Bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang chữa viêm loét dạ dày HP có thực sự hiệu quả? [Review từ chuyên gia và người bệnh]

Viêm dạ dày cấp tính: Dấu hiệu và cách điều trị

Viêm loét bờ cong lớn dạ dày và các biện pháp điều trị

Viêm dạ dày ruột cấp nên ăn gì, kiêng gì cho mau khỏi?

Viêm dạ dày ruột ở trẻ em: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Viêm hang vị dạ dày nên uống thuốc gì? Các loại thuốc phổ biến

Viêm dạ dày mạn tính và phương pháp điều trị mới nhất

Viêm trợt hang vị dạ dày: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm niêm mạc dạ dày nên ăn gì kiêng gì để kiểm soát bệnh tốt hơn?

Viêm teo niêm mạc dạ dày: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Viêm niêm mạc dạ dày nên ăn gì kiêng gì để kiểm soát bệnh tốt hơn?

Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh viêm niêm mạc dạ dày. “Bị viêm niêm mạc dạ dày nên ăn gì kiêng gì?” là một trong những câu hỏi phổ biến nhất của các bệnh nhân. Mời bạn cùng Vimed tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Viêm niêm mạc dạ dày nên ăn gì kiêng gì để kiểm soát bệnh tốt hơn?
Viêm niêm mạc dạ dày nên ăn gì kiêng gì để kiểm soát bệnh tốt hơn?

Viêm niêm mạc dạ dày nên ăn gì?

Các chuyên gia cho biết, khi ăn uống, người bệnh cần ưu tiên dung nạp những nhóm thực phẩm sau:

  • Nhóm thực phẩm có khả năng bao bọc niêm mạc dạ dày như: trứng, sữa, nghệ, mật ong… Với thành phần kháng khuẩn mạnh mẽ, mật ong giúp kiểm soát nồng độ axit ở dạ dày và ngăn ngừa tình trạng kích ứng. Bên cạnh đó, củ nghệ nổi tiếng với tính chất chống viêm, chống oxy hóa, điều hòa nồng độ axit và chữa lành vết loét ở niêm mạc dạ dày.
  • Nhóm thực phẩm có thể thấm hút dịch vị và ức chế quá trình tiết ra dịch vị ở dạ dày như: cơm, cháo, khoai tây, khoai lang, bánh mì, bánh quy, bánh ngọt…
  • Nhóm thực phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa như: cà rốt, bắp cải, giá đỗ, cải bẹ xanh, bông cải xanh, cần tây, tía tô, xà lách, cà rốt, nha đam, khoai lang…
  • Nhóm thực phẩm giúp vết thương mau lành như: cá, thịt heo, thịt gà, trứng, sữa, dâu tây, đậu nành, cải bó xôi, cà chua, các loại hạt, các loại đậu…
  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như: trái cây (cam, nho, chanh, bưởi, bơ, xoài, đu đủ), ngũ cốc (gạo tẻ, gạo nếp, lúa mì, các loại đậu), rau màu xanh đậm (bồ ngót, cải ngọt, bông cải, bắp cải, cải xoăn)

Dưới đây là danh sách thực phẩm tươi ngon, bổ dưỡng mà độc giả không thể bỏ qua:

  • Chuối: Đây là loại trái cây dân dã, thân thuộc và dễ ăn. Với nguồn hoạt chất pectin dồi dào, loài hoa quả này có thể hỗ trợ cân bằng hoạt động tiêu hóa, trung hòa dịch vị dạ dày, giảm thiểu nguy cơ viêm loét ở đường ruột và dạ dày. Người bệnh được khuyến cáo ăn chuối chín sau bữa ăn để bảo vệ niêm mạc dạ dày và kiểm soát nồng độ axit.
  • Đu đủ: Thành phần enzym papain trong đu đủ có thể củng cố chức năng của hệ tiêu hóa bằng cách ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn – virus gây bệnh, xoa dịu cơn đau, cải thiện triệu chứng đầy bụng, khó tiêu và kích thích tiêu hóa.
  • Gừng: Vốn là vị thuốc dân gian được ứng dụng rộng rãi trong các bài thuốc chữa chứng khó tiêu, đầy hơi, đau dạ dày, củ gừng chứa nhiều oleoresin và tecpen. Đây là hai hoạt chất có khả năng kháng viêm, sát trùng, giảm đau vô cùng hiệu quả. Bạn có thể nhai trực tiếp một nhánh gừng tươi (đã rửa sạch), ăn kẹo gừng hay uống trà gừng.
  • Sữa tươi: Sữa tươi giàu protein và vitamin. Đặc biệt, với hàm lượng axit lactic cao, thức uống này giúp nuôi dưỡng hàng triệu lợi khuẩn bên trong đường ruột. Tốt nhất, bệnh nhân nên uống 1 ly sữa tươi sau bữa ăn sáng khoảng 1 tiếng đồng hồ. Lưu ý, người đọc tuyệt đối không dùng sữa khi đói bụng. Nếu không thể dung nạp lactose, bạn hãy tránh xa loại thức uống này để tránh bị tiêu chảy, khó tiêu, đầy bụng, đau dạ dày…
  • Sữa chua: Khi đi vào cơ thể, axit lactic từ sữa chua sẽ tham gia kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori (thủ phạm hàng đầu gây ra tình trạng viêm loét ở dạ dày và tá tràng). Thêm vào đó, các vi khuẩn lên men của sữa chua sẽ bám chặt vào lớp niêm mạc hệ tiêu hóa, sau đó tiết ra nhiều chất kháng sinh tự nhiên, đẩy lùi những tác nhân gây bệnh và góp phần tăng cường hệ miễn dịch tại chỗ.
Viêm niêm mạc dạ dày nên ăn gì?
Sữa chua rất tốt cho sức khỏe của những bệnh nhân viêm niêm mạc dạ dày.

Món ăn tốt cho bệnh nhân viêm niêm mạc dạ dày

Bên cạnh việc bổ sung các loại thực phẩm tuyệt vời trong danh sách trên, người bệnh cần chú trọng đầu tư vào các công đoạn chế biến. Thức ăn của bạn nên được nấu sôi, ninh nhừ bằng nhiều phương pháp khác nhau như: hấp, luộc, nướng và hạn chế chiên xào.

  • Súp, cháo: Những món ăn này vô cùng mềm nhuyễn, thơm ngon, bổ dưỡng và dễ dàng chế biến. Cháo tôm, cháo cá, cháo thịt gà, cháo hàu, cháo ngao, súp thịt bò ăn ăn cùng bánh mì, cà rốt, khoai tây, súp bắp cải thịt gà, súp đậu xanh là một số gợi ý phù hợp cho thực đơn hàng ngày của bạn.
  • Bánh mì: Bánh mì là sự lựa chọn lý tưởng nếu bạn không thích dùng cháo và súp. Với nguồn tinh bột dồi dào, loại thực phẩm này có thể dễ dàng thấm hút toàn bộ dịch vị dư thừa ở dạ dày. Để tăng cường hiệu quả trung hòa axit và bảo vệ niêm mạc dạ dày, người đọc hãy ăn bánh mì với trứng ốp la.

Thực đơn gợi ý cho người bệnh viêm niêm mạc dạ dày

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, khi thiết kế thực đơn hàng ngày, bạn cần ưu tiên một số món ăn, thực phẩm như: cháo, cơm, bánh quy, bánh mì, khoai tây, khoai sọ, thịt cá, sữa bò tươi, trái cây ngọt, hoa quả chín, nước lọc, mật ong, đồ uống không chứa cồn…

Hai thực đơn cụ thể mà bệnh nhân có thể áp dụng hàng ngày là:

Thực đơn số 1

  • Sáng: 1 quả trứng đánh kem + 50g bánh quy
  • Trưa: 200g cơm gạo tẻ, giá đỗ xào thịt heo (100g giá + 30g thịt heo + 5g dầu/mỡ)
  • Xế: Chè đậu đen, chè đậu xanh hoặc 50g bánh quy
  • Tối: 200g cơm gạo tẻ, xôi đậu phộng (200g gạo nếp + 30g đậu phộng), 30g thịt nạc rim

Thực đơn số 2 

  • Sáng: 1 trứng gà hấp + 1 chén cháo nếp 200ml
  • Trưa: 200g cơm gạo tẻ, 100g bắp cải luộc + 50g thịt nạc viên
  • Xế: Chè bột sắn hoặc 50g bánh quy
  • Tối: 200g cơm gạo tẻ, đậu cove xào thịt (100g đậu cove + 30g thịt nạc + 5g dầu ăn)

Lưu ý, giá trị năng lượng của mỗi thực đơn dao động trong khoảng 2100 – 2400kcal, trong đó protein chiếm 12.5% (60 – 65g), chất béo chiếm 13.8% (30 – 45g) và bột đường chiếm 73.7% (330 – 380g).

Bị viêm niêm mạc dạ dày nên kiêng gì?

Những người đang bị viêm niêm mạc dạ dày buộc phải kiêng cữ thuốc lá, rượu bia, cà phê, trà đặc, các loại gia vị chua – cay – nóng (tiêu, ớt, chanh, riềng, giấm…), các loại thịt muối, thịt quay, món xốt – xào và thức ăn giàu dầu mỡ, nhiều gia vị.

Bị viêm niêm mạc dạ dày nên kiêng gì?
Người bị viêm niêm mạc dạ dày nên kiêng gì?

Bên cạnh đó, bạn cần:

  • Tránh nhóm thực phẩm có thể cọ xát và làm tổn thương niêm mạc dạ dày như: rau già, xơ mướp, đậu quả, bắp cải, rau muống, măng khô…
  • Không dùng thức ăn quá lạnh hay quá nóng
  • Hạn chế ăn khi quá đói hoặc quá no
  • Không ăn/uống những loại thực phẩm có thể kích thích quá trình tiết ra axit dạ dày như: ổi, bưởi, cam, chanh, khóm, đu đủ xanh, cóc, me, nước ngọt có ga…
  • Tránh xa nhóm thực phẩm gây đầy bụng, khó tiêu (dưa chua, kim chi, hành muối, cà muối)
  • Tuyệt đối kiêng cữ thực phẩm và trái cây lên men
  • Không ăn rau sống và món gỏi (vì đây có thể là nguồn lây nhiễm vi khuẩn Hp)
  • Hạn chế đồ hộp và thức ăn nhanh
  • Tránh dung nạp những loại thực phẩm khó tiêu như: dưa hấu, hành củ, bánh mặn…

Không chỉ dừng lại ở đó, khi ăn uống, bạn cần rửa tay sạch sẽ, ăn chậm, nhai kỹ, đo lường lượng thức ăn cẩn thận, không ăn quá no và bổ sung cho cơ thể đầy đủ lượng nước cần thiết.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân: “Bị viêm niêm mạc dạ dày nên ăn gì kiêng gì?” Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, độc giả nên dùng thuốc đúng chỉ định, sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, giữ ấm cơ thể, thư giãn tinh thần và tuân thủ mọi hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Cùng chuyên mục

Thủng ổ loét dạ dày tá tràng chủ yếu xảy ra ở bờ cong nhỏ dạ dày, tỷ lệ thủng ổ loét tá tràng cao hơn thủng dạ dày

Thủng ổ loét dạ dày tá tràng và những biến chứng cực nguy hiểm

Thủng ổ loét dạ dày tá tràng là biến chứng nghiêm trọng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, một bệnh lý dạ dày bị gây ra bởi sự...

Viêm hang vị dạ dày phù nề xung huyết là bệnh gì?

Viêm hang vị dạ dày phù nề xung huyết nguy hiểm không? Cách điều trị

Bệnh viêm hang vị dạ dày phù nề xung huyết có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ...

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP mới nhất

Theo một thống kê gần đây cho thấy trong tổng số các trường hợp bị viêm loét dạ dày thì tỷ lệ người bệnh do nhiễm khuẩn HP chiếm đến...

Chán ăn, nhức đầu, đau thắt bụng là những triệu chứng phổ biến, thường gặp ở trẻ bị viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày ruột ở trẻ em: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Viêm dạ dày ruột ở trẻ em là tình trạng lớp niêm mạc (lớp lót) đường tiêu hóa bị viêm do các tác nhân như virus, vi khuẩn, ký sinh...

Viêm dạ dày ruột cấp nên ăn gì kiêng gì là thắc mắc chung của nhiều người

Viêm dạ dày ruột cấp nên ăn gì, kiêng gì cho mau khỏi?

Viêm dạ dày ruột cấp là một dạng nhiễm trùng đường tiêu hóa, do nhiều nguyên nhân gây ra với các triệu chứng điển hình là tiêu chảy, buồn nôn,...

Viêm loét bờ cong lớn dạ dày

Viêm loét bờ cong lớn dạ dày và các biện pháp điều trị

Viêm loét bờ cong lớn dạ dày là căn bệnh khá ít gặp, bởi đây là một vị trí khá đặc thù. Tuy nhiên, khi gặp phải thì chắc chắn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn