Các thuốc ngậm đau họng phổ biến có bán tại nhà thuốc

Cách chữa viêm họng hạt bằng các cây thuốc Nam thông dụng

Viêm họng hạt mãn tính có chữa được không? Giải đáp

Thuốc điều trị viêm họng hạt và những lưu ý khi sử dụng

Viêm họng hạt có nguy hiểm không? Có gây ung thư không?

Viêm họng hạt nên kiêng gì để điều trị nhanh khỏi?

Viêm hầu họng có tăng sinh mô hạt là gì? Nguy hiểm không?

Viêm họng hạt gây hôi miệng và cách xử lý

Viêm họng có hạt trắng là gì? Nguy hiểm không?

Đau rát cổ họng khi trời lạnh: Cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả

Viêm họng liên cầu khuẩn: Bệnh nguy hiểm cần điều trị sớm

Viêm họng do liên cầu khuẩn là một dạng bệnh nhiễm trùng cổ họng do vi khuẩn gây nên. Bệnh có thể khỏi trong vài ngày tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm thận, viêm khớp thậm chí là tổn thương van tim.

Viêm họng liên cầu khuẩn là gì?

Theo các nghiên cứu có đến hơn 700 các loại vi khuẩn đang tồn tại khoang miệng của mỗi con người. Một vài loại vi khuẩn trong số đó luôn chực chờ khi sức đề kháng của con người suy yếu thì xâm nhập và gây bệnh. Liên cầu khuẩn Streptococcus là một trong số đó. Đây là loại liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A gây nên bệnh viêm họng liên cầu khuẩn nguy hiểm.

Viêm họng do liên cầu khuẩn
Liên cầu khuẩn Streptococcus là nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn

Liên cầu khuẩn Streptococcus  này chiếm đến 20 – 30% nguyên nhân gây ra các bệnh về đau họng trên cơ thể người. Viêm họng liên cầu khuẩn còn được gọi là viêm họng trắng do khi nhiễm trùng họng  gây ra giả mạc có màu trắng. Loại viêm họng này có nguy cơ biến chứng nguy hiểm cao hơn những bệnh viêm họng do virut rất nhiều.

Bệnh viêm họng do Streptococcus có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ em trong độ tuổi từ 5 -15 tuổi. Bệnh này có thể lây nhiễm qua đường hô hấp (ho, hắt hơi), hoặc việc dùng chung ly chén. Bên cạnh đó các nghiên cứu cũng cho thấy liên khuẩn này có xu hướng phát triển mạnh hơn vào mùa thu và mùa xuân nên những gia đình có con nhỏ phải thật cẩn thận.

Biểu hiện của viêm họng do liên cầu khuẩn

Khi bị vi khuẩn Streptococcus tấn công, bạn có thể phải mất từ 2- 5 ngày mới có các dấu hiệu phát bệnh. Tuy nhiên ngay sau đó các biểu hiện này có những diễn biến nhanh chóng rất khó lường nên vô cùng nguy hiểm cho người mắc phải.  Viêm họng do liên cầu khuẩn không chỉ gây ra các biểu hiện cơ năng mà còn đi kèm với một số tổn thương thực thể và lan ra trên toàn thân.

viêm họng do liên cầu khuẩn
Người bị viêm họng do liên cầu khuẩn có cảm giác đau rát họng, sưng hạch trên cổ

Nhìn chung, các triệu chứng cơ bản của viêm họng do liên cầu khuẩn bao gồm

  • Cổ họng bị sưng viêm, nóng rát, đau buốt khi nuốt, chảy nước miếng
  • Amidan sưng đỏ, đôi khi có đốm trắng hay vệt mủ
  • Cổ họng đau nhói kéo lên tai, sưng hạch trên cổ,  dưới khu vực cằm và hai bên xương hàm
  • Sốt cao trên 38 độ
  • Hơi thở có mùi hôi bởi sự sinh sôi của các loại vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Lưỡi bị sưng và có những đốm trắng nhỏ li ti
  • Nhức đầu, đau bụng và có thể nôn mửa
  • Thể trạng mệt mỏi suy nhược, đau nhức cơ khớp, chán ăn, gầy đi trông thấy.

Viêm họng do liên cầu khuẩn không có triệu chứng các triệu chứng ho, chảy nước mũi, chảy nước mắt hay đau rát mắt như viêm họng thông thường nên không dễ để nhận biết khi mới phát bệnh. Thường chỉ sau khi sốt cao kèm các triệu chứng tổn thương thực thể, dùng thuốc không có hiệu quả thuyên giảm người bệnh mới bắt đầu đi khám. Lúc này tình trạng bệnh đã trầm trọng và khó điều trị hơn rất nhiều.

Viêm họng do viêm cầu khuẩn có nguy hiểm không

Bệnh viêm họng do Streptococcus tấn công khó phát hiện và nguy hiểm hơn các loại viêm họng do virut gây ra rất nhiều. Nếu không sớm phát hiện bệnh có thể có những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến cả sức khỏe hiện tại và tương lai của người bệnh.

viêm họng do liên cầu khuẩn
Nếu không điều trị kịp thời, liên cầu khuẩn Streptococcus có thể lây lan gây viêm xoang, viêm phế quản

Các biến chứng nguy hiểm mà viêm họng do viêm cầu khuẩn đem lại

  • Một số bệnh nhiễm trùng hô hấp: Các vi khuẩn nhiễm bệnh có khả năng lây lan sang các cơ quan khác gây bệnh hô hấp như viêm tai, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm xoang, viêm tấy xung quanh amidan,…
  • Nhiễm trùng lan rộng: Liên cầu khuẩn Streptococcus còn có khả năng lây lan xa đến các cơ quan lân cận và gây ra biến chứng nguy hiểm như thấp tim, bệnh Osler, viêm thận và viêm hạch mủ.
  • Nhiễm trùng huyết: Với những bệnh nhân phát hiện muộn và không điều trị đúng lộ trình có thể nhiễm trùng huyết và ảnh hưởng trầm trọng với sức khỏe.
  • Sốt thấp khớp: Tình trạng này còn có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm cho tim mạch và hệ thần kinh và kéo dài đến suốt đời.

Các biến chứng này thực sự nguy hiểm và việc điều trị cũng không hề dễ dàng. Vì vậy ngay khi thấy cơ thể có những biểu hiện lạ giống các triệu chứng của viêm họng do liên cầu khuẩn bạn cần đến ngay các cơ sở y tế được được điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, bệnh này còn có khả năng lây nhiễm khá cao nên không chỉ người mắc bệnh mà cả những người xung quanh đã tiếp xúc với bệnh nhân trong 2- 5 ngày trước đó cũng nên đi khám để phòng ngừa bệnh tốt nhất.

Cách điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn

Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp như ngoáy họng, xét nghiệm kháng nguyên hoặc kiểm tra DNA. Tùy vào tình trạng bệnh nhân, thời gian điều trị thông thường phải kéo dài từ 10 – 15 ngày

viêm họng do liên cầu khuẩn
Ngoáy họng hoặc xét nghiệm DNA là phương pháp thường được dùng trong chẩn đoán viêm họng do liên cầu khuẩn

Cách điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn là sử dụng các loại thuốc đặc trị kết hợp với thay đổi lối sống khoa học và lành mạnh. Việc điều trị phải kiên trì trong ít nhất 2 tuần để có thể chữa dứt điểm, tránh việc còn sót các vi khuẩn gây tái phát hay lây nhiễm xung quanh.

Điều trị viêm họng do nhiễm cầu khuẩn bằng thuốc

Để tiêu diệt khuẩn Streptococcus bệnh nhân cần phải sử dụng kết hợp giữa nhiều loại thuốc, thường là bắt đầu bằng kháng sinh.

  • Penicillin: có thể dùng dạng tiêm hoặc uống. Nếu người bệnh bị đau họng khó nuốt sẽ được tiêm bắp hoặc tĩnh mạch.  Có thể dùng cho cả người lớn hay trẻ em
  • Amoxicillin: cùng nhóm với penicillin được ưu tiên dùng cho trẻ em hơn vì có dạng viên nhỏ rất dễ uống.

Trong trường hợp người bệnh bị dị ứng với các dạng thuốc này bác sĩ có thể chỉ định chuyển sang sử dụng Cephalosporin, Clarithromycin, Azithromycin. Thuốc kháng sinh sẽ làm giảm các triệu chứng bệnh, hạn chế lây lan sang những người xung quanh nhờ đó việc điều trị có hiệu quả tốt hơn.

viêm họng do nhiễm cầu khuẩn
Paracetamol là thuốc được dùng tròn điều trị viêm họng do nhiễm cầu khuẩn để giảm đau và hạ sốt

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê kèm một số lại thuốc hỗ trợ khác để giảm các triệu đứng đau cổ họng, hạ sốt như

  • Thuốc giảm sốt:  có thể dùng dạng viên uống hoặc viên sủi để dễ uống hơn. Các sản phẩm thường được dùng như Paracetamol, Efferalgan, Panadol, Aspirin…
  • Thuốc giảm sưng đau họng: Giảm đau nhức, mệt mỏi, khó nuốt cho người bệnh. Một số sản phẩm thường được chỉ định thường là Thuốc cảm Aleve và Thuốc chống viêm, giảm đau advil. Đây thường là các loại thuốc thường được dùng cho các bệnh viêm họng nói chung.
  • Các sản phẩm siro, viên ngậm trị ho: Chứa tinh chất từ bạc hà, chanh, vị thuốc Đông y hoặc chất kháng viêm giúp làm dịu họng, giảm ho, đau rát, tránh được nguy cơ tổn thương họng.
  • Các loại vitamin: Thuốc bổ sung vitamin A, C hoặc các sản phẩm tương tự để tăng cường đề kháng cho cơ thể.

Người bệnh cần chú ý kiên trì sử dụng thuốc kháng sinh cho đến khi điều trị dứt điểm. Ngưng kháng sinh sớm có thể gây nhờn thuốc và các biến chứng nguy hiểm như  viêm khớp, viêm thận. Nếu thấy có các dấu hiệu kháng thuốc, dị ứng thuốc kháng sinh cần ngưng thuốc vào báo ngay cho bác sĩ điều trị.

Điều trị viêm họng do nhiễm cầu khuẩn tại nhà

Viêm họng do nhiễm cầu khuẩn khiến cơ thể mệt mỏi, mất sức và suy giảm sức đề kháng nghiêm trọng. Việc sử dụng các loại thuốc tây có thể khiến tình trạng này tệ hơn, vì thế bạn cần kết hợp với các phương pháp điều trị tại nhà để rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe.

viêm họng do liên cầu khuẩn
Trà thảo mộc sẽ rất tốt cho cổ họng lúc này

Một số phương pháp điều trị tại nhà mà bạn cần chú ý

  • Sử dụng một số thảo mộc tự nhiên: Gừng, bạc hà, mật ong, chanh, sả đều là các thảo mộc có tác dụng giảm đau rát cổ hiệu quả. Người bệnh có thể kết hợp các thảo mộc này làm thuốc điều trị.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn: Sau khi bắt đầu đợt điều trị đầu tiên thì nên nghỉ ngơi ít nhất 24 giờ để cơ thể có thể phục hồi năng lượng, tăng cường đề kháng để chống chọi với vi khuẩn hiệu quả.
  • Uống nhiều nước: Bên cạnh nước lọc bệnh nhân có thể sử dụng các loại trà thảo mộc để giúp cổ họng bớt đau. Lưu ý là nên dùng nước ấm thay vì nước lạnh và tuyệt đối không dùng nước đá.
  • Ăn các thức ăn mềm: Trong thời gian điều trị, cổ họng còn rất đau rát, vì vậy bệnh nhân nên ưu tiên ăn các thức ăn mềm như cháo, súp, khoai tây nghiền, các loại trái cây ngọt vừa tốt cho cổ họng vừa bổ sung dinh dưỡng
  • Súc miệng bằng nước muối ấm: Đây là cách sát khuẩn khử trùng tốt nhất cho cổ họng.
  • Không sử dụng các chất kích thích: Bia, rượu, thuốc lá hay các chất kích thích khác sẽ càng làm trầm trọng hơn tình trạng đau rát cổ họng và khiến việc điều trị giảm tác dụng.

Một số lưu ý khi điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn

Viêm họng do liên cầu khuẩn có tính lây nhiễm. Dù trong quá trình điều trị bệnh nhân vẫn có thể đi học hay đi làm nhưng nên hạn chế tiếp xúc nơi đông người. Hoặc tốt nhất nên đeo khẩu trang khi ra ngoài để hạn chế sự lây lan hiệu quả.

viêm họng do nhiễm cầu khuẩn
Đeo khẩu trang ra ngoài trong suốt thời gian điều trị để tránh lây nhiễm

Người bệnh cũng cần rửa tay đúng cách bằng các loại nước rửa tay có chứa cồn để tiêu diệt khi khuẩn. Hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, mũi, miệng. Sau khi rửa ta xong nhớ rửa tay lại bằng nước sạch hoặc các loại nước rửa tay. Ngoài ra, chú ý không xài chung bát đũa, ly chén để hạn chế khả năng lây nhiễm cho những người xung quanh.

Viêm họng do liên cầu khuẩn sẽ không quá nguy hiểm nếu có thể phát hiện và điều trị kịp thời theo đúng lộ trình. Việc nắm bắt được các biểu hiện và cách điều trị sẽ là những yếu tố giúp bạn có thể bảo vệ tốt sức khỏe bản thân và những người xung quanh. Hy vọng bài viết trên đây đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích về căn bệnh này.

Cùng chuyên mục

Nuốt nước bọt đau họng là bị gì? Cách khắc phục nhanh chóng

Nuốt nước bọt đau họng là bị gì? Cách khắc phục nhanh chóng

Hiện tượng nuốt nước bọt đau họng thường liên quan đến một số cơ trong ống dẫn thức ăn, cổ họng hoặc các dây thần kinh. Triệu chứng này khởi...

Viêm họng mãn tính: Triệu chứng và cách chữa trị

Viêm họng mãn tính: Triệu chứng và cách chữa trị

Viêm họng mãn tính đặc trưng bởi tình trạng niêm mạc họng hầu bị tổn thương trong thời gian dài do nhiễm trùng, dị ứng hoặc là hệ quả của...

8 Cách trị viêm họng bằng tỏi đơn giản hiệu quả nhanh chóng

Trị viêm họng bằng tỏi là bài thuốc dân gian có hiệu quả rất tốt, cách làm đơn giản và tiết kiệm chi phí. Trong tỏi có chứa các thành...

Đau họng nên ngậm gì cho thanh cổ giảm đau mau khỏi?

Đau họng nên ngậm gì để kiểm soát tình trạng đau rát, khó chịu là vấn đề băn khoăn của nhiều bệnh nhân. Trên thực tế, có rất nhiều phương...

Đau họng và sốt về chiều, về đêm là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Đau họng và sốt về chiều, về đêm là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Đau họng và sốt về chiều, về đêm là triệu chứng khá phổ biến. Tình trạng này thường là dấu hiệu của các vấn đề thường gặp ở đường hô...

Lưỡi trắng đau họng là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Lưỡi trắng đau họng là vấn đề xảy ra đối với nhiều người. Đôi khi bạn hay lầm tưởng tình trạng này xảy ra chỉ làm mất thẩm mỹ chứ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn