Viêm dạ dày cấp tính: Dấu hiệu và cách điều trị

Viêm loét bờ cong lớn dạ dày và các biện pháp điều trị

Viêm dạ dày ruột cấp nên ăn gì, kiêng gì cho mau khỏi?

Viêm dạ dày ruột ở trẻ em: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Viêm hang vị dạ dày nên uống thuốc gì? Các loại thuốc phổ biến

Viêm dạ dày mạn tính và phương pháp điều trị mới nhất

Viêm trợt hang vị dạ dày: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm niêm mạc dạ dày nên ăn gì kiêng gì để kiểm soát bệnh tốt hơn?

Viêm teo niêm mạc dạ dày: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Viêm loét hang vị dạ dày nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi?

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý về đường tiêu hóa đặc trưng bởi tình trạng loét, viêm ở niêm mạc dạ dày và phần đầu của ruột non. Bệnh là hệ quả của việc lạm dụng thuốc điều trị, sử dụng bia rượu, thuốc lá, ăn uống không hợp lý, căng thẳng thần kinh và nhiễm vi khuẩn Hp

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng: Nguyên nhân và cách điều trị
Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý về đường tiêu hóa đặc trưng bởi tình trạng loét, viêm ở niêm mạc dạ dày và phần đầu ở ruột non

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh tiêu hóa thường gặp ở bất kỳ đối tượng và lứa độ tuổi nào, nhất là nhóm tuổi từ 30 – 50 tuổi, thường tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới sẽ cao hơn.

Ở giai đoạn cấp tính, các triệu chứng của bệnh thường khởi phát đột ngột, nhanh chóng và ít để lại di chứng, có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển sang mãn tính, kéo dài dai dẳng, có xu hướng tái phát nhiều lần và rất khó điều trị dứt điểm, từ đó dẫn đến các biến chứng nặng nề.

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh sẽ tác động tiêu cực đến ăn uống, sinh hoạt, chất lượng giấc ngủ, hiệu suất học tập và làm việc.

Bên cạnh đó, khi các triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày kéo dài sẽ dẫn đến cơ thể bị suy nhược, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng bị hạn chế, sụt cân nghiêm trọng và suy giảm chức năng miễn dịch.

Nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng khởi phát bởi rất nhiều nguyên nhân, trong đó hơn 50% là do vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP) gây ra và khoảng 25% là do lạm dụng thuốc điều trị và một số yếu tố khác.

Các nguyên nhân có nguy cơ gây bùng phát bệnh viêm loét dạ dày tá tràng:

Nhiễm vi khuẩn HP: Đây là một loại xoắn khuẩn gram âm, thường tồn tại trong môi trường có nồng độ acid cao. Khi tấn công vào dạ dày của người, vi khuẩn HP sẽ tiết ra enzyme urease nhằm trung hòa acid của dạ dày, sau đó sinh sống và phát triển ở niêm mạc dạ dày.

Vi khuẩn HP còn có thể kích thích dạ dày tiết dịch vị, dẫn đến rối loạn hoạt động co bóp và các vấn đề ở dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày,…

Lạm dụng thuốc điều trị: Theo các thống kê, có đến khoảng 25% ca bệnh viêm loét dạ dày tá tràng do lạm dụng các thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm như corticoid, NSAID,…Hầu hết các loại thuốc này khi vào cơ thể người sẽ hoạt động bằng cách ức chế enzym cyclooxygenase, từ đó sẽ làm giảm sinh tổng hợp prostaglandin để giảm đau, chống viêm.

Và khi enzym cyclooxygenase sẽ dẫn đến hàng hàng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày cũng sẽ suy giảm, lúc này sẽ tạo điều kiện cho dịch vị bào mòn niêm mạc. Các trường hợp sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ hoặc liều dùng cao sẽ khiến niêm mạc dạ dày tổn thương nặng nề và gây ra xuất huyết tiêu hóa.

Căng thẳng thần kinh: Tình trạng căng thẳng, áp lực, stress kéo dài sẽ tác động đến hệ thần kinh thực vật khiến chức năng của dạ dày và đường ruột bị rối loạn. Khi căng thẳng thần kinh có thể làm tăng kích thích sản xuất pepsin và axit hydrochloric khiến cho huyết quản, môn vị dạ dày co thắt, tổn thương tầng bảo vệ niêm mạc.

Nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng
Việc ăn uống không khoa học là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Thói quen ăn uống không khoa học: Việc ăn uống không khoa học là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Thông qua một số thống kê cho thấy, những trường hợp bị viêm loét dạ dày tá tràng thường không ăn đúng giờ, bỏ bữa, để bụng quá đói hoặc ăn quá no, vận động mạnh ngay sau khi ăn, dung nạp nhóm thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, chất bảo quản,…

Uống quá nhiều bia rượu: Chất Ethanol có trong rượu không chỉ gây hại trực tiếp cho thực quản mà còn bào mòn niêm mạc dạ dày, tăng dịch vị dẫn đến rối loạn hoạt động của dạ dày. Ngoài ra, thói quen uống bia rượu còn làm tăng áp lực lên nhưng cơ quan tiêu hóa khác như thận, gan, tuyến tụy từ đó sẽ gây ra các bệnh lý khác.

Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác: Trong một số trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng ở giai đoạn cấp tính thường xuất hiện thứ phát của các bệnh lý như viêm ruột thừa, bệnh bạch cầu, viêm phổi, suy thận, thoái vị hành, viêm phế quản, xơ gan,…

Yếu tố di truyền: Theo nghiên cứu học di truyền, người thuộc nhóm máu O và có tiền sử người thân trong gia đình mắc các bệnh về tiêu hóa thì có nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cao hơn những người bình thường.

Các nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân trên, các triệu chứng bệnh viêm dạ dày tá tràng có thể khởi phát do dị ứng thức ăn, rối loạn cơ năng thần kinh, rối loạn tự miễn, nhiễm độc hóa chất, hội chứng Zollinger-Ellison (điển hình bởi hiện tượng tăng tiết dịch vị quá mức),…

Dấu hiệu nhận biết viêm dạ dày tá tràng

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng đặc trưng bởi biểu hiện đau ở vùng thượng vị. Ngoài ra, bệnh còn có thể phát sinh một số triệu chứng đi kèm như buồn nôn, nôn mửa, ợ hơi, ợ chua,…Trên thực tế, các biểu hiện lâm sàng còn phụ thuộc và thói quen ăn uống, sinh hoạt, nguyên nhân gây bệnh và mức độ của từng trường hợp.

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét dạ dày tá tràng:

  • Bị đau ở vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn): Đây là dấu hiệu điển hình của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Cơn đau có thể khởi phát đột ngột, không được báo hiệu trước, thường vùng thượng vị bị đau theo từng cơn hoặc âm ỉ kéo dài. Mức độ đau sẽ tăng lên khi bụng đói hoặc sau khi ăn no. Đặc biệt là khi dung nạp nhóm thực phẩm chứa nhiều axit, bia rượu,cà phê, thức ăn cay nóng,…
Dấu hiệu nhận biết viêm dạ dày tá tràng
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng đặc trưng bởi biểu hiện đau ở vùng thượng vị
  • Vùng thượng bị có cảm giác nóng rát, đầy trướng, cồn cào, khó chịu
  • Xuất hiện cảm giác buồn nôn, nôn mửa thường xuyên, nhất là sau khi ăn no và sau khi nôn sẽ có cẳm giác dễ chịu hơn.
  • Đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu
  • Ợ chua, ợ hơi
  • Cảm giác đắng miệng khi ngủ dậy, hơi thở có mùi
  • Ăn uống không ngon miệng, chán ăn
  • Sút cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi, không tập trung
  • Trường hợp bệnh khởi phát do nhiễm vi khuẩn sẽ có dấu hiệu sốt cao
  • Tiêu chảy
  • Hầu hết các trường hợp bị viêm loét dạ dày, có các triệu chứng bùng phát mạnh về đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nguy hiểm không?

Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến, có thể gặp phải ở bất kỳ đối tượng, độ tuổi nào. Bệnh có thể điều trị dứt điểm nếu được thăm khám và điều trị sớm. Tuy nhiên, trường hợp chủ quan, không kiểm soát các triệu chứng của bệnh, khi chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ phát sinh các biến chứng nặng nề như:

Xuất huyết tiêu hóa: Đây là biến chứng thường gặp ở người bị viêm loét dạ dày tá tràng. Tình trạng này xảy ra khi vết loét bị bào mòn nghiêm trọng dẫn đến vỡ tĩnh mạch và chảy máu.

Xuất huyết tiêu hóa có thể gây ra một số triệu chứng như nôn ra máu hoặc bã có màu cà phê, chóng mặt, choáng váng,…Một số trường hợp bị đau bụng âm ỉ kéo dài dai dẳng, đi đại tiện phân đen.

  • Thủng dạ dày tá tràng: Tình trạng này hình thành khi dạ dày và ruột non bị bào mòn hoàn toàn. Biến chứng này thường có các biểu hiện hiện như đau vùng thượng vị dữ dội, bụng co cứng,..
  • Bị hẹp môn vị: Khi ổ viêm hình thành sẹo sẽ dẫn đến không gian môn vị bị thu hẹp, từ đó làm gián đoạn quá trình di chuyển thức ăn từ dạ dày xuống ruột non. Tình trạng này thường có các biểu hiện như nôn mửa, đau thượng vị sau khi ăn, sụt cân nhanh chóng,…
  • Ác tính hóa: Theo các thống kê có khoảng 10 % ca bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có nguy cơ bị ung thư do xuất hiện khối u ác tính. Hầu hết các trường hợp này có vết loét dạ dày lớn và tiến triển một thời gian dài hơn 10 năm.

Bên cạnh các biến chứng trên, viêm loét dạ dày tá tràng còn tác động tiêu cực đến hoạt động ăn uống, khiến cơ thể bị suy nhược, suy giảm chất lượng cuộc sống cũng như hiệu suất học tập và công việc.

Hơn nữa, những cơn đau của bệnh có xu hướng bùng phát dữ dội vào ban đêm làm gián đoạn đến chất lượng giấc ngủ, tăng áp lực lên hệ thống thần kinh, tác động trực tiếp đến tâm lý người bệnh.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Các triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thường rất dễ nhầm lẫn với các vấn đề khác ở hệ tiêu hóa. Do đó, trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành chẩn đoán lâm sàng, lịch sử sử dụng thuốc và tiền sử bệnh lý cá nhân, gia đình.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Nội soi là phương pháp chẩn đoán phổ biến nhất đối với các bệnh về tiêu hóa

Sau khi chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng như:

Nội soi: Đây là phương pháp chẩn đoán phổ biến nhất đối với các bệnh về tiêu hóa. Để thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ sẽ dùng ống nội soi có kích thước nhỏ có gắn camera đưa từ miệng hoặc mũi của người bệnh xuống thực quản và dạ dày.

Qua hình ảnh camera ghi lại, bác sĩ có thể quan sát được niêm mạc dạ dày và tá tràng. Bên cạnh đó, bác sĩ chuyên khoa cũng có thể yêu cầu sinh thiết mô với nội soi để quan sát mô bệnh học giúp kịp thời phát hiện nguy cơ ác tính hóa.

Xét nghiệm máu và phân: Phương pháp này sẽ giúp xác định được bệnh lý có phải do vi khuẩn HP tấn công hay không và phát hiện biến chứng xuất huyết tiêu hóa dễ dàng hơn. Ngoài ra, các trường hợp bị viêm loét dạ dày tá tràng giai đoạn cấp tính do nhiễm trùng, khi xét nghiệm máu sẽ cho thấy nồng độ của bạch cầu và lượng kháng thể tăng cao.

Chụp X-quang: Trước khi tiến hành chụp X-quang, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu người bệnh dùng thuốc cản quang bari. Từ hình ảnh kỹ thuật này sẽ giúp bác sĩ xác định được ổ viêm loét, đồng thời loại trừ khả năng khối u ở đường tiêu hóa.

Trên thực tế, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán khác nếu đối tượng không có các dấu hiệu hoặc triệu chứng điển hình.

Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày tá tràng với mục đích cải thiện các cơn đau và làm lành ổ loét viêm do bệnh lý gây ra, đồng thời hạn chế nguy cơ bệnh tái phát, từ đó ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. 

Sử dụng thuốc Tây điều trị

Các loại thuốc tân dược luôn được ưu tiên trong điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có viêm loét dạ dày tá tràng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào mức độ bệnh lý và độ tuổi để chỉnh định các loại thuốc phù hợp giúp giảm nhanh cơn đau, làm lành tổn thương ở niêm mạc dạ dày và ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.

