Bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang chữa viêm loét dạ dày HP có thực sự hiệu quả? [Review từ chuyên gia và người bệnh]

Viêm dạ dày cấp tính: Dấu hiệu và cách điều trị

Viêm loét bờ cong lớn dạ dày và các biện pháp điều trị

Viêm dạ dày ruột cấp nên ăn gì, kiêng gì cho mau khỏi?

Viêm dạ dày ruột ở trẻ em: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Viêm loét hang vị dạ dày nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi?

Viêm hang vị dạ dày nên uống thuốc gì? Các loại thuốc phổ biến

Viêm dạ dày mạn tính và phương pháp điều trị mới nhất

Viêm trợt hang vị dạ dày: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm niêm mạc dạ dày nên ăn gì kiêng gì để kiểm soát bệnh tốt hơn?

Bị viêm loét dạ dày nên ăn gì? Uống gì để hỗ trợ điều trị

Bên cạnh chức năng cung cấp các dưỡng chất và năng lượng cần thiết cho cơ thể, một số loại thực phẩm còn có khả năng bảo vệ, hỗ trợ phục hồi ổ viêm loét dạ dày, trung hòa acid dịch vị và điều hòa hoạt động tiêu hóa. Song song với sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bị viêm loét dạ dày cần bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh.

Bị viêm loét dạ dày nên ăn gì? Uống gì để hỗ trợ điều trị
Song song với sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bị viêm loét dạ dày cần bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh

Bị viêm loét dạ dày nên ăn gì?

Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh tiêu hóa phổ biến. Các triệu chứng của bệnh khởi phát khi dạ dày tăng tiết dịch vị, dẫn đến hiện tượng bào mòn, gây ra tình trạng viêm loét niêm mạc.

Viêm loét dạ dày có thể tiến triển tiêu cực và gây ra các biến chứng nặng nề như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày,…Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, dạ dày còn là cơ quan trực tiếp tiếp nhận và tiêu hóa thức ăn, do đó bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cần bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh, giúp giảm áp lực lên cơ quan này, đồng thời bảo vệ ổ viêm, loét, cải thiện các triệu chứng như đau thượng vị, buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu,…

Theo các bác sĩ chuyên môn, ngoài việc cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể thì một số nhóm thực phẩm và thức uống có khả năng trung hòa dịch vị dạ dày, bảo vệ ổ loét, viêm và tăng cường hoạt động tiêu hóa tốt hơn.

Do đó, bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh nên ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm lành lạnh như:

1. Các loại rau xanh

Rau xanh là nhóm thực phẩm chứa nhiều khoáng chất, nước và vitamin. Nhóm thực phẩm này được khuyến khích bổ sung để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, ngừa chứng táo bón, tăng cường trao đổi chất trong cơ thể.

Các loại rau xanh
Các loại rau xanh còn có nồng độ PH kiềm có khả năng trung hòa axit dạ dày, hạn chế quá trình bài tiết quá nhiều dịch vị, đồng thời bảo vệ ổ loét

Hơn nữa, trong các loại rau xanh còn có nồng độ PH kiềm có khả năng trung hòa axit dạ dày, hạn chế quá trình bài tiết quá nhiều dịch vị, đồng thời bảo vệ ổ loét. Thực tế cũng cho thấy, bổ sung rau xanh thường xuyên sẽ cải thiện kích thước ổ loét, phòng ngừa các biến chứng, từ đó làm giảm tần suất cơn đau dạ dày.

Bên cạnh tác dụng với cơ quan tiêu hóa và dạ dày thì các vitamin có trong rau xanh và hoạt chất chống oxy hóa còn giúp làm sạch mạch máu, hạn chế hiện tượng tích tụ chất béo, ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ, tăng huyết áp, men gan cao và một số bệnh lý mãn tính khác.

Một số loại rau tốt cho người bị viêm loét dạ dày như: Rau bina, cải xoăn, rau mồng tơi, giá đỗ, rau đay, bắp cải, rau khoai,…

2. Nhóm thực phẩm chứa chất béo lành mạnh

Các chất béo lành mạnh như Omega 3, vitamin E, axit oleic,…Mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể cũng như hệ tiêu hóa. Khi được dung nạp vào cơ thể, các hoạt chất này sẽ tạo ra lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, đồng thời ngăn chặn quá trình bào mòn vết viêm loét dịch dịch vị, giúp làm giảm cơn đau, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn và nôn mửa,…

Các thực phẩm chứa chất béo lành mạnh còn có khả năng thúc đẩy quá trình phục hồi các mô tổn thương, tăng độ bền thành mạch và chống viêm. Khi được tiêu hóa, chất béo này sẽ di chuyển đến ruột và tham gia vào quá trình tạo khuôn phần, giúp phân dễ dàng đào thải ra ngoài.

