Viêm đại tràng có ăn sữa chua được không? Lợi hay hại?
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Sữa chua được đánh giá là thực phẩm rất tốt cho đường ruột, cũng cung cấp các lợi khuẩn có ích cho cơ quan này. Các chuyên gia cũng khuyến khích ăn sữa chua mỗi ngày có thể đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy viêm đại tràng có ăn sữa chua được không?
Lợi ích của sữa chua với đường ruột
Sữa chua là thức uống quen thuộc mà hầu như ai cũng đã từng dùng qua. Đây là sản phẩm được làm từ sữa bò đã qua quá trình lên men. Với hương vị chua nhẹ, mùi thơm dễ chịu giúp kích thích vị giác của người dùng. Bởi thế mà không chỉ trẻ em mà người lớn, người già hay nam giới cũng rất yêu thích món ăn đơn giản này.
Hàm lượng dưỡng chất trong sữa chua vô cùng dồi dào, bao gồm các canxi, magie, sắt cùng nhiều các loại vitamin cần thiết khác cho sức khoẻ hàng ngày như C, B6, B12, E, K, A, D. Đặc biệt thành phần probiotic (lợi khuẩn) vô cùng dồi dào trong sữa chua như Streptococcus thermophilus và Lactobacillus bulgaricus sẽ đem đến những lợi ích bất ngờ cho đường ruột.
Nhờ vào tác động của vi khuẩn Lactobacteriaceae mà lactose trong sữa bò được lên men và bắt đầu chuyển hóa thành glucose cũng như galactose và cuối cùng là axit lactic. Đây là một loại acid giúp kích thích hệ tiêu hoá hoạt động ổn định hơn, hạn chế các triệu chứng ợ hơi chứng phục và tiêu hoá thức ăn tốt hơn.
Sữa chua còn đem đến tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu diệt những vi khuẩn có hại và sản sinh thêm nhiều lợi khuẩn cần thiết. Các nghiên cứu cũng cho thấy sử dụng sữa chua thường xuyên sẽ làm acid hóa môi trường tự nhiên đường ruột, nhờ đó hạn chế tối đa sự phát triển của các vi khuẩn tại đường ruột hay đại tràng.
Một lợi ích khác khi dùng sữa chua chính là có thể kiểm soát cân nặng ổn định hơn, đặc biệt khi sử dụng các sản phẩm sữa chua ít đường hay không đường. Người dùng sữa chua thường xuyên cũng tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, phòng chống sự tấn công của các vi khuẩn virus có thể tấn công làm hại đường ruột hay trên sức khoẻ tổng thể.
Viêm đại tràng có ăn sữa chua được không?
Nguyên nhân gây viêm đại tràng thường liên quan đến sự tấn công của một số loại vi khuẩn, nấm men hay liên quan đến sự suy giảm chức năng của hệ miễn dịch. Bệnh có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm nên cần tiến hành điều trị nhanh chóng. Ngoài phác đồ điều trị từ bác sĩ, người bệnh cũng cần tăng cường bổ sung dinh dưỡng để phục hồi sức khoẻ và giảm nhanh các triệu chứng bệnh.
Với những lợi ích sữa chua đem lại cho hệ thống tiêu hoá nhưng vẫn có rất nhiều người băn khoăn “Viêm đại tràng có ăn sữa chua được không?”. Nguyên nhân la do sữa chua vốn có nguồn gốc từ sữa lại có tính acid – đây đều là hai yếu tố có thể gây hại cho đại tràng bị viêm loét. Do đó nhiều người bệnh lo lắng rằng việc dùng sữa chua trong thời điểm này có thể kích ứng tiêu chảy hay làm bệnh trầm trọng hơn.
Tuy nhiên, quan điểm này là hoàn toàn sai lầm. Sữa chua không hê gây hại cho dạ dày mà ngược lại còn hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh. Mặc dù sữa chua có nguồn gốc từ sữa nhưng thành phần đường lactose đã được phân huỷ còn rất rất ít nên sẽ không gây kích ứng cho dạ dày.
Mặt khác nồng acid của sữa chua rất thấp, không đủ điều kiện để các vi khuẩn đường ruột có thể phát triển. thực tế môi trường lý tưởng của các vi khuẩn là bazo nên khi gặp acid từ sữa chua còn làm phá vỡ điều kiện sống lý tưởng của các vi khuẩn này. Nhờ đó làm giảm nhanh các triệu chứng đau bụng đầy hơi, chướng bụng và hạn chế những chất độc hay vi khuẩn cùng cặn bã trong lòng đại tràng.
Các lợi khuẩn được sản sinh từ sữa chua không chỉ ức chế được các nhóm vi khuẩn gây hại cho đại tràng như Campylobacter spp, Entameba histolytica, C. difficile, virus Herpes simplex, nấm Candida albicans.. mà còn tham gia vào quá trình chuyển hoá thức ăn để cơ thể hấp thụ tối ưu các dưỡng chất hơn. Các nghiên cứu trên 32.606 trường hợp nam và 55.743 trường hợp nữ cũng cho thấy, sử dụng sữa chua đều đặn có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng đến hơn 19%.
Như vậy có thể thấy, với băn khoăn ” Viêm đại tràng có ăn sữa chua được không” thì câu trả lời là hoàn toàn có. Người bệnh nên bổ sung sữa chua đúng cách mỗi ngày để giúp hệ tiêu hoá dần ổn định, nhanh chóng lấy lại sức khoẻ như bình thường.
Các món ăn với sữa chua tốt cho đại tràng
Bên cạnh băn khoăn “Viêm đại tràng có ăn sữa chua được không” thì cách ăn sữa chua thế nào để tốt nhất cho người bị viêm đại tràng cũng được rất nhiều người tìm kiếm. Bạn có thể ăn trực tiếp sữa chua hoặc kết hợp cùng một số thực phẩm khác để tốt hơn cho đại tràng.
Người bệnh có thể dùng sữa chua như một món ăn sáng khi kết hợp với các loại ngũ cốc hay kết hợp với trái cây làm chuối. Biến tấu một chút có thể biến sữa chua thành một loại sốt đặc biệt để làm salad giảm cân nhưng vẫn đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sức khoẻ.
Tham khảo một số món ăn thích hợp với sữa chua sau đâu
- Sữa chua và trái cây: Nếu sử dụng khi bụng đói, Bạn nên ăn nhẹ một quả chuối trước khi ăn cùng sữa chua nhằm giảm độ acid của dạ dày. Điều này sẽ làm giảm mức độ tiết acid dịch vị, nhờ đó giảm các tổn thương trên đại tràng. Bạn có thể áp dụng tương tự với một quả đu đủ chín hay dưa gang chín. Ngoài ra, bạn chỉ cần đơn giản cắt nhỏ trái cây rồi rưới trái cây lên trực tiếp, có thể làm mát một chút sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều. Đồng thời các loại trái cây cũng cung cấp rất nhiều vitamin và chất xơ cần thiết cho đường ruột lúc này.
- Sữa chua và ngũ cốc: nếu bạn đang cần kiểm soát cân nặng để giảm áp lực lên đại tràng thì sữa chua cùng ngũ cốc là lựa chọn tuyệt vời nhất. Bạn có thể dùng món ăn này để ăn cho bữa sáng, bữa trưa, bữa tối hay làm món ăn phụ đều phù hợp. Trong sữa chua và các loại ngũ cốc như hạt óc chó, bột yến mạch, hạt chia sẽ đảm bảo cung cấp năng lượng để bạn hoạt động suốt ngày dài. Ngũ cốc cũng là thực phẩm dễ tiêu hoá, có thể giảm các kích ứng lên đại tràng đang bị tổn thương.
- Sữa chua và salad: Công thức làm sốt sữa chua trộn salad vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng sữa chua không đường, nửa thìa nước cốt chanh, 1 thìa dầu olive, 1 thìa mật ong, muối, tiêu trộn thật đều tay. Sau đó rưới lên các loại rau mà bạn đã chuẩn bị trước đó. Món ăn này vừa có vị tươi mát của rau, chút chua chua béo béo từ sữa chua giúp kích thích vị giác. Đặc biệt món ăn này cũng rất nhiều chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hoá lúc này.
Tương tự như vậy, có rất nhiều món ăn có thể kết hợp với sữa chua, đặc biệt là các món ăn có hàm lượng bột cao như bánh mì, ngũ cốc nguyên cám.. Tuy nhiên đảm bảo không kết hợp ăn cùng lúc sữa chua với các thực phẩm như lạp xưởng, thịt hun khói thì có thể gây một số kích thích ngược lại cho hệ tiêu hoá.
Một số chú ý khi ăn sữa chua với người viêm đại tràng
Việc sử dụng sữa chua được đánh giá tốt cho người bị viêm đại tràng, tuy nhiên không phải cứ sử dụng nhiều làm tốt. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên lưu ý các vấn đề sau
- Nên sử dụng sữa chua có nguồn gốc rõ ràng, lên men tự nhiên. Cách làm sữa chua cũng khá đơn giản nên bạn có thể tham khảo thực hiện tại nhà bởi hầu hết các loại sữa chua trên thị trường hiện nay đều đã trải qua công đoạn tiệt trùng và làm giảm lượng lợi khuẩn cần thiết cho đại tràng.
- Xem kỹ hạn sử dụng trước khi dùng, không sử dụng các sản phẩm gần hạn hay quá hạn sẽ làm giảm các dưỡng chất cần thiết.
- Người bị viêm đại tràng tốt nhất chỉ nên dùng 1 hộp sữa chua/ ngày (tương đương 100g) hoặc không quá 2 hộp/ ngày. Sử dụng quá nhiều ngược lại có thể gây ra một số ảnh hưởng khác như gây lạnh bụng, khiến đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn,…
- Tốt nhất nên ăn sữa chua sau bữa ăn chính từ 30 – 60 phút bởi đây là lúc dạ dày có độ pH tương đối cao (4 – 5) nên có thể hấp thụ tối ưu các lợi khuẩn và dưỡng chất có trong sữa chua.
- Không nên ăn sữa chua khi đối vì có thể kích thích làm tăng tiết acid dịch vị trong dạ dày và gây ra một số triệu chứng như đau bụng, khó chịu, buồn nôn,… Ngoài ra do độ PH dạ dày lúc này thấp nên có thể làm tiêu diệt lợi khuẩn và đưa xuống đại tràng làm tổn thương nặng hơn. Nếu muốn ăn lúc đói bạn có thể ăn nhẹ trước 1 quả chuối, một miếng đu đủ hay bánh quy hoặc kết hợp với các thực phẩm như phía trên.
- Ngay sau khi mua sữa chua về bạn nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh giữ trọn vẹn các vi chất dinh dưỡng và hàm lượng lợi khuẩn.v
- Không nên bảo quản không ngăn đá vì vừa làm chết các lợi khuẩn đồng thời không tốt cho những người có đại tràng tổn thương.
- Không nên hâm nóng sữa chua trước khi ăn vì có thể làm chết các vi khuẩn. Nếu bạn sợ lạnh dụng hay không muốn dùng lạnh có thể bỏ ra ngoài 40 phút trước khi ăn hay ngâm trong nước với tỷ lệ 2 nước nóng – 1 nước lạnh.
- Nếu đang dùng thuốc, đặc biệt là các loại kháng sinh như Chloramphenicol, Erythromycin, hay thuốc nhóm Sulfonamides có thể làm tiêu diệt các lợi khuẩn. Tốt nhất nên giãn cách thời gian uống thuốc và ăn sữa chua khoảng 1- 2 tiếng đồng hồ.
- Một số đối tượng không nên dùng sữa chua như: trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hay những người đang bị tiêu chảy kéo dài
- Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, xơ cứng động mạch, viêm gan và viêm tuyến tụy nên sử dụng các loại sữa chua không đường.
Bên cạnh sữa chua, người bệnh viêm đại tràng còn cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh hơn để hỗ trợ đẩy lùi bệnh nhanh chóng nhất. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, tránh thức khuya hay làm việc quá sức sẽ giúp tăng cường sức khoẻ và hạn chế tối đa nguy cơ xuất hiện biến chứng.
Thực tế vẫn có một số ý kiến cho rằng với những người đang bị tiêu chảy hay tổn thương đường ruột nên cẩn trọng khi dùng sữa chua tuy nhiên vẫn không thể phủ nhận các lợi ích từ sản phẩm này với đại tràng. Tốt nhất người bệnh nên đi thăm khám và trao đổi với bác sĩ thường xuyên để được hỗ trợ chính xác nhất.
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích giúp giải đáp băn khoăn “Viêm đại tràng có ăn sữa chua được không”. Mỗi người nên dành thời gian đi khám bệnh định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần để phát hiện sớm các nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn và có hướng khắc phục nhanh chóng nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!