Dưới đây là một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày mà bạn có thể tham khảo:

Sử dụng thuốc Tây điều trị
Bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào mức độ bệnh lý và độ tuổi để chỉnh định các loại thuốc phù hợp

Các loại thuốc kháng axit: Maalox, Phosphalugel, Gastevin,…Có công dụng trung hòa lượng acid ở dạ dày từ đó giảm đau ở vùng thượng vị, cải thiện hiện tượng nóng rát, ợ hơi, ợ chua. Thuốc thường được chỉ định uống sau khi ăn từ 1 – 2 giờ và trước khi đi ngủ.

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Các loại thuốc Ducas, Sucralfate, Ulcar,…Có thể được chỉ định để ngăn ngừa quá trình bào mòn của dịch vị, bảo vệ ổ viêm loét. Bên cạnh đó, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày như chế phẩm có chứa Bismuth có khả năng tiêu diệt vi khuẩn HP.Thuốc được uống trước khi ăn khoảng 1 giờ.

Các loại thuốc ức chế quá trình bài tiết axit: Các loại thuốc ức chế gastrin (Somatostatin), thuốc kháng histamin H2 (Ranitidin, Nizatidin, Famotidin, Cimetidin), thuốc ức chế bơm proton (Rabeprazole, Omeprazole, Lansoprazole,…).

Các loại thuốc này sẽ được chỉ định để hạn chế quá trình bài tiết axit ở dạ dày, phục hồi ổ viêm, từ đó ngăn ngừa quá trình xâm lấn của dịch vị, hỗ trợ cải thiện một số triệu chứng của bệnh lý.

Nhóm thuốc kháng sinh: Đối với các trường hợp bị viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP, lúc này bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng kết hợp các loại thuốc kháng sinh với thuốc ức chế bài tiết axit để kiểm soát tình trạng bệnh.

Vi khuẩn HP thường có khả năng kháng thuốc ca, do đó người bệnh cần nghiêm túc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, tránh tự ý sử dụng thuốc chữa vì có thể gây ra tác dụng phuj không mong muốn.

Áp dụng các mẹo dân gian

Sử dụng các thảo dược tự nhiên trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày chỉ được áp dụng khi các triệu chứng của bệnh lý đã được kiểm soát. Phương pháp này có tác dụng hỗ trợ làm lành vết loét và phục hồi những mô bị tổn thương ở niêm mạc dạ dày.

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày được áp dụng phổ biến:

Dùng tinh bột nghệ: Tinh bột nghệ được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa. Trong vị thuốc này có chứa hoạt chất curcumin có khả năng kháng sinh, kháng viêm, ức chế sự phát triển virus và chống oxy hóa cao.

Người bệnh có thể bổ sung tinh bột nghệ vào thực đơn, uống trà nghệ, hoặc pha tinh bột nghệ với vài muỗng mật ong nguyên chất cùng với nước ấm dùng mỗi ngày sẽ hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả.

Sử dụng chè dây: Chè dây là thảo dược tự nhiên mọc hoang rất nhiều ở nước ta. Chè dây có tác dụng ức chế bài tiết axit và kháng khuẩn mạnh sẽ hỗ trợ điều trị các triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả.

Bên cạnh đó, hợp chất flavonoid có trong thảo dược này còn có tác dụng phục hồi, tái tạo những mô niêm mạc bị tổn thương. Bạn có thể dùng chè dây hãm trà hoặc sắc uống mỗi ngày sẽ giúp làm dịu cơn đau và dễ chịu hơn ở vùng thượng vị.

Áp dụng các mẹo dân gian
Sử dụng các thảo dược tự nhiên trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày chỉ được áp dụng khi các triệu chứng của bệnh lý đã được kiểm soát

Sử dụng nha đam (lô hội): Chất nhựa từ nhánh nha đam có khả năng ức chế sản xuất men pepsin và axit hydrochloric. Do đó, người bị viêm loét dạ dày khi sử dụng nha đam sẽ giúp ức chế vi khuẩn, phục hồi vết loét, nhuận tràng và trung hòa axit. Bạn có thể uống nước nha đam sau mỗi bữa ăn sẽ giúp làm giảm cảm rát nóng rát vùng thượng vị, buồn nôn và khó chịu.

Hầu hết mẹo chữa từ thảo dược tự nhiên đều lành tính, an toàn, hạn chế gây ra các tác dụng phụ nếu sử dụng trong thời gian dài. Tuy nhiên, các bài thuốc dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, do đó phương pháp này chỉ được áp dụng khi bệnh viêm loét dạ dày tá tràng chuyển sang giai đoạn ổn định.

Bên cạnh đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn các bài thuốc dân gian phù hợp với tình trạng bệnh lý.

Các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa viêm loét dạ dày tá tràng

Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt sẽ tác động trực tiếp quá trình điều trị và phục hồi bệnh viêm loét dạ dày. Do đó, bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sao phục hồi và phòng ngừa bệnh tốt hơn:

  • Tránh dung nạp nhóm thực phẩm khô cứng, chứa nhiều dầu mỡ, axit, các gia vị cay nóng, chất bảo quản,…Bên cạnh đó, người bệnh nên kiêng bia rượu, thuốc lá, cà phê, trà đặc và các chất kích thích khác.
  • Chọn dùng các loại dầu thực vật như dầu hạt hướng dương, dầu hạt cải, dầu vừng,…để giúp phục hồi vết viêm loét tốt hơn. Ngoài ra, các loại dầu này còn làm giảm tình trạng ợ nóng, ợ chua, ngăn ngừa táo bón.
  • Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và đường ruột như trái cây, rau xanh, thịt lợn nạc, các loại rau củ, thực phẩm giàu tinh bột, cá,…
  • Tránh để bụng quá no hoặc quá đói, nên chia nhỏ các bữa ăn thành 4 – 5 bữa để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm áp lực lên dạ dày.
  • Cần thay đổi các thói quen ăn uống không khoa học, không lành mạnh như bỏ bữa thường xuyên, ăn không đúng giờ, ăn quá nhanh, sau khi ăn vận động mạnh hoặc ngồi yên,…
  • Không tự ý sử dụng các thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, kháng sinh vì có thể khiến các triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng trở nên nghiêm trọng hơn. Chỉ dùng thuốc điều trị khi có chỉ định của bác sĩ chuyên môn, bên cạnh đó bạn cũng nên thông báo với bác sĩ về tình trạng bệnh sử để được điều chỉnh thuốc phù hợp.
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, cân bằng thời gian làm việc, tránh lao lực quá mức, hạn chế căng thẳng. Vì khi căng thẳng thần kinh sẽ kích thích dạ dày co bóp quá mức và tăng bài tiết dịch vị khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn.Bạn có thể vận động nhẹ, ngồi thiền, nghe nhạc, trò chuyện với người thân để giải phóng những suy nghĩ tiêu cực.

Bệnh viêm loét dạ dày có thể điều trị tận gốc nếu được phát hiện sớm và áp dụng các biện pháp điều trị, chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, với các trường hợp chủ quan, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh lý, người bệnh nên chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Cùng chuyên mục

Đang bị viêm loét dạ dày có uống được sâm? [Giải đáp]

Nhân sâm là một loại thảo dược quý đem đến công dụng vô cùng tuyệt vời trong bồi bổ sức khỏe, tăng cường trí não và hệ miễn dịch đồng...

Viêm hang vị dạ dày là gì?

Viêm hang vị dạ dày: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị

Viêm hang vị dạ dày đặc trưng bởi tình trạng vùng niêm mạc hang vị bị viêm cấp tính hoặc mãn tính. Bệnh lý có các triệu chứng nhận biết...

Chữa viêm hang vị dạ dày bằng nghệ với 4 cách thực hiện đúng nhất

Viêm hang vị dạ dày sẽ gây ra những cơn đau rát vùng thượng vị, đặc biệt về đêm và trời lạnh làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng...

thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

Các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày và lưu ý khi dùng

Các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày được sử dụng nhằm hạn chế sự tấn công của các vi khuẩn và aicd quá mức khiến các vết loét...

Bị viêm loét dạ dày nên ăn gì? Uống gì để hỗ trợ điều trị

Bị viêm loét dạ dày nên ăn gì? Uống gì để hỗ trợ điều trị

Bên cạnh chức năng cung cấp các dưỡng chất và năng lượng cần thiết cho cơ thể, một số loại thực phẩm còn có khả năng bảo vệ, hỗ trợ...

8+ Loại thuốc trị viêm loét dạ dày tốt nhất được đánh giá cao

Thuốc kháng axit, ức chế bơm proton (PPI), kháng histamine H2, kháng sinh,... là các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày phổ biến hiện nay. Các loại thuốc...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn