Viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì để phòng và điều trị bệnh
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá điều trị và phục hồi cho những người mắc các lý liên quan đến xương khớp. Viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì để phòng và điều trị bệnh tốt nhất, tất cả sẽ được tổng hợp chi tiết tại đây.
Viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì?
Với bất cứ bệnh lý nào thì việc điều trị luôn cần song song giữa các chỉ định của bác sĩ kết hợp với dinh dưỡng phù hợp để tăng cường thời gian phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Đặc biệt trong điều trị viêm khớp dạng thấp càng cần đặc biệt chú ý thực đơn dinh dưỡng hằng ngày vì có rất nhiều thực phẩm có thể hủy hoại xương khiến tình trạng đau nhức trầm trọng hơn.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp không chỉ làm ngăn chặn tình trạng xương khớp bị tổn thương mà còn mang mục đích giúp sức khỏe ổn định hơn. Khi cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt thì có thể hạn chế tình trạng các vi khuẩn, virus xâm nhập đồng thời hỗ trợ quá trình tiếp nhận điều trị bằng thuốc hay vật lý trị liệu tốt hơn.
Theo đó, bác sĩ khuyến khích người bệnh nên tăng cường bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, Magie.. đều là các chất tốt cho sụn khớp. Mặt khác bệnh nhân nên kiêng triệt để các thực phẩm làm tổn thương sụn khớp khác như món ăn nhiều dầu mỡ, muối, đường … Cụ thể, viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì sẽ được tổng hợp dưới đây
Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Các thực phẩm chiên xào nhiều lần, có chứa hàm lượng chất béo cao chưa bao giờ là tốt cho sức khỏe. Các chất béo xấu trong thực phẩm này có thể làm tăng cân nhanh chóng và gây áp lực lên các sụn khớp khiến chúng bị tổn thương nhiều hơn, đặc biệt với những người đang mắc các bệnh lý về xương khớp.
Các nghiên cứu cho thấy nếu trong khẩu phần ăn mỗi ngày có chứa 20% chất béo bão hòa sẽ làm tăng nguy cơ các bệnh về xương. Nguyên nhân là do axit béo bão hòa lắng đọng ở sụn sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa, sụn yếu và hư hỏng các lớp đệm ở sụn khớp. Tình trạng viêm cũng bị các yếu tố này kích thích trở nên trầm trọng hơn nếu không nhanh chóng điều trị.
Do đó người bị viêm khớp dạng thấp tuyệt đối nên loại bỏ các món ăn thức ăn nhanh như khoai tây chiên, gà rán, cá viên, hotdog ra khỏi khẩu phần ăn ít nhất là cho tới khi đã điều trị bệnh thành công. Trong trường hợp cần nấu ăn thì nên ưu tiên dùng các loại dầu thực phẩm, dùng dầu mới mỗi lần, tuyệt đối không dùng dầu đã chiên đi chiên lại nhiều lần.
Thực phẩm nhiều muối
Dù cơ thể thiếu muối có thể gây ra rất nhiều bệnh lý như bướu cổ, thiếu nước,hệ thần kinh hoạt động kém nhưng thừa muối cũng gây ra nhiều hệ lụy không kém. Chế độ ăn quá mặn không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận, bệnh về tuyến giáp mà còn có thể “công phá” các sụn khớp và gây béo phì.
Nguyên nhân là do khi ăn mặn bạn cần uống nhiều nước hơn khiến cơ thể tích nước bên trong lòng mạch, kẽ gian bào và cả tổ chức tăng lên làm tăng cân nhanh chóng. Đây cũng là nguyên nhân gây béo phì rất ít người biết tới và làm tăng sức nặng lên các sụn khớp nhiều hơn.
Ăn mặn chính là nguyên nhân gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khác như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm… Do đó bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm đông lạnh, thực phẩm đã chế biến sẵn vì chúng thường cần nhiều muối để ướp hay bảo quản.
Đồng thời các thức ăn mặn thường kích thích việc uống nhiều nước và làm tăng khả năng bài tiết khiến canxi cũng bị đào thải ra bên ngoài. Lượng canxi vốn đã không đủ nay còn bị đào thải khiến xương mục rỗng và suy yếu nhanh chóng hơn.
Những dạng thực phẩm đóng hộp hay mì tôm hoặc các món đồ muối chua cũng nằm chung trong danh sách viêm khớp dạng thấp nên kiêng gì mà bạn cần ghi nhớ.
Thực phẩm nhiều đường
Đường tinh luyện không chỉ là nguyên nhân gây tăng cân mà còn làm phá hoạt sụn khớp nghiêm trọng. Sử dụng các loại đường này sẽ khiến lượng calo nạp vô nhiều hơn số calo bị đốt cháy, do đó làm cân nặng bị tăng nghiêm trọng và tại tiếp tục khiến các sụn khớp chịu nhiều sức ép từ cơ thể đổ dồn xuống trầm trọng hơn.
Rất nhiều các nghiên cứu đã chứng minh những người sử dụng hàm lượng đường lớn trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày thường có mật độ xương thấp hơn hẳn. Xương bị rỗng và rất dễ gặp các tổn thương. Đồng thời nó còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khiến việc điều trị viêm khớp dạng thấp gặp thêm rất nhiều khó khăn.
Các thực phẩm mà người bệnh cần tuyệt đối tránh xa như trà sữa, các loại nước ngọt, nước có da hay một số loại bánh quy, bánh ngọt. Với những người đang điều trị đường nếu muốn dùng đường thì nên dùng các loại đường giảm cân hoặc mật ong trong một số trường hợp để giảm bớt các tác động đến cân nặng và hệ thống xương khớp.
Thực phẩm nhiều tinh bột
Viêm khớp dạng thấp nên kiêng gì thì tuyệt đối không thể thiếu các thực phẩm nhiều tinh bột hay bột mì. Bột mì được sản xuất ra có nguồn gốc từ lúa mì, khi được dùng chế biến làm các bánh chiên ra nó có thể làm tăng cao nồng độ glucose trong máu. Lượng glucose bị dư thừa này sẽ tạo ra các liên kết với protein trong cơ thể nhằm gây ra các phản ứng glycation khiến quá trình viêm nhiễm nặng nề hơn.
Do đó tốt nhất bạn nên hạn chế các thực phẩm được chế biến chủ yếu từ bột mì như bánh mì, bánh cam, bánh chiên.. Đặc biệt là các loại bánh chiên rán càng làm tình trạng viêm sưng to hơn. Nếu có nhu cầu ăn bánh mì bạn nên lựa chọn các loại bánh mì ngũ cốc, bánh mì nguyên cám hay bánh mì lúa mạch đen sẽ tốt hơn rất nhiều.
Các loại thịt đỏ
Trong các nhóm thịt đỏ có hàm lượng đạm vô cùng dồi dào, chất này có tham gia vào quá trình cấu tạo nên các cơ và xương. Tuy nhiên các nghiên cứu lại cho thấy ăn quá nhiều chất này lại chính là nguyên nhân gây loãng xương, gout và cả viêm khớp dạng thấp cùng rất nhiều bệnh lý khác.
Nguyên nhân là do trong các thực phẩm này thường có hàm lượng các axit béo omega-6 khá cao, đây lại không phải một chất béo lành mạnh và tốt cho sức khỏe. Khi cơ thể chứa quá nhiều chất này sẽ làm tăng lượng mức cholesterol cùng các mỡ tăng lên khiến các tình trạng sưng viêm trở nên trầm trọng hơn.
Đồng thời hàm lượng cao có trong các loại thịt này cũng tăng các phản ứng sưng viêm hơn. Do vậy nên những người viêm khớp dạng thấp và gout cực kỳ không nên sử dụng nhóm thực phẩm này. Các loại thuộc nhóm này người bệnh nên ăn kiêng như thịt dê, thịt bò.. Thịt heo cũng thuộc nhóm này nhưng vẫn có thể ăn với mức độ phù hợp.
Thịt chó
Thịt chó cũng thuộc nhóm thịt đỏ nhưng mức độ nguy hiểm của nó cao hơn hẳn các loại thịt cùng nhóm còn lại. Loại thịt này có hàm lượng đạm cực kỳ cao, hàm lượng calo cũng rất lớn có thể khiến người bệnh tăng cân nhanh chóng trong thời gian điều trị và gây các sức ép lên sụn khớp khiến tình trạng sưng phù lớn hơn.
Bên cạnh đó, thịt có có tình nhiệt lại có hàm lượng acid uric cao nên rất dễ gây ảnh hưởng đến chức năng của gan, thận, và cả hệ thống xương khớp. Dù xương chó được đánh giá là có hàm lượng canxi cũng khá cao nhưng lại là canxi dạng photpho, khi vào đến cơ thể ngược lại sẽ gây ra một số tình trạng đào thải ngược lại canxi ra bên ngoài.
Đặc biệt nếu người bệnh ăn các loại chó bị đánh bả, chó dại không được chế biến đảm bảo thì còn có thể gây ra các vấn đề nhiễm khuẩn nặng hơn và gây ra các kích ứng sưng viêm liên quan đến viêm khớp dạng thấp thêm trầm trọng. Cần chú ý rằng bệnh dại cũng có thể lây nhiễm qua đường ăn uống nên nếu không đảm bảo quy trình chế biến thì người bệnh cũng có nguy cơ lây nhiễm rất cao.
Nội tạng động vật
Nội tạng động vật hau các món lòng nếu chế biến không đảm bảo có thể gây ra nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm sán cao không hề tốt cho người bệnh chút nào mặt khác còn gây hại cho dạ dày. Sử dụng các thực phẩm này quá mức còn là nguy cơ gây ra rất nhiều vấn đề cho hệ thống xương khớp mà người bệnh không thể lường được.
Do trong các nội tạng động vật có chứa hàm lượng đạm purin rất cao, khi được cơ thể hấp thụ chúng nhanh chóng chuyển hóa thành các acid uric. Hàm lượng acid uric trong máu tăng cao cũng làm lắng đọng các thể muối urat bao quanh khớp gây đau nhức và kích thích các phản ứng sưng viêm thêm trầm trọng.
Nhất là với những người đang điều trị viêm khớp dạng thấp hay gout sau khi ăn nội tạng động vật thường có xu hướng sưng to tại đầu gối, mắt cá chân, đi lại khó khăn cùng những cơn đau nhức kéo dài khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi.
Bột ngọt, mì chính (MSG)
Khi nấu ăn, người ta thường thêm bột ngọt hay mì chính vào để cân bằng hương vị giúp món ăn không bị gắt. Tuy nhiên nếu ăn món ăn nào có chứa quá nhiều hai gia vị này bạn có xu hướng cảm thấy người mỏi mệt, chân tay tê cứng, say bột ngọt, buồn nôn khó chịu toàn thân.
Nguyên nhân là do Monosodium glutamat có trong bột ngọt có thể làm kích hoạt các phản ứng viêm mãn tính khiến bệnh nguy hiểm hơn. Đồng thời các nghiên cứu cũng đã tìm thấy có natri trong mì chính – một trong những chất khiến tình trạng loãng xương, viêm khớp dạng thấp tiến triển nhanh chóng hơn.
Tốt nhất bạn nên hạn chế nhóm các thực phẩm có nêm nếm gia vị này quá nhiều. Tuy nhiên nếu đi ăn ngoài thì các món ăn đã được chế biến sẵn nên rất khó điều chỉnh. Nếu nấu ở nhà bạn cần chú ý nên cho mì chính sau khi món ăn đã nấu xong, chuẩn bị tắt bếp để phòng tránh một số vấn đề nguy hại cho sức khỏe.
Cà phê
Cà phê là thức uống giúp người dùng tỉnh táo và không thể thiếu mỗi ngày với rất nhiều người, nhất là với những người đi làm công việc văn phòng buổi sáng. Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy, sử dụng quá nhiều cà phê lại khiến mật độ xương thấp hơn đồng thời dễ kích ứng các phản ứng viêm nhiễm hơn.
Sử dụng cứ 100mg cà phê nguyên chất có thể khiến bạn mất đi đến 6mg canxi, điều này sẽ không hề tốt cho những người đang bị viêm khớp dạng thấp chút nào vì nó sẽ làm kéo dài thời gian điều trị hơn. Do đó với băn khoăn Viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì thì chắc chắn không thể thiếu cà phê hay các chế phẩm khác có chứa cà phê.
Chú ý không uống cà phê vào buổi tối vì sẽ làm kích thích thần kinh gây mất ngủ khiến người bệnh dễ bị các cơn đau nhức làm phiền. Ngoài ra, với các thức uống trà đặc ( pha từ trà xanh nguyên chất), cacao hay socola người bệnh cũng chú hạn chế tối thiểu.
Đồ muối chua
Cà muối, dưa muối, kim chi cải thảo là những món muối chua cực kỳ quen thuộc giúp kích thích khẩu vị hoặc làm các món ăn kèm cho bớt ngán. Tuy nhiên những thực phẩm này thường chứa hàm lượng muối, đường hoặc ớt khá nhiều nên sẽ không phù hợp cho những người đang điều trị các bệnh về xương khớp.
Đồng thời hàm lượng muối cao có trong nhóm thực phẩm này sẽ làm bài tiết canxi, tăng nguy cơ gây ra một số triệu chứng bệnh có hệ tiêu hóa cũng như có thể gây ung thư dạ dày. Vì vậy bạn nên hạn chế tối thiểu ăn các thực phẩm này để điều trị viêm khớp dạng thấp nhanh chóng hơn.
Rượu, bia và các thức uống có cồn
Các thức uống có cồn không chỉ gây hại cho các cơ quan nội tạng mà còn ảnh hưởng lên toàn bộ hệ thống xương khớp. Rượu bia sẽ làm loãng mật độ xương khiến sụn khớp bị rỗng, yếu hơn nên dễ mắc nhiều bệnh hơn.
Trong một số trường hợp bạn cũng có thể uống một số loại rượu thuốc ngâm cho xương khớp nhưng cần rất hạn chế. Tốt nhất chỉ nên dùng khoảng 1 ly/ ngày để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe.
Trên đây là những thực phẩm giải đáp cho băn khoăn “Viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì” của bạn. Tốt nhất người bệnh nên tự nấu nướng tại nhà để có thể dễ dàng điều chỉ chế độ dinh dưỡng cũng như nêm nếm các gia vị cho phù hợp. Tham khảo thêm bác sĩ hay các chuyên gia dinh dưỡng để có dược thực đơn hợp lý giúp đẩy nhanh tiến trình điều trị bệnh nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!