Người bị viêm đại tràng nên ăn hoa quả gì để cải thiện

Viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì để hỗ trợ điều trị?

Viêm đại tràng giả mạc là gì? Chẩn đoán và điều trị

Viêm đại tràng mạn tính và các phương pháp chữa trị

Viêm đại tràng là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng và cách điều trị

TOP 10 cách chữa viêm đại tràng tại nhà từ các thảo dược

Viêm đại tràng có nên uống mật ong không? Giải đáp

Viêm đại tràng cấp tính: Nhận biết sớm dấu hiệu và điều trị hiệu quả

Viêm đại tràng có ăn sữa chua được không? Lợi hay hại?

Top 10 thuốc đặc trị viêm đại tràng phổ biến hiện nay

Viêm đại tràng Sigma là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Phòng ngừa

Viêm đại tràng Sigma là bệnh lý thường gặp, tương đối khó chữa và thường xuyên tái phát. Vấn đề này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe bệnh nhân, thậm chí gây ra biến chứng xuất huyết đại tràng, thủng đại tràng và ung thư đại tràng. 

Bệnh viêm đại tràng Sigma là gì?

Đại tràng Sigma là đoạn cuối của đại tràng, hình chữ S, nằm gần trực tràng với hậu môn, chiều dài khoảng 25 – 40cm. Kích thước cụ thể của đại tràng Sigma phụ thuộc vào đặc điểm cơ thể cũng như lượng chất thải của mỗi người. Vì là nơi chứa đựng toàn bộ chất thải nên bộ phận này rất dễ bị tổn thương.

Bệnh viêm đại tràng Sigma là gì?
Đại tràng Sigma là đoạn cuối của đại tràng, hình chữ S, nằm gần trực tràng với hậu môn, chiều dài khoảng 25 – 40cm.

Viêm đại tràng Sigma là tình trạng viêm nhiễm và xuất hiện vết loét ở niêm mạc đại tràng Sigma. Đây vốn là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi, khó điều trị và thường xuyên tái phát. Các triệu chứng của bệnh lý này thường khiến bệnh nhân mệt mỏi, khó chịu.

Để đạt được kết quả điều trị như mong muốn, người bệnh cần có khả năng đề kháng mạnh mẽ. Tuy nhiên, sức khỏe của nhóm người cao tuổi đã suy giảm giảm dần theo thời gian. Do đó, họ cần được quan tâm – chăm sóc chu đáo, cẩn thận hơn.

Bệnh lý này gồm 2 dạng chính là viêm đại tràng Sigma cấp tính và viêm đại tràng Sigma mạn tính, cụ thể:

  • Viêm đại tràng Sigma cấp tính bắt nguồn từ hiện tượng nhiễm độc đường ruột. Bệnh khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh chóng. Lúc này, bệnh nhân sẽ bị tiêu chảy và đau bụng dữ dội.
  • Viêm đại tràng Sigma mạn tính chính là kết quả của việc chủ quan, lơ là trong quá trình chữa bệnh viêm đại tràng Sigma cấp tính. Viêm đại tràng Sigma mạn tính kéo dài dai dẳng, tái phát thường xuyên và có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng Sigma

Viêm đại tràng Sigma là bệnh lý phổ biến ở người già. Bởi khi tuổi cao, hệ miễn dịch của họ yếu đi đáng kể, chức năng đại tràng cũng từ từ suy giảm. Thế nhưng, đây không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến tình trạng này. Một số tác nhân quan trọng khác bao gồm:

  • Mắc bệnh lý nền ở đường ruột như: thương hàn, nhiễm trùng, nhiễm vi khuẩn lị… cùng chế độ sinh hoạt không lành mạnh, ngoài ra, những người bị rối loạn thần kinh thực vật cũng rất dễ bệnh viêm đại tràng Sigma
  • Dị ứng/ngộ độc thực phẩm khiến hàm lượng ure trong máu cao hơn hẳn so với bình thường
  • Thói quen ăn uống thiếu cân bằng, khoa học (dung nạp nhiều rượu bia hoặc bổ sung các thực phẩm có hại cho dạ dày)
Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng Sigma
Viêm đại tràng Sigma là bệnh lý phổ biến ở người già.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm đại tràng Sigma

Tùy thuộc vào cơ địa và mức độ viêm nhiễm, căn bệnh này có nhiều biểu hiện khác nhau như:

  • Rối loạn tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy, phân sống – nát, xuất hiện máu và chất nhầy, thay đổi số lần đại tiện…)
  • Đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn phải, cơn đau lan dọc khung đại tràng và giảm nhanh sau khi đại tiện
  • Mệt mỏi, cáu gắt, nóng giận vô cớ, suy giảm trí nhớ, sút cân, suy nhược cơ thể
  • Đầy hơi, trướng bụng, bụng réo ọc ạch suốt ngày

Bệnh viêm đại tràng Sigma có nguy hiểm không?

Bệnh lý này có thể gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống của người bệnh như: uể oải, chán ăn, trướng bụng, rối loạn đại tiện… Không chỉ dừng lại ở đó, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bạn có thể gặp phải nhiều biến chứng phức tạp như:

  • Xuất huyết đại tràng: Khi tổn thương nghiêm trọng, niêm mạc dạ dày sẽ bị chảy máu liên tục. Lúc này, bệnh nhân cần được cầm máu khẩn cấp để đề phòng mất máu.
  • Thủng đại tràng: Những ổ viêm loét tồi tệ có thể dễ dàng ăn sâu vào niêm mạc đại tràng, từ đó gây ra biến chứng thủng đại tràng.
  • Ung thư đại tràng Sigma: Theo thời gian, các vị trí tổn thương sẽ bị loạn sản hoặc dị sản tế bào, dẫn đến rủi ro mắc bệnh ung thư.
Bệnh viêm đại tràng Sigma có nguy hiểm không?
Ung thư đại tràng là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm đại tràng Sigma.

Biện pháp chẩn đoán bệnh viêm đại tràng Sigma

Để xác định chính xác liệu bạn có đang bị bệnh viêm đại tràng Sigma hay không, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và thu thập thông tin bệnh lý qua hàng loạt câu hỏi về mức độ – tần suất đau bụng, tính chất của phân (nát hay lỏng), đặc điểm và cảm giác trướng bụng…

Trước khi đưa ra kết luận cuối cùng, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Nội soi đại tràng là kỹ thuật chẩn đoán phổ biến và cho kết quả chuẩn xác nhất. Với phương pháp này, bác sĩ tiến hành luồn một ống nội soi có gắn camera cùng đèn chiếu sáng vào bên trong đại tràng. Hình ảnh thu được sẽ được chiếu lên màn hình. Qua đó, bác sĩ có thể quan sát và chẩn đoán cụ thể.
  • Chụp X-quang đại tràng thường được chỉ định cho những đối tượng sức khỏe suy nhược, không thể nội soi như người già và trẻ nhỏ.
  • Xét nghiệm phân giúp kiểm tra nguyên nhân gây bệnh là tác nhân gây bệnh nào (virus, vi khuẩn, nấm men hay ký sinh trùng). Kết quả xét nghiệm chính là căn cứ quan trọng để bác sĩ vạch ra phác đồ điều trị an toàn, hiệu quả.
  • Chụp CT scan hoặc cộng hưởng từ

Phương pháp điều trị bệnh viêm đại tràng Sigma

Sử dụng thuốc Tây, phẫu thuật can thiệp, điều chỉnh lối sống hàng ngày và thói quen ăn uống chính là 3 cách chữa bệnh viêm đại tràng Sigma phổ biến nhất hiện nay.

Sử dụng thuốc Tây

Việc điều trị bằng thuốc Tây sở hữu ưu điểm tiện lợi, đơn giản với công dụng nhanh chóng, tức thời. Một số loại thuốc điều trị bệnh viêm đại tràng Sigma thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định là:

  • Thuốc kháng nấm: famciclovir, itraconazol, nystatin, fluconazol…
  • Thuốc kháng sinh: metronidazol 250mg, biseptol 480mg, ciprofloxacin 500mg…
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: trimebutin, tritin, debridat…

Trong quá trình dùng thuốc, để đảm bảo an toàn sức khỏe và chủ động phòng tránh tác dụng không mong muốn, bệnh nhân cần đọc kỹ thành phần, đồng thời dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Lưu ý, biện pháp điều trị này không thể chữa khỏi bệnh viêm đại tràng Sigma một cách triệt để. Sau đó, bạn vẫn có thể tái nhiễm.

Sử dụng thuốc Tây
Một số loại thuốc điều trị phổ biến hiện nay

Phẫu thuật can thiệp

Nếu người bệnh không đáp ứng tốt với thuốc Tây sau một khoảng thời gian điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ đại tràng Sigma. Tuy nhiên, phương pháp này có thể dẫn đến biến chứng xuất huyết và viêm nhiễm nghiêm trọng.

Ngay cả phẫu thuật nội soi đại tràng cũng không thể đảm bảo an toàn tuyệt đối và điều trị dứt điểm bệnh lý. Vì vậy, phương án phẫu thuật chỉ được cân nhắc khi bệnh tình diễn biến phức tạp, khó lường. Sau khi ca mổ kết thúc, bạn cần chú ý ăn uống điều độ và sinh hoạt hợp lý nhằm chủ động ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Điều chỉnh lối sống và chế độ dinh dưỡng

Đây chính là giải pháp hỗ trợ điều trị – phòng ngừa bệnh lý an toàn, hiệu quả nhất. Lối sống khoa học, lành mạnh cùng chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý có thể cải thiện triệu chứng và nâng cao sức đề kháng của bệnh nhân. Trong quá trình chữa bệnh, bạn cần ghi nhớ:

  • Uống nước ấm vào mỗi buổi sáng, sau khi thức dậy
  • Thường xuyên tập thể dục
  • Hình thành thói quen đại tiện vào những khung giờ nhất định, đặc biệt là buổi sáng
  • Bổ sung trái cây, rau xanh, ngũ cốc, các loại hạt
  • Tránh xa thực phẩm cay nóng, chiên xào, nhiều dầu mỡ
  • Kiêng cữ cà phê, nước ngọt, thuốc lá, rượu bia cùng các chất kích thích
  • Đảm bảo ăn chín – uống sôi, ăn chậm – nhai kỹ và ăn uống đủ bữa, đúng giờ

Tuy không quá nguy hiểm nhưng bệnh viêm đại tràng Sigma có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng. Với những thông tin ngắn gọn trên, hy vọng độc giả đã biết cách bảo vệ và chăm sóc bản thân cùng gia đình trước căn bệnh phiền toái này. Ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường, bạn hãy nhanh chóng thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Cùng chuyên mục

Viêm bờm mỡ đại tràng là bệnh gì?

Viêm bờm mỡ đại tràng là gì? Nguyên nhân và hướng điều trị

Viêm bờm mỡ đại tràng (epiploic appendagitis) là tình trạng viêm nhiễm tự giới hạn của các bờm mỡ của đại tràng. Đây là căn bệnh hiếm gặp, xuất hiện...

Viêm loét đại trực tràng chảy máu

Viêm loét đại trực tràng chảy máu – Nguyên nhân và phòng ngừa

Viêm loét đại trực tràng chảy máu có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không nhanh chóng kiểm soát kịp thời. Các vết loét quá lớn...

Viêm đại tràng ở trẻ em

Viêm đại tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Viêm đại tràng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, bao gồm ở cả trẻ em với rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không nhanh chóng điều trị....

Bà bầu bị viêm đại tràng

Bà bầu bị viêm đại tràng và các biện pháp điều trị an toàn

Bà bầu bị viêm đại tràng thường gặp nhiều khó khăn trong việc điều trị do có thể gây một số ảnh hưởng tới thai nhi. Mẹ bầu nên nhanh...

Viêm đại tràng co thắt là tình trạng rối loạn chức năng ruột nhưng không tìm thấy tổn thương thực thể ở ruột

Viêm đại tràng co thắt: Biểu hiện và phương pháp điều trị

Viêm đại tràng co thắt là bệnh lý lành tính thường gặp, tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng lại gây ra các triệu chứng khó chịu, thường xuyên...

chữa viêm đại tràng bằng mật lợn

Bài thuốc chữa viêm đại tràng bằng mật lợn ít người biết

Bài thuốc chữa viêm đại tràng bằng mật lợn là bài thuốc được ít người biết đến nhưng có thể đem lại rất nhiều hiệu quả bất ngờ. Kiên trì...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn