Các thuốc ngậm đau họng phổ biến có bán tại nhà thuốc

Viêm họng hạt mãn tính có chữa được không? Giải đáp

Thuốc điều trị viêm họng hạt và những lưu ý khi sử dụng

Viêm họng hạt có nguy hiểm không? Có gây ung thư không?

Viêm họng hạt nên kiêng gì để điều trị nhanh khỏi?

Cách chữa viêm họng hạt bằng các cây thuốc Nam thông dụng

Viêm hầu họng có tăng sinh mô hạt là gì? Nguy hiểm không?

Viêm họng hạt gây hôi miệng và cách xử lý

Viêm họng có hạt trắng là gì? Nguy hiểm không?

Đau rát cổ họng khi trời lạnh: Cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả

Viêm họng mãn tính: Triệu chứng và cách chữa trị

Viêm họng mãn tính đặc trưng bởi tình trạng niêm mạc họng hầu bị tổn thương trong thời gian dài do nhiễm trùng, dị ứng hoặc là hệ quả của một số bệnh lý đường hô hấp như: Trào ngược dạ dày thực quản, viêm amidan và dị ứng mãn tính. Viêm họng mãn tính thường kéo dài dai dẳng và có xu hướng tái lại nhiều lần, nhưng nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách có thể kiểm soát tình trạng bệnh lý hiệu quả.

Viêm họng mãn tính: Triệu chứng và cách chữa trị
Viêm họng mãn tính đặc trưng bởi tình trạng niêm mạc họng hầu bị tổn thương trong thời gian dài do nhiễm trùng, dị ứng

Viêm họng mãn tính và các thể thường gặp

Viêm họng mãn tính khởi phát khi niêm mạc họng bị viêm kéo dài hơn 10 ngày. Khác với viêm họng cấp, các triệu chứng viêm họng mãn tính thường tiến triển chậm, có mức độ nhẹ nhưng kéo dài dai dẳng cũng như việc điều trị sẽ khó khăn hơn.

Ngoài nguyên nhân phổ biến do nhiễm trùng và dị ứng, các triệu chứng bệnh viêm họng mãn tính còn bùng phát do tác động của các tác nhân như hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia hoặc hệ quả của một số bệnh lý mãn tính khác.

Căn cứ vào mức độ tổn thương, bệnh viêm họng mãn tính được chia thành các thể chính như sau:

Viêm họng mãn tính sung huyết: Thể bệnh này thường xuất hiện sau khi kết thúc giai đoạn cấp tính. Viêm họng cấp tính thể sung huyết có các triệu chứng đặc trưng như niêm mạc hầu họng bị đỏ, viêm và sưng nóng.

Viêm họng mãn tính xuất tiết: Các triệu chứng viêm họng mãn tính xung huyết nếu không được kiểm soát, lúc này niêm mạc cổ họng sẽ có dấu hiệu tiết nhiều dịch nhầy ở cổ ứ đọng lại. Khi quan sát sẽ thấy có các bựa trắng bám ở thành họng.

Viêm họng hạt: Viêm họng hạt hay viêm họng quá phát khởi phát khi tình trạng viêm nhiễm niêm mạc họng kéo dài, dẫn đến các tổ chức lympho hoạt động hơn mức bình thường gây nổi các hạt nhỏ ở thành họng.

Viêm họng teo: Thể viêm họng mãn tính này thường xuất hiện ở những người cao tuổi, bệnh đặc trưng bởi tình trạng niêm mạc họng có dấu hiệu bị teo dần, khô ráo, ít chất nhầy và có màu nhợt nhạt.

Nguyên nhân gây viêm họng mãn tính

Không giống viêm họng cấp tính, bệnh viêm họng mãn tính khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể như:

Nguyên nhân gây viêm họng mãn tính
Không giống viêm họng cấp tính, bệnh viêm họng mãn tính khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau

Bị nhiễm trùng không điều trị dứt điểm

Các triệu chứng bệnh viêm họng cấp thường khởi phát do vi khuẩn hoặc virus. Trường hợp do virus xâm nhập, bệnh có xu hướng thuyên giảm sau 7 – 10 ngày.

Tuy nhiên, nếu bệnh do nhiễm trùng do vi khuẩn (chủ yếu là liên cầu khuẩn), bệnh chỉ có thể được khắc phục khi sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ trong nhiều ngày liền.

Bệnh lý nếu không được điều trị, tình trạng nhiễm trùng niêm mạc họng có thể tiến triển và kéo dài hơn 10 ngày, lúc này sẽ chuyển sang giai đoạn viêm họng mãn tính sung huyết.

Dị ứng mãn tính

Các trường hợp bị dị ứng mãn tính thường có nguy cơ mắc bệnh viêm họng và viêm mũi kéo dài. Nguyên nhân chủ yếu gây bùng phát bệnh lý là do các tác nhân gây kích ứng (lông động vật, phấn hoa, mạt bụi, hóa chất, thời tiết thay đổi đột ngột,…) tấn công vào niêm mạc hầu họng dẫn đến cơ quan này phóng thích histamin, từ đó gây ra tình trạng sưng viêm và đau nhức dai dẳng.

Hút thuốc lá

Trong khói thuốc lá có chứa nicotine và các độc tố gây hại cho cơ thể, kích thích phế nang, niêm mạc mũi, cổ họng và phổi. Chính vì thế người có thói quen hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc lá thường xuyên có thể gây ra viêm họng mãn tính và một số vấn đề về đường hô hấp khác.

Ngoài ra, đây còn là một trong những tác nhân gây suy giảm hệ miễn dịch, sức khỏe và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng họng hầu.

Sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm

Theo các thống kê cho thấy, số ca  mắc các bệnh lý đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm mũi, viêm phế quản có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Nguyên nhân chủ yếu là do sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm trong thời gian dài.

Bên cạnh các hóa chất độc hại, trong không khí còn chứa các mạc bụi siêu nhỏ, có thể xâm nhập vào da, tuần hoàn máu và niêm mạc hô hấp.

Hệ quả của các bệnh lý khác

Ngoài các nguyên nhân trên, viêm họng mãn tính có thể khởi phát do tác động của một số bệnh lý khác, bao gồm:

Hệ quả của các bệnh lý khác
Trào ngược dạ dày thực quản sẽ dẫn đến hiện tượng niêm mạc họng bị bào mòn bởi dịch vị dạ dày, gây ra các tổn thương

Trào ngược dạ dày thực quản: Đây là một trong những bệnh lý phổ biến đường tiêu hóa. Trào ngược dạ dày thực quản đặc trưng bởi tình trạng axit dạ dày trào lên cổ họng. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến hiện tượng niêm mạc họng bị bào mòn bởi dịch vị dạ dày, gây ra các tổn thương, viêm kéo dài.

Viêm amidan: Đây là hạch lympho ở 2 bên cổ họng, có chức năng ngăn ngừa viêm nhiễm và bảo vệ cơ quan hô hấp. Các trường hợp bị viêm amidan mãn tính do nhiễm trùng có khả năng lây lan sang niêm mạc họng hầu và dẫn đến viêm họng mãn tính.

Áp xe quanh amidan: Tình trạng này đặc trưng bởi tình trạng amidan bị nhiễm trùng ở mức độ nặng, tụ mủ ở xung quanh hạch lympho. Bệnh nếu không được kiểm soát kịp thời có thể lây lan sang niêm mạc hô hấp, từ đó bùng phát các triệu chứng viêm họng mãn tính.

Ngoài ra, bệnh viêm họng kéo dài thường xuất hiện ở những đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu như người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh tiểu đường, nhiễm HIV và lupus ban đỏ.

Đối với những người có thể trạng tốt, có thể đáp ứng tốt với các biện pháp điều trị, chăm sóc và sẽ thuyên giảm trong vòng 10 ngày.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm họng mãn tính

Khác với viêm họng cấp tính, các biểu hiện viêm họng mãn tính thường không khởi phát đột ngột. Các triệu chứng của bệnh thường ở mức độ nhẹ và tiến triển chậm, có xu hướng kéo dài dai dẳng.

Dưới đây là một số triệu chứng bệnh viêm họng mãn tính:

  • Bị đau họng trong nhiều tuần, cơn đau thường bùng phát mạnh vào buổi sáng khi mới ngủ dậy
  • Cổ họng bị ngứa, khô khan và nóng rát
  • Luôn có cảm giác bị vướng ở cổ họng 
  • Khi nhai nuốt có cảm giác bị nghẹn, khó nuốt, đau rát
  • Thường xuyên bị khàn giọng, giọng trầm hơn bình thường
  • Ho khan hoặc ho có đờm
  • Một vài trường hợp có thể kèm theo biểu hiện như ợ chua, nóng rát vùng ngực, ợ hơi

Bệnh viêm họng mãn tính ở người có hệ miễn dịch suy giảm và trẻ em có thể kèm theo các triệu chứng như chán ăn, mệt mỏi, đau đầu, sốt, khó chịu.

Viêm họng mãn tính nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp bị viêm họng mãn tính thường có các biểu hiện ở mức độ nhẹ, phát triển chậm nhưng sẽ kéo dài dai dẳng và gây khó khăn trong quá trình điều trị. Đối với các trường hợp chủ quan hoặc áp dụng sai biện pháp điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề như:’

Viêm họng mãn tính nguy hiểm không?
Viêm họng mãn tính kéo dài, không có biện pháp điều trị hợp lý có thể gây ra viêm amidan
  • Viêm amidan
  • Viêm phế quản
  • Viêm tai giữa
  • Áp xe thành họng
  • Viêm xoang
  • Viêm thanh quản

Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh lý có thể gây khó khăn trong hoạt động ăn uống và giao tiếp, đồng thời tình trạng ho và đau họng kéo dài dai dẳng còn ảnh hưởng đến giấc ngủ, suy giảm chức năng hô hấp cũng như sức khỏe tổng thể.

Viêm họng mãn tính tuy đặc tính kéo dài và khó điều trị nhưng nếu áp dụng các biện pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa kết hợp chăm sóc đúng cách, phòng ngừa hiệu quả có thể điều trị bệnh dứt điểm.

Các biện pháp chẩn đoán viêm họng mãn tính

Các triệu chứng viêm họng mãn tính thường không mang tính điển hình cao. Do đó, bên cạnh chẩn đoán lâm sàng, quan sát mức độ tổn thương và tiền sử bệnh lý, bác sĩ chuyên môn có thể yêu cầu thực hiện một số biện pháp chẩn đoán cận lâm sàng như:

Nội soi thanh quản: Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách bác sĩ sẽ đưa ống nội soi vào cổ họng, mục đích để quan sát thành họng, thực quản và thanh quản. Với thủ thuật này bác sĩ có thể xác định chính xác thể viêm họng mãn tính, đồng thời loại bỏ một số khả năng khác.

Chụp X-quang phổi: Từ hình ảnh xét nghiệm X-quang, bác sĩ có thể loại trừ các bệnh lý gây đau họng, ho kéo dài như viêm phế quản mãn tính, lao phổi,…

Xét nghiệm máu: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân gây viêm họng mãn tính. Thông thường, nguyên nhân do nhiễm trùng hay dị ứng, trong huyết thanh sẽ có nồng độ kháng nguyên IgE tăng cao hơn mức bình thường.

Các nguyên nhân gây khởi phát bệnh viêm họng mãn tính khá đa dạng. Do đó, ở từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể cân nhắc, chỉ ddingj các kỹ thuật chẩn đoán phù hợp nhất.

Điều trị viêm họng mãn tính 

Việc điều trị viêm họng mãn tính không chỉ tập trung vào các triệu chứng mà còn khắc phục từ nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời, áp dụng các biện pháp chăm sóc nhằm nâng cao thể trạng, tăng cường hệ miễn dịch để kiểm soát bệnh lý cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Điều trị viêm họng mãn tính
Việc điều trị viêm họng mãn tính không chỉ tập trung vào các triệu chứng mà còn khắc phục từ nguyên nhân gây bệnh

Điều trị nguyên nhân gây bệnh

Sau khi tiến hành chẩn đoán, bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh. Từ đó, áp dụng các biện pháp khắc phục nguyên nhân nhằm cải thiện các triệu chứng, rút ngắn thời gian điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả.

  • Tích cực điều trị các bệnh lý liên quan đường hô hấp như viêm mũi, viêm amidan, viêm xoang,…dựa theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
  • Trường hợp viêm họng mãn tính do thói quen hút thuốc, sử dụng rượu bia, người bệnh cần cai thuốc, bia rượu để bệnh được cải thiện hiệu quả, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý ở phổi.
  • Trường hợp bệnh lý là hệ của của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bạn nên kết hợp sử dụng thuốc ức chế bài tiết axit dạ dày và chế độ ăn uống hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Cân nhắc chuyển nơi làm việc hoặc sinh sống trong điều kiện ô nhiễm không khí, tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất độc hại.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên, đồng thời chú ý giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh hoặc thay đổi thời tiết đột ngột.

Điều trị các triệu chứng bệnh lý

Căn cứ vào mức độ các triệu chứng viêm họng mãn tính, cũng như thể trạng người bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng các loại thuốc điều trị hợp lý. Cụ thể:

Các loại thuốc kháng sinh: Thuốc thường được bác sĩ chỉ định với các trường hợp viêm họng mãn tính do vi khuẩn gây ra. Khi bệnh phát triển đến giai đoạn mãn tính, vi khuẩn sẽ có xu hướng kháng thuốc cao hơn so với giai đoạn cấp tính.

Do đó, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn, tránh tự ý ngưng sử dụng thuốc hoặc cắt giảm liều dùng vì sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Nhóm thuốc chống dị ứng: Trường hợp các triệu chứng viêm họng kéo dài do dị ứng, lúc này bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc kháng histamin H1 để cải thiện các triệu chứng như nghẹt mũi, đau họng, sổ mũi,…

Một số loại thuốc khác: Dựa vào từng trường hợp bệnh cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp thêm các loại thuốc khác như thuốc điều trị ho, thuốc nhỏ mũi, thuốc làm loãng đờm, dung dịch súc miệng,…

Đốt viêm họng hạt: Khi các hạt lympho phát triển gây vướng, nghẹn khi nuốt, bác sĩ có thể cân nhắc đốt laser để khắc phục tình trạng trên. Tuy nhiên, thủ thuật này có thể khiến viêm họng hạt tái phát nếu không có các biện pháp chăm sóc đúng cách.

Điều trị các triệu chứng bệnh lý
Căn cứ vào mức độ các triệu chứng viêm họng mãn tính, cũng như thể trạng người bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng các loại thuốc điều trị hợp lý

Tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao thể trạng

Bệnh viêm họng thường kéo dài dai dẳng và dễ tái phát ở những đối tượng có hệ miễn dịch bị suy yếu. Do đó, để hỗ trợ tốt quá trình điều trị, người bệnh nên áp dụng các biện pháp giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng. Cụ thể:

  • Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao và nghỉ ngơi điều độ
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhóm thực phẩm lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng. Đồng thời tránh xa các thực phẩm và thức uống có hại cho cơ thể như đồ ăn cay nóng, rượu bia, thức ăn nhanh,…
  • Chú ý giữ ấm cơ thể khi trời lạnh hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột
  • Ở những thời điểm dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp, người bệnh nên bổ sung vitamin C, sả, nghệ, gừng,…vào thực đơn để tăng đề kháng và phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Các biện pháp phòng ngừa viêm họng mãn tính 

Các triệu chứng bệnh viêm họng mãn tính thường có xu hướng tái phát nhiều lần nếu gặp điều kiện thuận lợi, đặc biệt là những đối tượng có thể trạng suy yếu. Do đó, để kiểm soát bệnh hiệu quả, bạn cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Vệ sinh răng miệng, tai, mũi đúng cách, điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn.
  • Thay đổi những thói quen xấu, thay vào đó thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Kết hợp luyện tập thể dục, thể thao để hạn chế bệnh lý tái phát.
  • Tích cực và nghiêm túc điều trị nguyên nhân gây viêm họng mãn tính theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
  • Với các trường hợp bị dị ứng mãn tính, bạn có thể trao đổi với bác sĩ chuyên môn để sử dụng các loại thuốc kháng histamin.
  • Tránh các hoạt động, di chuyển ngoài trời khi trời lạnh hoặc chuyển mùa.
  • Thường xuyên vệ sinh không gian sống, trồng nhiều cây xanh, đảm bảo không gian thoáng mát, sạch sẽ.
  • Nên đổi chỗ ở, hoặc nơi làm việc nếu khu vực đó bị ô nhiễm, khói bụi và hóa chất.

Viêm họng mãn tính là bệnh lý đường hô hấp có đặc tính kéo dài, dễ tái phát và khó điều trị dứt điểm. Do đó, song song việc áp dụng các biện pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Cùng chuyên mục

8 Cách trị viêm họng bằng tỏi đơn giản hiệu quả nhanh chóng

Trị viêm họng bằng tỏi là bài thuốc dân gian có hiệu quả rất tốt, cách làm đơn giản và tiết kiệm chi phí. Trong tỏi có chứa các thành...

7 cách chữa viêm họng cho bé an toàn không dùng kháng sinh

8 cách chữa viêm họng cho bé an toàn không dùng kháng sinh

Viêm họng là bệnh lý đường hô hấp thường khởi phát ở trẻ em, bệnh nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy...

Bệnh viêm họng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị, phòng ngừa

Bệnh viêm họng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị, phòng ngừa

Bệnh viêm họng khởi phát khi niêm mạc họng bị viêm ở dạng cấp tính hoặc mãn tính. Các phương pháp điều trị bệnh lý sẽ phụ thuộc vào quá...

Nuốt nước bọt đau họng là bị gì? Cách khắc phục nhanh chóng

Nuốt nước bọt đau họng là bị gì? Cách khắc phục nhanh chóng

Hiện tượng nuốt nước bọt đau họng thường liên quan đến một số cơ trong ống dẫn thức ăn, cổ họng hoặc các dây thần kinh. Triệu chứng này khởi...

Viêm họng Vincent là gì? Dấu hiệu, Nguyên nhân, Điều trị

Viêm họng Vincent là gì? Dấu hiệu, Nguyên nhân, Điều trị

Viêm họng Vincent là một trường hợp của viêm họng loét phổ biến ở những người trẻ tuổi. Các triệu chứng bệnh lý thường gây nóng cổ họng, đau rát...

Cách hạ sốt cho trẻ bị viêm họng nhanh và an toàn nhất

Cách hạ sốt cho trẻ bị viêm họng là điều mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng vô cùng quan tâm. Tuy nhiên phụ huynh không cần quá lo...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn