Viêm họng cấp ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và điều trị
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Viêm họng cấp ở trẻ em là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến. Đa số các trường hợp mắc bệnh thường kéo dài từ 3 – 4 ngày sau khi khởi phát, các triệu chứng sẽ có dấu hiệu thuyên giảm dần. Tuy nhiên, một số trường hợp nếu không được thăm khám và điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nặng nề.
Viêm họng cấp ở trẻ em và nguyên nhân gây bệnh
Viêm họng cấp là một trường hợp của bệnh viêm họng, bệnh khởi phát do niêm mạc họng bị vi khuẩn, virus, nấm tấn công. Bệnh viêm họng cấp có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng, độ tuổi nào, tuy nhiên thường gặp nhiều ở trẻ em. Các triệu chứng của bệnh lý thường kéo dài từ 3 – 4 ngày, sau đó có xu hướng thuyên giảm dần.
Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không nên chủ quan vì nếu viêm họng cấp ở trẻ em không được điều trị sớm, các triệu chứng dần tiến triển nặng hơn có thể dẫn đến viêm họng mãn tính và một số biến chứng nặng nề khác. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh lý, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được tiến hành thăm khám và điều trị hợp lý.
Bệnh viêm họng cấp ở trẻ em thường khởi phát do một số nguyên nhân sau:
Do vi khuẩn, virus và nấm xâm nhập:
- Vi khuẩn: Tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn,…Trong đó, bệnh viêm họng liên cầu khuẩn có mức độ nguy hiểm, ngoài gây ra đây còn là nguyên nhân gây viêm khớp cấp, viêm cầu thận.
- Virus: Sởi, cúm
- Nấm: Candida được cho là loại nấm gây ra bệnh viêm họng cấp ở trẻ em.
Các yếu tố bên ngoài môi trường:
- Mạt bụi, khói thuốc lá, bụi than, hóa chất, phấn hoa,…
- Trẻ nhỏ thay đổi chế độ dinh dưỡng trong quá trình ăn dặm hoặc mới vừa cai sữa
- Thời tiết thay đổi đột ngột, nhất là vào mùa đông
Các biểu hiện viêm họng cấp ở trẻ em
Khi mắc bệnh viêm họng cấp, trẻ sẽ có các biểu hiện nhận biết như sau:
Hắt hơi, sổ mũi, nặng đầu, nghẹt mũi, cơ thể mệt mỏi: Đây là các dấu hiệu nhận biết đầu tiên khi trẻ bị viêm họng cấp. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường rất dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp. Do đó, ba mẹ cần lưu ý quan sát các triệu chứng đi kèm và chủ động đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị thời.
Ho, đau họng: Khi mới khởi phát trẻ có cảm giác nóng, khô cổ họng, trong tình trạng khát nước. Sau đó cảm giác đau rát khi ăn hoặc khi đói, cơn đau có thể lan đến tai khi nuốt. Điều này sẽ khiến người bệnh ho khan nhiều hơn và ho có đờm. Nếu không được khắc phục kịp thời, tình trạng này có thể khiến bé bị mất tiếng.
Có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao từ 39 – 40 độ: Trẻ khi bị viêm họng cấp thường có các biểu hiện như ớn lạnh, nhức đầu, đau mỏi cơ thể, cổ họng bị sưng,…Tình trạng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ăn uống của trẻ, trẻ bị đau khi nuốt. Bên cạnh đó, trẻ có thể bị nôn mửa, đi đại tiện ra phân lỏng.
Bị nghẹt mũi thường xuyên thở đường miệng: Tình trạng nghẹt mũi khiến bé phải thở bằng đường đường miệng. Lúc này không khí vẫn chưa được thanh lọc, làm ẩm mà trực tiếp đi xuống cổ họng, điều này sẽ khiến bệnh viêm họng ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
Bị sưng và đau hạch cổ: Một số trường hợp trẻ bị viêm họng sẽ xuất hiện vùng hạch ở cổ. Tuy nhiên, ba mẹ không cần lo lắng quá vì đây là hiện tượng cho thấy cơ thể đang phản ứng lại với bệnh lý.
Xuất huyết thành sau cổ họng, sưng amidan, viêm màng tiếp hợp: Khi tiến hành thăm khám, bác sĩ quan sát sẽ thấy niêm mạc họng hầu có màu đỏ, thành ở cổ sau có dấu hiệu bị sưng, xuất tiết. Lúc này hai bên amidan cũng bị sưng hoặc xuất hiện hốc, trường hợp bệnh nghiêm trọng trên bề mặt niêm mạc có chứa mủ hoặc bao bọc bởi lớp bựa trắng.
Đối với người bệnh còn bị xuất huyết ở thành sau họng nếu bệnh lý là hệ quả của virus xâm nhập hoặc viêm màng kết hợp, viêm mũi xuất tiết do virus APC.
Điều trị viêm họng cấp ở trẻ em
Khi nhận thấy trẻ có các biểu hiện bất thường đường hô hấp, ba mẹ nên chủ động đưa con đến bệnh viện để được tiến hành thăm khám và áp dụng các biện pháp điều trị.
Lưu ý, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, việc tự ý sử dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến kết quả điều trị về sau. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số biện pháp cải thiện tại nhà như sau:
- Sử dụng khăn ấm lau người trẻ, sẽ có tác dụng hạ thân nhiệt cải thiện triệu chứng sốt do bệnh viêm họng cấp gây ra.
- Tránh tự ý sử dụng thuốc kháng sinh và các thuốc điều trị viêm họng cấp cho trẻ.
- Lưu ý xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý cho trẻ, ba mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ nuốt, với trẻ còn bú sữa mẹ hãy cho bé bú nhiều sữa. Vì nguồn sữa mẹ có thể tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị viêm họng cấp ở trẻ em hiệu quả.
- Giữ nhiệt độ trong phòng ở mức ổn định, tránh để quá lạnh hoặc quá nóng.
- Đối với các trường hợp các triệu chứng viêm họng có xu hướng tiến triển nhanh chóng, cần được đưa đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.
Biện pháp phòng ngừa viêm họng cấp ở trẻ em
Viêm họng cấp ở trẻ em là bệnh lý phổ biến, tuy nhiên bạn có thể kiểm soát tốt bệnh lý cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả thông qua các biện pháp sau:
- Tránh để bé uống nước quá lạnh, ăn đồ lạnh hoặc uống nước quá nóng có thể gây ra tổn thương niêm mạc họng hầu.
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng cho trẻ, bạn có thể giúp con đánh răng hoặc dạy cách đánh răng, súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày 2 lần. Thói quen này sẽ làm giảm lượng vi khuẩn ở khoang miệng, phòng ngừa bùng phát các triệu chứng viêm họng cấp ở trẻ.
- Tập cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, dặn trẻ tránh để tay lên miệng.
- Thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp môi trường sống cho bé.
- Chú ý giữ ấm cơ thể, nhất là cổ họng của trẻ vào những ngày trời lạnh hoặc thời tiết thay đổi đột ngột.
Trên đây là các thông tin cơ bản và bệnh viêm họng cấp ở trẻ, bệnh lý tuy phổ biến nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ chuyển thành viêm họng mãn tính và kèm theo các biến chứng nặng nề khác, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ. Do đó, ba mẹ cần chủ động đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!