Người bị viêm đại tràng nên ăn hoa quả gì để cải thiện

Viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì để hỗ trợ điều trị?

Viêm đại tràng giả mạc là gì? Chẩn đoán và điều trị

Viêm đại tràng là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng và cách điều trị

TOP 10 cách chữa viêm đại tràng tại nhà từ các thảo dược

Viêm đại tràng có nên uống mật ong không? Giải đáp

Viêm đại tràng mạn tính và các phương pháp chữa trị

Viêm đại tràng cấp tính: Nhận biết sớm dấu hiệu và điều trị hiệu quả

Viêm đại tràng có ăn sữa chua được không? Lợi hay hại?

Top 10 thuốc đặc trị viêm đại tràng phổ biến hiện nay

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu và cách xử lý

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh lý. Khi đó, vùng niêm mạc ở ruột bị tổn thương, tăng nguy cơ vỡ lòng mạch và gây chảy máu khi đại tiện. Tình trạng đi ngoài ra máu do viêm đại tràng gây ra nếu không được tiến hành thăm khám và xử lý kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu và cách xử lý
Viêm đại tràng đi ngoài ra máu là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh lý

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu là do đâu?

Hệ thống tiêu hóa kéo dài từ khoang miệng, qua thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và cuối cùng là ống hậu môn. Trong đó, bộ phận ruột già hay còn được gọi là đại tràng. Theo các chuyên gia đầu ngành, đây là khung ruột lớn nhất, có chiều dài trung bình khoảng 1.5m. Đại tràng nằm bên trong ổ bụng và bao quanh ruột non để tạo thành một khung hình giống như dấu chấm hỏi.

Bộ phận này đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu các chất dinh dưỡng, nước từ thức ăn, đồng thời đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Theo đó, đại tràng không có lớp lông nhung nhưng được thay thế bằng lượng dịch nhỏ có tính chất kiềm nhằm bảo vệ ruột cũng như làm mềm phân, hỗ trợ quá trình đào thải phân diễn ra tốt hơn. Tuy nhiên, đại tràng thường dễ tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh nên dễ bị tổn thương và khá nhạy cảm.

Viêm đại tràng là thuật ngữ chỉ tình trạng niêm mạc ruột bị sưng phù, viêm đỏ trong thời gian dài và gây ra các ổ viêm loét. Những vùng niêm mạc đại tràng bị tổn thương thường có xu hướng ăn sâu vào những lớp cơ bên trong niêm mạc và dẫn đến tình trạng xuất huyết. Thông thường, lượng máu chảy sẽ phụ thuộc vào những ổ loét nông hay sâu. Chính vì vậy, trong thời gian đầu bệnh lý khởi phát, người bệnh thường xuyên đi ngoài ra máu, phân có màu đen, trong một số trường hợp có thể chảy thành các tia máu tươi nên thường dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác.

Khi các triệu chứng bệnh viêm đại tràng tiến triển ở mức nghiêm trọng, người bệnh đi ngoài lúc này chỉ có dịch nhầy máu, tần suất đi ngoài từ 5 – 6 lần trong ngày, triệu chứng có xu hướng nghiêm trọng hơn vào ban đêm. Ngoài ra, viêm đại tràng còn có thể gây ra một số biểu hiện như đau bụng, sốt, đi tiêu nhiều lần, cơ thể mệt mỏi, suy nhược,…

Theo các chuyên gia đầu ngành, bệnh viêm đại tràng đi ngoài ra máu có thể khởi phát do một số nguyên nhân sau:

  • Yếu tố di truyền
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài
  • Thường xuyên căng thẳng thần kinh, mệt mỏi
  • Chế độ ăn uống không khoa học, lành mạnh, bị nhiễm khuẩn do thức ăn
  • Môi trường sống bị ô nhiễm làm tăng nguy cơ khởi phát triệu chứng bệnh lý
  • Sức đề kháng suy giảm
Viêm đại tràng đi ngoài ra máu là do đâu?
Tình trạng viêm đại tràng đi ngoài ra máu thường diễn tiến theo nhiều giai đoạn khác nhau, kéo dài trong nhiều tháng, có khi đau âm ỉ, đôi lúc đau quặn khó chịu

Tình trạng viêm đại tràng đi ngoài ra máu thường diễn tiến theo nhiều giai đoạn khác nhau, kéo dài trong nhiều tháng, có khi đau âm ỉ, đôi lúc đau quặn khó chịu. Triệu chứng thường có xu hướng tái phát nhiều lần nếu bệnh lý chưa được điều trị dứt điểm. Lâu dần có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu nguy hiểm không?

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh viêm đại tràng. Theo các chuyên gia đầu ngành, mức độ nguy hiểm của bệnh lý thường phụ thuộc vào nguyên nhân khởi phát cũng như cơ địa của mỗi người. Việc tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh kiểm soát bệnh lý hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu chủ quan điều trị, chăm sóc không khoa học thì viêm đại tràng đi ngoài ra máu có thể phát sinh các biến chứng nặng nề như:

  • Viêm đại tràng đi ngoài ra máu trong thời gian dài có thể dẫn đến thiếu máu mãn tính, cơ thể người bệnh thường xuyên mệt mỏi, tụt huyết áp, mất nước, chướng bụng, cơ thể xanh xao, gầy yếu và suy nhược. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu máu mãn tính do bệnh lý gây ra có thể làm tăng nguy cơ sưng đau xương khớp, đau cùng chậu và đau lưng do viêm khớp ở cùng chậu.
  • Với những trường hợp nghiêm trọng, vùng đại tràng có xu hướng xuất huyết dữ dội. Số liệu thống kê cho thấy, có khoảng 1 – 5% trường hợp bị viêm loét đại tràng mắc phải biến chứng này. Điều này dẫn đến thiếu máu cấp, giãn đại tràng và nhiễm độc. Nếu không được kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
  • Triệu chứng đại tiện xuất huyết kéo dài do bệnh viêm đại tràng gây ra có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng. Theo lý giải từ chuyên gia đầu ngành, tình trạng viêm kéo dài có thể dẫn đến những mô ở đường ruột bị biến đổi cấu trúc và sản, từ đó xuất hiện những khối u ác tinh. Trường hợp bị ung thư đại tràng thường kèm theo các biểu hiện như: Thiếu máu, mót rặn, đau quặn bụng, cơ thể gầy yếu, đại tiện phân nhầy máu,…

Số liệu thống kê cho thấy, những trường hợp mắc bệnh viêm loét đại tràng mãn tính thường có nguy cơ bị ung thư đại tràng chiếm khoảng 15% trong 10 năm. Đây được xem là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất ở nước ta.

Các biện pháp xử lý viêm đại tràng đi ngoài ra máu

Viêm đại tràng nói chung và tình trạng đi ngoài chảy máu do bệnh lý gây ra nói riêng cần được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời giúp kiểm soát triệu chứng cũng như dự phòng những biến chứng nguy hiểm. Các phương pháp điều trị bệnh viêm đại tràng khá đa dạng và điển hình là điều trị bảo tồn và điều trị ngoại khoa.

1. Sử dụng thuốc Tây điều trị

Điều trị nội khoa được xem là lựa chọn ưu tiên với những trường hợp bị viêm đại tràng cấp và mãn tính. Căn cứ vào nguyên nhân khởi phát, mức độ triệu chứng bệnh lý cũng như đối tượng mắc bệnh, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định nhóm thuốc phù hợp nhất.

Để kiểm soát triệu chứng đi ngoài ra máu do bệnh lý gây ra ở mức độ nhẹ và trung bình, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc kháng sinh ở dạng tiêm hoặc đường uống kết hợp với một số dẫn chất của cùng nhóm như:

  • Corticoid
  • Azathioprine
  • Sulfasalazin
  • Cyclosporin
Sử dụng thuốc Tây điều trị
Điều trị nội khoa được xem là lựa chọn ưu tiên với những trường hợp bị viêm đại tràng cấp và mãn tính

Với những trường hợp chưa được tiến hành điều trị, bác sĩ có thể khởi đầu bằng 1 loại thuốc. Từ đó theo dõi cũng như đánh giá khả năng đáp ứng của người bệnh thông qua việc cải thiện các triệu chứng lâm sàng trong vòng 15 ngày kế tiếp.

Nếu các triệu chứng bệnh viêm đại tràng mới khởi phát ở mức độ nhẹ, tổn thương ít. Lúc này bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh sử dụng kết hợp một số loại thuốc chữa trị tại chỗ như thuốc hụt và đặt hậu môn nhằm cải thiện bệnh lý nhanh chóng. Bên cạnh đó, căn cứ vào biểu hiện bệnh lý cụ thể có thể chỉ định kết hợp với những nhóm thuốc khác như thuốc nhuận tràng, chống co thắt, viên uống bổ sung probiotic (lợi khuẩn), thuốc cầm tiêu chảy,…

Trong trường hợp viêm đại tràng đi ngoài ra máu tiến triển nghiêm trọng, gây ra các biến chứng nguy hiểm như thủng đại tràng, phình giãn đại tràng nhiễm độc,… Lúc này, việc sử dụng thuốc điều trị viêm đại tràng gần như không mang lại hiệu quả. Khi đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc áp dụng phương pháp phẫu thuật nhằm kiểm soát triệu chứng bệnh lý.

2. Áp dụng phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh lý

Rất ít trường hợp mắc bệnh viêm đại tràng cần can thiệp ngoại khoa. Tuy nhiên, một số trường hợp cần thiết, nhất là tình trạng đi ngoài ra máu do bệnh lý gây ra tiến triển dữ dội, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định phẫu thuật nhằm ngăn ngừa biến chứng tử vong cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.

Phương pháp điều trị ngoại khoa được bác sĩ chỉ định khi:

  • Phẫu thuật loại bỏ ruột già với những trường hợp bệnh lý tiến triển nặng nề, kéo dài dai dẳng và phương pháp điều trị bảo tồn không đáp ứng. Tuy nhiên, phương pháp này ảnh hưởng đến chức năng hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe tổng thể. Do đó, bác sĩ chỉ tiến hành phẫu thuật sau khi xem xét lợi ích cao hơn rủi ro.
  • Ngoài ra, phương pháp phẫu thuật chỉ được tiến hành trong trường hợp nhận thấy bệnh viêm đại tràng xuất hiện các dấu hiệu bệnh ung thư đại tràng hay polyp đại tràng.

3. Thiết lập lối sống lành mạnh, khoa học

Điều chỉnh, thay đổi lối sống khoa học được xem là một trong những biện pháp giúp cải thiện các triệu chứng bệnh viêm đại tràng cũng như tình trạng xuất huyết đại tiện do bệnh lý gây ra. Những thói quen lành mạnh này sẽ giúp làm dịu các triệu chứng khó chịu, cải thiện hoạt động tiêu hóa cũng như làm chậm diễn tiến bệnh lý.

Dưới đây là một số biện pháp giúp xây dựng lối sống lành mạnh dành cho người bị viêm đại tràng đi ngoài ra máu:

  • Cung cấp đủ từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày giúp bù lại lượng nước bị mất do tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa. Bên cạnh đó, việc bổ sung đủ nước còn hỗ trợ điều hòa nhu động ruột, ngăn ngừa tình trạng táo bón hiệu quả.
Thiết lập lối sống lành mạnh, khoa học
Tăng cường bổ sung các thực phẩm lành mạnh, chứa nhiều khoáng chất, vitamin, đặc biệt là chất sắt như cá, rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc, sữa chua, các loại hạt,…
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm lành mạnh, chứa nhiều khoáng chất, vitamin, đặc biệt là chất sắt như cá, rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc, sữa chua, các loại hạt,… Đồng thời hạn chế tiêu thụ những thực phẩm bảo quản, chứa nhiều dầu mỡ và axit, thức ăn đóng hộp,…
  • Kiêng sử dụng bia rượu, cà phê, nước uống có gas,…
  • Thực tế, những chế phẩm từ sữa động vật (trừ sữa chua) có thể gây ra tình trạng chướng bụng, đầy hơi khó chịu, đồng thời khiến các triệu chứng bệnh viêm đại tràng cấp tính và mãn tính trở nên nặng nề hơn. Do đó, người bệnh có thể thay thế bằng những loại sữa hạt.
  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh căng thẳng quá mức hoặc lo lắng trong thời gian dài.
  • Mỗi ngày, người bệnh nên dành khoảng 30 phút để tập luyện thể dục thể thao với cường độ nhẹ. Các nghiên cứu cũng cho thấy, hoạt động thể chất sẽ giúp nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch, điều hòa nhu động ruột và làm giảm các triệu chứng bệnh viêm đại tràng.
  • Thực hiện ăn chín, uống chín và vệ sinh tay với xà phòng sát khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc chế biến thức ăn.

Trường hợp mắc các bệnh lý liên quan đến đường ruột mãn tính như bệnh Crohn, Celiac, hội chứng ruột kích thích,… Người bệnh cần thiết lập chế độ dinh dưỡng theo hướng dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng.

Các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa viêm đại tràng đi ngoài ra máu

Các triệu chứng bệnh viêm đại tràng, bao gồm đi ngoài ra máu có thể bùng phát kể cả khi được điều trị dứt điểm. Do đó, bên cạnh áp dụng các biện pháp y tế, người bệnh cần chủ động thực hiện phòng ngừa như sau:

  • Không sử dụng các loại thực phẩm sống cũng như nước chưa được đun sối. Bởi những vi khuẩn, nấm, các loại ký sinh trùng trong thực phẩm và nước có thể xâm nhập vào đường tiêu hóa và dẫn đến tái phát viêm đại tràng.
  • Chủ động tẩy giun sán theo định kỳ 6 tháng/ lần.
  • Đảm bảo vệ sinh tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và chế biến thực phẩm.
  • Không được tự ý sử dụng các loại thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh, giảm đau khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Bởi những nhóm thuốc này có thể dẫn đến rối loạn khuẩn ruột cũng như làm tổn thương niêm mạc ở đường tiêu hóa.
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, luyện tập thường xuyên và ngủ đủ giấc giúp duy trì sức khỏe, làm giảm căng thẳng cũng như lo âu quá mức.
  • Trước khi sử dụng thực phẩm, bạn cần ngâm rửa kỹ, kể cả trái cây và rau xanh.
  • Thiết lập chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh được xem là biện pháp phòng ngừa viêm đại tràng đi ngoài ra máu hiệu quả cũng như một số vấn đề liên quan đường tiêu hóa nói chung.
  • Hạn chế dùng bữa ở những quán ăn lề đường. Thay vào đó, bạn nên chế biến những món ăn tại nhà nhằm đảm bảo dinh dưỡng cũng như vệ sinh.

Viêm đại tràng đi ngoài ra máu là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh lý. Tình trạng này khá nguy hiểm và có thể phát sinh các biến chứng nặng nề, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện của bệnh lý, người bệnh cần tiến hành thăm khám để được điều trị đúng cách.

Cùng chuyên mục

Bệnh viêm túi thừa đại tràng là gì?

Viêm túi thừa đại tràng là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm túi thừa đại tràng là bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp với những triệu chứng không rõ ràng. Nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị...

Viêm đại tràng ở trẻ em

Viêm đại tràng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Viêm đại tràng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, bao gồm ở cả trẻ em với rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không nhanh chóng điều trị....

Viêm loét đại trực tràng chảy máu

Viêm loét đại trực tràng chảy máu – Nguyên nhân và phòng ngừa

Viêm loét đại trực tràng chảy máu có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không nhanh chóng kiểm soát kịp thời. Các vết loét quá lớn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn