Viêm khớp cổ tay: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị

Viêm khớp háng: Dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh viêm khớp: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Viêm khớp cùng chậu là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Viêm khớp thái dương hàm: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm khớp cổ chân: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Chữa viêm đau khớp gối bằng thuốc nam với các thảo dược dễ kiếm

10+ bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp cực hay

Viêm đa khớp là gì? Biểu hiện nhận biết và hướng điều trị

Các thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp và lưu ý khi dùng

Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không? Nhận định từ chuyên gia

“Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không?” là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi theo các chuyên gia đầu ngành, đây là một bệnh lý tự miễn, khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc điều trị bệnh dứt điểm còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cơ chế phát bệnh, thể trạng, di truyền,… Theo thống kê, đa số trường hợp bị viêm khớp dạng thấp cần mất nhiều thời gian điều trị, thậm chí sống chung với căn bệnh này về sau.

Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không? Nhận định từ chuyên gia
“Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không?” là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm

Viêm khớp dạng thấp nguy hiểm không?

Viêm khớp dạng thấp hay viêm đa khớp dạng thấp là một trong những bệnh lý liên quan đến xương khớp phổ biến, nhất là ở người trung niên, cao tuổi. Các triệu chứng của bệnh lý tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng tác động tiêu cực đến khả năng vận động, sinh hoạt hàng ngày và chất lượng cuộc sống.

Bệnh viêm khớp dạng thấp nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể phát sinh các biến chứng nguy hiểm như:

  • Suy giảm chức năng vận động, biến dạng ổ khớp: Theo số liệu thống kê cho thấy, trên 90% người bệnh viêm khớp dạng thấp gặp phải hiện tượng cứng khớp. Trong đó, có khoảng 45% ca bệnh bị suy giảm chức năng vận động, 16% mất khả năng vận động hoàn toàn sau 5 năm khởi phát bệnh. Nghiêm trọng nhất có khoảng 15% trường hợp bị tàn phế, không thể tự vận động, di chuyển, sinh hoạt cần nhờ đến sự giúp đỡ của người khác.
  • Xuất hiện những vấn đề ngoài da: Tổn thương do viêm khớp dạng thấp gây ra có thể xuất hiện mẩn đỏ, vết lở loét hay hình thành những khối u xơ trên da,… Các biểu hiện này thường tập trung ở ngón tay, khuỷu tay, vùng dưới móng chân, móng tay.
  • Một số bệnh lý liên quan đến tim mạch: Người bệnh viêm đa khớp dạng thấp có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch cao hơn người bình thường gấp 4 lần. Một số bệnh lý phổ biến như xơ vữa động mạch, thấp tim, đột quỵ,…
  • Ngoài những biến chứng trên, bệnh lý còn ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của thận, phổi, gan,… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do tác dụng phụ của thuốc chống viêm, giảm đau.

Việc chuẩn đoán cụ thể nguyên nhân gây bệnh và xác định mức độ bệnh lý là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp đạt được hiệu quả tốt nhất.

Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không? Nhận định từ chuyên gia

Hiện nay, vẫn chưa có minh chứng khoa học nào về cơ chế khởi phát bệnh viêm khớp dạng thấp. Theo các chuyên gia đầu ngành, đây là một trong những tự miễn, xảy ra do phản ứng quá phát của hệ miễn dịch gây ra. Do đó, việc điều trị bệnh dứt điểm vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Khi cơ thể bị tấn công bởi các yếu tố dị nguyên, vi khuẩn, virus,… Lúc này hệ miễn dịch có xu hướng phản ứng lại để bảo vệ cơ thể thông quá việc tăng sản sinh những tế bào bạch cầu nhằm tiêu trừ các tác nhân gây hại.

Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch hoạt động quá mức, đồng nghĩa với việc những tế bào bạch cầu sẽ nhầm lẫn và tấn công vào những mô sụn ổ khớp khỏe mạnh, hình thành phản ứng tự miễn. Tình trạng này có thể làm tổn thương màng hoạt dịch bao xung quanh khớp. Và hệ quả là tạo thành những chất gây viêm như TNF-alpha, protein và làm bùng phát các biểu hiện viêm đa các khớp.

Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không?
Theo nhận định của các chuyên gia, viêm khớp dạng thấp rất khó điều trị dứt điểm. Hiện nay, vẫn chưa có một phương pháp y học nào được minh chứng khắc phục các triệu chứng bệnh lý hoàn toàn

Ngoài ra, trong quá trình tiếp nhận và điều trị các bác sĩ chuyên khoa nhận thấy bệnh viêm khớp dạng thấp có mối liên hệ mật thiết với yếu tố di chuyền. Trường hợp bệnh nhân có người thân trong gia đình mắc các bệnh lý liên quan đến xương khớp, nhất là viêm khớp thì tỉ lệ khởi phát bệnh sẽ cao hơn người bình thường từ 20 – 50%.

“Viêm khớp dạng thấp có chữa được không?” là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Giải đáp về vấn đề này, chuyên gia cho biết việc điều trị bệnh lý cần phải dựa vào nguyên nhân khởi phát. Một số trường hợp có thể trạng, sức khỏe tốt, các phản ứng quá phát có xu hướng biến mất hoàn toàn sau vài tuần và không tái phát. Tuy nhiên, thực tế những trường hợp này chiếm tỷ lệ rất thấp.

Thông thường, liệu trình điều trị viêm khớp dạng thấp có thể kéo dài vài tuần đến vài năm đến khi các biểu hiện của bệnh lý dần thuyên giảm. Tuy nhiên, với những hợp có lối sống không lành mạnh, sinh hoạt không điều độ sẽ có tỷ lệ tái bệnh rất cao.

Theo nhận định của các chuyên gia, viêm khớp dạng thấp rất khó điều trị dứt điểm. Hiện nay, vẫn chưa có một phương pháp y học nào được minh chứng khắc phục các triệu chứng bệnh lý hoàn toàn. Phần lớn những trường hợp mắc bệnh nên xác định sống chung với bệnh về sau.

Các phương pháp chữa viêm đa khớp dạng thấp hiệu quả

Như đã đề cập, bệnh viêm khớp dạng thấp không thể điều trị dứt điểm. Những phương pháp điều trị chỉ có thể cải thiện các triệu chứng đau nhức, sưng viêm, tê cứng khớp và ngăn ngừa các biến chứng phát sinh. Do đó, việc phát hiện và điều trị sớm sẽ hạn chế những tổn thương và hư hại ở ổ khớp hiệu quả. Căn cứ vào nguyên nhân khởi phát, tình trạng bệnh lý và thể trạng của mỗi người bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra những hướng điều trị phù hợp.

1. Sử dụng thuốc Tây điều trị

Những loại thuốc Tây được bác sĩ chỉ định trong điều trị viêm khớp dạng thấp có tác dụng giảm đau, chống viêm, hạn chế tổn thương mô sụn ổ khớp, đồng thời ngăn ngừa bệnh lý tiến triển và phát sinh các biến chứng nặng nề.

Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm khớp dạng thấp:

  • Đối với những trường hợp bệnh mới khởi phát: Ở giai đoạn này, các biểu hiện của bệnh lý gây đau nhức, tê cứng khớp ở mức độ nhẹ, chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động, sinh hoạt của người bệnh. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau (Diclofenac, Meloxicam, Paracetamol,…) để kiểm soát bệnh lý.
  • Trường hợp bệnh lý tiến triển: Khi khớp có dấu hiệu viêm, đau nhức, sưng đỏ rõ rệt, lúc này người bệnh sẽ gặp khó khăn trong quá trình vận động, di chuyển. Lúc này, bác sĩ có thể sử dụng một số loại thuốc điều trị ở dạng đường uống và tiêm như thuốc chống viêm chứa corticoid (Prednisone, Methylprednisolone,…)
Sử dụng thuốc Tây điều trị
Những loại thuốc Tây được bác sĩ chỉ định trong điều trị viêm khớp dạng thấp có tác dụng giảm đau, chống viêm, hạn chế tổn thương mô sụn ổ khớp, đồng thời ngăn ngừa bệnh lý tiến triển
  • Viêm khớp dạng thấp phát sinh biến chứng: Trong giai đoạn này, các triệu chứng của bệnh lý đã tiến triển nghiêm trọng, phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định thuốc corticoid ở liều cao và một số loại thuốc chống thấp khớp có tác dụng chậm như Methotrexat, Salazopyrine,… (DMARDs).

2. Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh

Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc cải thiện các triệu chứng bệnh lý. Ưu điểm của phương pháp này là lành tính, các dược liệu dễ tìm, hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc Tây điều trị.

Một số mẹo dân gian hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm khớp dạng thấp:

  • Bài thuốc từ gừng tươi chữa bệnh: Người bệnh có thể dùng gừng ngâm với rượu và xoa bóp trực tiếp lên khu vực cần điều trị. Hoặc bạn cũng có thể rang muối nóng rồi cho vào túi vải, thêm vài lát gừng và hành tây và chườm lên vùng bị đau nhức, sưng viêm.
  • Bài thuốc từ ngải cứu cải thiện viêm khớp dạng thấp: Lá ngải cứu sao khi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng thì cho vào máy xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt rồi cho thêm 2 muỗng mật ong nguyên chất vào khuấy đều và uống trực tiếp. Hoặc bạn cũng có thể dùng lá ngải cứu sắc với nước lọc và uống hàng ngày.
  • Bài thuốc cải thiện bệnh lý từ bột quế: Lấy một lượng bột quế vừa đủ pha với nước ấm uống mỗi ngày sẽ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh lý hiệu quả.

3. Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng bài thuốc Đông y

Theo quan điểm của Đông y, các biểu hiện của viêm khớp dạng thấp là do kinh mạch, khí huyết không được lưu thông, tích tụ lâu ngày sẽ dẫn đến đau nhức, sưng đỏ, tê cứng các khớp. Hầu hết những bài thuốc Đông y sẽ tập trung tiêu trừ phong thấp, tán phòng hàn, từ đó cải thiện các triệu chứng đau nhức, khó chịu do bệnh lý gây ra.

Một số bài thuốc được áp dụng trong cải thiện bệnh viêm khớp dạng thấp như: Độc hoạt tang ký sinh, Quyên tý thang, Bát vị hoàn Quế chi, Thược dược Tri mẫu thang,…

4. Các bài tập hỗ trợ chữa viêm khớp dạng thấp

Việc duy trì tập luyện thường xuyên, đúng cách với cường độ phù hợp theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn sẽ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh lý hiệu quả. Bên cạnh đó, còn giúp nâng cao thể trạng, tăng cường khả năng vận động, dẻo dai của hệ thống xương khớp, đồng thời làm chậm quá trình thoái hóa.

Một số bài tập được các chuyên gia khuyến khích tập luyện như: Các bài tập yoga, đi bộ, đạp xe, aerobic nhẹ nhàng, bơi lội,…

Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả cũng như an toàn trong quá trình tập luyện, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

Các bài tập hỗ trợ chữa viêm khớp dạng thấp
Việc duy trì tập luyện thường xuyên, đúng cách với cường độ phù hợp theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn sẽ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh lý hiệu quả
  • Nên lựa chọn những bài tập phù hợp với thể trạng và tình trạng bệnh lý. Tránh những bài tập quá sức, gây áp lực mạnh lên các khớp.
  • Tập luyện dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia hoặc bác sĩ chuyên môn. Tập luyện với cường độ từ thấp lên cao, khi mới tập luyện, người bệnh nên chonh những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản. Mỗi buổi tập kéo dài khoảng 45 phút. Mỗi ngày tập luyện từ 3 – 4 lần.
  • Đối với những trường hợp vị viêm khớp dạng thấp nên dành 10 phút để khởi động, làm nóng các cơ trước khi tập luyện nhằm tránh các chấn thương không mong muốn.

Duy trì tập luyện kết hợp xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh là một trong những biện pháp hỗ trợ quá trình đạt được kết quả tốt nhất và ngăn ngừa bệnh phát triển. Bên cạnh đó, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn kéo dài dai dẳng ảnh hưởng đến khả năng vận động, sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện đau nhức khớp, sưng viêm, tê cứng, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau giúp phòng ngừa và kiểm soát các bệnh lý hiệu quả:

  • Tiến hành thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 2 lần. Bởi viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn nên việc chủ động phòng tránh sẽ hạn chế phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp các bác sĩ chuyên khoa có những phương án điều trị tốt nhất.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể và hệ thống xương khớp như canxi, kẽm, vitamin D, collagen,… Đồng thời, tránh dung nạp những thực phẩm gây bất lợi cho quá trình điều trị như bia rượu, thức ăn chế biến sẵn, các món ăn chứa nhiều gia vị,…
  • Tiến hành thăm khám và điều trị dứt điểm tình trạng nhiễm khuẩn. Khi nhiễm khuẩn xuất hiện các biểu hiện đi kèm như sưng đỏ các khớp, sốt nhẹ, viêm khớp nhiễm khuẩn,… Lúc này bạn cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và khắc phục kịp thời.
  • Kiểm soát chỉ số cân nặng phù hợp với thể trạng là một trong những biện pháp giúp ngăn ngừa và cải thiện các triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp hiệu quả.
  • Đời sống quan hệ tình dục lành mạnh, bởi một số tình trạng nhiễm khuẩn lây lan qua đường tình dục là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp
  • Người bệnh nên tăng cường tập luyện thể dục thể thao đều đặn giúp cải thiện khả năng vận động, giảm đau nhức, sưng viêm khó chịu, tăng sức khỏe cho hệ thống xương khớp làm chậm quá trình lão hóa.
  • Yếu tố di truyền có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Do đó, bạn cần chú ý hơn nếu trong gia đình có người thân mắc các bệnh liên quan đến xương khớp, nhất là viêm khớp.

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không?”. Theo các chuyên gia đầu ngành, việc điều trị bệnh lý còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau. Đa số những trường hợp mắc bệnh rất khó chữa trị dứt điểm, người bệnh có thể mất thời gian dài điều trị hoặc thậm chí sống chung với bệnh về sau. Để ngăn ngừa bệnh tiến triển và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị kịp thời.

Cùng chuyên mục

Phương pháp chẩn đoán viêm khớp háng ở trẻ em

Viêm khớp háng ở trẻ em: Nguyên nhân và thông tin cần biết

Viêm khớp háng ở trẻ em là bệnh lý xương khớp lành tính và tương đối phổ biến. Dạng viêm khớp gối này thường gặp ở các bé trai trong...

thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

Top 8 thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp phổ biến nhất

Việc dùng các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả...

Bệnh viêm khớp dạng thấp trong quan niệm Đông y

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Đông y, y học cổ truyền

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Đông y là phương pháp kế thừa tinh hoa y học phương Đông từ ngàn xưa. Trên thực tế, cách chữa bệnh này...

Bệnh viêm khớp là gì?

Bệnh viêm khớp: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bệnh viêm khớp là thuật ngữ chung mô tả hơn 100 bệnh lý có thể ảnh hưởng đến các khớp, mô quanh khớp và mô liên kết ở khớp. Đây...

Viêm khớp cổ tay

Viêm khớp cổ tay: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị

Viêm khớp cổ tay thường gặp ở những người thường xuyên làm các công việc bàn giấy cần gõ máy tính hay viết lách nhiều, hoặc cũng liên quan đến...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn