Người bị viêm đại tràng nên ăn hoa quả gì để cải thiện

Viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì để hỗ trợ điều trị?

Viêm đại tràng giả mạc là gì? Chẩn đoán và điều trị

Viêm đại tràng là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng và cách điều trị

TOP 10 cách chữa viêm đại tràng tại nhà từ các thảo dược

Viêm đại tràng có nên uống mật ong không? Giải đáp

Viêm đại tràng mạn tính và các phương pháp chữa trị

Viêm đại tràng cấp tính: Nhận biết sớm dấu hiệu và điều trị hiệu quả

Viêm đại tràng có ăn sữa chua được không? Lợi hay hại?

Top 10 thuốc đặc trị viêm đại tràng phổ biến hiện nay

Viêm đại tràng mạn tính và các phương pháp chữa trị

Là bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp, bệnh viêm đại tràng mạn tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách. Vậy làm thế nào để kiểm soát và cải thiện triệu chứng một cách hiệu quả? 

Viêm đại tràng mạn tính và các phương pháp chữa trị
Bệnh viêm đại tràng mạn tính là gì?

Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng mạn tính

Viêm đại tràng mạn tính là tình trạng viêm nhiễm khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng (ruột già) với nhiều vị trí viêm loét, xuất huyết, áp xe. Bệnh lý này diễn ra trong một khoảng thời gian dài và có xu hướng tái phát nhiều lần.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh viêm đại tràng mạn tính. Trong đa số trường hợp, bệnh lý này xuất phát từ việc bệnh nhân không quan tâm điều trị bệnh viêm đại tràng cấp tính một cách dứt điểm và triệt để.

Bệnh viêm đại tràng cấp tính xuất hiện khi đại tràng nhiễm độc hoặc bị nấm men, virus, vi khuẩn, ký sinh trùng tấn công. Bệnh viêm đại tràng cấp tính sẽ chuyển dần thành bệnh viêm đại tràng mạn tính sau khoảng 3 tháng.

Các bệnh lý nền liên quan đến hệ tiêu hóa (bệnh Crohn, lao đại tràng) không được chữa khỏi hoàn toàn cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm đại tràng mạn tính.

Thêm vào đó, chế độ dinh dưỡng không cân bằng, khoa học (dung nạp thực phẩm bẩn, nhiều gia vị, giàu dầu mỡ, thường xuyên bỏ bữa, dùng nhiều rượu bia…) sẽ gây rối loạn hoạt động của đại tràng. Theo thời gian, niêm mạc bị tổn thương nghiêm trọng và hình thành bệnh viêm đại tràng mạn tính.

Ngoài ra, thói quen lạm dụng thuốc Tây (đặc biệt là thuốc kháng sinh) cũng góp phần kích thích và bào mòn niêm mạc đại tràng, từ đó dẫn đến hiện tượng viêm loét nặng nề.

Triệu chứng của bệnh viêm đại tràng mạn tính

Viêm đại tràng mạn tính là căn bệnh phổ biến ở nước ta. Theo thống kê, có đến 20% dân số đang mắc phải vấn đề này. Ngay khi phát hiện các biểu hiện bất thường sau, độc giả hãy nhanh chóng thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời:

Đau quặn ở bụng

Tình trạng này sẽ dẫn đến nhiều cơn đau quặn bụng tương tự cảm giác khi bị chuột rút. Khi các cơ của hệ tiêu hóa phải hoạt động quá mức, hiện tượng căng cơ và đau nhức xuất hiện. Tần suất cùng mức độ của những cơn đau sẽ tăng dần theo thời gian và chỉ chấm dứt sau khi bạn đại tiện xong.

Triệu chứng của bệnh viêm đại tràng mạn tính
Bệnh viêm đại tràng mạn tính sẽ dẫn đến nhiều cơn đau quặn bụng tương tự cảm giác khi bị chuột rút.

Để xử lý triệu chứng này, các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân sử dụng thuốc chống co thắt theo chỉ định của bác sĩ thay vì tự ý dùng thuốc giảm đau dạ dày thuộc nhóm NSAID.

Tiêu chảy

Đi tiêu ra máu lẫn với chất nhầy là dấu hiệu nhận biết điển hình của bệnh lý này. Thông thường, bệnh nhân sẽ đại tiện phân lỏng trong suốt khoảng thời gian bệnh viêm đại tràng mạn tính khởi phát (khoảng vài tuần).

Táo bón

Khi bị viêm đại tràng mạn tính, một số người bệnh mắc phải chứng táo bón. Lúc này, họ gặp nhiều khó khăn mỗi khi đi tiêu. Vì không thể hoàn thành nhiệm vụ nên hệ bài tiết tạo nên những cơn đau bụng vô cùng khó chịu.

Mệt mỏi

Dù luôn ngủ đủ giấc, ăn uống điều độ và làm việc vừa sức nhưng nhiều bệnh nhân viêm đại tràng mạn tính thường cảm thấy lờ đờ, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kém sức sống. Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do bạn phải đại tiện nhiều lần. Điều này khiến cơ thể luôn bị thiếu hụt nhiều dưỡng chất cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể.

Khó chịu ở trực tràng

Trong giai đoạn bệnh viêm đại tràng mạn tính khởi phát, khu vực trực tràng của bệnh nhân sẽ thường xuyên chảy máu. Hiện tượng này bắt nguồn từ sự tiếp xúc trực tiếp giữa những vị trí viêm loét của ruột với một số chất hữu cơ có trong thức ăn. Ngoài ra, khi các cơ ở vùng trực tràng hoạt động quá tải, bạn cũng cảm thấy đau rát khó chịu, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Sốt cao

Những người bị viêm đại tràng mạn tính thường bị sốt nhẹ. Thế nhưng, nếu nhiệt độ cơ thể tăng nhanh, dẫn đến hiện tượng li bì thì bạn cần nhanh chóng thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa. Các chuyên gia cho biết, triệu chứng sốt cao chính là dấu hiệu cảnh báo rằng hệ miễn dịch đang phải hoạt động quá sức để đối phó với tác nhân gây bệnh và chữa lành vết loét do bệnh lý gây ra.

Triệu chứng của bệnh viêm đại tràng mạn tính
Nếu nhiệt độ cơ thể tăng nhanh, dẫn đến hiện tượng li bì thì bạn cần nhanh chóng thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa.

Cách đơn giản nhất để cải thiện tình trạng này là tăng cường thời gian nghỉ ngơi – thư giãn. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung vitamin C, dùng nước rau diếp cá hoặc rau má xay, đồng thời chườm ấm để điều chỉnh thân nhiệt.

Ăn uống không ngon miệng

Bệnh viêm đại tràng mạn tính có thể khiến người bệnh khó chịu, đầy hơi và ăn uống không ngon miệng. Bên cạnh đó, tâm lý không thoải mái vì vấn đề tiêu hóa cũng làm suy giảm khẩu vị của bệnh nhân. Nếu tiếp tục kéo dài, triệu chứng này có thể khiến độc giả sút cân và suy nhược cơ thể.

Đau khớp

Đây là một trong những dấu hiệu nhận biết đặc biệt giúp phân biệt tình trạng sưng – viêm khớp với bệnh viêm đại tràng mạn tính. Những cơn đau khớp thường giảm dần và hoàn toàn không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể. Theo các bác sĩ chuyên khoa, triệu chứng này có thể liên quan đến yếu tố di truyền.

Suy dinh dưỡng

Khi bệnh nhân bị bệnh viêm đại tràng, chức năng tiêu hóa suy giảm rõ rệt. Do đó, bạn phải đối mặt với nguy cơ gầy ốm, suy dinh dưỡng. Hãy chủ động điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sau khi tham vấn y khoa nhằm tăng cường cảm giác ngon miệng và khôi phục thể trạng bình thường. Tuy nhiên, nếu vẫn tiếp tục sụt cân không rõ nguyên nhân, bạn cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác.

Thiếu máu

Bệnh lý này có thể khiến người bệnh tiêu chảy ra máu và xuất huyết một số nội tạng xung quanh. Đây chính là lý do vì sao các bệnh nhân thường xuyên bị thiếu máu. Vì vậy, độc giả nên chủ động bổ sung thuốc bổ hoặc nhóm thực phẩm giàu chất sắt để bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa biến chứng.

Viêm đại tràng mạn tính có nguy hiểm không?

Khi chuyển sang giai đoạn mạn tính, bệnh viêm đại tràng ẩn chứa rất nhiều rủi ro. Hiện nay, bệnh lý này chưa có cách điều trị dứt điểm. Do đó, bệnh nhân cần chú ý kiểm soát triệu chứng từ sớm trước khi vấn đề này dẫn đến những biến chứng phức tạp sau:

Giãn đại tràng

Rối loạn đại tiện là một trong những vấn đề thường gặp nhất ở các bệnh nhân viêm đại tràng mạn tính. Lúc này, đại tràng buộc phải co thắt liên tục, đồng thời đường ruột cũng hoạt động quá mức, từ đó dẫn đến biến chứng giãn ruột và giãn đại tràng.

Xuất huyết đại tràng

Sau một khoảng thời gian dài bị viêm loét nghiêm trọng, niêm mạc đại tràng bắt đầu xuất huyết. Dấu hiệu nhận biết của biến chứng này là đi ngoài ra máu và phân lẫn chất nhầy. Nếu bị xuất huyết đại tràng nặng, người bệnh sẽ chảy máu ồ ạt khi đang đại tiện.

Tình trạng xuất huyết đại tràng sẽ kéo theo hiện tượng thiếu máu. Vì vậy, bệnh nhân luôn trong trạng thái mệt mỏi, gầy yếu, xanh xao.

Xuất huyết đại tràng
Sau một khoảng thời gian dài bị viêm loét nghiêm trọng, niêm mạc đại tràng bắt đầu xuất huyết.

Thủng đại tràng

Biến chứng này xuất hiện khi tình trạng viêm nhiễm kéo dài, những vết loét lan rộng và nghiêm trọng dần theo thời gian. Để bảo toàn tính mạng, bệnh nhân cần được phẫu thuật ngay lập tức khi bị thủng đại tràng.

Ung thư đại tràng

Số liệu thống kê cho biết, khoảng 20% trường hợp viêm đại tràng mạn tính chuyển thành bệnh ung thư đại tràng. Nếu không được phát hiện đúng lúc, biến chứng nguy hiểm này có thể tiến triển nhanh chóng, di căn sang các khu vực xung quanh và đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể bị áp xe ổ bụng, nhiễm trùng máu, tắc ruột, phình đại tràng nhiễm độc, viêm phúc mạc tái phát…

Biện pháp chẩn đoán bệnh viêm đại tràng mạn tính

Tương tự bệnh viêm đại tràng cấp tính, bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán, đồng thời thu thập tiền sử bệnh lý cùng một số thông tin về chế độ ăn uống – sinh hoạt của người bệnh.

Sau đó, bác sĩ sẽ nội soi đại tràng nhằm đánh giá mức độ tổn thương và tình trạng viêm nhiễm, đồng thời thu lấy mẫu bệnh phẩm rồi đem đi sinh thiết. Các thủ thuật này góp phần kiểm tra nguyên nhân gây bệnh và tầm soát ung thư.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm như: xét nghiệm phân, xét nghiệm máu, chụp CT scan, chụp X-quang bụng, phân tích nước tiểu…

Phương pháp điều trị bệnh viêm đại tràng mạn tính

Căn cứ vào mức độ bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa sẽ vạch ra phác đồ điều trị an toàn, hiệu quả nhất dành cho từng bệnh nhân. Sử dụng thuốc Tây và phẫu thuật can thiệp là hai phương pháp điều trị phổ biến nhất trong đa số trường hợp. Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc áp dụng bài thuốc Đông y cũng như thực hiện mẹo dân gian tại nhà để hỗ trợ quá trình chữa bệnh.

Sử dụng thuốc Tây

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương của đại tràng, bác sĩ sẽ chỉ định hai nhóm thuốc sau:

  • Thuốc kháng viêm: sulfasalazine, olsalazine, mesalamine, axit 5-aminosalicylic, corticosteroid…
  • Thuốc ức chế miễn dịch: methotrexate, 6-MP, cyclosporin A, azathioprine…

Ngoài ra, bác sĩ cũng căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh cùng biểu hiện đi kèm để kê toa. Những loại thuốc có thể được cân nhắc bao gồm: thuốc sắt, thuốc chống co thắt, thuốc giảm đau, thuốc chống tiêu chảy, thuốc nhuận tràng, thuốc kháng sinh diệt khuẩn…

Tuy có khả năng đẩy lùi triệu chứng một cách nhanh chóng, hiệu quả nhưng thuốc Tây chỉ phát huy tác dụng tạm thời, không thể loại bỏ tận gốc căn nguyên bệnh lý. Vì vậy, người bệnh cần kiên trì theo đuổi liệu trình điều trị, tuân thủ mọi hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc.

Hơn nữa, những loại thuốc này thường đi kèm một số tác dụng không mong muốn. Để hạn chế tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể, bạn hãy uống thuốc theo đúng chỉ định và thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa khi phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường trong quá trình điều trị.

Phẫu thuật can thiệp

Phương pháp điều trị này chỉ được cân nhắc thực hiện khi bệnh nhân không đáp ứng tốt với thuốc điều trị hoặc tình trạng viêm nhiễm diễn tiến quá nhanh, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa sẽ cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ trực tràng, sau đó nối liền hai đầu còn lại của đại tràng để tạo nên đường đi cho phân.

Phương pháp điều trị bệnh viêm đại tràng mạn tính
Phương pháp phẫu thuật chỉ được cân nhắc thực hiện khi bệnh nhân không đáp ứng tốt với thuốc điều trị.

Áp dụng bài thuốc Đông y

Với nguồn dược liệu thiên nhiên an toàn, lành tính, các bài thuốc Đông y tuân thủ nguyên tắc tập trung triệt tiêu căn nguyên một cách chậm rãi, trong một khoảng thời gian lâu dài và mang đến hiệu quả bền vững.

Theo quan niệm Đông y, viêm đại tràng mạn tính thuộc các chứng phúc thống, ly tật. Bệnh lý này bắt nguồn từ 4 nguyên nhân sau:

  • Ngoại tà lục dâm: Nhiễm bệnh từ tác nhân bên ngoài
  • Ẩm thực bất điều: Ăn uống không điều độ, thiếu khoa học
  • Tỳ vị tố hư: Suy yếu chức năng tỳ vị, cơ thể tích bệnh lâu ngày
  • Thất tình nội thương: Căng thẳng, áp lực, lo lắng kéo dài

Để kiểm soát và đẩy lùi bệnh lý, Đông y ứng dụng phép trị điều hòa can vị và bồi bổ tỳ vị, từ đó nâng cao sức khỏe của hệ thống tiêu hóa.

Tự chăm sóc tại nhà

Bên cạnh 3 phương pháp điều trị trên, bệnh nhân có thể tham khảo các mẹo dân gian hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng mạn tính sau:

  • Bài thuốc từ gừng: Giã nhuyễn 1 nhánh gừng tươi, nấu sôi dược liệu trong vòng 10 phút, lọc lấy nước uống hàng ngày (có thể pha thêm mật ong nguyên chất), dùng 2 lần/ngày sau khi dùng bữa.
  • Bài thuốc từ nghệ: Trộn đều 1 – 2 muỗng cà phê tinh bột nghệ trong 1 ly sữa ấm, uống hàng ngày trước khi đi ngủ.
  • Bài thuốc từ nha đam: Rửa sạch 1 nhánh nha đam nhỏ, thu lấy gel trong, xay nhuyễn rồi hòa vào một chút nước ấm, uống 2 – 3 lần/tuần.

Ngoài ra, để rút ngắn thời gian điều trị và phòng ngừa biến chứng, người bệnh cần chủ động điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cũng như xây dựng thói quen tốt theo những gợi ý sau:

  • Cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết (2 – 2.5 lít nước/ngày) cho cơ thể
  • Tăng cường bổ sung rau củ, trái cây, thịt cá, nhóm thực phẩm giàu vitamin C, kali, chất xơ…
  • Kiêng cữ thức ăn tươi sống, chưa chín hẳn, nhiều gia vị, giàu dầu mỡ, đồ hộp, thức ăn nhanh, thực phẩm lên men, rượu bia, cà phê, trà đặc, nước ngọt, thức uống có cồn và các chất kích thích
  • Ăn chậm nhai kỹ, ăn chín uống sôi
  • Ưu tiên thức ăn mềm nhuyễn, dễ tiêu
  • Không ăn quá no hoặc dùng bữa quá muộn
  • Chia nhỏ bữa ăn
  • Tập thể dục – thể thao đều đặn
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi – thư giãn
  • Tránh xa mệt mỏi, lo âu, căng thẳng, bất an
  • Hạn chế lao động quá sức

Viêm đại tràng mạn tính là bệnh lý phổ biến và khó điều trị dứt điểm. Để đẩy nhanh quá trình điều trị cũng như ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm túc mọi chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng và duy trì lối sống lành mạnh.

Cùng chuyên mục

Bệnh viêm đại tràng cấp tính là gì?

Viêm đại tràng cấp tính: Nhận biết sớm dấu hiệu và điều trị hiệu quả

Viêm đại tràng cấp tính là một trong những bệnh lý về đường tiêu hóa phổ biến ở nước ta. Bệnh lý này diễn tiến nhanh chóng, khó lường, có...

Chữa viêm đại tràng bằng nghệ

Chữa viêm đại tràng bằng nghệ với cách thực hiện đơn giản

Chữa viêm đại tràng bằng nghệ nếu thực hiện đúng cách sẽ làm giảm nhanh các triệu chứng đau thắt bụng, tiêu chảy, táo bón mệt mỏi kéo dài. Kiên...

chữa viêm đại tràng bằng mật lợn

Bài thuốc chữa viêm đại tràng bằng mật lợn ít người biết

Bài thuốc chữa viêm đại tràng bằng mật lợn là bài thuốc được ít người biết đến nhưng có thể đem lại rất nhiều hiệu quả bất ngờ. Kiên trì...

Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng giả mạc

Viêm đại tràng giả mạc là gì? Chẩn đoán và điều trị

Viêm đại tràng giả mạc là tình trạng viêm nhiễm cấp tính tại niêm mạc đại tràng do vi khuẩn C. difficile gây ra. Bệnh lý này thường xuất hiện...

Nhóm thực phẩm giàu chất đạm

Viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì để hỗ trợ điều trị?

"Người bệnh viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng gì để hỗ trợ điều trị?" là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Làm thế nào để xây dựng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn