Người bị viêm đại tràng nên ăn hoa quả gì để cải thiện

Viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì để hỗ trợ điều trị?

Viêm đại tràng giả mạc là gì? Chẩn đoán và điều trị

Viêm đại tràng là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng và cách điều trị

TOP 10 cách chữa viêm đại tràng tại nhà từ các thảo dược

Viêm đại tràng có nên uống mật ong không? Giải đáp

Viêm đại tràng mạn tính và các phương pháp chữa trị

Viêm đại tràng có ăn sữa chua được không? Lợi hay hại?

Top 10 thuốc đặc trị viêm đại tràng phổ biến hiện nay

Viêm đại tràng cấp tính: Nhận biết sớm dấu hiệu và điều trị hiệu quả

Viêm đại tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Viêm đại tràng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, bao gồm ở cả trẻ em với rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không nhanh chóng điều trị. Phát hiện sớm các triệu chứng và nguyên nhân gây viêm đại tràng ở trẻ em chính xác sẽ giúp việc điều trị nhanh chóng an toàn hơn.

Viêm đại tràng ở trẻ em là gì?

Viêm đại tràng có thể hiểu đơn giản là tình trạng viêm nhiễm tại ruột già khiến lớp lót của niêm mạc đại tràng bị tổn thương và hoạt động kém hiệu quả. Bệnh có thể xuất hiện ở rất nhiều đối tượng, bao gồm cả trẻ em với triệu chứng tiêu chảy kéo dài đặc trưng. Tình trạng viêm nhiễm có xu hướng xuất phát tại trực tràng, sau đó lan dần ra toàn bộ đại tràng và gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm.

Viêm đại tràng ở trẻ em
Viêm đại tràng là bệnh lý thường gặp ở trẻ em với đặc trưng là tình trạng viêm nhiễm tại ruột già

Bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần  khiến khả năng hấp thụ dưỡng chất giảm sút nghiêm trọng. Do đó trẻ em mắc bệnh thường gầy yếu, nhẹ cân, sức khỏe suy yếu. Cần phát hiện sớm các triệu chứng bệnh dưới đây để có hướng điều trị càng sớm càng tốt cho bé

  • Xuất hiện tình trạng táo bón hay tiêu chảy kéo dài
  • Bé đi ngoài ra phân lỏng kéo dài hơn 3 lần trong ngày. ,
  • Phân có lẫn máu hay các chất nhầy đặc, có mùi tanh hôi rất khó chịu
  • Bé thường xuyên đau bụng
  • Chảy máu trực tràng ( lẫn kèm phân), tình trạng này có thể chưa phát hiện ngay trong những giai đoạn đầu
  • Trẻ suy dinh dưỡng, tăng cân chậm do khả năng hấp thụ chất kém
  • Bé gầy yếu, xanh xao, dễ mắc nhiều bệnh như cảm sốt
  • Có dấu hiệu mất người, da khô.
  • Trẻ chán ăn, thường xuyên bỏ bữa
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Có thể sốt hoặc không sốt

Ngoài ra tình trạng đau bụng mệt mỏi kéo dài còn ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng tinh thần của bé. Với những trẻ quá nhỏ chưa thể diễn đạt được sẽ thường xuyên quấy khóc, với nhóm trẻ lớn hơn thường có xu hướng dễ tức giận, ít nói chuyện..

Trong trường hợp bệnh biến chứng nặng có thể phát sinh thêm một số triệu chứng khác như đau khớp, phát ban.. nên rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Do đó phát hiện viêm đại tràng ở trẻ em càng sớm sẽ giúp việc điều trị dễ dàng và chính xác hơn.

Nguyên nhân viêm đại tràng ở trẻ em

Thực tế chưa thể tìm thấy chính xác đâu là nguyên nhân khiến đại tràng của xuất hiện những tổn thương trên trẻ nhỏ. Tuy nhiên qua nghiên cứu có thể tạm thời cho thấy bệnh có thể liên quan đến các yếu tố sinh hoạt, dinh dưỡng hay chế độ chăm sóc hằng ngày. Cần phát hiện chính xác nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị phù hợp hơn.

Viêm đại tràng ở trẻ em
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trên trẻ nhỏ cần được phát hiện và điều trị sớm

Theo đó những nguyên nhân chính gây bệnh viêm đại tràng ở trẻ em ở trẻ nhỏ bao gồm

  • Do chế độ ăn uống: Phụ huynh thường cố ép bé ăn nhiều khiến thức ăn không tiêu hóa kịp, ăn các thực phẩm khô cứng khó tiêu hóa khiến bé dễ bị táo bón hay bé ăn các thực phẩm lạ, không hợp vệ sinh gây ra các rối loạn tiêu hóa kéo dài cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng ở trẻ nhỏ. Ngoài ra nếu bé thường có thói quen vừa ăn vừa chạy nhảy mạnh cũng là yếu tố khiến đại tràng dần bị tổn thương.
  • Di truyền: các nghiên cứu cho thấy có đến 20% bé bị viêm đại tràng có liên quan đến yếu tố di truyền. Do đó trong gia đình nếu có cha hay mẹ mắc bệnh thì sinh ra nếu gặp các yếu tố thuận lợi cũng có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
  • Lạm dụng thuốc: trẻ nhỏ có sức đề kháng còn yếu nên rất dễ mắc bệnh. Tuy nhiên nếu phụ huynh không chú ý và lạm dụng quá mức trong việc dùng thuốc cho bé như thuốc ho, thuốc hạ sốt nhất là các loại kháng sinh thì có thể ảnh hưởng rất nhiều đến các cơ quan nội tạng, bao gồm cả thận, đại tràng hay dạ dày.
  • Căng thẳng áp lực kéo dài: Nguyên nhân này thường xuất hiện ở nhóm trẻ lớn hơn do áp lực học hành căng thẳng khiến hệ vi khuẩn đường ruột của bé hoạt động kém hiệu quả dẫn đến bệnh viêm đại tràng.
  • Nhiễm trùng đường ruột: đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh chủ yếu ở trẻ nhỏ. Vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng đều là những tác nhân có thể sinh hoạt trong đường ruột, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ nhanh chóng sinh sôi phát triển và tấn công mạnh mẽ khiến đại tràng bị tổn thương.
  • Một số nguyên nhân khác: Một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ em bao gồm bé có hệ miễn dịch yếu, môi trường sống ô nhiễm, trẻ từng xạ trị ruột già hay các cơ quan lân cận, bé có máu huyết lưu thông kém hay người từng mắc các bệnh lý đường ruột khác như crohn, viêm ruột hoại tử…

Viêm đại tràng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp viêm đại tràng ở trẻ em thường được phát hiện khá muộn, thường ở nhóm trẻ trên 10 tuổi trong khi bệnh đã có thể xuất hiện trước đó rất lâu. Bệnh càng kéo dài, các triệu chứng càng ở mức độ trầm trọng hơn thậm chí biến chứng sang những dấu hiệu bất thường khác như: đau khớp, phát ban, rối loạn chức năng gan, thận hay loãng xương sớm.

Viêm đại tràng ở trẻ em
Bệnh nếu không nhanh chóng tiến hành điều trị kịp thời có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm

Đồng thời trẻ còn có nguy cơ mắc các bệnh lý sau

  • Đau bụng kinh niên
  • Bệnh trĩ do tiêu hóa kém, bé thường xuyên bị táo bón hay tiêu chảy
  • Thiếu máu
  • Mất nước, mất chất điện giải
  • Trong trường hợp các viêm nhiễm lan rộng, bé còn có nguy cơ mắc các bệnh lý như viêm loét đại tràng, thủng đại tràng, phình đại tràng… Nguy hiểm hơn là xuất huyết đại tràng khiến máu ồ ạt hay ung thư đại tràng.

Tình trạng bệnh kéo dài làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng đời sống và tâm lý của trẻ nhỏ. Trẻ không chỉ chậm phát triển về thể chất mà còn ảnh hưởng đến trí não cùng rất nhiều vấn đề liên quan. Do đó cần nhanh chóng phát hiện bệnh từ sớm để có hướng điều trị phù hợp và an toàn nhất, tránh những biến chứng nguy hiểm khác xuất hiện.

Hướng điều trị viêm đại tràng ở trẻ em

Bác sĩ có thể chỉ định làm một số xét nghiệm chẩn đoán như xét nghiệm máu, phân, nội soi đại tràng hay chụp X quang để xác định chính xác bệnh. Tùy tình trạng bệnh bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị để đảm bảo an toàn, hiệu quả, không ảnh hưởng quá nhiều đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

Sử dụng thuốc Tây

Ưu điểm của việc dùng thuốc Tây là cho hiệu quả nhanh chóng, hỗ thể hỗ trợ loại bỏ các tác nhân gây bệnh tuy nhiên lại đi kèm nhiều tác dụng phụ. Do đó phụ huynh cần đảm bảo sử dụng thuốc theo đúng liều lượng được bác sĩ chỉ định, tránh lạm dụng quá mức có thể gây hại ngược cho bé.

Viêm đại tràng ở trẻ em
Việc dùng thuốc sẽ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh nhanh chóng nhưng cũng có thể gây ra các tác dụng phụ

Một số loại thuốc thường được chỉ định bao gồm

  • Thuốc chống viêm: giúp giảm viêm nhiễm kéo dài trên đường ruột. Bác sĩ có thể chỉ định dùng các loại thuốc như Mesalamine, Sulfasalazine… để phục hồi các tổn thương nhanh chóng
  • Thuốc kháng sinh: thường dùng khi có liên quan đến trường hợp nhiễm khuẩn, các loại thuốc phổ biến như  Metronidazole, Biseptol, Vancomycine…
  • Thuốc nhuận tràng: được dùng trong trường hợp bé bị táo bón. Các loại thuốc phổ biến như Bisacodyl, Docusate sodium…
  • Thuốc giảm đau: thường dùng khi bé bị đau bụng quá mức, không nên hạm dụng nhiều. Một số thuốc có thể được chỉ định Paracetamol, Efferalgan,…
  • Thuốc cầm tiêu chảy: thường dùng Loperamide với trẻ nhỏ, phụ huynh nên dùng đến khi bé hết triệu chứng tiêu chảy thì ngưng ngay, tránh lạm dụng dài ngày

Thuốc Nam chữa viêm đại tràng ở trẻ em

Với trẻ nhỏ việc dùng quá nhiều thuốc Tây có thể gây ra một vài tác dụng phụ tới sức khỏe. Do đó nếu tình trạng bệnh mới khởi phát và chưa quá trầm trọng, phụ huynh có thể tham khảo sử dụng một số thảo dược để cải thiện các triệu chứng bệnh an toàn và không có quá nhiều các tác dụng không tốt. Tuy nhiên do hiệu quả các bài thuốc này thường khá chậm nên sẽ không phù hợp với những tình trạng bệnh quá nặng.

Viêm đại tràng ở trẻ em
Bài thuốc từ lá ổi có thể giúp cải thiện các triệu chứng tiêu hóa cho trẻ nhỏ

Một số bài thuốc đơn giản mà phụ huynh có thể áp dụng để giảm ngay các triệu chứng viêm đại tràng cho bé như

  • Dùng lá ổi: Các hoạt chất tanin, pyrogalic, axit psiditanic, tritecpenic… có trong lá ổi có thể vừa ức chế các vi khuẩn hây bệnh vừa làm se lại các tổn thương nơi đây. Bài thuốc từ lá ổi cũng giúp cải thiện tiêu hóa, giảm ngay các triệu chứng đầy hơi chướng bụng khó chịu. Mẹ có thể cho bé nhai vài búp ổi non đã được rửa sạch hoặc đem nấu nước nước uống để dễ sử dụng hơn.
  • Dùng nghệ: chất Curcuumin có trong nghệ được biết đến với khả năng làm lành các vết loét trên niêm mạc đại tràng tuyệt vời đồng thời khả năng ức chế tiêu diệt các vi khuẩn cũng rất mạnh. Sử dụng nghệ đúng cách sẽ bảo vệ các ổ viêm loét và giảm các triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi ở bé. Mẹ nên dùng 1 thìa tinh bột nghệ nguyên chất pha cùng nước ấm, thêm 1 thìa mật ong để bé uống mỗi sáng.
  • Lá vối: Các hoạt chất có trong lá vối cũng ức chế được rất nhiều vi khuẩn như  Staphylococcus, Salmonella, Streptococcus nhưng đảm bảo không ảnh hưởng đến số lượng lợi khuẩn. Ngoài ra chất tanin cũng tham gia vào quá trình làm lành vết loét và bảo vệ niêm mạc đại tràng ổn định hơn. Mẹ có thể dùng khoảng 200g lá vối đã được rửa sạch hãm cùng 2 lít nước sôi trong 1 tiếng để bé dùng thay nước lọc uống hằng ngày.

Phẫu thuật

Trong trường hợp bệnh kéo dãi mãn tính, bé không đáp ứng thuốc và có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm thì bác sĩ có thể xem xét chỉ định phẫu thuật để điều trị bệnh dứt điểm, tránh các ảnh hưởng nguy hiểm khác. Tuy nhiên phẫu thuật cũng có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của bé sau này nên cần xem xét kỹ lưỡng trước khi thực hiện.

Phụ huynh cần chú ý tìm đến các cơ sở y tế uy tín nếu có nhu cầu thực hiện phẫu thuật đại tràng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé. Sau phẫu thuật nếu không có chế độ sinh hoạt phù hợp bệnh vẫn có thể tái phát nên phụ huynh cần hết sức chú ý.

Cách phòng ngừa viêm đại tràng ở trẻ em

Viêm đại tràng ở trẻ em có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ nên cần có hướng phòng tránh càng sớm càng tốt. Với trẻ sau điều trị bệnh trước đó cũng nên chú ý đến các chế độ này để hạn chế nguy cơ bệnh tái phát, phòng tránh nguy cơ biến chứng sang giai đoạn mãn tính gây khó khăn trong việc điều trị hơn.

Theo đó phụ huynh nên chú ý thay đổi chế độ dinh dưỡng sinh hoạt của bé một các khoa học để tăng cường sức khỏe, đồng thời loại bỏ các yếu tố thuận lợi cho viêm đại tràng xuất hiện. Với những người có tiền sử mắc bệnh khi sinh con nên đi làm một số xét nghiệm di truyền và có hướng phòng tránh thích hợp hơn.

Chế độ dinh dưỡng

Phụ huynh nên ưu tiên những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng dễ tiêu hóa để bé có thể hấp thụ được tốt nhất, tránh các thức ăn dư thừa ở đường ruột. Không nên ép bé ăn quá nhiều sẽ khiến việc tiêu hóa kém hiệu quả đồng thời làm bé sợ việc ăn uống hơn.

Viêm đại tràng ở trẻ em
Phụ huynh cần có chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống khoa học để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh

Cụ thể, trong chế độ dinh dưỡng giúp phòng tránh nguy cơ viêm đại tràng ở trẻ em cần chú ý những vấn đề sau

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng theo nhu cầu về độ tuổi của trẻ nhỏ, đặc biệt chú ý bổ sung vitamin C và vitamin D để tăng cường đề kháng, hạn chế nguy cơ bị các dị nguyên xâm nhập. Các loại trái cây, rau củ, thịt nạc hay nhóm cá béo chính là những thực phẩm rất cần thiết trong mỗi bữa ăn hằng ngày của trẻ nhỏ
  • Nên chia nhỏ các bữa ăn để giảm áp lực lên đường ruột đồng thời cũng giúp bé dễ dàng tiêu hóa hơn, tránh dồn ép quá nhiều thức ăn trong một bữa
  • Tạo thói quen ăn đúng giờ, đúng bữa cho bé
  • Uống đủ lượng nước mỗi ngày dựa trên cân nặng và nhu cầu hoạt động của trẻ
  • Trong trường hợp bé tăng cân chậm dù ăn nhiều có thể xem xét đưa bé đi khám sớm hay bổ sung các lợi khuẩn để tăng cường khả năng hấp thụ
  • Bé bị tiêu chảy thì không nên cho bé uống các loại sữa chứa lactose
  • Chú ý lựa chọn các sản phẩm sữa có chứa chất xơ, FOS cùng các lợi khuẩn để tránh nguy cơ táo bón
  • Đảm bảo cho bé ăn chín uống sôi, tránh các thực phẩm tái sống hay đồ ăn ôi thiu, hư hỏng
  • Chọn lựa nguồn thực phẩm kỹ càng, tránh các thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc hay các thực phẩm có chứa các loại thuốc tăng trưởng nặng
  • Tránh cho bé dùng quá nhiều các loại thức ăn nhanh, đồ ăn cay nóng, các loại nước ngọt có ga, trà sữa…

Trong chế độ sinh hoạt

Chế độ dinh hoạt hằng ngày cũng có mối liên quan mật thiết đến sức khỏe toàn diện của trẻ nhỏ, bao gồm cả đường ruột. Thay đổi lối sống lành mạnh khoa học chính là nguyên tắc hàng đầu để phòng tránh bệnh và ngăn ngừa nguy cơ viêm đại tràng tái phát trở lại.

Phụ huynh cần chú ý một số vấn đề sau

  • Cho bé nghỉ ngơi đầy đủ hằng ngày, tránh thức quá khuya
  • Tạo thói quen vệ sinh tay chân sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi đi từ ngoài vào. Nên cho bé rửa tay bằng các loại xà phòng diệt khuẩn để đảm bảo vệ sinh, tránh các bệnh tay chân miệng và đường ruột tốt nhất
  • Nên giữ bé ăn uống tập trung, tránh vừa ăn vừa chạy nhảy hay vận động mạnh ngay sau khi ăn
  • Với những nhóm trẻ lớn không nên tạo quá nhiều áp lực về học tập hay tạo các thời gian biểu quá khắt khe, hãy tạo cho bé thời gian nghỉ ngơi học tập hợp lý để phát có thể phát triển tự do nhất
  • Đảm bảo môi trường sống xung quanh bé luôn sạch sẽ vệ sinh. Phụ huynh nên dọn dẹp chỗ ngủ, giặt giũ chăn màn và hướng dẫn bé giữ vệ sinh nơi ở ngay từ nhỏ
  • Đeo khẩu trang trước khi ra ngoài để tránh các dị nguyên, vi khuẩn, virus có thể xâm nhập và tấn công đường ruột
  • Khuyến khích bé tập luyện thể dục thể thao hằng ngày để tăng cường sức đề kháng
  • Nên cho bé tránh xa khỏi những nơi có khói thuốc lá vì đây cũng là một trong những yếu tố hàng đầu làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh.
  • Theo dõi tốc tộ phát triển của bé để phát hiện sớm những triệu chứng bất thường và có hướng điều trị nhanh chóng.

Viêm đại tràng ở trẻ em nếu phát hiện sớm hoàn toàn có thể loại bỏ ngay từ giai đoạn đầu mà không gây ảnh hưởng quá nhiều đến tốc độ phát triển của bé. Phụ huynh nên có hướng chăm sóc và tạo dựng những thói quen tốt cho bé ngay từ những giai đoạn đầu để phòng tránh nguy cơ viêm đại tràng cùng rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác cho sức khỏe.

Cùng chuyên mục

Bệnh viêm túi thừa đại tràng là gì?

Viêm túi thừa đại tràng là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm túi thừa đại tràng là bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp với những triệu chứng không rõ ràng. Nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị...

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu và cách xử lý

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu và cách xử lý

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh lý. Khi đó, vùng niêm mạc ở ruột bị tổn thương, tăng nguy...

Viêm loét đại trực tràng chảy máu

Viêm loét đại trực tràng chảy máu – Nguyên nhân và phòng ngừa

Viêm loét đại trực tràng chảy máu có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không nhanh chóng kiểm soát kịp thời. Các vết loét quá lớn...

Viêm bờm mỡ đại tràng là bệnh gì?

Viêm bờm mỡ đại tràng là gì? Nguyên nhân và hướng điều trị

Viêm bờm mỡ đại tràng (epiploic appendagitis) là tình trạng viêm nhiễm tự giới hạn của các bờm mỡ của đại tràng. Đây là căn bệnh hiếm gặp, xuất hiện...

Bệnh viêm đại tràng Sigma là gì?

Viêm đại tràng Sigma là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Phòng ngừa

Viêm đại tràng Sigma là bệnh lý thường gặp, tương đối khó chữa và thường xuyên tái phát. Vấn đề này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn