Viêm họng hạt mãn tính có chữa được không? Giải đáp
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Viêm họng hạt mãn tính có chữa được không, mức độ nguy hiểm thế nào là băn khoăn của rất nhiều người bệnh băn khoăn. Bệnh có thể tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm làm chất lượng cuộc sống suy giảm nặng nề nên cần điều trị càng sớm càng tốt.
Viêm họng hạt mãn tính có nguy hiểm không?
Thực tế bản chất viêm họng hạt chính là do viêm họng mãn tính hình thành, do đó nếu tiếp tục hình thành mãn tính trong giai đoạn này sẽ khiến mức độ nguy hiểm càng tăng cao. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy tình trạng đau họng, khó nuốt, cổ luôn khô rát vô cùng khó chịu. Kèm theo đó là tình trạng hôi miệng, sốt cao những diễn ra thường xuyên làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
Bệnh nếu không xử lý nhanh chóng sẽ chuyển biến từ giai đoạn cấp tính sang mãn tính kèm theo rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Những biến chứng có thể xuất hiện nếu viêm họng hạt mãn tính kéo dài như
- Biến chứng tại chỗ: thành họng sưng tấy hay áp – xe thành họng hay quanh amidan.
- Biến chứng gần: các bệnh lý hô hấp có thể xuất hiện như Viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, nặng hơn là lan xuống các đường hô hấp dưới gây viêm thanh quản, khí quản, phế quản hoặc nguy hiểm hơn là viêm phổi.
- Biến chứng xa: bệnh thậm chí còn gây biến chứng cho các cơ quan nội tạng như viêm cầu thận, viêm màng ngoài tim hay xa hơn là viêm khớp.
- Ung thư vòm họng: đây là một trong những biến chứng cực kỳ nguy hiểm thậm chí có thể khiến người bệnh tử vong nhanh chóng.
Sự tấn công mạnh mẽ của các loại vi khuẩn bên trong niêm mạc họng khiến người bệnh luôn vô cùng mệt mỏi khó chịu và có thể sốt cao kéo dài lên tới hơn 38 độ. Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ thậm chí có thể ảnh hưởng tới não bộ cùng rất nhiều ảnh hưởng khác làm suy giảm sức khỏe.
Thống kê cho thấy tỷ lệ ung thư vòm họng ở những người viêm họng hạt mãn tính cao hẳn hơn so với các đối tượng khác, mức độ nguy hiểm cũng cao hơn rất nhiều. Do đó có thể thấy, viêm họng hạt mãn tính vô cùng nguy hiểm và cần phải điều trị nhanh chóng đúng cách.
Viêm họng hạt mãn tính có chữa được không?
Viêm họng hạt mãn tính có chữa được không thì câu trả lời là hoàn toàn có thể chữa được dứt điểm nhưng đòi hỏi phải có một phác đồ điều trị phù hợp kết hợp với lối sống khoa học. Bản chất của viêm họng hạt mãn tính thường rất khó điều trị và thường xuyên tái phát nên người bệnh cần phải thực sự kiên trì trong suốt quá trình điều trị mới có thể đem lại kết quả khả quan.
Do trước đó các vi khuẩn, virus hay nấm đã tấn công khiến niêm mạc họng và các cơ quan lân cận dần suy giảm chức năng, dễ tổn thương nên việc điều trị có thể phái kéo dài khá chậm. Không chỉ là loại bỏ các tác nhân gây bệnh mà còn cần tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh để nó thực hiện đúng chức năng bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây hại khác.
Bên cạnh đó, nếu viêm họng hạt mãn tính trong giai đoạn đầu thì bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi được nhưng nếu đã đến giai đoạn các biến chứng thì không thể đảm bảo sẽ khỏi hoàn toàn. Mọi quy trình điều trị lúc này chỉ mang tính chất khắc phục các triệu chứng, giảm các ảnh hưởng lên sức khỏe chứ không thể khôi phục chức năng toàn diện như trước.
Ngoài ra để giải đáp câu hỏi “Viêm họng hạt mãn tính có chữa được không” còn cần phụ thuộc vào việc điều trị theo cách nào, nguyên nhân gây bệnh do đâu và quá trình chăm sóc hẫu phẫu thế nào. Dù điều trị dứt điểm trong giai đoạn này nhưng nếu người bệnh có chế độ sống thiếu khoa học vẫn sẽ khiến bệnh tái phát với mức độ còn nguy hiểm hơn trước.
Tốt nhất người bệnh nên tìm đến các khoa tai – mũi- họng tại các bệnh viện uy tín để được tư vấn và giải đáp chính xác nhất băn khoăn “Viêm họng hạt mãn tính có chữa được không” này. Tại đây các bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm kiểm tra và dựa vào đó để đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp nhất cho từng bệnh nhân.
Hướng điều trị viêm họng hạt mãn tính
Viêm họng hạt mãn tính đã rất gần các biến chứng nguy hiểm, do đó việc điều trị phải tiến hành nhanh chóng để loại bỏ được các tác nhân gây bệnh. Hầu hết bác sĩ sẽ đều chỉ định điều trị nội khoa bằng một số loại thuốc, trong trường hợp không đem lại khả quan sẽ được chỉ định điều trị ngoại khoa để giải quyết.
Hầu hết với trường hợp viêm họng hạt mãn tính rất ít khi chỉ định điều trị đông y hay tại nhà vì cho kết quả rất chậm lại không thể đảm bảo hiệu quả trên từng cơ địa. Các biện pháp này cũng chỉ mang tính chất hỗ trợ phần nào, không thể giúp bệnh dứt điểm được nên người bệnh vẫn nên điều trị bằng Tây y để nhanh chóng phục hồi sức khỏe nhất.
Điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh
Đây chính là giải pháp được hướng tới đầu tiên để có thể loại bỏ các triệu chứng bệnh dứt điểm. Thường với các trường hợp mãn tính có thể liên quan đến một số bệnh lý trên đường hô hấp như trào ngược dạ dày thực quản, viêm xoang hay cũng có thể do viêm amidan kéo dài là các vi khuẩn có điều kiện phát triển và xâm nhập mạnh mẽ.
Nếu các bệnh lý này chữa được loại bỏ tức là vi khuẩn vẫn có cơ hội bùng phát và trở lại khiến bệnh kéo dài mãi không khỏi. Việc điều trị các bệnh này có thể được chỉ định bằng thuốc hoặc chỉ định phẫu thuật luôn nếu các biện pháp nội khoa trước đó không đem lại hiệu quả. Người bệnh nên đến các bệnh viện chuyên khoa uy tín để được kiểm tra chính xác nhất.
Điều trị tại chỗ
Nếu tính trạng bệnh chữa bắt buộc phả phẫu thuật, bác sĩ sẽ luôn ưu tiên điều trị nội khoa băng thuốc hay các sản phẩm hỗ trợ hơn để giảm nguy hiểm và các biến chứng. Theo đó với điều trị viêm họng hạt mãn tính, các sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau
- Nước muối NaCl 0,9%: NaCl 0,9% có tính kháng khuẩn sát viêm cực kỳ mạnh mẽ, có thể loại bỏ tối đa các vi khuẩn bên trong khoang miệng giúp họng sạch hơn. Đồng thời nước muối cũng giúp làm loãng dịch đờm, cải thiện tình trạng ngứa rát hay khô miệng thường gặp, nhờ đó giúp người bệnh dễ chịu hơn.
- Thuốc kháng sinh: hầu hết chỉ được chỉ định cho các trường hợp có liên quan đến vi khuẩn, bội nhiễm, không có hiệu quả trên những trường hợp có liên quan đến virus hay nấm. Một số loại thuốc phổ biến thường được dùng như penicillin V, ampicillin, amoxycillin.. hay kháng sinh nhóm cephalosporin
- Thuốc kháng viêm: Thường chỉ định các nhóm Ibuprofene, diclophenac…để giảm phù nề niêm mạc họng
- Thuốc bôi/ chấm họng chứa Glycerin borat 3%: làm giảm kích thước, triệt tiêu các hạt và loại bỏ các vi khuẩn, vi trùng..
- Thuốc giảm đau hạ sốt: thường dùng như aracetamol, aspirin…để hạ sốt nếu có
- Dùng nước súc miệng: giúp làm sạch khoang miệng tối đa hơn, hạn chế tình trạng hôi miệng. Người bệnh có thể dùng các loại nước súc miệng chuyên dụng hoặc dùng khí dung chứa hydrocortisone kết hợp kháng sinh hay các dung dịch kiềm..
- Thuốc long đờm: giúp giảm đờm nhầy, không cho vi khuẩn có nơi trú ngụ và phát triển. Một số loại thuốc có thể được chỉ định như acetylcystein, bromhexin, mucosolvan,…
- Một số thuốc khác: thuốc trị ho dạng viên uống hay ngậm, thuốc cân băng PH để cải thiện tình trạng hôi miệng..
Việc dùng thuốc cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng hay giảm liều vì đều có thể làm giảm tác dụng điều trị. Trong trường hợp có các dấu hiệu bất thường hay dùng thuốc đã hết liều bác sĩ chỉ định mà không đem lại hiệu quả cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để kiểm soát kịp thời.
Can thiệp ngoại khoa
Can thiệp ngoại khoa thường được chỉ định khi viêm họng hạt mãn tính có liên quan đến các chứng như amidan mãn tính, viêm xoang mãn tính hay trong trường hợp các hạt có kích thước quá to, có dấu hiệu viêm nhiễm nặng.
Trong đó đốt viêm họng hạt là phương pháp được chỉ định trong rất nhiều trường hợp, vừa có mặt lợi vừa có mặt hại mà người bệnh cần quan tâm. Phương pháp này có thể triệt tiêu được các hạt có kích thước lớn giúp người bệnh thấy dễ chịu hơn, ăn uống dễ dàng hơn, không quá đau đớn và có thể cải thiện các triệu chứng bệnh rất nhanh chóng.
Tuy nhiên trong một vai trường hợp việc đốt các hạt to lại có thể kích thích mọc thêm nhiều hạt bé tại khu vực lân cận. Ngoài ra nếu không thực hiện đúng kỹ thuật còn có thể gây ra nhiễm trùng, để lại sẹo họng, tác động đến lưỡi hay các cơ quan lân cận gây tổn thương họng. Nặng hơn có thẻ ảnh hưởng đến chức năng nói.
Cần chú ý rằng đốt viêm họng hạt vẫn chỉ là phương pháp điều trị triệu chứng, không manh tính chất điều trị bệnh hoàn toàn nên người bệnh vẫn cần hoàn thành định hướng đầu tiên là loại bỏ dứt điểm nguyên nhân gây bệnh. Tìm đến các cơ sở tai – mũi – họng uy tín đến có nhu cầu này để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Phòng tránh bệnh tái phát
Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp điều trị bệnh hoàn toàn với những người bị viêm họng hạt mãn tính. Người bệnh sau điều trị cần có chế độ sinh hoạt thật lành mạnh, tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết để sức khỏe nhanh chóng phục hồi để chống lại các vi khuẩn, virus đang tấn công.
Để hỗ trợ việc điều trị viêm họng hạn mãn tính dứt điểm, người bệnh cần chú ý các vấn đề sau đây
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hằng ngày, kết hợp thêm với nươc muối sinh lý hay các loại nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn trong khoang miệng
- Đeo khẩu trang trước khi ra ngoài để tránh các dị nguyên từ môi trường như bụi bẩn, lông chó mèo, hóa chất xâm nhập và gây bệnh
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt vào các thời điểm thay đổi thời tiết, tốt nhất nên mặc áo ấm kín cổ khi ra ngoài
- Uống nhiều nước mỗi ngày, nên ưu tiên uống nước ấm hay trà thảo dược ấm sẽ tốt hơn cho cổ họng
- Tăng cường dưỡng chất hằng ngày, đặc biệt là đạm, vitamin C có trong rau củ, trái cây để tăng cường sức khỏe cho hệ thống miễn dịch, từ đó giúp chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus tốt hơn
- Bổ sung thêm một số loại gia vị cho bữa ăn như tiêu, tỏi, bạc hà giúp tăng khả năng kháng khuẩn và sức đề kháng
- Điều trị dứt điểm các bệnh lý liên quan như viêm họng, viêm amidan hay viêm xoang
- Tránh sử dụng các thực phẩm lạnh hay các thực phẩm gây dị ứng
- Tránh xa các thực ăn cay nóng, đô ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ hay các đồ ăn gây hại cho sức khỏe
- Tránh xa bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích
- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên
- Dùng riêng các đồ dùng cá nhân, không dùng chung với người khác đặc biệt là những người mắc bệnh.
- Khi khám và điều trị ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường của sức khỏe
Với câu hỏi “Viêm họng hạt mãn tính có chữa được không” thì câu trả lời hoàn toàn là có nhưng cần phải có phác đồ điều trị chính xác. Phát hiện và điều trị bệnh càng sớm và khả năng loại bỏ bệnh dứt điểm càng cao. Đừng quên dành thời gian đi khám bệnh định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần để sớm phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!