Các thuốc ngậm đau họng phổ biến có bán tại nhà thuốc

Viêm họng hạt mãn tính có chữa được không? Giải đáp

Thuốc điều trị viêm họng hạt và những lưu ý khi sử dụng

Viêm họng hạt có nguy hiểm không? Có gây ung thư không?

Viêm họng hạt nên kiêng gì để điều trị nhanh khỏi?

Cách chữa viêm họng hạt bằng các cây thuốc Nam thông dụng

Viêm hầu họng có tăng sinh mô hạt là gì? Nguy hiểm không?

Viêm họng hạt gây hôi miệng và cách xử lý

Viêm họng có hạt trắng là gì? Nguy hiểm không?

Đau rát cổ họng khi trời lạnh: Cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả

Viêm họng Vincent là gì? Dấu hiệu, Nguyên nhân, Điều trị

Viêm họng Vincent là một trường hợp của viêm họng loét phổ biến ở những người trẻ tuổi. Các triệu chứng bệnh lý thường gây nóng cổ họng, đau rát kèm theo biểu hiện mệt mỏi, sốt nhẹ tác động trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Viêm họng Vincent nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Viêm họng Vincent là gì? Dấu hiệu, Nguyên nhân, Điều trị
Viêm họng Vincent là một trường hợp của viêm họng loét phổ biến ở những người trẻ tuổi

Viêm họng Vincent là gì?

Viêm họng Vincent là một dạng của bệnh viêm họng, còn có tên gọi là Vanh-Xăng. Bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng nhiễm trùng ở niêm mạc hầu họng do trực khuẩn và xoắn khuẩn (Bacillus fusiformis, Borrelia vincentii) tấn công, từ đó gây ra rối loạn dinh dưỡng ở niêm mạc, hình thành các vết viêm loét.

Theo các chuyên gia, viêm họng Vincent thường khởi phát ở những đối tượng có độ tuổi từ 18 tuổi trở xuống. Các triệu chứng bệnh lý bùng phát ở những người có sức đề kháng tốt sẽ dần thuyên giảm sau 10 ngày điều trị, các vết loét ở niêm mạc sẽ lành lại.

Tuy nhiên, với các trường hợp có hệ miễn dịch suy giảm, nếu không có các biện pháp điều trị và chăm sóc đúng cách có thể khiến vết loét ngày càng lan rộng ra lưỡi và miệng, nặng hơn có thể gây ra hoại tử amidan, tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Nguyên nhân gây viêm họng Vincent

Viêm họng Vincent có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

Hệ miễn dịch suy giảm: Người có sức đề kháng thấp, hệ miễn dịch suy yếu sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm họng Vincent cao hơn những người có sức khỏe tốt. Khi cơ thể suy yếu sẽ tạo điều kiện thuận lợi để trực khuẩn và vi khuẩn xâm nhập và bùng phát các triệu chứng bệnh lý.

Vi khuẩn xâm nhập: Nguyên nhân chính gây bệnh viêm họng Vincent là do sự cộng sinh của Borrelia vincentii và Bacillus fusiformis tấn công dẫn đến viêm loét niêm mạc họng hầu. Những xoắn khuẩn, trực khuẩn hình thoi khu trú trong khoang họng sẽ làm bùng phát các triệu chứng bệnh lý trong điều kiện thuận lợi.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Hoạt động ăn uống hằng ngày sẽ tồn đọng cặn bã, thức ăn trong khoang miệng. Nếu không vệ sinh đúng cách sẽ khiến răng miệng bám bẩn, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ra các bệnh lý đường hô hấp, bao gồm bệnh viêm họng Vincent.

Tiếp xúc trực tiếp dị nguyên: Sinh sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, chứa nhiều bụi bẩn, hóa chất độc hại là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng nói chung và bệnh viêm họng Vincent.

Hệ quả của các bệnh lý khác: Trong các nghiên cứu cho thấy, các ca bệnh về tim mạch, tiểu đường, nhiễm HIV,…sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh viêm họng Vincent cao hơn người bình thường.

Nguyên nhân gây viêm họng Vincent
Nguyên nhân chính gây bệnh viêm họng Vincent là do sự cộng sinh của Borrelia vincentii và Bacillus fusiformis tấn công dẫn đến viêm loét niêm mạc họng hầu

Ngoài các nguyên nhân trên, các triệu chứng bệnh viêm họng Vincent còn khởi phát do một số tác nhân như: Thói quen tiêu cực trong sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng không khoa học, tác động tâm lý,…

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm họng Vincent

Các triệu chứng bệnh viêm họng Vincent thường dễ nhận biết vì khi bị vi khuẩn xâm nhập vào niêm mạc hô hấp sẽ gây viêm loét kèm theo các triệu chứng khó chịu.

Dưới đây là một số biểu hiện nhận biết của bệnh viêm họng Vincent:

  • Đau rát vùng họng: Khi bị trực khuẩn và xoắn khuẩn tấn công, người bệnh sẽ có cảm giác nóng họng, đau rát, khó chịu, nhất là khi trong hoạt động ăn uống, nuốt thức ăn, nước uống.
  • Hạch ở vùng cổ sưng to: Đây là hệ quả khi cơ thể sản sinh kháng thể và bạch cầu lympho để chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Hơi thở thường xuyên có mùi hôi gây khó chịu: Tình trạng này do vi khuẩn tấn công gây loét viêm kết hợp với các cặn bã thức ăn bị giữ lại ở khoang miệng trong thời gian dài gây ra mùi hôi khó chịu, khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp cũng như hoạt động ăn uống.
  • Amidan bị loét và sưng to: Trong một vài trường hợp viêm họng Vincent ở mức độ nghiêm trọng, khi các vết loét vỡ, lúc này sẽ tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn tấn công vào họng và mũi gây bùng phát các triệu chứng bệnh lý.
  • Biểu hiện toàn thân: Ngoài các triệu chứng điển hình trên, người bị viêm họng Vincent còn có một số biểu hiện toàn thân như mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ hoặc cao, có khi lên đến 40 độ, mất ngủ thường xuyên.

Viêm họng Vincent nguy hiểm không?

Bệnh viêm họng Vincent có thể điều trị triệt để nếu người bệnh tuân thủ biện pháp điều trị và áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng cách và phòng ngừa hiệu quả. Tuy nhiên, nếu chủ quan không điều trị để bệnh kéo dài sẽ tiến triển nặng hơn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng tại chỗ: Vết viêm loét do bệnh lý gây ra sẽ có xu hướng lan rộng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng họng hầu sau đó đến khoang miệng và lưỡi. Biểu hiện điển hình của biến chứng này là khó thở, khàn tiếng, đau rát, đau rát khi ăn uống, khó nói chuyện nghiêm trọng hơn có thể hoại tử amidan.

Biến chứng các khu vực lân cận: Vi khuẩn không chỉ tấn công ở vùng hầu họng mà còn có thể phát triển sang hệ thống mũi, họng, tai và hệ hô hấp dẫn đến khởi phát các biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi,…

Viêm họng Vincent nguy hiểm không?
Ung thư vòm họng được xem là biến chứng nặng nề nhất do bệnh viêm họng Vincent gây ra

Biến chứng xa: Khi bệnh tiến triển nghiêm trọng, lúc này các xoắn khuẩn và vi khuẩn sẽ xâm nhập sâu vào máu và di chuyển đến các cơ quan trong cơ thể, từ đó gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến xương, gan, phổi,…

Những biến chứng nguy hiểm viêm họng Vincent: Ung thư vòm họng được xem là biến chứng nặng nề nhất do bệnh viêm họng Vincent gây ra. Nếu không có các biện pháp điều trị nhanh chóng có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.

Các biện pháp điều trị bệnh viêm họng Vincent

Các triệu chứng viêm họng Vincent kéo dài có thể gây ra các biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh. Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể đe dọa đến tính mạng.

Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện hoặc nghi ngờ bệnh viêm họng Vincent, bạn nên chủ động đến bệnh viện để được bác sĩ tiến hành thăm khám và áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời.

Sử dụng thuốc Tây điều trị

Nguyên nhân chính dẫn đến khởi phát bệnh viêm họng Vincent là do xoắn khuẩn và trực khuẩn. Để việc điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất, bên cạnh sử dụng các loại thuốc kiểm soát triệu chứng, bác sĩ còn điều trị căn nguyên gây bệnh. 

Một số loại thuốc kháng viêm, kháng sinh thường được sử dụng phổ biến trong chữa bệnh viêm họng Vincent như: Ampicillin, Amoxicillin hoặc Penicillin,…Liệu trình điều trị thường kéo dài trong 10 ngày.

Các loại thuốc Clindamycin, Cephalosporins, Macrolides,…thường được chỉ định trong vòng 5 ngày.

Ngoài ra, căn cứ vào mức độ và khả năng đáp ứng mà bác sĩ có thể chỉ định sử dụng glycerin sulfa obezon 1% ở dạng thuốc bôi có tác dụng làm lành vết loét ở niêm mạc họng và giảm đau hiệu quả.

Viêm họng Vincent do vi khuẩn gây ra, nên khả năng kháng thuốc cũng sẽ cao hơn, do đó người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý cắt giảm hoặc sử dụng thuốc điều trị tùy tiện vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Các biện pháp chăm sóc tại nhà

Bên cạnh sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, bạn cũng có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên như chanh, mật ong, muối, tỏi,…có khả năng kháng viêm và sát khuẩn nhằm hỗ trợ điều trị các triệu chứng bệnh viêm họng Vincent.

Các biện pháp chăm sóc tại nhà
Các thành phần trong nước muối sinh có khả năng sát khuẩn, tiêu diệt các vi khuẩn trong khoang miệng, họng

Hầu hết các mẹo dân gian này lành tính cao, không gây ra các tác dụng phụ nên được nhiều người bệnh áp dụng.

Nước muối sinh lý

Các thành phần trong nước muối sinh có khả năng sát khuẩn, tiêu diệt các vi khuẩn trong khoang miệng, họng.

Người bệnh có thể dùng nước muối sinh lý mua ở hiệu thuốc hoặc pha nước muối loãng để súc miệng, súc họng mỗi ngày từ 4 – 6 lần để hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng Vincent, đồng thời giúp làm sạch răng miệng, phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Sử dụng tỏi tươi

Bạn chuẩn bị 1 củ tỏi tươi để nguyên vỏ nướng trên than hồng. Sau khi vàng đều thì bóc bỏ, bỏ vào bát với một ít nước ấm rồi nghiền nát. Lọc lấy nước uống, các hoạt chất có trong tỏi sẽ hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm cải thiện các triệu chứng bệnh lý.

Dùng mật ong kết hợp với chanh

Người bệnh có thể hòa tan 2 muỗng mật ong với ½ trái chanh cùng với 300ml nước ấm. Mỗi ngày uống 2 lần sẽ giúp giảm ho, đau rát vùng họng, đồng thời tăng cường sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh.

Các bài thuốc Đông y chữa viêm họng Vincent

Theo quan niệm của Đông y, chứng viêm họng Vincent khởi phát do khí huyết ngưng trệ, ngoại tà phong nhiệt, hư hỏa bốc lên. Các bài thuốc Đông y thường có tác dụng lưu thông khí huyết, trừ phong tà, giải độc thanh nhiệt.

Với các thảo dược hoàn toàn tự nhiên nên sẽ lành tính cao, an toàn, hạn chế tối đa các tác dụng phụ trong quá trình sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, thuốc điều trị từ căn nguyên nên sẽ không phát huy tác dụng nhanh như thuốc tân dược nên đòi hỏi người bệnh cần phải kiên trì dùng thuốc.

Các bài thuốc Đông y chữa viêm họng Vincent
Các bài thuốc Đông y thường có tác dụng lưu thông khí huyết, trừ phong tà, giải độc thanh nhiệt

Các vị thuốc thường được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm họng Vincent như: Huyền sâm, cỏ nhọ nồi, kinh giới, sinh địa, bạc hà, tang bạch bì, mạch môn, kim ngân hoa,…Các thảo dược này có tác dụng hỗ trợ kháng khuẩn, chống viêm, cải thiện tình trạng ho, đau rát họng, thanh nhiệt.

Dựa vào mức độ bệnh lý, và độ tuổi mà các thầy thuốc sẽ kê đơn thuốc với các loại thảo dược phù hợp nhằm mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên tìm đến các đơn vị Đông y chất lượng, uy tín.

Cách phòng ngừa bệnh viêm họng Vincent hiệu quả

Bệnh viêm họng nói chung và viêm họng Vincent nói riêng đều đáp ứng tốt các biện pháp điều trị và chăm sóc nếu được phát kịp sớm. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát nếu gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, sau khi kết thúc liệu trình điều trị, bạn nên có các biện pháp phòng bệnh như:

  • Vệ sinh răng miệng, mũi tai đúng cách, nhất là buổi tối trước khi đi ngủ và sáng sớm, thường xuyên sử dụng nước muối, nước sát khuẩn súc miệng.
  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe và phòng bệnh hiệu quả như các loại rau xanh, trái cây tươi, trứng, thịt, cá,…
  • Hạn chế dung nạp các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, món ăn cay nóng,…
  • Kiêng các loại bia rượu, thức uống có gas, hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc lá,…
  • Bổ sung từ 2 – 2.5 lít nước lọc mỗi ngày giúp làm ẩm niêm mạc hô hấp, làm giảm tình trạng khô rát vùng họng.
  • Chú ý giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh hoặc thay đổi đột ngột, đặc biệt là vùng cổ, ngực,…
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất độc hại hoặc đến những nơi có không khí ô nhiễm.
Cách phòng ngừa bệnh viêm họng Vincent hiệu quả
Vệ sinh răng miệng, mũi tai đúng cách, nhất là buổi tối trước khi đi ngủ và sáng sớm
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể, thể thao giúp nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh.

Viêm họng Vincent nếu được phát hiện sớm, có các biện pháp điều trị, chăm sóc và phòng ngừa đúng cách sẽ được khắc phục hoàn toàn. Tuy nhiên, trường hợp chủ quan, điều trị sai phương pháp có thể gây ra các biến chứng nặng nề, điển hình là ung thư vòng họng thậm chí là đe dọa tính mạng. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh lý, bạn nên đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Cùng chuyên mục

Nuốt nước bọt đau họng là bị gì? Cách khắc phục nhanh chóng

Nuốt nước bọt đau họng là bị gì? Cách khắc phục nhanh chóng

Hiện tượng nuốt nước bọt đau họng thường liên quan đến một số cơ trong ống dẫn thức ăn, cổ họng hoặc các dây thần kinh. Triệu chứng này khởi...

Viêm họng mãn tính: Triệu chứng và cách chữa trị

Viêm họng mãn tính: Triệu chứng và cách chữa trị

Viêm họng mãn tính đặc trưng bởi tình trạng niêm mạc họng hầu bị tổn thương trong thời gian dài do nhiễm trùng, dị ứng hoặc là hệ quả của...

8 Cách trị viêm họng bằng tỏi đơn giản hiệu quả nhanh chóng

Trị viêm họng bằng tỏi là bài thuốc dân gian có hiệu quả rất tốt, cách làm đơn giản và tiết kiệm chi phí. Trong tỏi có chứa các thành...

Cách hạ sốt cho trẻ bị viêm họng nhanh và an toàn nhất

Cách hạ sốt cho trẻ bị viêm họng là điều mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng vô cùng quan tâm. Tuy nhiên phụ huynh không cần quá lo...

Đau họng và sốt về chiều, về đêm là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Đau họng và sốt về chiều, về đêm là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Đau họng và sốt về chiều, về đêm là triệu chứng khá phổ biến. Tình trạng này thường là dấu hiệu của các vấn đề thường gặp ở đường hô...

Lưỡi trắng đau họng là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Lưỡi trắng đau họng là vấn đề xảy ra đối với nhiều người. Đôi khi bạn hay lầm tưởng tình trạng này xảy ra chỉ làm mất thẩm mỹ chứ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn