Viêm dạ dày cấp tính: Dấu hiệu và cách điều trị

Viêm loét bờ cong lớn dạ dày và các biện pháp điều trị

Viêm dạ dày ruột cấp nên ăn gì, kiêng gì cho mau khỏi?

Viêm dạ dày ruột ở trẻ em: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Viêm hang vị dạ dày nên uống thuốc gì? Các loại thuốc phổ biến

Viêm dạ dày mạn tính và phương pháp điều trị mới nhất

Viêm trợt hang vị dạ dày: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm niêm mạc dạ dày nên ăn gì kiêng gì để kiểm soát bệnh tốt hơn?

Viêm teo niêm mạc dạ dày: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Viêm loét hang vị dạ dày nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi?

Đang bị viêm loét dạ dày có uống được sâm? [Giải đáp]

Nhân sâm là một loại thảo dược quý đem đến công dụng vô cùng tuyệt vời trong bồi bổ sức khỏe, tăng cường trí não và hệ miễn dịch đồng thời phòng chống bệnh ung thư rất hiệu quả. Bị viêm loét dạ dày có uống được sâm không là băn khoăn của rất nhiều người mắc bệnh này bởi dù sâm dù rất tốt nhưng vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ khiến một số bệnh trầm trọng hơn. Cùng tham khảo bài viết dưới đây được giải đáp kỹ hơn về vấn đề này.

Bị viêm loét dạ dày có uống được sâm không?

Nhân sâm được biết đến như một bài thuốc quý có khả năng chuyển hoá protein tốt nên thường được dùng để tích trữ năng lượng, chất dinh dưỡng cho người dùng. Các chiết xuất từ thảo dược này có tác dụng ích huyết, định thần, bồi sổ sức khoẻ đặc biệt là dùng cho những người đang bệnh hay người mới ốm dậy. Ngoài ra nhân sâm còn giúp chống lão hoá, tăng sự sản sinh các tế bào mới giúp tăng cường về cả mặt thể chất và tinh thần rất hiệu quả.

viêm loét dạ dày có uống được sâm
Viêm loét dạ dày không nên uống sâm thì có thể khiến các triệu chứng bệnh trầm trọng hơn

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng các acid dịch vị tiết ra quá mức do sự xâm nhập của vi khuẩn HP, thói quen ăn uống thiếu lành mạnh hay căng thẳng stress kéo dài. Đặc trưng của bệnh là khiến khí trong dạ dày bị trì trệ đây đau đớn đồng thời máu huyết lại bị rối loạn nên gây ra tình trạng lở loét, chảy máu trong.

Trong khi đó, đặc tính của nhân sâm lại làm bổ khí, nghĩa là giúp khí sẽ được sản sinh và lưu thông nhanh chóng, máu huyết hưng vượng và chảy mạnh hơn. Điều này nếu áp dụng cho bệnh viêm loét dạ dày sẽ khiến cho tình trạng chảy máu trong và viêm loét nặng nề hơn rất nhiều.

Vì vậy để trả lời cho câu hỏi bị viêm loét dạ dày có uống được sâm không thì đáp án chắc chắn là không. Bên cạnh đó, các sản phẩm được chế biến từ sâm như kẹo sâm, cao sâm, rượu sâm… cũng là những chế phẩm mà người bệnh viêm loét dạ dày không thể dùng được. Mặc dù khi sản xuất các sản phẩm này người ta đã loại bỏ bớt nước trong sâm tươi nhưng đặc tính bồi bổ khí huyết của nó vẫn gần như được giữ nguyên. Vì thế vẫn sẽ gây ra những tổn thương nặng cho người bị viêm loét dạ dày.

Một số đối tượng khác cũng không nên dùng nhân sâm như những người mắc các bệnh lý về dạ dày, người cao huyết áp, người bị gan mật, người bị giãn phế quản ho.. Vì vậy không nên thấy nhân sâm tốt mà lạm dụng. Tốt nhất trước khi dùng các sản phẩm từ loại thuốc quý này bạn nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên môn để đảo bảo an toàn cho sức khoẻ.

Viêm loét dạ dày nên dùng những loại thảo dược nào

Thay vì dùng nhân sâm, người bệnh viêm loét dạ dày có thể sử dụng rất nhiều loại dược liệu khác dễ kiếm, dễ làm, giá cả phải chăng lại cho hiệu quả vô cùng tuyệt vời. Kiên trì thực hiện các bài thuốc từ các thảo dược dưới đây sẽ giúp cho tình trạng viêm loét dạ dày được thuyên giảm nhanh chóng.

Bạch truật

Bạch truật là dược liệu khá quen thuộc trong các bài thuốc Đông Y trị các bệnh về dạ dày. Đây là loại thảo dược sống lâu năm mới có thể thu hoạch nên khá quý có tác dụng trị tỳ, vị hư nhược, tiêu hóa kém. Tinh dầu chiết xuất từ bạch truật có khả năng làm làm trung hoà acid dịch vị trong dạ dày, nhờ đó có thể giảm các triệu chứng đau rát hay nóng thượng vị do viêm loét dạ dày gây ra.

viêm loét dạ dày có uống được sâm
Bạch truật là loại thảo dược quý dùng để chữa viêm loét dạ dày rất tốt

Bên cạnh đó dùng bài thuốc có bạch truật cũng giúp giải quyết các vấn đề ợ nóng, ợ chua, rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy hay táo bón rất tốt. Dùng dược liệu này kết hợp một số vị thuốc khác sắc thuốc nước uống hoặc đem tan mịn vô viên dùng rất tốt cho những người bị các bệnh lý về dạ dày.

Bài thuốc từ bạch truật chữa bệnh viêm loét dạ dày

  • Nguyên liệu: 10g Bạch truật, 6g Hắc táo nhân, 8g Cam thảo, 9g Trần bì, 9g Hậu phác.
  • Cách làm: Các nguyên liệu sắc thành thuốc uống ngày 3 lần

Chè dây

Chè dây còn có tên gọi khác là bạch liễm, khau rả, là một loại cây thân lèo thường bám vào các cây cổ thụ trong các khu rừng lớn và được dùng làm dược liệu trị bệnh rất tốt. Trong thảo dược này có chứa hàm lượng tanin, flavonoid và đường có tác dụng việc trung hoà acid và cầm máu tại những tổn thương do viêm loét dạ dày gây ra.

Khả năng kháng khuẩn chống viêm trong chè dây giúp tăng cường loại bỏ các vi khuẩn có hại gây bệnh như vi khuẩn HP và làm giảm đi các triệu chứng đau nhức khó chịu cho người bệnh. Người thường xuyên bị ợ chua, khó tiêu, trào ngược dạ dày, hơi thở có mùi sau khi dùng chè dây các triệu chứng này cũng nhanh chóng biến mất.

Người bệnh viêm loét dạ dày chỉ cần pha 60 – 70 gram chè dây với khoảng 1 lít nước uống mỗi ngày sẽ làm thuyên giảm các triệu chứng bệnh an toàn và hiệu quả.

Dạ cẩm

Cây dạ cẩm còn có tên gọi khác là cây loét mồm, là loại thân leo mọc dại phân bố nhiều ở các tình miền núi phía Bắc. Theo Đông Y, Dạ cẩm đem đến tác dụng giải độc, giảm đau, tiêu viêm rất tốt nên thường được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh. Các hoạt chất có trong cây dạ cẩm giúp làm giảm các cơn đau quặn đồng thời trung hòa acid dịch vì và làm thuyên giảm nhanh chứng viêm loét dạ dày.

viêm loét dạ dày có uống được sâm
Cây dạ cẩm giúp làm giảm các triệu chứng ợ hơi, rối loạn tiêu hoá, đau vùng thượng vị do viêm loét dạ dày gây ra

Dùng bài thuốc có dạ cẩm còn đem đến tác dụng giảm ợ hơi, ợ chua, hồi phục các tổn thương tại vùng niêm mạc giúp dạ dày người bệnh khoẻ mạnh nhanh chóng. Các hoạt chất alcaloid, ngoài ra còn có tanin và saponin đều là những chất có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh lý về dạ dày.

Dạ cẩm thường được dùng dưới dạng thuốc đã được sao khô, dạng cao hoặc cốm. Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày với dạ cẩm rất đơn giản, chỉ cần dùng 10g cao dạ cẩm dạng lỏng hoà với nước sôi và mật ong uống mỗi ngày sẽ thấy bệnh nhanh chóng thuyên giảm.

Phòng tránh bệnh viêm loét dạ dày

Phòng tránh bệnh viêm loét dạ dày không hề khó, chỉ cần bạn chú ý thay đổi các thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học và lành mạnh hơn. Tham khảo thêm về các biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả dưới đây

  • Ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa hay ăn quá khuya.
  • Hạn chế ăn các đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, các thức ăn quá cứng
  • Hạn chế dùng các chất kích thích
  • Tăng cường rau xanh, trái cây, cùng các thực phẩm tốt cho sức khoẻ.
  • Uống đủ 2- 2,5 lít nước mỗi ngày.
  • Ăn chín uống sôi, tránh xa các thực phẩm mất vệ sinh.
  • Không lạm dụng thuốc Tây, dùng thuốc quá liều hay ngưng thuốc sớm.
  • Tập thể dục thể thao nâng cao sức đề kháng.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ
  • Giữ tinh thần vui vẻ lạc quan.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bị viêm loét dạ dày có uống được sâm không. Đừng quên thay đổi một lối sống khoa học hơn để phòng tránh bệnh này hiệu quả nhất.

Cùng chuyên mục

Viêm hang vị dạ dày là gì?

Viêm hang vị dạ dày: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị

Viêm hang vị dạ dày đặc trưng bởi tình trạng vùng niêm mạc hang vị bị viêm cấp tính hoặc mãn tính. Bệnh lý có các triệu chứng nhận biết...

Chữa viêm hang vị dạ dày bằng nghệ với 4 cách thực hiện đúng nhất

Viêm hang vị dạ dày sẽ gây ra những cơn đau rát vùng thượng vị, đặc biệt về đêm và trời lạnh làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng...

viêm loét dạ dày có nên uống sữa

Bị viêm loét dạ dày có nên uống sữa? Chuyên gia giải đáp

Bị viêm loét dạ dày có nên uống sữa không là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Bởi lẽ chế độ ăn uống và lối sống có tác...

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý về đường tiêu hóa đặc trưng bởi tình trạng loét, viêm ở niêm mạc dạ dày và phần đầu của ruột...

thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

Các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày và lưu ý khi dùng

Các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày được sử dụng nhằm hạn chế sự tấn công của các vi khuẩn và aicd quá mức khiến các vết loét...

Bị viêm loét dạ dày nên ăn gì? Uống gì để hỗ trợ điều trị

Bị viêm loét dạ dày nên ăn gì? Uống gì để hỗ trợ điều trị

Bên cạnh chức năng cung cấp các dưỡng chất và năng lượng cần thiết cho cơ thể, một số loại thực phẩm còn có khả năng bảo vệ, hỗ trợ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn