Viêm loét dạ dày ở trẻ em: Nguyên nhân và hướng điều trị
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Viêm loét dạ dày ở trẻ em là bệnh vô cùng phổ biến hiện nay, thường có liên quan đến vi khuẩn HP hoặc do chế độ ăn uống sinh hoạt kém khoa học. Bệnh khiến bé vừa đau nhức mệt mỏi đồng thời có thể dẫn tới xuất huyết dạ dày gây mất máu vô cùng nguy hiểm. Xác định nguyên nhân chính xác sẽ giúp việc điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Viêm loét dạ dày ở trẻ em là gì?
Viêm loét dạ dày ở trẻ em là tình trạng cho thấy dạ dày đang bị tổn thương, theo đó lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày dần bị bào mòn và làm xuất hiện các vết lở loét khiến bé đau nhức. Bệnh thường có các các triệu chứng đặc trưng như cơn đau âm ỉ ở thượng vị, ợ hơi, ợ chua, đôi khi có thể nôn ra máu.
Theo các chuyên gia, thực chất khái niệm viêm dạ dày ở trẻ nhỏ có thể dùng để chỉ chung cho các tình trạng dạ dày và không xác định một vị trí cụ thể nào cả. Tình trạng có thể xảy ra ở các khu vực như thượng vị dạ dày, bờ cong lớn, bờ cong nhỏ, môn vị hay các cơ quan lân cận khác như như tá tràng hay thực quản…
Tình trạng viêm loét dạ dày có thể xảy ra ở cả người lớn lẫn trẻ em, tuy nhiên ở trẻ em thường có mức độ nguy hiểm cao hơn do sức đề kháng còn rất yếu. Đặc biệt nếu tình trạng này xuất hiện trên trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ dưới 7 tuổi thì có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến thể chất và tinh thần của trẻ nhỏ, thậm chí có thể dẫn đến suy dinh dưỡng cho dạ dày hoạt động hiệu quả.
Vì vậy khi phát hiện còn có các dấu hiệu vị viêm loét dạ dày, phụ huynh cần nhanh chóng đưa con đến các bệnh viện có chuyên môn về tiêu hóa để làm các xét nghiệm chẩn đoán điều trị bệnh từ sớm, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác.
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng viêm loét dạ dày ở trẻ em, trong đó có thể chia làm hai nhóm nguyên phát và thứ phát. Tuy nhiên chủ yếu bệnh có liên quan đến nguyên nhân nguyên phát do sự sản sinh quá mức của vi khuẩn HP bên trong dạ dày. Phụ huynh cần phải biết chính xác nguyên nhân gây bệnh thì mới có thể điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả.
Nhóm nguyên phát
Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy, nguyên nhân chủ yếu gây viêm loét dạ dày ở trẻ em thường có liên quan đến vi khuẩn HP (Helicobacter pylori). Đây là một loại xoắn khuẩn Gram âm có thể kí sinh ở niêm mạc dạ dày trong môi trường acid và có thể sinh sống rất lâu tại đây. Chúng có thể sống ở các môi trường bên ngoài đến vài giờ và có thể sản sinh nhanh chóng nếu gặp điều kiện thuận lợi.
Khi bị nhiễm vi khuẩn HP, chúng sẽ tiết ra các enzym urease và các chất gây độc khác để phá hủy lớp bảo vệ niêm mạc ở dạ dày đồng thời ức chế khả năng sản sinh ra các chất nhầy để bảo vệ niêm mạc. Từ đó dạ dà ngày càng suy yếu, vi khuẩn ngày càng sản sinh quá mức cùng với sự tác động của các acid dịch vị khiến niêm mạc ngày càng bị bào mòn và hình thành các vết viêm loét tại đây.
Loại vi khuẩn này có thể xuất hiện trong cơ thể bé thông qua các đường miệng khi dùng chung các vật dụng cá nhân với miệng bệnh, qua các thực phẩm mất vệ sinh hoặc do các đồ vật trung gian có tiếp xúc trực tiếp với cơ thể. Khả năng kháng thuốc của vi khuẩn Hp cũng rất tốt đặc biệt trên những cơ thể có sức đề kháng yếu kém chưa hoàn thiện như trẻ em.
Nếu trẻ em bị viêm dạ dày do vi khuẩn thường mất một thời gian dài mới có thể điều trị dứt điểm bởi chúng rất dễ tái phát nếu gặp môi trường thuận lợi. Việc loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn này khỏi cơ thể cũng rất khó vì vậy người bệnh cần phải duy trì rất nhiều thói quen điều trị lâu dài để ngăn ngừa bệnh tái phát tốt nhất.
Nhóm thứ phát
Các nguyên nhân thứ phát gây bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em thường có liên quan nhiều đến chế độ ăn uống và sinh hoạt kém khoa học. Các nguyên nhân này có thẻ hình thành từ thời điểm bé còn trong bụng mẹ và bùng phát nặng hơn nếu vẫn tiếp tục duy trì những thói quen xấu.
Các yếu tố có thể gây viêm loét dạ dày ở trẻ em bao gồm
- Thói quen ăn uống: Thường xuyên ăn các đồ khô cứng, đồ cay nóng chiên rán nhiều khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, thức ăn bị tồn đọng lại lâu ngày gây viêm nhiễm và hình thành các vết lở loét.
- Ăn uống kém vệ sinh: Sử dụng các thức ăn ôi thiu, được chế biến không đảm bảo vệ sinh chính là nguyên nhân làm đau bụng đồng thời xuất hiện vi khuẩn Hp làm tổn thương dạ dày.
- Nước ngọt có ga: trẻ con thường rất yêu thích nước ngọt có ga. Tuy nhiên nếu dùng nước ngọt quá mức không chỉ gây béo phì mà còn làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.
- Lạm dụng thuốc quá mức: Bé khi bị cảm sốt thường được bố mẹ cho dùng các loại thuốc hạ sốt như aspirin vô tội vạ hoặc do bé uống quá nhiều hay bỏ thuốc trước toa chỉ định đều là nguyên nhân có thể gây ra sự thay đổi của acid dạ dày. Những vết viêm loét trong niêm mạc dần được hình thành khiến bé đau đớn khó chịu mệt mỏi. Việc dùng thuốc không đúng bệnh hoặc không phù hợp với lứa tuổi của bé cũng có thể gây ra tình trạng này.
- Căng thẳng, stress kéo dài: Dù trẻ nhỏ nhưng cũng có thể xuất hiện tình trạng viêm dạ dày do stress lo âu kéo dài. Nguyên nhân này có thể liên quan đến vấn đề phụ huynh gây áp lực trong học tập, bé gặp các vấn đề tâm lý. Căng thẳng có thể khiến acid tiết ra nhiều hơn và dần bào mòn lớp niêm mạc dạ dày.
- Yếu tố di truyền: Một số nghiên cứu cho thấy nếu cha mẹ có tiền sử mắc các bệnh về dạ dày thì trẻ khi ra cũng có nguy cơ mắc bệnh này rất cao.
Như vậy có thể thấy có rất nhiều yếu tố liên quan có thể tác động trực tiếp đến tình trạng viêm loét dạ dày ở trẻ nhỏ. Sức đề kháng của trẻ thường rất yếu nên khi bị các vi khuẩn xâm nhập thường không đủ sức chống lại đồng thời khiến bệnh ngày càng tiến triển theo chiều hướng xấu hơn.
Triệu chứng viêm loét dạ dày ở trẻ nhỏ
Các triệu chứng cho thấy trẻ bị viêm loét dạ dày đều rất dễ nhận biết, đặc biệt ở trẻ lớn thường rất rõ ràng. Tuy nhiên với trẻ sơ sinh do trẻ chưa đủ nhận thức nên khó nhận biết hơn. Phụ huynh có thể phát hiện bệnh thông qua việc trẻ khóc nhiều, bỏ ăn, màu sắc và loại phân. Tốt nhất với bất kỳ các triệu chứng bất thường nào phụ huynh cũng nên đưa bé đi khám để có thể xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.
Các dấu hiệu cơ bản của bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ nhỏ bao gồm
Đau bụng
Đau bụng gần như là triệu chứng đầu tiên có liên quan đến các vấn đề tiêu hóa. Tuy nhiên đau bụng ở trẻ em thường có thể do rất nhiều nguyên nhân như vận động mạnh sau khi ăn no, do giun sán hoặc cũng có thể liên quan đến các bệnh lý khác như ruột thừa hay dạ dày.
Chính do có nhiều nguyên nhân có thể gây đau bụng nên phụ huynh thường chỉ quan không đưa bé đi khám bệnh. Thống kê cho thấy có tới hơn 60% trẻ nhập viện do viêm loét dạ dày khi cơn đau đã xuất hiện kéo dài được hơn 3 tháng. Lúc này vết loét đã lan rộng hơn và có độ nguy hiểm cũng cao hơn rất nhiều.
Phụ huynh có thể tạm thời nhận diện cơn đau bụng do viêm loét qua một số dấu hiệu như
- Cơn đau xuất hiện ở khu vực quanh rốn hoặc trên rốn ( ở người lớn thường xuất hiện ở thượng vị bên trái còn đau bụng giun thường dưới rối, đau ruột thừa ở phía bụng phải)
- Cơn đau thường xuất hiện khi đói khiến các cơ trơn co thắt quá mức làm tiết ra acid dịch vị khiến vết loét trầm trọng trọng hơn. Ăn quá no cũng có thể làm xuất hiện cơn đau do bụng căng ra và chạm vào vết loét.
- Đau bụng âm ỉ có thể kéo dài từ vài phút đến vào tiếng khiến bé không ngủ được. Đôi khi cơn đau cũng bùng phát dữ dội làm bé tỉnh giấc.
- Cơn đau bụng do viêm loét dạ dày cũng có xu hướng xuất hiện về đêm nhiều hơn.
Bé thường bị ợ chua, ợ hơi, khó tiêu, chướng bụng
Ợ chua, ợ hơi không chỉ đơn giản là triệu chứng xuất hiện sau khi ăn no hoặc uống nước có ga là còn có thể là dấu hiệu cảnh báo bé đang mắc các bệnh về dạ dày. Nguyên nhân là do khi dạ dày bị tổn thương, hoạt động tiêu hóa không ổn định khiến thức ăn không tiêu hóa hết, tồn đọng lại lâu ngày bị lên men và đẩy ngược để thoát khí ra ngoài thông qua thực quản khiến bé ợ hơi, ợ chua.
Khi bị ợ bé thường có cảm giác chua và đắng ở cổ họng rất khó chịu. Triệu chứng này xuất hiệu nhiều hơn khi bé nằm do lúc này dạ dày nằm ngang với thực quản nên khí dễ dàng được thoát ra hơn. Đồng thời acid dạ dày cũng trào ngược lên kích thích thực quản và có thể gây ra một số vấn đề tại đây như ngứa họng, đau rát cổ họng.
Bên cạnh đó thức ăn tồn đọng lại khiến bé luôn có cảm giác bị chướng bụng dù không ăn gì. Bởi thế những trẻ bị viêm loét dạ dày thường có xu hướng chán ăn, bỏ ăn, không muốn ăn uống hoặc ăn rất ít.
Bé nôn ói
Nôn ói thường chỉ xuất hiện ở những trẻ bị viêm dạ dày dưới 2 tuổi do thức ăn bị trào ngược lên kích thích thực quản gây nôn. Tuy nhiên trẻ bị nôn ói bất thường cũng chính là một trong những dấu hiệu rõ ràng để phụ huynh phát hiện và nhanh chóng đưa con đi khám sớm nhất.
Một số trường hợp viêm dạ dày nặng đã chuyển qua biến chứng, trẻ còn có thể nôn ra máu do xuất huyết dạ dày trong. Nếu không đưa bé đi cấp cứu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bé đi phân đen hoặc đi ra máu
Thường tình trạng này chỉ xảy ra khi bệnh viêm loét dạ dày đang ở mức độ vô cùng nguy hiểm. Lúc này bé bị xuất huyết dạ dày trong. Máu hết hợp với enzym trong dày sẽ chuyển thành màu đen với mùi hôi rất khó chịu. Nếu tình trạng trầm trọng hơn có thể đi ngoài ra máu tươi đồng thời rất đau đớn.
Bé xanh xao, sút cân, chóng mặt
Việc tiêu hóa có vấn đề, bé chán ăn cộng thêm tình trạng đau bụng ợ chua khiến bé vô cùng mệt mỏi, lượng dinh dưỡng nạp vào không đủ nuôi cơ thể khiến bé trông gầy guộc và nhỏ hơn so với lứa tuổi. Đặc biệt tình trạng đau bụng nếu xuất hiện về đêm có thể khiến bé mất ngủ, đau đầu, da dẻ xanh xao thiếu sức sống.
Bệnh nếu xuất hiện sớm không được điều trị kịp thời có thể khiến bé chậm lớn, thiếu máu sắt nên da dẻ xanh xao và thường đau đầu chóng mặt hơn.
Viêm loét dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm
Viêm loét dạ dày ở trẻ em tiềm ẩn rất nhiều vấn đề nguy hiểm. Nhẹ thì bé bị sút cân, mệ mỏi, gầy guộc, xanh xao, kém năng động và còn ảnh hưởng đến việc học tập và tâm lý. Nếu bệnh xuất hiện nay từ khi trẻ còn quá bé có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí não ở trẻ nhỏ. Trẻ thường có xu hướng chậm chạp, thụ động hơn do thiếu máu mãn tính đồng thời có khả năng thấp lùn cao.
Bên cạnh đó, rất nhiều các biến chứng có thể xảy ra nếu việc điều trị viêm loét dạ dày không đúng cách. Trẻ có thể bị xuất huyết dạ dày, hẹp môn vị nguy hiểm hơn là thủng dạ dày. Lúc này trẻ thường có triệu chứng đau bụng dữ dội, nôn ra máu, xuất huyết ra máu, sốt cao, mất nhận thức..
Với các biến chứng này nếu không được đưa đi cấp cứu ngay lập tức có thể dẫn tới tử vong. Việc điều trị bệnh sau biến chứng cũng làm suy giảm sức khỏe trẻ đáng kể và làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng đời sống, tinh thần của con. Vì thế cha mẹ cần sớm phát hiện các triệu chứng để có phương pháp điều trị an toàn nhanh chóng nhất.
Hướng điều trị viêm loét dạ dày ở trẻ em
Để điều trị viêm loét dạ dày, bé cần được xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Đầu tiên là thông qua các triệu chứng lâm sàng và thói quen của bé. Sau đó trẻ có thể được chỉ định làm một số xét nghiệm chẩn đoán như nội soi, test clo, xét nghiệm nước bọt, nước tiểu hoặc test thở Urea tùy trường hợp để xác đị vị trí loét cũng như lượng vi khuẩn HP bên trong dạ dày nếu có.
Sau khi xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc hay điều trị tại nhà với các phương pháp phù hợp. Bên cạnh đó người bệnh còn cần kết hợp với thay đổi một chế độ dinh dưỡng khoa học phù hợp để hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng. Kiên trì thực hiện nghiêm túc theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ giúp bé phục hồi sức khỏe tối đa.
Dùng thuốc Tây
Thực tế việc dùng thuốc Tây để trị bệnh thường không được khuyến khích nhiều với trẻ nhỏ. Bởi lúc này các cơ quan của bé chưa quan thiện, đặc biệt là gan và thận. Dùng thuốc Tây nhiều có thể gây ra một số ảnh hưởng không tốt cho các cơ quan này nên phụ huynh cần hết sức chú ý.
Thường với tình trạng nhiễm khuẩn HP người bệnh bắt buộc phải sử dụng thuốc ức chế Hp để có thể ngăn ngừa sự phát triển quá mức của các vi khuẩn. Nếu không do Hp thì một số thuốc nhóm bơm proton và chống acid sẽ được chỉ định để cải thiện bệnh trong thời gian ngắn nhất.
Phác đồ dùng trong điều trị viêm loét dạ dày ở trẻ em do vi khuẩn HP bao gồm
- Amoxicilin + Clarithromycin + PPI
- Metronidazol + Clarithromycin + PPI
- Amoxicilin + Clarithromycin + RBC
- Metronidazol + Clarithromycin + RBC
Tùy vào tình trạng sức khỏe bé sẽ được chỉ định dùng các liều khác nhau., thường là 1 mg/kg/ngày, tối đa 20mg x 2 lần/ngày.
Một số loại thuốc được sử dụng như
- Amoxicillin: Thường dùng liều 50mg/kg/ngày; tối đa 1g/ngày x 2 lần/ngày
- Clarithromycin: Thường dùng 15mg/kg/ngày; tối đa 500mg/ngày x 2 lần/ngày
- Tetracyline: Thường dùng 15 mg/kg/ngày; tối đa 500mg x 2 lần/ngày
- Clarithromycin: Thường dùng 15mg/kg/ngày; tối đa 500mg/ngày x 2 lần/ngày
- Ranitidin bismuth citrat: Thường dùng (1 viên x 4 lần/ngày)+ Metronidazole + Clarithromycin
Tuy nhiên phụ huynh tuyệt đối không sử dụng kháng sinh nhóm aspirin cho trẻ khi trẻ bị sốt nếu không được bác sĩ chỉ định. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần nhớ dùng thuốc đúng liều lượng theo kê đơn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý tăng hay giảm liều đều có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.
Việc dùng thuốc có thể kéo dài trong 4- 6 tuần hoặc thấp hơn tùy tình trạng sức khỏe của bé.
Điều trị tại nhà
Bên cạnh việc dùng thuốc, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản tại nhà để giảm các triệu chứng mệt mỏi, đau bụng khó chịu cho trẻ như massage hay dùng một số thảo dược tự nhiên. Các phương pháp này tuy không thay thế được tác dụng của thuốc nhưng có thể giúp bé ổn định tinh thần, nhờ đố hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng hơn.
Một số phương pháp phụ huynh có thể áp dụng như
- Massage bụng: Mẹ dùng một ít dầu ấm hoặc dầu tràm, thoa một ít tinh bụng bé rồi dùng hai tai xoa nhẹ theo chiều kim đồng hồ có thể giảm giảm cơn đau bụng đáng kể.
- Chườm bụng ấm: Dùng một túi chườm có chứa nước ấm để bé giữ trên bụng cũng là cách giảm đau. Nếu không có túi chườm mẹ có thể dùng chai thủy tinh hoặc khăn mềm đã được nhưng nước ấm rồi vắt ráo. Tuy nhiên nhớ chú ý để độ ấm vừa đủ, không nên dùng nước quá nóng.
- Uống trà thảo dược: Trà gừng, trà hoa cúc đều là những thức uống có thể làm dịu cơn đau bụng đồng thời giảm kích thích thần kinh giúp bé đi sâu vào giấc ngủ hơn. Mẹ cũng có thể cho thêm mật ong để dễ uống hơn, đồng thời tăng khả năng kháng khuẩn và làm lành vết loét trong niêm mạc dạ dày. Mẹ nên cho bé uống trà gừng vào buổi sáng và trà hoa cúc vào buổi tối là phù hợp nhất.
- Dùng tinh bột nghệ: Hoạt chất curcumin trong tinh bột nghệ có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp đồng thời tăng cường khả năng làm lành các vết loét bên trong niêm mạc dạ dày. Phụ huynh có thể pha một thìa tinh bột nghệ cùng nước ấm và mật ong hoặc pha cùng 1 ly sữa ấm cho bé uống để cải thiện bệnh nhanh chóng hơn.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn: Mẹ cũng cần cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn để phục hồi năng lượng nhanh chóng.
- Cho bé nằm kê cao đầu: Để hạn chế tình trạng đau bụng, ợ hơi nhiều về đêm mẹ nên cho bé nằm kê cao đầu và chân. Lúc này thực quản và dạ dày sẽ không còn ngang nhau nữa nên có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu này.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em bị viêm loét dạ dày cần được thay đổi nhanh chóng. Nguyên tắc ăn uống lúc này là tránh xa các thực phẩm gây tiết acid, ưu tiên các thực phẩm mềm lỏng dễ tiêu hóa, có thể trung hòa dịch vị hoặc bọc hút niêm mạc dạ dày. Kiên trì thực hiện chế độ dinh dưỡng này vừa giúp cải thiện bệnh vừa giúp tăng cường sức đề kháng hạn chế tối đa nguy cơ tái phát.
Bên cạnh đó, phụ huynh vẫn cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ để hỗ trợ sự phát triển bình thường về cả thể chất lẫn tinh thần. Mẹ có thể tham khảo các lưu ý sau đây
- Bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất, đạm tốt để đảm bảo dinh dưỡng theo độ tuổi của trẻ.
- Ưu tiên ăn các thức ăn dạng mềm, lỏng dễ tiêu hóa như cháo, súp, rau củ nghiền
- Ưu tiên việc nêm nếm nhạt, tốt nhất chỉ nên cho các gia vị cơ bản, tránh các thức ăn tẩm ướp quá nhiều.
- Chia nhỏ bữa ăn để hệ tiêu hóa có thể làm việc hiệu quả hơ, giảm bớt áp lực cho dạ dày.
- Tránh xa các thức ăn gây tiết nhiều acid như đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, đồ ăn cứng, nước ngọt có ga, đồ ăn có vị chua, thức ăn tái sống..
- Sử dụng nguồn protein tốt cho hệ tiêu hóa từ thịt như nạc vai lợn, lườn gà hoặc các món trứng và chế phẩm từ nó như hấp, dạng kem caramen, súp hoặc dùng các loại sữa bò, sữa hạt.
- Tăng cường chất xơ qua rau củ và các loại trái cây
- Không cho trẻ ăn cơm quá sớm, tuy nhiên cũng không cho bé ăn trước khi đi ngủ.
- Cho trẻ ăn đúng bữa với một lượng thức ăn vừa đủ, không để bé quá đói hoặc quá no
- Luyện tập cho trẻ thói quan nhai kỹ nuốt chậm, hạn chế cho trẻ chan canh ăn cơm.
- Sau ăn nên bị bộ nhẹ nhàng, tránh vận động chạy nhảy mạnh hoặc nằm ngồi ngay.
Với trẻ em việc luyện tập các thói quen này có thể khá khó khăn, đặc biệt trẻ lại thường rất thích ăn các thức ăn chiên rán và nước ngọt. Vì vậy phụ huynh cần cố gắng thuyết phục bé thực hiện các chế độ ăn uống này để cải thiện bệnh tốt nhất.
Phòng tránh viêm loét dạ dày ở trẻ em
Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ nhỏ thì cách tốt nhất chính là có các biện pháp để phòng tránh bệnh ngay từ đầu. Việc phòng tránh bệnh rất đơn giản, chỉ cần chú ý một chút thì hoàn toàn có thể đem lại sức khỏe tuyệt vời nhất cho con.
Một số vấn đề phụ huynh cần chú ý trong phòng tránh viêm loét dạ dày ở trẻ em bao gồm
- Tắm rửa vệ sinh cơ thể mỗi ngày, đặc biệt là bàn tay vì đây là bộ phận dễ tiếp xúc với vi khuẩn và đưa lên miệng nhất. Phụ huynh có thể rèn luyện cho bé thói quen rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ trước và sau khi ăn cơm, sau khi đi vệ sinh để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn Hp cũng như các vi khuẩn có hại khác.
- Hạn chế dùng chung các vật dụng cá nhân, đặc biệt là bát, đũa, ly, muỗng vì đây là một trong những nguồn gốc gây bệnh chủ ý.
- Cho trẻ ăn chín uống sôi, đảm bảo đủ dinh dưỡng trong mỗi khẩu phần hằng ngày.
- Không cho trẻ chơi ở những khu vực ao hồ sông suối, những nơi mất vệ sinh hoặc nghịch đất cát..
- Khuyến khích trẻ tập thể dục mỗi ngày để tăng sức đề kháng.
- Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ.
- Cho bé nghỉ ngơi đầy đủ, tránh thức khuya hoặc tham gia các hoạt động giải trí vui vẻ.
- Nếu phụ huynh có tiền sử mắc các bệnh dạ dày cần đề cao tinh thần phóng tránh bệnh nhiều hơn.
Viêm loét dạ dày ở trẻ em là căn bệnh phổ biến nhưng tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm đến sự phát triển của trẻ. Nếu thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nào trong sức khỏe của trẻ phụ huynh cần đưa bé đi khám sớm để tránh các biến chứng trầm trọng hơn, đảm bảo sự phát triển hoàn hảo nhất cho con.
Trẻ con sao giờ nhiều đứa bị vậy nhỉ. Con mình đây mới có 10 tuổi mà cũng bị dạ dày đây, con cứ hay kêu đau bụng vùng trên rốn , sờ bụng của con chướng và đầy hơi rất nhiều, vỗ nhẹ thấy kêu bộp bộp như trống ấy cho con đi khám mới té ngứa là con bị viêm dạ dày, mình cho con uống thuốc con không kêu đau khó chịu gì nữa mà mấy nay lại kêu đau lại. Phải làm sao cho con khỏi giờ, stress quá các mẹ ơi
Con nhà tôi đây cũng bị này, ôm bụng khóc vì đau, chả ăn uống được ấy, cứ chớm ăn vào là đau thôi. Cũng chưa tìm được phương pháp nào để dùng cả.
Các moon massage bụng cho con xem với chườm ấm và kê cao gối khi ngủ cho con xem thế nào, xem con có đỡ k. Và đặc biệt là cần có chế độ ăn cho con vì bệnh dạ dày này cũng liên quan đến ăn uống
Tốt nhất là cứ cho các con đi khám sớm đi, để chữa cho có bài bản chứ dùng gì giờ này khi không biết con mình bị như thế nào, trẻ con bị rất nhiều mà viêm loét cũng có, điều trị sẽ khác nhau nên cho con nên viện nhi mà khám đi. Chứ con mình cứ chủ quan không cho đi khám thế là đến lúc con kêu nhiều quá, da xanh xao thì cho đi khám thì nội soi bs bảo bị viêm loét dạ dày hoặc có khi xung/xuất huyệt dạ dày đấy!
Khám ở đâu chứ, chứ giờ mình thấy bác sĩ tây y loanh quanh chỉ mấy thuốc kháng viêm, giảm đau, giảm tiết axit dạ dày hoặc men tiêu hóa…con uống thì khỏi, chả thấy kêu đau gì nhưng chỉ dăm ba tháng sau lại bị lại. Cứ thuốc thang suốt thế làm sao được, mà mình thấy bảo dùng thuốc tây nhiều hại gan, thận lắm chưa kể lại còn là trẻ con để nó nhờn thuốc có phải khổ không?
Thì tốt nhất thì cứ cho con lên viện nhi đi, cho yên tâm, toàn bác sĩ đầu ngành mà chuyên trẻ nhỏ nên điều trị sẽ tốt, cái này là phải soi dạ dày đó nhé các mẹ, con mình soi dạ dày thì mới biết là loét mà, nếu sợ thì cho con gây mê nhé.
Ui, chả khỏi đâu, con tui đây các bà, tui cho chữa trên viện nhi xong sang xanh pôn đơn này là đơn thuốc thứ 3 rồi mà chả khỏi được hẳn, cứ mỗi đợt dùng thuốc lâu nhất là được 6 tháng rồi lại bị tái lại, con lại kêu đau bụng với buồn nôn
Mấy moon có con bị viêm loét dạ dày thì thử dùng tinh bột nghệ xem sao, cái này lành tính mà con cũng đỡ đau nhé.
Dùng thuốc thì sợ bị tác dụng phụ mà lại không khỏi được, dùng tinh bột nghệ thì nhiều mẹ bảo nó gây nóng trong, táo bón, người lớn còn bị mà để trẻ con đi táo chúng nó rặn lại lòi dom ra. Thật sự k biết đường nào mà lần. Không biết có ai dùng thuốc đông y chưa nhỉ? Lúc tôi tìm hiểu thấy có nhiều mẹ mách thuốc sơ can bình vị tán, bảo là thuốc này trẻ con dùng được, an toàn mà có BS YHCT khám xét đàng hoàng. Có mẹ nào biết thuốc đấy không?
Chị đang cho con dùng thuốc này đấy, dùng được hơn 1 tháng nay rồi mà chị thấy bé con nhà chị đỡ kêu đau bụng rồi đấy, sờ vào bụng con không thấy đỡ chướng hơi và thấy con đỡ ợ hơi và ậm ọe nhiều rồi, thấy thuốc cũng ok đấy, con đi ị rất đều ( trước con nhà mình thỉnh thoảng bị đi táo, phân rắn ) mn thử cho con đến đó mà khám xem sao, nhiều người có con ở khu chị ra đó khám cũng khỏi đấy. Bên đấy họ chữa theo đông y rất tốt, chữa cả ho, viêm họng, viêm da cơ địa nữa mà. Không thì mấy mẹ vào đây mà tham khảo thêm bài viết này về chia sẻ của chị cũng có con 9 tuổi chữa khỏi dạ dày đây này, bé này chị ấy chia sẻ còn bị cả Hp nữa cơ mà : https://www.tapchidongy.org/chia-se-cua-nguoi-lam-me-co-con-bi-dau-da-day-hp.html
thuốc đông y thì lại phải đun sắc mất thời gian lắm mẹ nó ơi
có mẹ nào đã chữa khỏi bệnh dạ dày do nhiễm khuẩn HP cho con chưa? Con em bị đau dạ dày, cứ dùng kháng sinh được một thời gian thì bệnh lại tái phát, hôm qua em cho cháu đi khám ở bạch mai thì bác sĩ bảo có nguy cơ bị biến chứng thành chảy máu dạ dày, em không ngờ bệnh này lại nguy hiểm như vậy nên trước đó không tập trung chữa trị cho con, giờ em hối hận quá, cho con dùng kháng sinh thì xót con quá vì mỗi lần uống cứ dùng liền nửa tháng, liều thì cao mà tình trạng chỉ tạm thời chấm dứt thôi chứ không chữa được hoàn toàn. Mẹ nào chữa cho con rồi thì chia sẻ kinh nghiệm cho em với, thực sự em đang lo lắng quá 🙁
Các mẹ ơi, để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm và phòng bênh cho con thì khi ăn nên dọn mỗi người một khẩu phần riêng, hoặc khi ăn lấy riêng mỗi người một chén nước chấm rót vừa đủ. Tập thói quen sử dụng muỗng chung cho từng món; khi ăn chung, gắp thức ăn chung phải trở đầu đũa. Cũng cần lưu ý không ăn rau sống rửa không sạch, tránh dùng nguồn nước ao hồ, sông suối…
Quan trọng nhất là giữ vệ sinh sạch sẽ các mẹ nhé, tránh để lây nhiễm ra người thân của mình chứ cũng không nên phụ thuộc mãi vào một loại thuốc hay thực phẩm nào đó… Bản thân mình cũng đau dạ dày nhưng không có Hp nên thường chỉ cần nghỉ ngơi thư giãn, nhai mấy viên thuốc trung hòa acid là đỡ ngay.
Bạn nên cho con có 1 chế độ ăn uống lành mạnh nhé vì bệnh này là từ miệng cả thôi, đồ chua cay, nược ngọt… là nên hạn chế cho con nhiều cháu còn hay mải chơi hay làm gì đó ăn không nhai, cứ nuốt luôn xong ra chạy nhảy như thế cũng hại dạ dày lắm
Con nhà mình mới bị viêm dạ dày hp. Bác sĩ cho thuốc uống được 1 tuần nhưng vẫn đau bụng lắm, k đỡ gì cả. Mình cũng k biết có nên tiếp tục cho cháu uống thuốc nữa hay chuyển bác sĩ điều trị nữa. Các mẹ có kinh nghiệm gì chia sẻ giùm với.
Cho con dùng đông y luôn đi cháu nhé chứ thuốc tây hại lắm. Người nhà của cô làm bác sĩ trong BV quân đội cũng bảo hạn chế dùng thôi vì thuốc tây bản chất của nó chỉ điều trị triệu chứng, Muốn dứt điểm thì nên dùng đông y
Cô có biết thuốc nào tốt cô mách cho cháu biết với ạ, cháu cám ơn cô !
Cháu cứ cho con sang bên trung tâm thuốc dân tộc, địa chỉ của nó ở 116 Văn Lang, TP Hạ Long. Cháu nhà cô cũng chữa bên đấy BS Thái Nguyên Giám đốc bệnh viện Y Dược cổ truyền Quảng Ninh khám và kê đơn thuốc, cháu nhà cô uống có 2 tháng khỏi luôn. Nhưng trẻ bị HP thì phải điều trị lâu dài, các cháu đừng vì thấy con biếng ăn mà ngưng hay điều trị tùm lum, uống xong 1 đợt đi bác sĩ kiểm tra, test lại, kiên trì với kiêng những đồ ăn bác sĩ dặn là sẽ khỏi thôi nhé mà ăn uống không nên cho trẻ ăn chung với người lớn hoặc trẻ khác để tránh bị lây nhiễm tiếp
Giờ muốn mua thuốc phải đên trung tâm đấy mua à cô, cô cho cháu địa chỉ cụ thể cả sđt của trung tâm này với cô ơi
Cháu cho con đến một trong ba địa chỉ này này cháu
Hà Nội: Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân – (024)7109 6699
Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, TP. HCM – (028)7109 6699
Quảng Ninh: Số 116 Văn Lang, P. Hồng Gai, TP Hạ Long- 0203 6570128
Be nha minh cung bi viem da day ta trang, bé gái 6 tuổi đang chuẩn bị vào lớp 1. Mình cũng đi nội soi ở viện nhi trung ương, bác sĩ kê thưốc nhiều lắm, uống 15 ngày, từ lúc uống thuốc vào thì bé bớt kêu đau, không biết thế nào, lúc bị đến giờ là gần 1 tháng rồi, cháu sụt đi 2kg, thương con lắm. Mẹ nào đã chữa khỏi dạ dày cho bé thì hãy cho e địa chỉ chữa cho cháu nhé. e muốm tìm chỗ nào chữa bằng thuốc nam cho cháu càng tốt
thuốc nam thì đúng là nó lành tính đấy nhưng mẹ nó cần tìm chổ uy tín hẵng chữa chứ giờ thuốc nam cũng tạp nham lắm. tôi thấy có trung tâm này lên báo rồi lên cả truyền hình trong chương trình về sức khỏe thì mẹ nó tham khảo thử xem https://www.vpeg.vn/vtv2-gioi-thieu-bai-thuoc-chua-benh-da-day-cua-thuoc-dan-toc
1 phần cũng là do dùng thuốc tây chỉ thuyên giảm thời thôi c ạ , nó k điều trị khỏi dứt điểm dc đâu , chỉ dùng giảm đau thôi , mẹ mình 10 năm nay viện lớn viên nhỏ uống đủ các loại thuốc tây cũng k khỏi dc , chứ bệnh đau dạ dày lây sao được
Dạ dày có lây nhé bạn, qua con vi khuẩn hp, lây qua đường ăn chung, uống chung. HP có trong phân, hơi thở và dạ dày, nên nếu trong gia đình có người bị thì khả năng lây sang trẻ là khá cao
thuốc của trung tâm dân tộc tốt đấy bạn nhưng với trẻ con thì sẽ khó uống. bố mẹ cho uống vất vả đấy. nhưng chịu khó thôi thì bệnh của con mới khỏi được chứ cứ dai dẳng thuốc tây thì không dứt được đâu
Con tôi 9 tuổi vậy mà đã bj dạ dày rồi, đi học thì 1 tuần 2 lần cô giáo gọi điện về lên đón con vì bị đau bụng với nôn, ăn uống thì kém người cứ nhợt nhạt, đi khám bao nơi mà uống thuốc cũng chỉ được 1 thời gian ngắn xong lại bị lại, cũng sợ dùng nhiều thuốc ảnh hưởng đến sự phát triển của con nên không cho dùng nữa. Thế nào mà ngồi nc với mấy bà hàng xóm thì thấy các bà đấy nhắc đến thuốc đông y sơ can bình vị tán chữa khỏi dạ dày nên cũng tò mò tìm hiểu và đặt niềm tìn vào nó. Tìm hiểu và đưa con đi mấy tiếng đồng hồ mưới đến nơi để đk khám và bs kê đơn cho uống, ban đầu thì hơi ngại do điều trị tận mấy tháng nhưng thấy nhiều người chữa khỏi cho con rồi nên nhìn con thương quá đau vì bệnh nên cũng đành lấy thuốc về dùng cho con 1 tháng trước thì thật k ngờ chỉ sau 20 ngày dùng thuốc đã thấy con khác nhiều lắm, ăn uống lại ngon miệng và đòi ăn cơ, ít lắm mới thấy kêu đâu và nôn ấy, ợ hơi và ợ chua thì thấy con vẫn còn, thấy thuốc hiệu quả quá nên cũng dùng hết 1 tháng thuốc thì thấy đỡ hơn rất nhiều cũng đỡ được 60%. Gọi điện len cho bs thì được bs khen quá không ngờ lại hiệu quả nhanh như vậy. Và cũng lấy thuốc về dùng tiếp thì hết thuốc tháng thứ 2 thì bệnh cũng khỏi được 90% hết ợ hay nôn hay đau bnjg, ăn uống thấy con cũng ok, bệnh hầu như khỏi. Nhưng bs vẫn tư vấn dùng thêm tháng thuốc nữa để bệnh ổn định và khỏi được hănr. Tổng cộng là dùng 3 tháng thuốc thì bệnh khỏi hẳn đến nay cũng 3 năm rồi không thấy con kêu hay làm sao nữa đâu. Cũng cảm ơn thuốc nhiều nhé, cảm ơn thuốc dân tộc. Trên các diễn đàn mọi người chia sẻ về thuốc này rất nhiều các mẹ tìm hiểu thêm cho con này: https://ihs.org.vn/so-can-binh-vi-tan-thuoc-chua-dut-diem-benh-da-day-khong-nen-bo-qua-13978.html
chi phí thuốc thế nào đấy mom ơi?
Tiền thuốc của con nhà mình hết hơn 2 triệu 2 loại thuốc, mới cả cũng tùy vào bệnh của con bạn thì bác sĩ sẽ bốc thuốc cho nhé, mình thấy tiền thuốc thì cũng nhiều nhưng vì đây là thuốc bên trung tâm họ tự trồng và làm thuốc đảm bảo nên mình rất yên tâm khi cho con dùng thuốc. Kiểu tiền nào của đấy ý mà, với chỉ mong bệnh của con nó khỏi cho thôi
Bé nhà mom khỏi được đến 3 năm là cũng được lâu rồi đó. Mom cho xin địa chỉ mua thuốc đi mom
Lúc đó là mình bắt xe lên hà nội, địa chỉ ở Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, Hà Nội – SĐT 024 7109 6699. sđt đây bạn gọi điện cho họ hoit trực tiếp đi rồi đặt lịch đi nhé rồi hãng đến k lại đợi lâu.
Vậy ak, có cả dịch vụ đó nữa ak, đỡ phải đợi lâu. Mà nơi họ có khám cuối tuần k thế. K đi lại mất công
Họ khám cả tuần bạn ạ, nhưng đến cuối tuần thì sẽ đông đó. Thời gian họ khám chỉ trong giờ hành chính thôi
Con tớ cũng đang dùng thuốc này, mới dùng có hơn tháng thôi nhưng thấy con đỡ nhiều, không thấy con kêu đau bụng, nôn hay bị đầy hơi đâu, trộm vía ăn cũng vào. Cũng mong hết thuốc con khỏi hẳn được bệnh
Khổ ghê, thằng cháu chú bị viêm loét dạ dày mới đi khám về, bác sĩ bảo bị viêm loét dạ dày, đang điều trị thuốc rồi nhưng nghe chả khỏi gì, Vậy không biết giờ chuyển sang dùng đông y có được k nhỉ?
Cả nhà biết tại sao mà trẻ con giờ bị dạ dày nhiều vậy không? Chứ con em mới có 7 cái tuổi đầu mà cứ kêu đau bugnj cho đi khám thì bs bảo bị bệnh dạ dày. ăn uống em cũng cẩn thận lắm, có bao giờ ăn đồ linh tinh đâu cơ chứ.