Do đó, đối tượng mắc chứng viêm loét dạ dày và gặp phải các vấn đề về tiêu hóa khác như khó tiêu, táo bón, đầy bụng,…Nên bổ sung nhóm thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như hạt hạnh nhân, bơ, cá hồi, cá thu, dầu ô liu,…

3. Các thực phẩm giàu tinh bột 

Đây là nhóm thực phẩm chính có trong bữa ăn, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các loại thực phẩm giàu tinh bột thường sẽ có kết cấu mềm, dễ dàng tiêu hóa và hạn chế gây áp lực lên dạ dày.

 Các thực phẩm giàu tinh bột
Đây là nhóm thực phẩm chính có trong bữa ăn, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể

Ngoài ra, tinh bột chứa trong nhóm thực phẩm này có có khả năng bao phủ, bảo vệ ổ viêm loét, góp phần ngăn chặn axit dịch vị xâm lấn vào các mô dẫn đến hiện tượng bào mòn và vỡ tĩnh mạch.

Tăng cường bổ sung tinh bột mỗi ngày sẽ cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể để hoạt động và nâng cao sức đề kháng. Trên thực tế, người có thể trạng tốt hơn sẽ phát sinh các triệu chứng ở mức độ nhẹ hơn so với người có hệ miễn dịch suy giảm, gầy yếu.

Một số loại thực phẩm giàu tinh bột mà bạn có thể bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày như gạo, bánh mì, yến mạch, khoai tây, bột sắn, khoai lang,…

4. Thực phẩm chứa chất chống oxy hóa cao

Chất chống oxy hóa thường có nhiều trong các loại trái cây, rau xanh, nấm, các loại hạt,…Thành phần này hỗ trợ bảo vệ tế bào, giảm viêm, tiêu trừ gốc tự do và tăng tốc độ phục hồi các mô tổn thương.

Tuy không tác động trực tiếp lên dạ dày như các nhóm thực phẩm trên, nhưng việc bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa sẽ hỗ trợ làm giảm viêm loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Bên cạnh các lợi ích đối với dạ dày, nhóm thực phẩm này còn có khả năng làm chậm quá trình thoái hóa, giúp làn da mịn màng hơn, đồng thời hạn chế các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, suy gan, xơ gan, tiểu đường,…

5. Sữa chua

Sữa chua là thực phẩm lên men với hàm lượng probiotics dồi dào, cung cấp các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, hỗ trợ hoạt động của cơ quan này tốt hơn, khỏe mạnh hơn. Hơn nữa, các thành phần trong sữa chua còn có tăng cường khả năng miễn dịch, chống viêm, loét dạ dày hiệu quả.

Sữa chua
Các thành phần trong sữa chua còn có tăng cường khả năng miễn dịch, chống viêm, loét dạ dày hiệu quả

Mỗi ngày ăn từ 1 – 2 hũ sữa chua sẽ giúp dạ dày hoạt động tốt hơn, tiêu trừ các vi khuẩn có hại ở dạ dày và đường ruột.

Người bị viêm loét dạ dày nên uống gì?

1. Bổ sung nhiều nước

Song song với việc bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh, bạn cũng nên chú ý cung cấp từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày. Uống đủ nước sẽ giúp điều hòa acid dạ dày, hỗ trợ làm mềm thức ăn, từ đó làm giảm áp lực lên cơ quan tiêu hóa. Bổ sung nhiều nước còn cân bằng điện giải, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và làm giảm mệt mỏi.

2. Thức uống chứa hàm lượng mỡ sữa thấp

Trong một số trường hợp người bị viêm loét dạ dày không thể ăn uống được nhiều, bạn có thể bổ sung các loại sữa có hàm lượng mỡ sữa thấp sẽ phù hợp. Chúng sẽ giúp tăng cường dưỡng chất cho cơ thể, đồng thời hỗ trợ kiềm chế tiết axit dạ dày, ngăn ngừa các kích thích và tổn thương niêm mạc dạ dày.

Bên cạnh bổ sung các thực phẩm, thức uống lành mạnh, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm loét dạ dày. Người bệnh cần kiêng cử nhóm thực phẩm và thức uống ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều trị.

3. Nước ép và các loại trà

Bên cạnh bổ sung lượng nước lọc cần thiết cho cơ thể, người bị viêm loét dạ dày có thể cung cấp các chất lỏng khác cho cơ thể như rau xanh, nước ép trái cây, các loại trà không chứa caffeine như trà hoa cúc, trà bạc hà, trà mật ong, trà atiso,…

Người bị viêm loét dạ dày nên uống gì?
Người bị viêm loét dạ dày có thể cung cấp các chất lỏng khác cho cơ thể như rau xanh, nước ép trái cây, các loại trà

Nguyên tắc ăn uống cho người viêm loét dạ dày

Để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh lý, bạn nên tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Ưu tiên chọn dùng những thực phẩm, thức uống dễ tiêu hóa, không gây áp lực lên dạ dày, kích thích vết viêm, loét.
  • Chia nhỏ bữa ăn thành 4 – 5 bữa nhỏ để giúp dạ dày hoạt động tốt hơn, cải thiện các triệu chứng đau dạ dày, khó tiêu, đầy bụng, ợ hơi,…Việc chia nhỏ bữa ăn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hấp thu các dưỡng chất từ bữa ăn tốt nhất.
  • Chỉ nên ăn vừa đủ no và tránh để bụng quá đói. Khi để dạ dày ở các trạng thái này sẽ kích thích bài tiết axit, co bóp quá mức, từ đó làm phát sinh các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, đau thượng vị,…
  • Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ đảm bảo thức ăn được nghiền nát trước khi xuống dạ dày. Thói quen này sẽ giúp giảm áp lực lên dạ dày, hạn chế bài tiết dịch vị quá mức và hoạt động co bóp.
  • Tránh sử dụng các món ăn ở dạng chiên, xào, nướng, sấy,…Thay vào đó ưu tiên dung nạp các loại thực phẩm chế biến ở dạng luộc, hấp, hầm giúp bảo toàn hàm lượng dinh dưỡng, hỗ trợ dạ dày tiêu hóa tốt hơn.
  • Hầu hết các thực phẩm tươi sống sẽ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn các thực phẩm đã qua chế biến. Tuy nhiên, các vi trùng, vi khuẩn có trong thực phẩm sống sẽ làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng ổ viêm loét. Do đó, người bị viêm loét dạ dày nên ăn chín, uống chín để bảo vệ dạ dày cũng như sức khỏe cơ thể.
Nguyên tắc ăn uống cho người viêm loét dạ dày
Ưu tiên chọn dùng những thực phẩm, thức uống dễ tiêu hóa, không gây áp lực lên dạ dày, kích thích vết viêm, loét
  • Dành 30 phút nghỉ ngơi sau khi ăn và tránh các hoạt động mạnh. Việc vận động ngay sau bữa ăn có thể gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, kích thích hoạt động co bóp dạ dày, từ đó khởi phát các triệu chứng như buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, nôn mửa,…
  • Người bị viêm loét dạ dày nên cung cấp đủ 2500 calo mỗi ngày và đa dạng thực phẩm trong khẩu phần ăn. Việc ăn uống không đủ chất có thể khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược và tạo điều kiện thuận lợi để bệnh bùng phát mạnh.
  •  Tránh tình trạng ăn uống quá gần giờ đi ngủ. Thói quen này sẽ gây đầy bụng, khó tiêu hóa và làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản.

Trên đây là các loại thực phẩm và thức uống lành mạnh, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày. Đây là bệnh lý mãn tính và thường xuyên tái phát nếu gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, bạn nên tiến hành thăm khám, điều trị kịp thời, kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để kiểm soát và phòng ngừa tốt hơn.

Cùng chuyên mục

thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

Các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày và lưu ý khi dùng

Các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày được sử dụng nhằm hạn chế sự tấn công của các vi khuẩn và aicd quá mức khiến các vết loét...

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý về đường tiêu hóa đặc trưng bởi tình trạng loét, viêm ở niêm mạc dạ dày và phần đầu của ruột...

Đang bị viêm loét dạ dày có uống được sâm? [Giải đáp]

Nhân sâm là một loại thảo dược quý đem đến công dụng vô cùng tuyệt vời trong bồi bổ sức khỏe, tăng cường trí não và hệ miễn dịch đồng...

8+ Loại thuốc trị viêm loét dạ dày tốt nhất được đánh giá cao

Thuốc kháng axit, ức chế bơm proton (PPI), kháng histamine H2, kháng sinh,... là các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày phổ biến hiện nay. Các loại thuốc...

Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày và cách điều trị bệnh

Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày và cách điều trị bệnh

Viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày đặc trưng bởi tình trạng niêm mạc bờ cong nhỏ bị viêm, loét do tăng tiết axit dịch vị quá mức. Nguyên nhân...

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP mới nhất

Theo một thống kê gần đây cho thấy trong tổng số các trường hợp bị viêm loét dạ dày thì tỷ lệ người bệnh do nhiễm khuẩn HP chiếm đến...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn