Viêm họng hạt có mủ: Nguyên nhân và cách điều trị
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Viêm họng hạt có mủ thường liên quan đến các yếu tố mãn tính khiến người bệnh không chỉ đau rát khó chịu cổ họng thường xuyên mà còn có nguy cơ gặp các biến chứng như viêm tai giữa, viêm phổi hay ung thư vòm họng. Phát hiện và điều trị bênh sớm sẽ giúp ngăn ngừa tối đa những ảnh hưởng đến sức khỏe và các biến chứng nguy hiểm khác.
Viêm họng hạt có mủ là gì?
Viêm họng hạt có mủ là một trong những dạng của viêm họng mãn tính kéo dài và quá phát ở mức độ nặng. Niêm mạc họng bị viêm nhiễm nặng kéo dài và tái phát nhiều lần sẽ kích ứng các hạch bạch huyết sung thành các dạng hạt bám quanh viêm mạc họng. Người bệnh tuy không thấy đâu nhưng sẽ cảm thấy ngứa rát và khó nuốt.
Đồng thời khi xuất hiện các khối lympho sưng phồng đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch đang bị suy giảm, cơ thể mất khả năng tiêu diệt các vi khuẩn, virus. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài kết hợp cùng các ổ cặn bã bên trong họng chính là nguyên nhân hình thành các ổ mủ trắng trên các hạt lympho với mùi hôi cực kỳ khó chịu.
Bệnh có thể xuất hiện ở đa dạng các đối tượng, giới tính, từ người già tới trẻ em, đặc biệt là những người có sức đề kháng yếu. Các triệu chứng của bệnh khá tương đương với viêm họng thông thường nhưng mức độ trầm trọng cao hơn và có thể nhận biết rõ hơn khi há miệng và soi trong gương. Các triệu chứng bao gồm
- Cảm giác vướng, khó nuốt ở cổ họng do có những hạt sưng to làm cản trở thức ăn
- Đau rát cổ họng kéo dài, tăng hơn khi nuốt thức ăn hay nói chuyện
- Sốt cao do sự hoạt động mạnh mẽ của vi khuẩn, có thể lên tới 38 độ, chủ yếu xảy ra vào chiều muộn hay sáng sớm
- Bề mặt niêm mạc họng có cảm giác sưng, đỏ và có thể sưng quanh amidan
- Các hạt có kích thước đa dạng, có mủ màu trắng bám trên. Tuy nhiên nếu bệnh kéo dài không được điều trị đúng cách mủ có thể chuyển sang màu xanh
- Ho khan, ho có đờm, đờm thường có dạng nhầy và mùi hôi rất khó chịu.
- Khản tiếng, mất tiếng nhất là sau khi nói nhiều, nói to
- Hơi thở có mùi hôi tanh kể cả khi đã đánh răng sạch sẽ nhưng mùi hôi vẫn nhanh chóng quay trở lại do các vi khuẩn hoạt động quá mức
Các triệu chứng này có thể xảy ra cùng lúc khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi mất sức. Việc ăn uống kém cũng khiến người bệnh có xu hướng sụt cân nhanh chóng, cơ thể xanh xao và có nguy cơ mắc thêm rất nhiều bệnh lý khác.
Nguyên nhân viêm họng hạt có mủ
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm họng hạt có mủ, chủ yếu liên quan đến bệnh lý và chế độ sinh hoạt kém lành mạnh tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus sinh sôi phát triển mạnh mẽ bên trong niêm mạc họng. Cần phát hiện chính xác nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị chính xác và phù hợp cho từng trường hợp.
Những nguyên nhân chính gây bệnh bao gồm
- Do các bệnh lý viêm họng: viêm họng mãn tính, viêm họng do liên cầu khuẩn nếu không điều trị dứt điểm sẽ khiến các vi khuẩn tồn dọng bên trong phát triển mạnh mẽ làm các hạch bạch huyết dần suy yếu và kích hoạt các yếu tố sưng viêm, hốc mủ.
- Do viêm xoang: Mũi xoang và họng được thông với nhau qua vòi nhĩ, do đó các dịch tắc nghẽn tại mũi có thể chảy xuống họng và tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển gây bệnh tại đây.
- Do nhiễm khuẩn, nhiễm virus: chủ yếu liên quan đến các bệnh lý như thủy đậu, virus cúm, sởi hay ho gà đều có thể là nguyên nhân gây bệnh
- Một số vấn đề dị ứng: cũng làm kích hoạt các hạch bạch huyết sưng đồng thời khiến người bệnh ho nhiều, ho liên tục và hình thành các hạt có mủ bên trong họng
- Chế độ sinh hoạt kém khoa học: ăn uống thiếu chất làm suy giảm sức đề kháng, lười đáng răng tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển mạnh mẽ bên trong hay sử dụng các chất kích thích, bia rượu cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh
- Do môi trường: không khí ô nhiễm, mất vệ sinh, có nhiều tác nhân dị ứng cũng khiến sức khỏe suy giảm tại tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn.
- Một số bệnh lý khác: suy gan, trào ngược dạ dày hay một số bệnh lý khác khiến các acid trào ngược lên niêm mạc họng và gây ra những tổn thương tại đây cùng với các vi khuẩn cũng chính là nguyên nhân mắc bệnh rất cao.
Đồng thời khi bị viêm họng hạt có mủ, sức đề kháng của người bệnh đang suy yếu nên có thể mắc đồng thời rất nhiều bệnh lý khác. Do đó cần phát hiện và điều trị sớm để ngăn ngừa các nguy cơ này.
Biến chứng của viêm họng hạt có mủ
Không chỉ khiến người bệnh luôn cảm thấy đau họng khó chịu, ăn uống khó khăn, chất lượng cuộc sống suy giảm mà viêm họng hạt có mủ còn dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Việc điều trị bệnh cần phải thực sự kiên trì, nếu không các vi khuẩn vẫn có thể tồn đọng lại và sinh sôi khi gặp điều kiện thuận lợi làm xuất hiện nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Các biến chứng của viêm họng hạt có mủ như
- Biến chứng tại chỗ: viêm quanh amidan, Áp xe họng hay viêm tấy niêm mạc họng. Bệnh với triệu chứng chung là sưng tấy bên trong niêm mạc họng, amaidan khiến cổ họng đau rát, khó há miệng đôi khi có thể khó thở hay đau nhức tại tai.
- Biến chứng gần: Một số bệnh lý tại các cơ quan nằm quanh niêm mạc họng cũng xuất hiện như viêm mũi,viêm thanh quản, viêm phổi, viêm xoang, viêm tai giữa, .. Do các cơ quan này có liên thông trực tiếp với họng nên các dịch mủ hay vi khuẩn có thể lây lan, hình thành mủ tại đây khá nguy hiểm
- Biến chứng xa: một số bệnh lý nguy hiểm khác cũng có thể xuất hiện như ung thư vòm họng, viêm cầu thận, thấp tim, thấp khớp..
- Ung thư vòm họng: đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất với tiên lượng khá xấu, không chỉ làm người bệnh đau rát cổ họng trầm trọng mà còn kèm theo các triệu chứng như ho ra máu, mất tiếng.. Thậm chí có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không kịp thời điều trị.
Mức độ nguy hiểm của bệnh còn nằm ở chỗ đây là bệnh lý có thể lây lan. Bệnh có thể lây nhiễm qua đường nước bọt khi nói chuyện gần, hôn môn hay dính dịch mũi của người bệnh. Ngoài ra việc ăn chung bát đũa, ly chén hay dùng chung một số đồ dùng cá nhân với người bệnh nhung không được vệ sinh kỹ cũng có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Điều trị viêm họng hạt có mủ
Người bệnh nên đến các bệnh viện y tế để làm một số xét nghiệm kiểm tra. Do các triệu chứng bệnh khá tương đồng với viêm amidan có mủ hay ung thư vòm họng nên cần làm các xét nghiệm kiểm tra để xác đinh chính xác bệnh. Từ đó mới đưa ra phác đồ điều trị bệnh chính xác phù hợp nhất để nhanh chóng loại bỏ bệnh hoàn toàn.
Điều trị bằng thuốc Tây
Việc dùng thuốc Tây chủ yếu nhằm giảm cảm giác đau rát họng khó chịu, loại bỏ bớt các vi khuẩn virus để giảm các triệu chứng bệnh tối đa đồng thời ngăn các biến chứng nguy hiểm khác. Tuy nhiên dùng thuốc cũng chỉ được chỉ định trong thời gian ngắn, thường tối đa 1 tuần để hạn chế những tác dụng phụ kèm theo.
Các loại thuốc thường được chỉ định như
- Thuốc chống viêm: giúp làm giảm các triệu chứng sưng viêm niêm mạc họng để giúp người bệnh thấy dễ chịu hơn.Chủ yếu bác sĩ thường Thông thường các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc chống viêm không steroid như Dexamethasone, Betamethasone, Prednisolon, Methylprednisolon… Nếu không đáp ứng thuốc có thể chỉ định nhóm NSAID như Ibuprofen, Paracetamol, Aspirin…
- Thuốc hạ sốt giảm đau: dùng để giảm sốt cao và đau họng, thường dùng các nhóm thông dụng như Paracetamol, Ibuprofen…
- Thuốc kháng sinh: dùng để loại bỏ các vi khuẩn bên trong niêm mạc họng, thường sử dụng các nhóm Beta lactam, Cephalosporin, Macrolid… Tuy nhiên chỉ phù hợp với tình trạng nhiễm khuẩn, không phù hợp với các trường hợp liên quan đến virus.
- Thuốc chống dị ứng: Dùng khi có liên quan đến các triệu chứng dị ứng để làm giảm ho và phù nề tại niêm mạc họng, chủ yếu là các nhóm Histamin H1 như Diphenhydramin, Chlorpheniramin, Alimemazin, Promethazine…
- Thuốc giảm ho: thường dùng các loại thuốc phổ biến như Terpin codein, Dextromethorphan, Neo Codion, Pholcodin… Ngoài ra có thể kết hợp thêm các loại siro ho cho trẻ em hay thuốc ngậm đau họng để làm giảm ngứa rát họng nhanh chóng.
- Thuốc long đờm: dùng khi có các triệu chứng ho có đờm như N- Acetylcystein, Bromhexin, Ambroxol, Carbocistein…
- Thuốc điều trị dạ dày: thường dùng khi bệnh có liên quan đến các bệnh lý dạ dày như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng.. thường dùng các nhóm giúp trung hòa acid dịch vị như Pantoprazole, Famotidine, Cimetidin, Omeprazole, Ranitidine….
Tuy nhiên việc dùng thuốc cần đảm bảo đúng theo chỉ định của bác sĩ. Việc lạm dụng các loại thuốc giảm đau, giảm ho không chỉ làm giảm kết quả điều trị sau này mà còn làm tăng nguy cơ tái phát viêm họng hạt. Ngoài ra nếu đối tượng mắc bệnh là trẻ em tuyệt đối không dùng các loại thuốc như Aspirin hay thuốc ho chứa codein vì có thể gây nguy hiểm.
Điều trị bằng Đông y
Y học cổ truyền từ lâu đã có rất nhiều bài thuốc đơn giản giúp điều trị viêm họng hạt có mủ. Ưu điểm của các bài thuốc này là có độ an toàn cao, hầu như không gây ra tác dụng phụ nhưng vẫn đem đến những hiệu quả tuyệt vời. Tuy nhiên nhược điểm của các bài thuốc này là cho hiệu quả khá chậm nên không phù hợp cho các trường hợp quá nặng.
Một số bài thuốc mà bạn có thể tham khảo như
- Bài thuốc 1: Sử dụng 16g kinh giới; bạch bì, cỏ nhọ nồi, bạc hà mỗi dược liệu 8g; kim ngân, huyền sâm, sinh địa mỗi loại 12g cùng 4g xạ can. Tất cả đem làm sạch rồi sắc cùng nước uống, chia làm hai lần dùng hết trong ngày. Sử dung liên tục từ 10- 15 để thấy bệnh cải thiện.
- Bài thuốc 2: Nhân sâm và trúc nhự 8g, thạch xương bồ, chỉ thực, đởm linh và cam thảo mỗi thứ 10g; quất hồng bì, phục linh mỗi dược liệu 16g; bán hạ 20g. Cho tất cả các dược liệu vào ấm sắc cùng 1,2 l nước rồi thêm 5 lát gừng tươi, đun trên lửa nhỏ đến khi cạn còn 120ml rồi tắt bếp. Chia thuốc ra dùng hết trong ngày.
- Bài thuốc 3: 20g kim ngân; kinh giới, liên kiều, sinh địa, cương tàm, huyền sâm , ngưu bàng tử mỗi thứ 12g; 6g bạc hà; cam thảo và cát cánh mỗi thứ 4g. Tất cả đem làm sạch rồi sắc cùng nước uống, chia làm hai lần dùng hết trong ngày. Sử dung liên tục từ 10- 15 để thấy bệnh cải thiện.
Lưu ý khi dùng các bài thuốc y học cổ truyền không nên dùng chung với thuốc Tây y để tránh tương tác giữa các loại thuốc.
Các phương pháp dân gian
Trong dân gian cũng lưu truyền rất nhiều bài thuốc đơn giản từ các dược liệu thiên nhiên để cải thiện các triệu chứng hiệu quả mà không gây ra tác dụng phụ. Kết hợp chung các cách này với thuốc Đông – Tây y đều có thể được để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng bệnh khó chịu nhất.
Súc miệng bằng nước muối ấm
Đây cũng là biện pháp được các bác sĩ chỉ định để giảm viêm nhiễm tại niêm mạc họng hiệu quả. Nước muối ấm có thể sát khuẩn cực mạnh, không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn bên trong vòm họng mà còn làm dịu các cảm giác ngứa rát, giảm dịch đờm và sưng viêm niêm mạc đáng kể. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý hoặc dùng tự pha nước muối ấm.
Thực hiện như sau
- Dùng khoảng 1- 2 thìa cà phê muối pha cùng 1 ly nước ấm
- Ngậm hỗn hợp trong khoảng 5-10 phút, cố gắng không nuốt
- Súc miệng sạch sẽ để loại bỏ các vi khuẩn và thức ăn còn tồn đọng trong các kẽ răng
- Súc miệng lại với nước ấm
- Thực hiện ngày 2- 3 lần vào buổi sáng và trước khi đi ngủ.,
Nước chanh mật ong ấm
Trong chanh có rất nhiều vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, sát khuẩn, giảm đờm trong khi mật ong vừa giúp làm dịu cổ họng vừa diệt khuẩn cũng rất tốt. Nước chanh mật ong ấm nếu uống vào buổi sáng còn giúp thanh lọc cơ thể và đào thải độc tố rất tốt.
Thực hiện như sau
- Dùng khoảng nửa quả chanh cùng 2-3 thìa mật ong
- Pha mật ong vào nước ấm rồi vắt chanh vào, khuấy đều
- Nên uống vào buổi sáng ngay khi còn ấm
- Có thể uống trước hay sau khi ăn nhưng chú ý cần ăn sáng đầy đủ.
Quất ngâm mật ong
Đây là bài thuốc trị các chức ho khan, ho có đờm vừa đơn giản nhưng thực sự hiệu quả mà ai cũng có thể thực hiện tại nhà. Quất cũng là thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin C cùng các chất oxy hóa rất cao giúp tăng cường hệ miễn dịch tối đa cho người dùng.
Thực hiện như sau
- Dùng 2- 3 quả quất, rửa sạch lớp vỏ bên ngoài hoặc ngâm nước muối nguyên quả để loại bot tạp chất
- Thái lát quất rồi đổ ngập mật ong
- Đem hỗn hợp khi hấp cách thủy hay kết hợp hấp khi nấu cơm
- Ngậm quất trong cổ họng rồi nhai nuốt từ từ kết hợp với uống nước mật ong ngay khhi còn ấm.
Củ cải trắng và mật ong
Thành phần của của củ cải trắng đac được tìm thấy với rất nhiều hoạt chất Raphanin giúp ức chế khuẩn E Coli, tụ cầu (Staphylococcus aureus) cùng các ệt liên cầu (Streptococcus pneumoniae) cực kỳ hiệu quả. Đây đều là một trong những nguyên nhân gây viêm họng hạt có mủ kèm theo nhiều triệu chứng nguy hiểm khác.
Bạn có thể dùng nước ép củ cải trắng hằng ngày thay nước họng hoặc thực hiện cách sau đây
- Rửa thật sạch củ cải rồi ngâm nước muối để loại bỏ tạp chất
- Gọt vỏ ngoài rồi thái củ cải thành sợi
- Đổ ngập mật ong vào củ cải, cho thêm đường phèn, để trong hũ thủy tinh sạch rồi ngâm qua đêm
- Chắt lấy nước ngâm hỗn hợp để uống hằng ngày
Ngậm tỏi
Tỏi là gia vị quen thuốc hằng ngày nhưng đồng thời cũng là dược liệu có tính sát trùng cực kỳ mạnh, có thể loại bỏ được các vi khuẩn và giảm ho nhanh chóng. Bạn chỉ cần bóc vỏ, thái tỏi thành lát hoặc ngậm nguyên nhanh trực tiếp mỗi ngày. Chú ý súc miệng lại với nước ấm và đánh răng sạch sẽ để tránh mùi hôi từ tỏi.
Lá tía tô và rượu gạo
Không chỉ dùng để kết hợp ăn với cháo giúp giải cảm hạ sốt, lá tía tô còn đem đến khả năng trị ho cực kỳ hiệu quả. Dược liệu này có tính ấm, vị cay và có chứa rất nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe như vitamin A, vitamin C, canxi, kali, chất xơ, sắt.. Nghiên cứu còn cho thấy thành phần của tía tô còn giúp giảm ho, giảm tiết dịch vụ ở phế quản và giảm co thắt cơ trơn cực kỳ hiệu quả.
Thực hiện như sau
- Sử dụng 200g lá tía tô tươi rửa thật sạch, ngâm cùng nước muối để loại bỏ tạp chất
- Sao khô lá tía tô rồi tán thành bột mịn
- Cho bột tía tô vào một bình thủy tinh sạch rồi đổ ngập rượu gạo, bảo bảo nơi thoáng mát
- Ngâm khoảng 1 tuần là có thể sử dụng được
- Dùng ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa nhỏ để cải thiện bệnh tốt nhất.
Chế độ chăm sóc trong quá trình điều trị
Viêm họng hạt có mủ có thể giảm các triệu chứng nếu có chế đô chăm sóc tốt, tuy nhiên để đảm bảo loại bỏ bệnh hoàn toàn người bệnh vẫn nên đến các cơ sở y tế để được chỉ định phù hợp. Hầu hết với các triệu chứng bệnh thông thường không cần phải phẫu thuật, chỉ trừ khi có các biến chứng xuất hiện với mức độ nặng như viêm amidan hay ung thư thì các can thiệp ngoại khoa mới cần xem xét.
Bên cạnh các phương pháp điều trịu trên, người bệnh còn cần kết hợp song song với chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học. Bao gồm
- Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn
- Hạn chế dùng chung đồ dùng cá nhân với người lành
- Ưu tiên ăn các thực phẩm mềm, lỏng, nhiều nước, hạn chế nêm nếm quá nhiều gia vị để dễ ăn hơn
- Uống nhiều nước, đặc biệt khi sử dụng các loại thuốc ho trị đờm
- Bổ sung thêm các loại trái cây, rau củ cùng các thực phẩm có chứa nhiều vitamin c như cam, bưởi, ổi có thể giúp cải thiện các triệu chứng, giảm đau họng nhanh chóng
- Tránh ăn các thực phẩm khô cứng, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ có thể ích ứng nổi mủ nhiều hơn
- Hạn chế các ăn các món quá ngọt như nước ngọt, trà sữa hay socola vì có thể làm tiết dịch đờm nhiều hơn
- Hạn chế sử dụng đồ lạnh, đồ tái sống, nước đá hay các đồ uống có cồn, chất kích thích.
Phòng tránh viêm họng hạt có mủ
Việc phòng tránh Viêm họng hạt có mủ cần bắt đầu từ việc thay đổi chế độ sinh hoạt lành mạnh từ ngay hôm nay. Theo đó mỗi người nên chú ý các vấn đề sau
- Đánh răng sạch sẽ ngày 2 lần, chú ý vệ sinh của các vùng khó đánh
- Súc miệng bằng các loại nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý để loại bỏ tối đa các loại vi khuẩn
- Hạn chế tiếp xúc và dùng chung đồ dùng cá nhân với những người mắc bệnh
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài hay đến những nơi đông người để hạn chế lây nhiễm bệnh cùng rất nhiều bệnh truyền nhiễm khác
- Giữ ấm cơ thể khi ra ngoài, đặc biệt với trẻ nhỏ
- Uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung thêm nước trái cây và nước ép đầy đủ để tăng cường các vitamin và khoáng chất cần thiết
- Có chế độ dinh dưỡng khoa học đầy đủ mỗi ngày để tăng cường sức khỏe
- Duy trì thói quen ăn uống đúng giờ, đúng bữa hằng ngày, tuyệt đối không nên bỏ bữa
- Hạn chế uống nước lạnh hay ăn các đồ ăn tái, sống quá nhiều, nên ưu tiên ăn chín uống sôi
- Tránh xa bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác
- Đi ngủ trước 11h, hạn chế việc suy nghĩ, stress mệt mỏi quá sức
- Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao hằng ngày để tăng cường sức khỏe
- Điều trị triệt để các bệnh lý liên quan.
Viêm họng hạt có mủ đặc biệt xuất hiện nhiều ở những người có sức đề kháng yếu, do đó luôn cần chú trọng tăng cường sức khỏe để hạn chế nguy cơ mắc bệnh tối đa. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn cũng là cách để luôn bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!