Viêm khớp cổ tay: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị

Viêm khớp háng: Dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh viêm khớp: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Viêm khớp cùng chậu là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Viêm khớp thái dương hàm: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm khớp cổ chân: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Chữa viêm đau khớp gối bằng thuốc nam với các thảo dược dễ kiếm

10+ bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp cực hay

Viêm đa khớp là gì? Biểu hiện nhận biết và hướng điều trị

Các thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp và lưu ý khi dùng

Viêm khớp cùng chậu ở nam giới và phương pháp điều trị

Viêm khớp cùng chậu ở nam giới có thể gây ra các cơn đau lan từ cột sống thắt lưng xuống đùi làm hạn chế khả năng vận động đồng thời có thể làm rối loạn đường tiểu. Cần sớm phát hiện và điều trị sớm để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm khác có thể làm ảnh hưởng chất lượng sinh hoạt và tinh thần mỗi ngày.

Viêm khớp cùng chậu ở nam giới là gì?

Viêm khớp cùng chậu ở nam giới là tình trạng viêm tại vị trí khớp giữa xương cột sống và xương chậu. Do khớp này nằm tại dưới cột sống và đảm nhiệm vai trò nối xương chậu với xương sống nên đây được coi là một trong những dạng bệnh phổ biến của viêm cột sống dính khớp. Bệnh có thể xuất hiện ở 1 bên hoặc cả hai bên xương chậu.

viêm khớp cùng chậu ở nam giới
Viêm khớp cùng chậu ở nam giới cũng là một bệnh lý gây ra triệu chứng đau nhức khó chịu và làm cản trở khả năng vận động đáng kể

Trên thực tế, viêm khớp cùng chậu thường có xu hướng xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn do các hoạt động sinh nở thường gây tác động mạnh làm giãn nở các sụn này. Tuy nhiên bệnh vẫn có thể xuất hiện trên nam dưới những cơn đau nhức trầm trọng cũng rất nhiều biến chứng nguy hiểm không kém.

Bệnh thường được đặc trưng bởi những cơ quan như cột sống thắt lưng, mông, đùi, hông, bàn chân.. Cụ thể hơn, những triệu chứng đặc trưng của bệnh như sau

  • Xuất hiện những cơn đau cột sống thắt lưng: Các cơn đau thường bắt đầu xuất hiện tại cột sống với mức độ nhẹ hoặc trầm trọng hơn khi mang vác vật nặng. Tuy nhiên càng về sau cơn đau càng xuất hiện với tần suất dày đặc hơn thậm chí có thể đau cả khi nằm nghỉ.
  • Đau ở đùi: Cơn đau xuất hiện ban đầu từ cột sống sau đó lan dần xuống đùi khiến người bệnh đi lại khó khăn, chân tay luôn trong tình trạng tê cứng không muốn hoạt động. Việc ngồi hay nằm nghỉ đôi khi vẫn xuất hiện cơn đau, đặc biệt khi về đêm. Nếu để lâu không điều trị kịp thời còn có thể gây teo cơ đùi, mông do các dây thần kinh tại đây bị chèn ép lâu ngày.
  • Đau khi ngồi hoặc nằm: Do vùng cùng chậu nằm ngay vị trí đặc biệt giữa hông và cột sống nên những tổn thương tại đây khiến người bệnh vô cùng đau nhức khiến người bệnh vô cùng đau nhức khi ngồi hay nằm do có áp lực từ trên xuống chèn ép.
  • Co cứng khung chậu: Triệu chứng này thường xuất hiện sau khi người bệnh ngủ dậy, khu vực khung chậu có cảm giác co cứng, bỏng rát và không thể di chuyển hay hoạt động. Đôi khi tình trạng này cũng có thể kéo dài đến cả 30 phút khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi.
  • Rối loạn đường tiểu: Do khớp cùng chậu và đường tiểu có mối liên hệ mật thiết với nhau nên các tổn thương tại 1 cơ quan cũng gây ảnh hưởng đến cơ quan còn lại và gây ra tiểu buốt, tiểu rắt hay bí tiểu.
  • Rối loạn chức năng tình dục: Đặc biệt nếu bệnh biến chứng dẫn tới dính khớp còn có thể gây rối loạn chức năng vận động do việc sưng viêm khớp cùng chậu khiến nam giới không thể quan hệ hay xoay phần dưới cơ thể một cách linh hoạt bình thường.

Nam giới nếu mắc chứng viêm khớp cùng chậu sẽ rất khó để sinh hoạt hay làm việc như bình thường bởi chỉ cần di chuyển cũng gây ra các triệu chứng đau nhức vô cùng. Do đó cần phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt để lấy lại cuộc sống bình thường cho người bệnh.

Nguyên nhân gây viêm khớp cùng chậu ở nam giới

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm khớp cùng chậu ở nam giới như chấn thương, một số bệnh lý viêm khớp liên quan hoặc có thể là do nhiễm trùng. Cần phát hiện chính xác nguyên nhân để có thể đưa ra hướng điều trị nhanh chóng và phù hợp nhất.

viêm khớp cùng chậu ở nam giới
Các chấn thương nặng tại lưng, xương chậu chính là nguyên nhân chủ yếu gây viêm khớp cùng chậu ở nam giới

Các nguyên nhân chính gây bệnh bao gồm

  • Do chấn thương: Nam giới là đối tượng thường xuyên tham gia các môn vận động thể chất có tính đối kháng mạnh như đá bóng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Ngoài ra những người từng bị tai nạn xe cộ, tai nạn lao động gây gãy xương đùi, tổn thương cột sốt hay cùng khớp háng nếu không điều trị đúng cách cũng gây ra bệnh lý nguy hiểm nay.
  • Do nhiễm trùng: Một số trường hợp viêm khớp cùng chậu cũng có thể xảy ra do các yếu tố viêm nhiễm nhưng thường ít xảy ra hơn.
  • Do bệnh lý xương khớp: Rất nhiều bệnh lý có thể là nguyên nhân gây viêm nhiễm cùng chậu như viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm xương khớp cột sống, viêm khớp vảy nến.. Những người mắc bệnh này thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn hẳn.
  • Do bệnh lý đường ruột: Những người mắc bệnh về đường ruột như viêm trực tràng, viêm ruột vừa có thể dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm cùng chậu và mắc bệnh cao hơn.
  • Bệnh nam khoa: Biến chứng của một số bệnh phụ khoa nếu không được điều trị triệt để chính là nguyên nhân gây bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, các bệnh đường tình dục
  • Một số yếu tố gây bệnh khác: béo phì, loãng xương, do di truyền hay cơ địa…

Trên thực tế các triệu chứng bệnh viêm khớp cùng chậu ở nam giới thường có triệu chứng khá giống một số bệnh lý về xương khớp liên quan như thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, hay đau dây thần kinh tọa nên cần phải sớm tìm hiểu chính xác nguyên nhân để có hướng điều trị phù hợp nhất.

Điều trị viêm khớp cùng chậu ở nam giới

Viêm khớp cùng chậu ở nam giới ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của nam giới khiến việc đi lại vận động gặp rất nhiều khó khăn. Việc di chuyển vận động luôn cần đến sự vận động linh hoạt của các khớp phần dưới nên cần phải có sự phối hợp linh hoạt của các sụn khớp linh hoạt nên nếu một trong những các cơ quan này tổn thương cũng sẽ khiến người bệnh vô cùng đau nhức.

Để có phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân và có phương pháp phù hợp. Bên cạnh các việc xem xét các triệu chứng sơ bộ, người bệnh sẽ được chỉ định chụp Xquang, CT, chụp MRI.. Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể được chỉ định tiêm thuốc tê xác định khớp tổn thương.

Tùy vào từng tình trạng người bệnh sẽ được chỉ định những phương pháp phù hợp như thuốc tây, thuốc đông y hay vật lý trị liệu để nhanh chóng phục hồi chức năng vận động nhất. Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể được chỉ định dùng nẹp từ phần lưng trở xuống để cố định lại cấu tạo của xương cùng chậu.

Dùng thuốc Tây y

Dùng thuốc sẽ là phương pháp đơn giản nhất để có thể kiểm soát cơn đau nhức hiệu quả nhất. Các loại kháng viêm, giảm đau hay kháng sinh có thể được chỉ định tùy từng trường hợp. Người bệnh cần phải tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ để nhanh chóng phục hồi chức khỏe.

viêm khớp cùng chậu ở nam giới
Sử dụng các loại thuốc giúp ức chế cơn đau và hỗ trợ thời gian phục hồi bệnh nhanh chóng hơn

Một số nhóm thuốc thường được chỉ định bao gồm

  • Thuốc giãn cơ: Mục đích dùng việc thuốc này nhằm cải thiện tình trạng co cứng cơ hay cơ thắt tại vùng xương chậu giúp người bệnh cảm thấy giảm bớt sự đau nhức khó chịu nhiều hơn.
  • Thuốc kháng viêm không steroid: Nhóm thuốc này thường dùng chủ yếu trong điều trị viêm khớp cùng chậu ở nam giới. Mục đích của các nhóm thuốc này chính là cải thiện tình trạng sưng viêm, kháng viêm, giảm đau Thuốc kháng viêm không steroid là một trong một số dòng thuốc được ưu tiên sử dụng trong chữa bệnh viêm khớp cùng chậu. Đồng thời các nhóm thuốc này cũng giúp giảm sốt nếu có liên quan đến các vấn đề nhiễm khuẩn.
  • Thuốc kháng sinh: Nếu nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến các vấn đề nhiễm khuẩn hoắc các bệnh liên quan thì cần phải sử dụng các nhóm kháng sinh để loại bỏ các ổ  vi khuẩn gây bệnh bên trong, từ đó mới có hướng điều trị phù hợp.
  • Thuốc giảm đau: thường dụng Ibuprofen (Advil, Motrin IB) hoặc Acetaminophen để kiểm soát cơn đau, giảm tình trạng tê cứng và hỗ trợ khả năng vận động nhanh chóng ổn định nhất.  Những nhóm thuốc này thuộc nhóm không kê đơn có thể tự mua ngoài tiệm thuốc nhưng vẫn cần phải có sự chỉ định của bác sĩ mới nên sử dụng.
  • Thuốc ức chế TNF: Loại thuốc này thuốc nhóm thuốc kê đơn được chỉ định khi các triệu chứng đau nhức không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc có liên quan đến viêm cột sống dính khớp.
  • Thuốc tiêm bên ngoài màng cứng corticoid: Với các cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm người bệnh sẽ được chỉ định tiêm một liều corticoid trực tiếp vào cùng sụn khớp bị tổn thương. Nhóm thuốc này có tác dụng cực mạnh có thể giảm sưng viêm nhanh chóng, ức chế cơn đau hiệu quả nhưng thường chỉ được áp dụng các triệu chứng bệnh cực kỳ nghiêm trọng.
  • Thuốc dùng cho các trường hợp nghiêm trọng: Với những triệu chứng bệnh nghiêm trọng, một số nhóm thuốc được chỉ định thường là cefotaxime, ceftriaxone kèm với metronidazole, azithromycine, roxithromicine..

Người bệnh khi được chỉ định dùng thuốc cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo phác đồ điều trị nhanh chóng nhất. Chú ý không tự ý lạm dụng thuốc hay tăng thêm liều dùng vì đều có thể gây hại cho sức khỏe và các cơ quan nội tạng.

Trong trường hợp cơn đau nhức diễn ra quá trầm trọng người bệnh cần liên hệ với bác sĩ trước khi tăng liều để tránh gây nguy hiểm. Một số nhóm thuốc có thể gây ra tình trạng mệt mỏi buồn ngủ sau khi sử dụng nên người bệnh cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh tham gia vận động hay làm việc máy móc có thể gây nguy hiểm.

Điều trị bằng Đông y

Các phương pháp Đông y cũng được rất nhiều người bệnh ưu tiên sử dụng để cải thiện sức khỏe, giảm đau nhưng không quá nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên phương pháp này chỉ được dùng do một số người bệnh mắc các triệu chứng khởi phát, chưa quá nguy hiểm vì thời gian điều trị thường rất lâu.

viêm khớp cùng chậu ở nam giới
Sử dụng các bài thuốc Đông y cũng có thể giúp giảm cơn đau và hỗ trợ khả năng phục hồi nhanh chóng nhất

Một số bài thuốc chữa viêm khớp cùng chậu bằng đông y thường được sử dụng bao gồm

Bài thuốc Độc Hoạt Ký Sinh Thang gia giảm

Bài thuốc này phù hợp với những người bị viêm khớp cùng chậu do thể hàn thấp. Phương pháp điều trị theo hướng trị trừ thấp, tán hàn, khu phong và tinh thông kinh lạc. Thực hiện như sau

  • Chuẩn bị cam thảo, tế tân mỗi vị 4g; đương quy, bạch thược, phục linh, đẳng sâm, xuyên khung mỗi thứ 10g, độc hoạt, tang ký sinh, phòng phong mỗi thứ 12g, ngưu tất, đỗ trọng mỗi vị 15g và 16g thục địa.
  • Các nguyên liệu rửa sạch, để ráo
  • Đem các dược liệu sắc cùng 5 chén nước sạch nấu cho tới khi nước cô lại còn 1 chén.
  • Tiếp tục cho thêm 5 chén nước vào sắc tiếp các dược liệu còn lại và đun đến khi nước cô đặc còn 1 chén.
  • Trộn hai nhóm thuốc này lại và chia thuốc thành bằng nhau rồi chia lại thành 2 phần.
  • Chia thuốc thành hai phần bằng nhau uống ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối
  • Sử dụng đều đặn cho tới khi bệnh  được thuyên giảm.

Bài thuốc Tứ Diệu Tán gia giảm

Bài thuốc này chuyên trị viêm khớp cùng chậu thể thấp nhiệt với phát xuống khiến các sụn khớp sưng đau, xương khớp và mềm nhão kèm theo tê cứng hai chân không thể di chuyển. Thực hiện như sau

  • Dùng ý dĩ, hoàng bá, ngưu tất và thương truật mỗi thứ 10g.
  • Các vị thuốc trên đem tán thành bột mịn để cất vào lọ sạch để dùng dần.
  • Mỗi ngày dùng 10 – 12g bột mịn vào nước ấm
  • Dùng 2 – 3 lần/ngày

Bài thuốc Tả Quy Hoàn

Đây là bài thuốc phù hợp với những người bị viêm khớp cùng chậu thể âm hư. Ngoài ra còn có thể dùng cho những người bị ra mồ hôi trộm, chóng mặt, can thận suy yếu.. Thực hiện như sau

  • Sử dụng 120g ngưu tất, thỏ ty tử, sơn thù, hoài sơn, kỷ tử, quy bản, lộc giác giao mỗi thứ 160g, và 320g thục địa
  • Các nguyên liệu tên làm sạch rồi tán tất cả thành bột mịn, cho thêm mật ong rồi vo thành từng viên nhỏ, bảo quản trong lọ thủy tinh để nơi thoáng mát.
  • Mỗi lần dùng 12- 16g hòa cùng nước ấm quấy đến khi tan hết.
  • Uống thuốc 2 – 3 lần/ngày.

Bài thuốc Hữu Quy Hoàn

Với những người bị viêm khớp cùng chậu thể dương hư  gây đau lung mỏi gối kèm theo tê mỏi tây chân nên dùng Bài thuốc Hữu Quy Hoàn để cải thiện các triệu chứng bệnh nhanh chóng nhất. Thực hiện như sau

  • Dùng nhục quế, phục tử chế mỗi vị 80g; 120g đương quy; hoài sơn, lộc giác giao, kỷ tử, đỗ trọng, sơn thù mỗi thị 160g và 320g thục địa
  • Các nguyên liệu tên làm sạch rồi tán tất cả thành bột mịn, cho thêm mật ong rồi vỡ thành từng viên nhỏ, bảo quản trong lọ thủy tinh để nơi thoáng mát.
  • Mỗi lần dùng khoảng  4 – 8g hỗn hợp hòa cùng nước ấm
  • Có thể uống 1 lần hoặc 2 – 3 lần/ngày

Các bài thuốc tại nhà từ thảo dược

Với các trường hợp bệnh mới khởi phát người bệnh có thể được chỉ định tự điều trị tại nhà bằng một số phương pháp đơn giản kết hợp với một số loại thuốc tây. Do không nên dùng thuốc TÂY và Đông y cùng lúc, tuy nhiên bạn vẫn có thể sử dụng một số bài thuốc từ các loại thảo dược có sẵn xung quanh nhà.

viêm khớp cùng chậu ở nam giới
Sử dụng một số loại thảo dược có thể hỗ trợ việc điều trị đạt kết quả nhanh chóng hơn

Cần chú ý rằng các bài thuốc này không mang tác dụng trị bệnh mà chỉ có thể cải thiện phần nào các triệu chứng hoăc giảm đau bên ngoài. Người bệnh có thể dùng các bài thuốc này thay thế cho thuốc giảm đau trong một số trường hợp cũng đem đến tác dụng giảm đau hiệu quả và lại rất an toàn.

Một số bài thuốc từ thảo dược đơn giản tại nhà bạn có thể sử dụng như sau

Sắc thuốc với lá lốt giúp giảm đau hiệu quả

  • Dùng một nắm lá lốt tươi rửa sạch, ngâm cùng nước muối để loại bỏ tạp chất.
  • Vớt lá lốt ra đem phơi khô dưới bóng râm
  • Sắc lá lốt cùng khoảng 500ml nước cho tới khi cạn còn một nửa
  • Chia thuốc ra uống ngày hai lần.

Bài thuốc từ nha đam giúp chữa lành tổn thương

  • Dùng 1 nhánh nha đam nhỏ, rửa sạch rồi gọt bỏ, lấy phần gel trắng bên trong.
  • Thoa trực tiếp gel này lên vùng da bên ngoài bị sưng tấy hay đau nhức
  • Thực hiện 3 – 4 lần/ngày cho đến khi triệu chứng thuyên giảm

Bài thuốc từ cà tím giúp tăng khả năng phục hồi

  • Dùng 1 trái cà tím rửa sạch, ngâm cùng nước muối pha loãng rồi vớt ra để ráo.
  • Cắt bỏ núm cà, cắt lát mỏng rồi nấy cùng 1 lít nước sạch
  • Ninh cà tím trong nồi cho tới khi nước nguội hẳn
  • Bỏ bã, chia nước ra sử dụng hết ngay trong ngày, nên dùng trước bữa ăn.

Dùng ngải cứu hấp rượu xoa bóp giảm đau

  • Ngải cứu dùng một nắm vừa đủ, rửa sạch, ngâm cùng nước muối pha loãng
  • Hấp ngải cứu sau đó rưới thêm một ít rượu trắng phía trên
  • Dùng hỗn hợp này đắp lên vị trí sưng đau, dùng vải sạch để cố định lại.
  • Thay thuốc ngày 2 lần.
  • Thực hiện từ 1 – 2 lần/ngày.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu thường được áp dụng khi các triệu chứng bệnh đã chuyển qua giai đoạn mãn tính cần điều trị nhanh chóng. Các phương pháp vật lý trị liệu không chỉ giúp cải thiện tình trạng sưng viêm mà còn giúp đẩy nhanh tốc độ điều trị bệnh đáng kể. Tuy nhiên chú ý không nên dùng phương pháp này cho các trường hợp bệnh mãn tính.

viêm khớp cùng chậu ở nam giới
Các phương pháp vật lý trị liệu sẽ giúp giảm đau cực nhanh đồng thời hỗ trợ khả năng phục hồi nhanh chóng hơn

Một số phương pháp vật lý trị liệu có thể được chỉ định tùy từng trường hợp như sau

  • Sóng xung kích: thường sử dụng sóng Shockwave  dạng sóng âm mang năng lượng cao để kích thích trực tiếp vào vị trí các sụn khớp bị tổn thương để đẩy nhanh thời gian phục hồi, giảm đau, tái tạo tại các gân và mô mềm mới
  • Kích thích điện: bác sĩ sẽ đưa một nguồn điện với tần số phù hợp để ức chế cơn đau nhanh chóng, giảm tình trạng tê cứng và giúp các cơ thư giãn hơn. Thường dùng các loại điện kích thích như Diadynamic, Robert, Burst – TENS..
  • Châm cứu: Dùng các kim châm đã được tẩm thuốc để tác động vào các kinh huyệt giúp tăng cường khả năng máu huyết lưu thông, đưa dưỡng chất đến các sụn khớp bị tổn thương nhiều hơn để phục hồi chức năng.
  • Bấm huyệt: Dùng lực ở tay tác động đến các kinh huyệt để làm giảm đau, giảm sự chèn ép tại các dây thần kinh khá hiệu quả..

Tuy vật lý trị liệu có tác dụng cực kỳ nhanh chóng và hiệu quả, tuy nhiên vẫn có nguy cơ tái phát rất cao nếu người bệnh không có hướng chăm sóc sức khỏe phù hợp. Thường hiệu quả việc điều trị bằng các phương pháp này chỉ có thể duy trì trong vài năm và có thể phát bệnh lại sau đó với các triệu chứng nặng nề hơn.

Các bài tập phục hồi chức năng vận động

Song song với quá trình điều trị bằng các loại thuốc, người bệnh còn cần tiến hành tập luyện thể lực để nhanh chóng phục hồi lại chức năng vận động và sinh hoạt như bình thường. Với các triệu chứng bệnh nặng cần có sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo đúng tư thế, đúng động tác, còn với các trường hợp nhẹ bạn có thể tự luyện tập tại nhà hay tham gia các lớp yoga để lấy lại sức khỏe nhanh chóng.

viêm khớp cùng chậu ở nam giới
Một số bài tập hỗ trợ phục hồi chức năng vận động cho nam giới mắc chứng viêm khớp cùng chậu

Một số bài tập đơn giản người bệnh có thể tham khảo như sau

Bài tập 1: Chim bồ câu

Bài tập này có tác dụng mở rộng khớp hông và háng, giúp giảm đau và vận động linh hoạt hơn đáng kể. Thực hiện như sau

  • Nam giới ngồi bằng trên thảm hay mặt sàn, chân trái gập gối và co lại, duỗi hai chân phải về phía sau.
  • Đưa tay trái vòng qua eo đặt lấy hông đồng thời tay phải hướng vòng ngược lại để giữ đầu ngón chân phải.
  • Hạ thấp ngực gần xuống sàn nha
  • Duy trì tư thế trong 10s, trở lại tự thế ban đầu rồi thực hiện động tác với bên ngược lại.

Bài tập 2: Ngồi xổm

Mục đích của bài tập này nhằm rèn luyện độ dẻo dai cho cơ xương khớp từ đó có thể kích thích khả năng giãn nở của xương cùng chậu ổn định hơn. Thực hiện như sau

  • Người bệnh ngồi xổm xuống sàn sau cho hai chân mở rộng bằng vai.
  • Khi ngồi, hai tay chắp vào nhau rồi chống hai khuỷu tay lên đầu gối sau cho đùi cơ thể mở rộng hết mức có thể.
  • Hít thở đều đặn, cố gắng giữ tư thế trong khoảng 30s
  • Thực hiện liên tục 10 lần,

Bài tập 3: Bài tập con bướm

Các tư thế của bài tập của tư thế này tác động trực tiếp đến cơ xương và hông, giúp tăng cường sự khỏe mạnh và dẻo dai của xương khớp đồng thời giải tỏa căng thẳng stress rất hiệu quả. Thực hiện như sau

  • Bệnh nhân ngồi trên mặt phẳng hay thảm tập thả lỏng tư giãn trong 10s.
  • Sau đó hai chân gập vào phía trong sao cho hai lòng bàn chân úp vào nhau, căng đùi ra hết mức.
  • Thực hiện động tác vẫy đưa hai đùi lên xuống như cánh bướm bay.
  • Thực hiện liên tục khoảng 1 phút liên tục
  • Tập luyện mỗi ngày.

Phòng tránh viêm khớp cùng chậu ở nam giới

Dù hầu hết các trường hợp viêm khớp cùng chậu ở nam giới đều chưa đến giai đoạn phẫu thuật tuy nhiên bệnh vẫn tiềm ẩn rất nhiều vấn đề nguy hiểm mà người bệnh cần phòng tránh sớm. Người bệnh cần bắt đầu từ chính những phương pháp đơn giản như thay đổi cuộc sống và dinh dưỡng hằng ngày.

Thực hiện như sau

  • Hạn chế việc vận động nặng làm tác động lên cột sống và xương chậu quá mức
  • Hạn chế tham gia các bộ môn vận động đối kháng quá mức có thể gây nguy hiểm đến xương khớp
  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý liên quan đến xương khớp hay bệnh lý nhiễm khuẩn có liên quan
  • Xử lý nhanh chóng các chấn thương nếu có để ngăn ngừa các nguy cơ mắc bệnh
  • Bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho hệ thống xương khớp
  • Dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ
  • Uống nhiều nước hơn, có thể bổ sung các nước trái cây và nước ép rau củ
  • Hạn chế ăn các thực phẩm làm phá hủy hệ thống xương khớp như đồ uống cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ, nước ngọt có ga, thuốc lá hay các chất kích thích khác
  • Tập luyện thể dục thể thao hằng ngày với các bộ môn phù hợp với sức khỏe như yoga, dưỡng sinh..
  • Điều trị sức khỏe ngay khi có các vấn đề bất thường về sức khỏe

Viêm khớp cùng chậu ở nam giới làm ảnh hưởng trầm trọng đến chức năng vận động của người bệnh nên cần nhanh chóng điều trị càng sớm càng tốt. Đừng quên đi khám bệnh định kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần để sớm phát hiện các nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn và xử lý nhanh chóng nhất.

Cùng chuyên mục

Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là gì?

Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là gì? Nguy hiểm không?

Nổi hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp là một trong những dấu hiệu nhận biết đặc trưng của bệnh lý. Triệu chứng này thuộc một trong 7 tiêu...

Bệnh viêm khớp mắt cá chân: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh viêm khớp mắt cá chân: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm khớp mắt cá chân là một trong những bệnh lý liên quan đến xương khớp thường gặp. Các triệu chứng của căn bệnh này khiến người bệnh đau nhức,...

Các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất

Các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp mới nhất

Các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp được áp dụng nhằm giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong việc xác định mức độ tổn thương, giai đoạn tiến...

Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến nhất hiện nay. Đây là tình trạng tự miễn mạn tính và xuất hiện chủ yếu...

8 bài thuốc Đông y trị đau nhức xương khớp công hiệu

8 bài thuốc Đông y trị đau nhức xương khớp công hiệu

Y học cổ truyền căn cứ vào nguyên nhân phát sinh và triệu chứng cụ thể để phân chia chứng đau nhức xương khớp thành nhiều thể bệnh khác nhau....

Bà bầu bị đau nhức xương khớp

Bà bầu bị đau nhức xương khớp và cách khắc phục

Bà bầu bị đau nhức xương khớp là tình trạng vô cùng phổ biến gặp ở hầu hết mọi người. Tuy không quá nghiêm trọng nhưng tình trạng này khiến...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn