên đúng

Viêm phế quản co thắt là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Bệnh viêm phế quản mãn tính và các phương pháp điều trị

Viêm phế quản ở trẻ em: Cách điều trị và phòng ngừa

Viêm phế quản là gì? Triệu chứng, Nguyên Nhân, Cách điều trị

Viêm phế quản là bệnh lý tại đường phế quản dưới, thường liên quan đến sự tấn công của các vi khuẩn, virus. Bệnh không chỉ làm suy giảm chất lượng đời sống, tinh thần mà còn gây ra các di chứng kéo dài làm sức khỏe suy giảm trầm trọng nên cần tiến hành điều trị càng sớm càng tốt.

Viêm phế quản là gì?

Phế quản là cơ quan có dạng ống, có vai trò dẫn khí thuộc hệ hô hấp dưới. Ống khi này nằm nối tiếp phía dưới khí quản, song song với đốt sống ngực 4, 5 và phân chia thành các nhánh nhỏ để đi sâu vào trong phổi tạo thành hình như cây. Vai trò chính của cơ quan này là đưa không khí vào tới phổi.

Viêm phế quản
Viêm phế quản là bệnh lý hô hấp thường gặp với triệu chứng ho kéo dài, có dịch đờm hay sốt nhẹ

Tuy nhiên vì một lý do nào đó, có thể liên quan đến các vi khuẩn, virus và ống dẫn khí này bị viêm khiến lượng không khí vào phổi không đủ. Đồng thời các chất nhầy cũng tích tụ lại tại đây gây ra các triệu chứng khó thở, người bệnh ho liên tục. Đây chính là bệnh lý viêm phế quản hay còn được gọi là nhiễm trùng đường hô hấp tạm thời hoặc cảm lạnh ngực.

Bệnh thường được chia thành 2 nhóm bao gồm

  • Viêm khí phế quản cấp tính: hay còn được gọi làm cảm lạnh với đặc trưng xuất hiện ngắn hạn, thường chỉ kéo dài trong 10- 14 ngày với các triệu chứng có thể xuất hiện trong 3 tuần. Lúc này đường hô hấp trong phổi có thể bị sưng và chứa nhiều chất nhầy.
  • Viêm phế quản mạn tính: Bệnh có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần, kéo dài hàng tháng hoặc hằng năm gây ảnh hưởng tới chất lượng đời sống. Mức độ nguy hiểm của viêm phế quản mãn tính thường nghiêm trọng so với giai đoạn cấp tính nhiều lần.

Hầu hết nếu phát hiện và điều trị bệnh kịp thời từ giai đoạn cấp tính sẽ có tiên lượng khá tốt, có thể hỗ trợ loại bỏ bệnh dứt điểm. Tuy nhiên nếu bệnh chuyển qua giai đoạn mãn tính sẽ rất khó để điều trị hoàn toàn, người bệnh cần tốn rất nhiều thời gian và chi phí để cải thiện bệnh.

Nguyên nhân viêm phế quản

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm phế quản. Các yếu tố gây bệnh thường có sẵn trong đời sống hằng ngày, nếu người bệnh không chú ý đề phóng chúng sẽ nhanh chóng tấn công và gây ra các triệu chứng làm ảnh hưởng tới sức khỏe.

Viêm phế quản
Virus là một trong những nguyên nhân chính gây viêm phế quản

Các tác nhân gây bệnh bao gồm

  • Nhiễm virus: Thống kê cho thấy có tới 85 – 95% các trường hợp bị viêm phế quản cấp tính ở người trưởng thành đều có liên quan tới virus. Thường là các virus liên quan tới cảm lạnh, cảm cúm như Rhinovirus, hoặc Enterovirus.
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn: so với virus thì vi khuẩn chiếm số lượng khá ít, thường liên quan đến các nhóm vi khuẩn như vi khuẩn Bordetella pertussis, Chlamydia pneumoniae hay Mycoplasma pneumoniae… Trong một số trường hợp, vi khuẩn có thể phát triển do virus tấn công kéo dài.
  • Chất kích thích khí quản: khói bụi từ môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá hay tiếp xúc với các dị nguyên bên ngoài môi trường thường xuyên cũng là tác nhân gây bệnh rất cao.
  • Tình trạng hô hấp khác: Bệnh nhân hen suyễn, viêm phổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh  viêm phế quản cấp khá cao, nếu không kiểm soát kịp thời sẽ biến chứng sang giai đoạn mãn tính nhanh chóng.
  • Sức đề kháng suy yếu: đây chính là điều kiện để các vi khuẩn, virus nhanh chóng xâm nhập và tấn công khí quản.

Đồng thời nếu có liên quan đến các yếu tố vi khuẩn virus bệnh thường có nguy cơ lây nhiễm khá cao, thông qua đường nước bọt hay tiếp xúc với các đồ dùng cá nhân của người bệnh. Đồng thời một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm

  • Người thường xuyên Hút thuốc hay hít phải khói thuốc, đây cũng là đối tượng có khả năng mắc viêm phổi cùng rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác
  • Trào ngược dạ dày thực quản có thể đẩy các acid dịch vị đi qua phế quản làm viêm nhiễm tại đây
  • Người không thực hiện tiêm vắc-xin cúm, ho gà hay viêm phổi đầy đủ cũng thiếu các kháng thể để chống lại các tác nhân gây bệnh
  • Đối tượng những người trên 50 tuổi thường có sức đề kháng yếu và dễ có các bệnh lý nền nên dễ mắc bệnh với những biến chứng nguy hiểm.
  • Trẻ sơ sinh cũng là đối tượng có sức đề kháng yếu đồng thời các cơ quan cũng chưa phát triển đầy đủ chức năng nên rất dễ mắc bệnh
  • Những người làm việc tại những nơi có môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất..

Triệu chứng viêm phế quản

Ban đầu các triệu chứng viêm phế quản chỉ là những cơn ho, ngứa cổ bình thường khiến người bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh cảm cúm thông thường và chủ quan không điều trị. Bệnh càng kéo dài các triệu chứng càng có xu hướng trầm trọng hơn khiến sức khỏe ảnh hưởng nghiêm trọng, tinh thần kém tập trung và cảm giác như không còn sức làm việc.

Viêm phế quản
Các triệu chứng viêm phế quản kéo dài khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi

Các triệu chứng đặc trưng của bệnh bao gồm

  • Ho là triệu chứng đặc trưng của bệnh do xuất hiện các chất nhầy trong khí quản, người bệnh có thể ho có đờm hoặc không.
  • Sốt nhẹ và cảm thấy ớn lạnh, có thể lên tới 38- 39 độ
  • Bệnh nhân luôn cảm thấy vướng mắc ở cổ và ho khạc ra đờm. Dịch nhầy có thể có màu màu trắng, vàng hay xanh nhạt.
  • Cổ họng người bệnh cảm thấy đau rát, có thể sưng lên, khô họng và khó khăn khi nuốt
  • Do lòng phế quản có xu hướng thu hẹp lại do phù nề khiến cho người bệnh cảm thấy thở khò khè, phải kết hợp thở bằng miệng
  • Người bệnh có thể cảm thấy hơi đau nhưc người, cơ thể mệt mỏi, ăn uống không ngon và không thèm ăn
  • Sụt cân và xanh xao
  • Có cảm giác tức ngực, khó thở do không khí đưa xuống phổi không đủ
  • Có cảm giác đau rát xương ức kèm theo sốt cao.

Viêm phế quản có thời gian đoạn ủ bệnh trong 1- 3 ngày đầu với các triệu chứng không quá rõ ràng, có thể là cơ thể cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường. Càng kéo dài các triệu chứng càng rõ ràng hơn, đặc biệt nếu có liên quan tới khói acid, khói amoniac, ô nhiễm không khí bệnh sẽ có diễn biến nhanh chóng đôi khi người bệnh không thể kiểm soát được.

Viêm phế quản có nguy hiểm không?

Thực tế thống kê cho thấy có đến 85% người bệnh có thể tự khỏi mà không cần gặp bác sĩ nếu có chế độ chăm sóc phù hợp. Nếu có liên quan đến các yếu tố nhiễm trùng thì sau 3- 10 ngày các triệu chứng sẽ biến mất. Tuy nhiên nếu người bệnh không nghỉ ngơi đầy đủ, vẫn tiếp xúc với các yếu tố kích ứng bệnh thì viêm phế quản có thể chuyển sang mãn tính với nhiều dấu hiệu nguy hiểm.

Viêm phế quản mãn tính không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày mà còn tác động xấu trực tiếp lên sức khỏe. Người bệnh hắt hơi, khó thở, cảm thấy đau tức ngực khiến cho khả năng tập trung làm việc cũng giảm sút. Các biến chứng của bệnh có thể xuất hiện từ giai đoạn cấp tính nên người bệnh không được chủ quan.

Những biến chứng của viêm phế quản bao gồm

  • Giãn phế quản
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi
  • Viêm phế quản bít tắc
  • Suy hô hấp cấp

Đây còn có thể là những bệnh lý nền gây ra các bệnh lý trên đường tiêu hóa và trên toàn bộ cơ thể. Do đó cần phát hiện sớm các triệu chứng và nhanh chóng điều trị theo phác đồ chuyên khoa của bác sĩ để kiểm soát bệnh kịp thời, ngăn ngừa nguy cơ tái phát trở lại tối đa.

Các phương pháp chẩn đoán viêm phế quản

Các triệu chứng của viêm phế quản nhìn chung khá giống với các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm hay một số bệnh lý về hô hấp khác. Vì vậy bác sĩ cần phải chỉ định một số xét nghiệm để xác định chính xác bệnh lý. Đồng thời các kiểm tra này cũng giúp xác định nguyên nhân gây bệnh, cấp độ bệnh từ đó đưa ra hướng xử lý phù hợp nhất.

Viêm phế quản
Người bệnh cần phải làm các xét nghiệm kiểm tra y khoa chính xác để có hướng điều trị chính xác nhất

Một số phương pháp thường dùng trong chẩn đoán viêm phế quản bao gồm

  • Kiểm tra nồng độ oxy trong máu:  thực hiện thông qua thiết bị cảm biến đi trên ngón chân hoặc ngón tay của bệnh nhân
  • Chụp X-quang ngực: nhằm xác định những dấu hiệu bất thường trong phế quản và phổi
  • Các xét nghiệm đờm: bác sĩ sẽ lấy mẫu sinh thiết tại phổi hay phế quản nhằm xác định yếu tố vi khuẩn, virus gây bệnh
  • Kiểm tra chức năng phổi: thực hiện đo lượng không khí và tốc độ không khí được đẩy ra khỏi phổi, qua đó xác định có liên quan đến hen suyễn hay khí phế thủng.
  • Khí máu động mạch: nhằm định lượng oxy và carbon dioxide trong máu.

Ngoài ra tùy các biểu hiện sơ bộ hay tiền sử bệnh lý của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm khác tùy trường hợp. Sau khi xem xét kỹ kết quả chẩn đoán bác sĩ sẽ tiến hành trao đổi lại với bệnh nhân để đưa ra các giải pháp phù hợp nhất.

Hướng điều trị viêm phế quản

Hầu hết các các triệu chứng viêm phế quản bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng các phương pháp nội khoa kết hợp với chế độ nghỉ ngơi ăn uống phù hợp hơn để cải thiện. Tuy nhiên trong trường hợp người bệnh không đáp ứng với thuốc, viêm phế quản mãn tính tái phát thường xuyên kèm theo biến chứng bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa phù hợp.

Sử dụng thuốc Tây

Các loại thuốc Tây sẽ đem đến tác dụng nhanh chóng trong việc kiểm soát các tác nhân gây bệnh, giảm nhẹ các triệu chứng và tăng cường sức khỏe ổn định. Tuy nhiên do thuốc Tây thường gây ra một số tác dụng phụ kèm theo nên thường chỉ dùng trong thời gian ngắn, tuyệt đối không lạm dụng kéo dài.

Viêm phế quản
Việc dùng thuốc sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh nhanh chóng, ngăn ngừa các biến chứng khác xuất hiện

Các loại thuốc thường được chỉ định như

  • Thuốc giảm đau, kháng viêm: Thường dùng khi người bệnh gặp các cơn đau nặng tại cổ họng, họng có xu hướng sưng to kèm theo sốt cao trên 38 độ. Một số thuốc phổ biến thường dùng là  Acetaminophen và ibuprofen, riêng với thuốc aspirin thì tuyệt đối không nên dùng cho trẻ sơ sinh, người bị viêm tá tràng hay người bị hen suyễn.
  • Thuốc kháng histamin và thuốc chống sung huyết mũi: dùng khi nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến một số tác nhân dị ứng, người thường xuyên hắt xì, sổ mũi kéo dài. Thuốc có thể dùng ở dạng uống hay hít để giảm nhanh các triệu chứng này. Tuy nhiên hầu hết được khuyến khích dùng cho viêm phế quản mãn tính.
  • Thuốc làm loãng đờm: giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, kích thích khẩu vị quay trở lại đồng thời cải thiện tình trạng nghẹt mũi. Các loại thuốc phổ biến như bromhexin, acetylcystein, carbocystein… Tuy nhiên cần đảm bảo uống đủ nước để đem lại hiệu quả tốt nhất.
  • Thuốc kháng sinh: Hầu hết chỉ có tác dụng nếu nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến vi khuẩn, không có tác dụng trên virus. Tuy nhiên trong một số trường hợp như nhiễm virus làm viêm nhiễm và phát sinh vi khuẩn, bệnh nhân có các bệnh nền như làm suy giảm miễn dịch hay người đang dùng Corticoid đường uống bác sĩ cũng có thể chỉ định kháng sinh.
  • Một số thuốc khác: Thuốc giãn phế quản dạng khí dung, thuốc ho, thuốc trị hen suyễn….

Việc dùng thuốc càm đảm bảo thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng liều, giảm liều hay dừng thuốc sớm đều có thể làm tăng nguy cơ bệnh tái phát với các dấu hiệu trầm trọng hơn.

Điều trị bằng Đông y

Theo y học cổ truyền, viêm phế quản thuộc phạm chứng “khái thấu” và “đàm ẩm”. Nghĩa là do hàn thấp gây tổn thương Tỳ;  do vị trường tích nhiệt dẫn đến Phế; do Thận âm hư khiến cho khí, tân dịch bị tổn thương làm xuất hiện tình trạng ho và khạc đờm. Do đó việc điều trị căn nguyên bệnh này cần tập trung phục hồi  3 tạng Phế, Tỳ, Thận.

Nắm bắt được quy tắc này có rất nhiều bài thuốc đông y giúp hỗ trợ điều trị viêm phế quản. Ưu điểm các bài thuốc này là có độ an toàn cao, mang đến hiệu quả tốt và hầu như không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên do có nguồn gốc từ thảo dược nên hiệu quả thuốc khá chậm, đồng thời còn cần phụ thuộc vào cơ địa người dùng nên thường chỉ khuyến khích dùng cho giai đoạn cấp tính.

Một số bài thuốc người bệnh có thể tham khảo dưới đâu

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị Hạnh nhân, tiền hồ, tử uyển, ngưu bàng  mỗi vị thuốc 12g; cam thảo 4g, bạc hà 6g, cát cánh 8g. Các dược liệu làm sạch rồi sắc uống ngày 1 thang, dùng hết trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Tang bạch bì, thạch cao, mạch môn, tỳ bà diệp mỗi vị thuốc 12g; đẳng sâm cùng cam thảo mỗi vị 16g, hạnh nhân và a giao mỗi thứ 8g, gừng 4g đẳng sâm. Các dược liệu làm sạch rồi sắc uống ngày 1 thang, dùng hết trong ngày.
  • Bài thuốc 3: Hạnh nhân, Tô diệp, Tiền hồ mỗi dược liệu 10g; Phục linh, Cam thảo, Bán hạ chế, Chỉ xác mỗi vị thuốc 6g, Cát cánh 8g, Trần bì 4g, Gừng 3 lát, Đại táo 4 quả. Các dược liệu làm sạch, tán bột mịn để dùng dần. Mỗi ngày dùng 15-20g, chia 2 lần pha với nước ấm.

Các vị thuốc này còn có thể gia giảm tùy tình trạng nên người bệnh nên liên hệ thêm với các thầy thuốc để được hỗ trợ chính xác nhất.

Các phương pháp dân gian

Như đã nói, với các triệu chứng viêm đại tràng cấp mới khởi phát, người bệnh hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà mà không cần dùng đến các loại thuốc. Tuy nhiên phương pháp này vẫn chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị triệu chứng, nếu bệnh có liên quan đến các bệnh lý nên hay vi khuẩn, virus người bệnh vẫn cần phải tiến hành điều trị y khoa để loại bỏ hoàn toàn nguồn gốc gây bệnh.

Viêm phế quản
Áp dụng các bài thuốc dân gian giúp trị bệnh viêm phế quản an toàn mà không cần đến các loại thuốc điều trị

Một số bài thuốc dân gian đơn giản mà hầu như ai cũng có thể thực hiện tại nhà bao gồm

Bài thuốc từ gừng

Gừng là thảo dược vô cùng quen thuộc có thể tìm kiếm ở bất cứ đâu. Gingerol đem đến tác dụng kháng khuẩn chống viêm cực mạnh có thể giải quyết một số bệnh lý về hô hấp. Đồng thời gừng cũng giúp làm ấm cổ họng, giảm nhanh các triệu chứng đau rát họng, ổn định tinh thần và giúp người bệnh dễ chịu hơn.

Bạn có thể dùng một củ gừng già rửa thật sạch, cạo vỏ rồi thái lát mỏng, ngậm trực tiếp hoặc chấm cùng mật ong ăn. Ngoài ra bạn cũng có thể làm trà gừng uống như sau

  • Dùng 50g gừng tươi và 100g rễ cây chè
  • Làm sạch các dược liệu rồi đem sắc với lượng nước vừa đủ
  • Chắt lấy nước uống pha cùng một muỗng mật ong
  • Dùng ngay khi còn ấm sẽ giúp phế quản giảm các triệu chứng đáng kể.

Bài thuốc từ tỏi

Tỏi cũng là thực phẩm có tính kháng khuẩn chống viêm khá mạnh, chất Allicin có thể ức chế một số vi khuẩn, virus tấn công tại phế quản. Sử dụng tỏi hằng ngày vừa giúp cải thiện bệnh vừa giúp tiết kiệm tối đa các chi phí điều trị.

Người bệnh có thể dùng tỏi ăn trực tiếp, thêm vào các món ăn hàng ngày hoặc thực hiện bài thuốc sau

  • Dùng 500 tỏi đã bóc vỏ
  • Giã tỏi với 200g đường đỏ
  • Cho giấm vào trộn cùng hỗn hợp rồi cho vào thuỷ thuỷ tinh đã được sát khuẩn
  • Bảo quản lọ nơi thoáng mát trong khoảng 14 ngày
  • Dùng ngày 3 lần, mỗi lần khoảng 100ml

Bài thuốc từ mật ong

Mật ong vừa giúp làm dịu cổ họng đồng thời có tính kháng khuẩn cũng khá tốt. Các enzym trong mật ong cũng giúp kích thích ăn ngon và hỗ trợ sự hoạt động ổn định của hệ tiêu hoá.

Người bệnh có thể kết hợp mật ong với rất nhiều dược liệu như quất, chanh, tỏi, bạc hà hay gừng đều đem đến tác dụng cải thiện bệnh viêm phế quản rất hiệu quả. Hoặc đơn giản hơn bạn chỉ cần dùng 1 thìa mật ong pha với nước ấm uống mỗi sáng sẽ đem đến sức khoẻ tuyệt vời hơn.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt

Để điều trị bệnh tại nhà việc thay đổi chế độ sinh hoạt lành mạnh hơn là vô cùng cần thiết. Đồng thời duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh cũng hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tái phát để ngăn ngừa viêm đại tràng biến chứng thành mãn tính.

Theo đó người bệnh nên lưu ý các vấn đề sau đây

  • Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức
  • Tuân thủ các dưỡng dẫn chăm sóc và điều trị được bác sĩ chỉ định
  • Bổ sung đầy đủ các dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là các vitamin c để tăng cường hệ miễn dịch và phòng chống lại những tác nhân gây bệnh
  • Bổ sung đầy đủ trái cây và các loại rau xanh
  • Tránh xa các tác nhân gây bệnh như bụi bẩn, hoá chất, khói bụi, thuốc lá..
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài để phòng tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, đặc biệt khi đến những nơi đông người để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm
  • Bổ sung đầy đủ 2- 2,5 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ sự hoạt động ổn định của các cơ quan nội tạng, làm loãng dịch đờm đặc biệt là đào thải các độc tố khi dùng thuốc Tây.
  • Không sử dụng kết hợp các loại thuốc Đông và Tây y vì có thể gây tương tác giữa các chất
  • Tránh xa những thực phẩm có thể gây dị ứng, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ..
  • Lựa chọn nguồn thực phẩm chất lượng, tránh sử dụng những sản phẩm hư hỏng, ôi thiu, thực phẩm phẩm
  • Tránh xa thuốc lá, kể cả hút thuốc lá
  • Ưu tiên ăn chín uống sôi
  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý về hô hấp hoặc các bệnh ký khác trên cơ thể
  • Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao hằng ngày để tăng cường sức đề kháng.

Viêm phế quản nếu không nhanh chóng điều trị có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khoẻ. Kiểm soát tốt sức khoẻ và thay đổi lối sống lành mạnh hơn chính là biện pháp tốt nhất để phòng tránh viêm phế quản cùng rất nhiều bệnh lý khác.

Cùng chuyên mục

Chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá

Chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá với 5 cách đơn giản

Chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá là bài thuốc dân gian đơn giản được rất nhiều người áp dụng vì vừa đơn giản, an toàn lại đem đến...

Viêm phế quản cấp

Viêm phế quản cấp: Dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị

Viêm phế quản cấp nếu không nhanh chóng kiểm soát kịp thời có thể dẫn tới gian đoạn mãn tính cùng rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên nếu...

Viêm phế quản co thắt là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Viêm phế quản co thắt là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Với những triệu chứng tương tự bệnh hen suyễn, viêm phế quản co thắt là một thể bệnh viêm phế quản thường gặp ở trẻ em vào thời điểm giao...

Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không

Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không đơn giản hiệu quả

Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không là bài thuốc đơn giản ai cũng có thể tự thực hiện tại nhà. Thực hiện kiên trì và đúng cách...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn