Viêm khớp cổ tay: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị

Viêm khớp cổ chân: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Viêm khớp háng: Dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh viêm khớp: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Viêm khớp cùng chậu là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Viêm khớp thái dương hàm: Nguyên nhân và cách điều trị

10+ bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp cực hay

Viêm đa khớp là gì? Biểu hiện nhận biết và hướng điều trị

Các thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp và lưu ý khi dùng

Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì? Nguy hiểm không? Hướng điều trị

Viêm khớp háng ở trẻ em: Nguyên nhân và thông tin cần biết

Viêm khớp háng ở trẻ em là bệnh lý xương khớp lành tính và tương đối phổ biến. Dạng viêm khớp gối này thường gặp ở các bé trai trong độ tuổi 4 – 10. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh viêm khớp háng có thể ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển hình thể và khả năng vận động của bé sau này.

Viêm khớp háng ở trẻ em là gì?

Khớp háng là một khớp hoạt dịch, hình chỏm cầu với ổ cối xương chậu lõm, nằm giữa xương chậu, xương đùi và hệ thống dây chằng. Đây là khớp có xương cùng hệ thống cơ bắp dẻo dai và dây chằng vững chắc. Với tầm hoạt động lớn, đây là khớp nền tảng chống đỡ toàn bộ trục thân và chi dưới.

Viêm khớp háng ở trẻ em là tình trạng đau nhức và sưng viêm tại vùng khớp háng, thường xuất hiện ở trẻ em 4 – 10 tuổi. Bệnh lý này liên quan tới quá trình hoại tử vô khuẩn tự phát tại mỏm xương đùi của bé. Thông thường, tình trạng viêm khớp háng ở trẻ em dễ bị chẩn đoán nhầm sang bệnh lao khớp háng tại các tuyến cơ sở.

Viêm khớp háng ở trẻ em là gì?
Viêm khớp háng ở trẻ em là tình trạng đau nhức và sưng viêm tại vùng khớp háng, thường xuất hiện ở trẻ em 4 – 10 tuổi.

Vì vậy, khi xác định vấn đề chính xác, tình trạng này đã bước sang giai đoạn nặng nề, dẫn đến hậu quả chỏm xương đùi bị phá hủy hoàn toàn. Viêm khớp háng ở trẻ em có thể diễn tiến âm thầm ở một hoặc cả hai bên khớp háng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bệnh tình có thể phát triển rất nhanh chóng, mạnh mẽ và đột ngột.

Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp háng ở trẻ em sẽ kéo dài và tự giới hạn khoảng 2 – 3 năm sau khi khởi phát. Khi các triệu chứng trở nên trầm trọng, một phần ổ cối và chỏm xương đùi sẽ bị biến dạng theo thời gian, gây ra chứng viêm xương khớp thoái hóa thứ phát. 

Dấu hiệu nhận biết viêm khớp háng ở trẻ em

Các chuyên gia cơ – xương – khớp cho biết, bệnh lý này thường khởi phát một cách bất ngờ. Thông thường, bé sẽ sốt nhẹ, đau mỏi ở vùng đùi hay đầu gối, dáng đi tập tễnh, cử động khớp háng khó khăn… Bên cạnh đó, trẻ có thể bị nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc nhiễm trùng tai – mũi – họng trước khi bắt đầu đau nhức khớp háng.

Các triệu chứng viêm khớp háng ở trẻ em không khó để nhận biết. Tuy nhiên, vì bé đang trong độ tuổi tinh nghịch, hiếu động và vận động thường xuyên nên nhiều bậc phụ huynh có thể vô tình bỏ qua những biểu hiện điển hình dưới đây:

  • Sốt cao: Khi khớp háng bị sưng viêm và tổn thương, trẻ em rất dễ bị sốt. Đây cũng là một trong những biểu hiện thường được cha mẹ nhầm lẫn với bệnh cảm cúm nhất để rồi vô tình bỏ qua trong hành trình chăm sóc – nuôi dạy con cái.
  • Đau nhức: Viêm khớp háng ở trẻ em sẽ dẫn đến nhiều cơn đau nhức với mức độ khác nhau tùy theo tình trạng bệnh lý. Các cơn đau thường xuất hiện không thường xuyên. Đôi khi, bé vì mải chơi nên không để ý. Đến khi cảm giác đau mỏi trở nên trầm trọng, các con mới báo cho phụ huynh biết. Nếu phát hiện trẻ di chuyển khó khăn và hạn chế vận động, bạn cần hỏi han con trẻ ngay để tìm hiểu nguyên nhân cụ thể.
  • Sưng đỏ: Cha mẹ có thể dễ dàng nhận thấy triệu chứng sưng viêm ở vị trí này. Khi tắm cho trẻ, độc giả hãy quan sát cẩn thận và kiểm tra xem cơ thể bé có biểu hiện khác thường nào không.
  • Sụt cân: Hiện tượng viêm đỏ, sốt cao khiến con uể oải, mệt mỏi và chán ăn, từ đó sụt cân và suy nhược cơ thể. Nếu trẻ đang bị sụt cân thì rất có thể chứng viêm khớp háng đã khởi phát từ lâu và đang trở nên nghiêm trọng.
  • Các triệu chứng khác: Sốt cao, đau nhức, sưng đỏ và sụt cân là những dấu hiệu nhận biết điển hình của bệnh viêm khớp háng ở trẻ em. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, bé có thể bị viêm kết mạc, viêm nhiễm tai – mũi – họng hoặc rối loạn tiêu hóa.

Ngay khi thấy con trẻ xuất hiện bất kỳ biểu hiện bất thường, phụ huynh cần chủ động đưa bé đi thăm khám tại các bệnh viện uy tín để được chẩn đoán kịp thời và điều trị đúng hướng.

Triệu chứng viêm khớp háng ở trẻ em
Ngay khi thấy con trẻ xuất hiện bất kỳ biểu hiện bất thường, phụ huynh cần chủ động đưa bé đi thăm khám.

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp háng ở trẻ em

Chấn thương trong quá trình vận động là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm khớp háng ở trẻ em. Trẻ em 4 – 10 tuổi vô cùng nghịch ngợm, hiếu động, đặc biệt là các bé trai. Trong khi chạy nhảy, vui đùa cùng bè bạn mỗi ngày, bé rất dễ té ngã và chấn thương. Tác động cơ học này trở thành tác nhân hàng đầu gây ra các vấn đề xương khớp nói chung và viêm khớp háng nói riêng ở trẻ em.

Bên cạnh đó, hệ thống cơ – xương – khớp của các con còn non yếu, hệ miễn dịch chưa thực sự hoàn thiện. Do đó, nấm, virus và vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công và hình thành hiện tượng viêm nhiễm. Ngoài ra, bệnh lý này có thể mang tính chất bẩm sinh hoặc liên quan đến những vấn đề xương khớp như:

  • Viêm màng hoạt dịch xuất hiện khi cơ thể trẻ bị virus tấn công hoặc xuất huyết tại sụn khớp. Tình trạng này khá phổ biến ở trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Viêm khớp tự phát vị thành niên xảy ra khi hệ miễn dịch tự tấn công vào chính các mô sụn bên trong cơ thể. Viêm khớp tự phát vị thành niên còn có tên gọi khác là viêm khớp vô căn.
  • Loạn sản xương hông được hiểu đơn giản là tình trạng em bé bị lệch trật xương hông ngay từ lúc mới sinh. Tuy nhiên, đến khi trẻ 3 – 4 tuổi, những biểu hiện của bệnh mới thực sự rõ ràng. Nguyên nhân dẫn đến chứng loạn sản xương hông là do cơ thể người mẹ tiết ra quá nhiều hormone relaxin của trong suốt thai kỳ.
  • Hoại tử chỏm xương đùi diễn ra khi máu không thể lưu thông đến đùi và xương chậu. Vì vậy, hệ thống cơ – xương – khớp không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và chết dần theo thời gian. Tình trạng này xuất hiện chủ yếu ở trẻ em 6 – 9 tuổi.

Phương pháp chẩn đoán viêm khớp háng ở trẻ em

Việc chẩn đoán bệnh viêm khớp háng ở trẻ em từ sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị. Đầu tiên, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng dựa trên mức độ triệu chứng. Sau đó, trẻ sẽ được chỉ định thực hiện một số bài kiểm tra vận động cơ bản như: di chuyển vùng hông, vận động đầu gối, chuyển động khớp háng cũng như kiểm tra vận động các khớp khác.

Phương pháp chẩn đoán viêm khớp háng ở trẻ em
Bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám lâm sàng dựa trên mức độ triệu chứng.

Khi phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định bé tham gia:

  • Xét nghiệm máu: Nếu bé bị viêm khớp háng thì tốc độ lắng của máu sẽ nhanh hơn so với bình thường, đồng thời, phản ứng protein cũng tăng lên đáng kể. Kỹ thuật này còn góp phần loại trừ một số nguyên nhân gây bệnh (như bệnh Lyme).
  • Chụp X-quang: Bác sĩ tiến hành chụp X-quang nhằm quan sát tổn thương ở các mô xương – sụn – khớp.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Phương pháp này hỗ trợ bác sĩ quan sát những biểu hiện bất thường về cấu trúc của sụn khớp.
  • Sinh thiết khớp: Dạng xét nghiệm này có khả năng phát hiện vi khuẩn cũng như tình trạng bất thường của tế bào bạch cầu.
  • Siêu âm khớp háng: Công nghệ này giúp phát hiện dấu hiệu viêm nhiễm nhờ vào các chất lỏng bên trong dịch khớp.

Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ kết hợp các kỹ thuật trên trong quá trình chẩn đoán nhằm xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và mức độ tổn thương. 

Biện pháp điều trị viêm khớp háng ở trẻ em

Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bé có thể nhanh chóng khỏi bệnh, hồi phục hoàn toàn và phát triển bình thường, ổn định. Trong suốt quá trình điều trị, cha mẹ nên để bé hạn chế cử động chân bị bệnh cho đến khi cơ thể thực sự bình phục. 

Ngược lại, nếu phát hiện bệnh quá muộn, mỏm xương đùi có thể bị phá hủy hoàn toàn và thoái hóa dần dần theo thời gian. Khi bệnh nhi không thể đáp ứng những hình thức chữa bệnh thông thường như: sử dụng thuốc Tây, tập vật lý trị liệu và chỉnh hình khớp, bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc phẫu thuật thay thế khớp nhân tạo. 

Các biện pháp điều trị viêm khớp háng ở trẻ em phổ biến hiện nay là:

Sử dụng thuốc Tây

Thông thường, các loại thuốc chữa bệnh đau nhức xương khớp sẽ được chỉ định nhằm cải thiện triệu chứng sưng viêm và xoa dịu cơn đau. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa tác dụng không mong muốn, bạn không nên cho con em dùng thuốc kháng sinh liều cao. Trước khi kê đơn, bác sĩ sẽ xem xét liều lượng cẩn thận và kỹ lưỡng. 

Do đó, cha mẹ cần tuyệt đối tuân thủ những chỉ định này. Bên cạnh thuốc kháng sinh, trẻ có thể bổ sung thêm canxi và vitamin (dưới dạng thuốc và thực phẩm) nhằm tăng cường mức độ chắc khỏe của hệ thống xương khớp.

Biện pháp điều trị viêm khớp háng ở trẻ em
Các loại thuốc chữa bệnh đau nhức xương khớp sẽ được chỉ định nhằm cải thiện triệu chứng sưng viêm và xoa dịu cơn đau.

Các loại thuốc Tây chữa bệnh viêm khớp háng ở trẻ em thường được sử dụng là: naproxen, aspirin và ibuprofen 400. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ hướng dẫn bé dùng corticosteroid và methotrexat. Các bậc phụ huynh tuyệt đối không tự ý chọn mua và cho phép con em sử dụng thuốc Tây bừa bãi.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp chữa bệnh an toàn, lành tính và có thể mang đến kết quả vô cùng khả quan. Sự kết hợp hài hòa, hợp lý giữa điều trị nội khoa và vật lý trị liệu có thể giảm thiểu lượng thuốc Tây mà bệnh nhi cần sử dụng. Trong quá trình áp dụng liệu pháp này, cha mẹ nên trực tiếp hỗ trợ con em luyện tập đúng cách. 

Bên cạnh đó, bé có thể tự tập các động tác yoga vừa sức nhẹ nhàng để đẩy lùi triệu chứng đau nhức và cải thiện chức năng vận động. Ngoài ra, phương pháp xoa bóp, châm cứu – bấm huyệt, chườm nóng – chườm lạnh cũng là giải pháp giúp trẻ nhanh chóng giảm đau và phục hồi sức khỏe.

Chỉnh hình khớp háng

Nếu bé bị chấn thương khớp háng hoặc loạn sản xương hông quá nặng thì bác sĩ sẽ chỉ định chỉnh hình ngay từ đầu để phòng tránh nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng vận động trong tương lai. Với phương pháp điều trị này, trẻ em sẽ phải sử dụng nẹp và hạn chế di chuyển tối đa. Vì vậy, phụ huynh nên chủ động giúp đỡ con em trong giai đoạn này.

Phẫu thuật thay khớp

Phẫu thuật can thiệp là biện pháp điều trị cuối cùng được cân nhắc nếu các triệu chứng đe dọa nghiêm trọng đến khả năng vận động sau này của bệnh nhi. Phương pháp này tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Do đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ trao đổi cặn kẽ và thảo luận kỹ lưỡng với phụ huynh trước khi tiến hành.

Cách phòng ngừa bệnh viêm khớp háng ở trẻ em?

Bệnh viêm khớp háng có thể xuất hiện ở bất kỳ giới tính, độ tuổi, đối tượng. Ngày nay, tỷ lệ viêm khớp háng ở trẻ em đang có xu hướng gia tăng. Để chủ động ngăn ngừa bệnh lý này, cha mẹ và con trẻ cần lưu ý một số vấn đề sau:

Duy trì cân nặng hợp lý

Phụ huynh hãy đảm bảo cân nặng của bé luôn ở mức ổn định. Tình trạng thừa cân – béo phì là một trong những tác nhân hàng đầu khiến bé bị viêm khớp háng. Khi cân nặng cơ thể tăng lên, các khớp nói chung và khớp hông, háng, đầu gối nói riêng phải chịu đựng một áp lực to lớn. Thời gian trôi qua, sự căng thẳng quá mức này sẽ phá vỡ lớp đệm nâng đỡ của các sụn khớp.

Cách phòng ngừa bệnh viêm khớp háng ở trẻ em?
Phụ huynh cần đảm bảo cân nặng của bé luôn ở mức hợp lý, ổn định.

Tuy nhiên, áp lực cơ học không phải là mối lo ngại duy nhất. Bạn có biết, mô mỡ có thể sản sinh cytokine (một loại protein kích thích phản ứng viêm bên trong cơ thể)? Cytokine sẽ phá hủy cấu trúc tự nhiên của khớp bằng cách thay đổi chức năng của các tế bào sụn. Nếu bé tăng cân, hàm lượng chất này gia tăng đáng kể, từ đó đẩy nhanh quá trình phá hủy sụn khớp.

Cân bằng lượng đường trong máu

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, bệnh tiểu đường có thể tác động tiêu cực đến khả năng kiểm soát lượng đường (glucose) trong máu của bé. Đây cũng là một trong những yếu tố nguy cơ thường gặp nhất của bệnh viêm khớp háng ở trẻ em.

Khi lượng đường trong máu tăng lên, các sụn khớp sẽ trở nên thô cứng và nhạy cảm trước các căng thẳng cơ học. Hơn nữa, bệnh tiểu đường có thể kích hoạt hiện tượng viêm toàn thân, cuối cùng gây mất sụn. Đây cũng chính là nguyên nhân hơn một nửa người bệnh tiểu đường gặp phải các vấn đề về xương khớp.

Tập thể dục – thể thao hàng ngày

Đây là một trong những phương pháp duy trì tính dẻo dai, linh hoạt và chắc khỏe của hệ thống xương khớp ngay từ khi bệnh tình khởi phát. Chỉ cần tập luyện thể dục – thể thao với cường độ vừa phải 30 phút/lần và lặp lại 5 lần/tuần, con em bạn sẽ luôn khỏe mạnh, năng động và tràn đầy sức sống. Thêm vào đó, tập thể dục giúp tăng cường hoạt động của phổi và tim mạch, giảm thiểu rủi ro mắc bệnh tiểu đường cũng như duy trì vóc dáng gọn gàng, cân đối.

Đi bộ, chạy bộ, bơi lội, tập yoga và những động tác thể dục nhẹ nhàng là cách đơn giản nhất để bé yêu rèn luyện thân thể mỗi ngày. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để thiết kế bài tập phù hợp nhất với thể trạng và tình hình triệu chứng hiện tại. 

Nếu con bị đau vì tập luyện liên tục hoặc đau sau khi kết thúc bài tập 1 – 2 tiếng, trong những lần sau, người đọc nên điều chỉnh thời gian tập luyện và cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn. Để hạn chế chấn thương tối đa, cha mẹ cần theo dõi sát sao và lắng nghe cơ thể của bé.

Chơi thể thao cẩn thận

Vì khớp háng đang tổn thương và mô sụn chưa lành hẳn nên bé rất dễ bị viêm khớp (nguy cơ cao gấp 7 lần trẻ em bình thường). Bên cạnh đó, trật khớp, gãy xương, rách dây chằng… cũng có thể gây ra tình trạng thoái hóa khớp ở trẻ (chiếm tỷ lệ 50%). Vì vậy, phụ huynh cần chú ý phòng tránh chấn thương khi con chơi thể thao bằng cách dặn dò kỹ lưỡng cũng như cho bé mặc đồ bảo hộ lúc tham gia những bộ môn vận động mạnh.

Chơi thể thao cẩn thận
Phụ huynh nên dặn dò bé yêu cẩn thận khi chơi đùa, chạy nhảy.

Ngoài ra, thực đơn ăn uống đa dạng dưỡng chất (đặc biệt giàu vitamin D, canxi và omega-3) có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc phòng ngừa bệnh lý. Cha mẹ nên để bé uống nước đầy đủ và bổ sung nhiều trái cây, thịt cá, rau xanh, ngũ cốc, các loại đậu cùng nhiều loại hạt. Chế độ sinh hoạt – học tập – nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp trẻ thêm lanh lợi, linh hoạt và mạnh khỏe. 

Viêm khớp háng ở trẻ em là bệnh lý xương khớp tương đối lành tính và không khó nhận biết. Tuy nhiên, cha mẹ cần thường xuyên theo sát con trẻ để phát hiện bệnh lý kịp thời và xử lý đúng hướng nếu trẻ không may mắc phải vấn đề này. Bên cạnh đó, bạn nên khuyến khích con trẻ duy trì lối sống khoa học với chế độ ăn uống khoa học và thói quen học tập – vui chơi – nghỉ ngơi điều độ. Khi trẻ xuất hiện dấu hiệu bất thường về khả năng vận động, hãy kịp thời hỏi han, chăm sóc và chủ động đưa bé đi thăm khám bác sĩ nếu cần thiết.

Cùng chuyên mục

thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

Top 8 thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp phổ biến nhất

Việc dùng các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả...

Bệnh viêm khớp dạng thấp trong quan niệm Đông y

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Đông y, y học cổ truyền

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Đông y là phương pháp kế thừa tinh hoa y học phương Đông từ ngàn xưa. Trên thực tế, cách chữa bệnh này...

viên khớp gối

Viêm khớp gối: Nguyên nhân, Triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp gối là bệnh lý về xương khớp thường gặp ở rất nhiều đối tượng và gây ra các cơn đau nhức trầm trọng làm cản trở khả năng...

Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì?

Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì? Nguy hiểm không? Hướng điều trị

Viêm khớp nhiễm khuẩn là bệnh lý xương khớp xuất hiện khi các vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào các khớp, gây ra tình trạng sưng đau, viêm nhiễm....

Viêm khớp cổ chân: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Viêm khớp cổ chân: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Viêm khớp cổ chân là một trong những bệnh lý liên quan đến xương khớp thường gặp ở người cao tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa. Các triệu...

Viêm khớp cổ tay

Viêm khớp cổ tay: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị

Viêm khớp cổ tay thường gặp ở những người thường xuyên làm các công việc bàn giấy cần gõ máy tính hay viết lách nhiều, hoặc cũng liên quan đến...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn